1. Kiến thức :
- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 23 - Tiết 22 - Bài 20 - Chất dẫn điện và chất cách điện – dòng điện trong kim loại (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
Ngày soạn: 24/01/2013
Tiết: 22
Ngày dạy: 29/01/2013
BÀI 20
CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- 1 bóng đèn đui cài hoặc đui xoáy nối với phích cắm điện bằng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- 2 pin, một bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có mỏ kẹp.
- 1 số vật liệu cần xác định xem là vật dẫn điện hay cách điện: 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dây thép, 1 đoạn vỏ nhựa bọc ngoài dây điện, 1 chén sứ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
7A1:..............
7A2:..............
7A3:..............
7A4:..............
7A5:..............
7A6:..............
2. Kiểm tra bài cũ :
? Dòng điện là gi? Lấy ví dụ về các nguồn điện mà em biết?
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt được
Hoạt động I: Giới thiệu bài mới
Dụng cụ sử dụng điện đều được chế tạo để đảm bảo an toàn. Vật dẫn điện, vật cách điện là gì ?
HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động II: Xác định chất dẫn điện và cách điện
Gọi học sinh đọc mục I để trả lời câu hỏi:
- Chất dẫn điện là gì?
- Chất cách điện là gì?
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 20.1 hoặc bóng đèn thật để trả lờiC1
Giáo viên phân phối dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm làm thnghiệm tìm vật dẫn điện và vật cách điện.
Giáo viên phân phối dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm làm thí nghiệm tìm vật dẫn điện và vật cách điện.
- Dấu hiệu nào để nhận biết vật cần kiểm tra là dẫn điện hay cách điện ?
Sau khi các nhóm đã làm thí nghiệm xong yêu cầu các nhóm nêu kết quả thí nghiệm
- Gọi học sinh nêu ví dụ về chất dẫn điện, chất cách điện.
Ở điều kiện bình thường không khí là chất cách điện nhưng ở điều kiện đặc biệt không khí là chất dẫn điện.
Học sinh đọc sách giáo khoa để nêu chất dẫn điện, chất cách điện.
Học sinh trả lời C1 để tìm bộ phận dẫn điện và bộ phận cách điện của bóng đèn và phích cắm.
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm
Học sinh nêu được:
+ Nếu đèn sáng thì vật c6àn kiểm tra là dẫn điện, nếu đèn không sáng thì chứng tỏ vật cần kiểm tra cách điện.
Các nhóm nêu kết quả thí nghiệm và thảo luận với cả lớp để chọn kết quả đúng.
I Chất dẫn điện và chất cách điện:
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
Hoạt động III: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại
Giáo viên cho thời gian 2 phút để học sinh nhớ lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử, sử dụng mô hình 18.4 :
- Nguyên tử mất 1 êlectrôn thì phần còn lại của nguyên tử mang điện tích gì? Tại sao ?
- Giáo viên thông báo về ê tự do.
Giáo viên đưa ra tranh vẽ mô hình đơn giản của một dây kim loại khi chưa có dòng điện chạy qua. Gọi học sinh chỉ ra trên hình kí hiệu nào là biểu diễn êlectrôn tự do, kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử.
Giáo viên sử dụng mô hình 20.4
- Vẽ thêm mũi tên cho mỗi êlectrôn tự do này để chỉ chiều dịch chuyển có hứơng của chúng.
- Giáo viên chốt lại kết luận khi có dòng điện trong kim loại êlectrôn không còn dịch chuyển tự do mà chuyển dời có hướng
Nếu nguyên tử thiếu êlectrôn thì phần còn lại của nguyên tử mang điện tích dương.
Học sinh chỉ ra trên hình vẽ kí hiệu êlectrôn tự do, phần còn lại của nguyên tử mang điện tích dương.
Học sinh vẽ chiều mũi tên trên hình 20.4
Học sinh hoàn thành kết luận
II. Dòng điện trong kim loại:
Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
Hoạt động IV: Vận dụng
Gọi học sinh lần lượt trả lời C7, C8, C9
C7: Vật nào là vật dẫn điện.
A. Thanh gỗ khô
B. Một đoạn ruột bút chì
C. Một đoạn dây nhựa
D. Thanh thủy tinh.
C8: Vật nào được sử dụng nhiều nhất:A. Sứ C. Nhựa
B. Thủy tinh D. Cao su
tương tự gọi học sinh trả lời C9
Học sinh lần lượt trả trả lời
C7: B
C8:C
C9: C
III. Vận dụng:
C7: B
C8:C
C9: C
IV. CỦNG CỐ:
- Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện ? Nêu ví dụ minh hoạ ?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Về nhà làm bài tập 20.1 đến 20.3 trang 21 sách bài tập
- Chuẩn bị: “ Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện”.
File đính kèm:
- tuan 23 vat li 7 tiet 22doc.doc