Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 25 - Bài 22 : Nhiệt kế – nhiệt giai

1.Kiến thức :

 - Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.

 - Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.

 - Nhận biết được một số nhiệt độ theo thang nhiệt độ Xenxiut.

2. Kĩ năng :

 - Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 25 - Bài 22 : Nhiệt kế – nhiệt giai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26 Ngày soạn : 23/02/2013 Tiết : 25 Ngày dạy : 26/02/2013 BÀI 22 : NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI I . Mục tiêu : 1.Kiến thức : - Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế. - Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. - Nhận biết được một số nhiệt độ theo thang nhiệt độ Xenxiut. 2. Kĩ năng : - Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ. 3. Thái độ : - Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: - Đọc kĩ nội dung bài dạy và các tài liệu liên quan. - 1 Nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế thủy ngân, 1 nhiệt kế y tế.Tranh vẽ phóng to các loại nhiệt kế 2. Học sinh : - Học bài và làm bài tập - Chuẩn bị kĩ nội dung bài 22 trước ở nhà. III. Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp . 6A1……….. 6A3………….. 6A4………….. 6A5…………. 6A6…………. 2. Kiểm tra bài cũ : - Các chất co dãn vì nhiệt, nếu có vật cản thì gây ra gì? Băng kép có cấu tạo như thế nào? Tính chất của băng kép như thế nào? Khi nóng lên băng kép thường cong về phía kim loại nào? 3. Bài mới: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới Một người bị sốt phải dùng những dụng cụ nào để biết chính xác người đó có sốt hay không ? => Vậy nhiệt kế là gì ? có cấu tạo và hoạt động dưạ trên nguyên tắc nào ?=> Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay . - Học sinh lắng nghe. Hoạt động 2 : Tìm hiểu lại về nhiệt độ. - Y/c hs quan sát hình vẽ 22.3 và 22.4 và hoàn thành nội dung C2 -Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng gì ? - Em hãy cho biết một số nhiệt kế thường dùng ? - Y/c hs quan sát hình 22.5 sau đó trả lời câu hỏi C3 ? -Cho hs tác dụng của chỗ thắt trong nhiệt kế y tế bằng cách quan sát nhiệt kế thật .y/c hs trả lời câu hỏi C4. Làm việc cá nhân quan sát hình vẽ và hoàn thành C2 : Xác định nhiệt độ 00C và nhiệt độ 1000C trên cơ sở đó vẽ vạch chia của nhiệt kế - Nhiệt kế hoạt động dựa trện hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất . - Có nhiều loại nhiệt kế khac nhau như : Nhiệt kế rượu , nhiệt hế thuỷ ngân , nhiệt kế y tế … -Làm việc cá nhân quan sát hình vẽ và trả lời C3: C3.Nhiệt kế rượu: GHĐ: từ -30oC đến 130oC , ĐCNN: 1oC, đo nhiệt độ khí quyển. - Nhiệt kế thủy ngân : GHĐ : từ -20oC đến 50o C, ĐCNN: 2oC,hay GHĐ : từ 0oF đến 130oF ,ĐCNN : 2oF dùng đo nhiệt độ trong các thí nghiệm. - ĐCNN : 0,1oC,dùng đo nhiệt độ cơ thể. - Làm việc tập thể quan sát nhiệt kế y tế và hoàn thành câu hỏi -Trả lời C4 I/ Nhiệt kế C1: cảm giác của tay không cho phép xác định chính xá mức độ nóng lạnh. C2: Xác định nhiệt độ00 C và 1000 C trên cơ sở đó vẽ được các vạch chia độ của nhiệt kế. C3.Nhiệt kế rượu: GHĐ: từ -30oC đến 130oC , ĐCNN: 1oC, đo nhiệt độ khí quyển. - Nhiệt kế thủy ngân : GHĐ : từ -20oC đến 50o C, ĐCNN: 2oC,hay GHĐ : từ 0oF đến 130oF ,ĐCNN : 2oF dùng đo nhiệt độ trong các thí nghiệm. - ĐCNN : 0,1oC,dùng đo nhiệt độ cơ thể. - Làm việc tập thể quan sát nhiệt kế y tế và hoàn thành câu hỏi - C4:ống quản gần bầu đựng thuỷ ngân có một chổ thắt , có tác dụng cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể , nhờ đó mà có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể Hoạt động 3 : Tìm hiểu về nhiệt giai. GV : Giới thiệu cho học sinh nhiệt giai Celcius, nước đá đang tan ở 0oC, hơi nước đang sôi 100oC, khoảng 0 – 100 chia thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần là 1oC. Thang nhiệt độ này gọi là nhiệt giai Celcius. Nhiệt độ thấp hơn 0oC gọi là nhiệt độ âm, ví dụ –20oC. Mục 2b GV cho hs đọc thêm. HS: Nghe giảng và ghi chép nhưng ý quan trọng. II/ Nhiệt giai - Nhiệt giai Xenxiút: Gọi là độ C, nhiệt độ dưới 0oC gọi là nhiệt độ âm ví dụ –20oC. IV. Củng cố: - Yêu cầu HS trình bày nội dung phần ghi nhớ. - Như vậy mẹ của em làm cách nào để biết em bị sốt? - Nhiệt kế dung để làm gì?Kể tên một số nhiệt kế mà em biết. V. Hướng dẫn về nhà: - Đọc mục “Có thể em chưa biết” trang 70 SGKVL6 - Học ghi nhớ SGK - Chuẩn bị mẫu báo cáo bài 23.

File đính kèm:

  • doctuan26ly6tiet25.doc
Giáo án liên quan