Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 26 - Bài 23 : Thực hành đo nhiệt độ

1.Kiến thức :

 - Học sinh thực hành sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể và sử dụng nhiệt kế dầu để đo

 sự thay đổi nhiệt độ của nước trong quá trình đun nước

2. Kĩ năng :

 - Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo đúng quy định.

 - Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.

3. Thái độ :

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 26 - Bài 23 : Thực hành đo nhiệt độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27 Ngày soạn :08/02/2013 Tiết : 26 Ngày dạy : 12/02/2013 BÀI 23 :THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ I . Mục tiêu : 1.Kiến thức : - Học sinh thực hành sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể và sử dụng nhiệt kế dầu để đo sự thay đổi nhiệt độ của nước trong quá trình đun nước 2. Kĩ năng : - Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo đúng quy định. - Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian. 3. Thái độ : - Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: - Đọc kĩ nội dung bài dạy và các tài liệu liên quan. - 1 nhiệt kế thủy ngân, 1 nhiệt kế y tế, bình chia độ, đèn cồn, màng lưới. 2. Học sinh : - Học bài và làm bài tập - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành. III. Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp . 6A1……….. 6A3………….. 6A4………….. 6A5…………. 6A6…………. 2. Kiểm tra bài cũ : - Để đo nhiệt độ cơ thể người, ta dùng loại nhiệt kế nào? Em hãy cho biết cách sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể 3. Bài mới: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới Để thực hành đo nhiệt độ bằng nhiệt kế=> Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay . - Học sinh lắng nghe. Hoạt động 2 : Thực hành sử dụng nhiệt kế y tế. Kiểm tra mẫu báo cáo thực hành của học sinh. GV : Phát cho mỗi nhóm 1 nhiệt kế y tế, bản báo cáo thí nghiệm và cho học sinh làm C1 , C2 , C3 ,C4 ,C5 . GV : Hướng dẫn học sinh cách cầm và vẩy nhiệt kế y tế tránh va chạm và rơi rớt, cách kẹp nhiệt kế và cách đọc nhiệt độ. Chuẩn bị mẫu báo cáo trước ở nhà. HS : làm việc theo nhóm, quan sát nhiệt kế y tế và trả lời theo yêu cầu của giáo viên, ghi báo cáo thí nghiệm. HS : Sau khi nghe giáo viên hướng dẫn thì nhóm trưởng đo nhiệt độ cơ thể của mình và đo nhiệt độ cơ thể của 1 bạn khác. Ghi kết quả đo được vào bản báo cáo thí nghiệm. I/ Dùng nhiệt kế y tế để đo cơ thể người C1: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế y tế là 350C C2: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là 420C C3: Phạm vi đo của nhiệt kế từ 350C đến 420C C4: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 0,10C C5: Nhiệt độ được ghi màu đỏ 370 C Hoạt động 3 : Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước trong quá trình đun nước. GV : Phát cho mỗi nhóm dụng cụ thí nghiệm và cho học sinh làm C6 ,C7 ,C8 ,C9. GV : Hướng dẫn học sinh cách lắp dụng cụ cẩn thận để không làm gãy,rơi nhiệt kế, rơi cốc , rơi đèn cồn hoặc đổ nước. Thứ tự lắp như sau : - Đặt đèn cồn ở chân giá đỡ. - Lắp lưới đốt ở khoảng cách phù hợp đèn cồn. - Đặt cốc nước lên lưới đốt. - Gắn kẹp vào giá đỡ và kẹp nhiệt kế vào sao cho bầu nhiệt kế không chạm đáy cốc. Giáo viên giúp đỡ các nhóm lắp dụng cụ . GV : Sau khi kiểm tra dụng cụ, giáo viên đốt đèn cồn cho học sinh. Cứ mỗi phút nhắc học sinh đọc nhiệt độ của nước . GV : Hướng dẫn học sinh cách ghi nhiệt độ lên đồ thị và nối các điểm lại để có đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. Thảo luận và làm từ C6, C7 ,C8 ,C9. Hs chú ý quan sát Làm TN như giáo viên hướng dẫn HS : Cả nhóm theo dõi nhiệt độ của nước, mỗi phút đọc một lần và ghi vào bảng. HS : Nhóm trưởng thực hiện vẽ đồ thị theo hướng dẫn của giáo viên. Sau đó kiểm tra lại báo cáo thí nghiệm, hoàn tất và nộp cho giáo viên. Trong khi đó các học sinh khác trong nhóm tháo dụng cụ thí nghiệm ra như cũ . II/ Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước C6: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt là 00C C7: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là 1000C C8: Phạm vi đo của nhiệt kế từ 00C đến 1000C C9: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 0,10C IV. Củng cố: - Nhận xét về kỷ luật trật tự khi thực hành. - Nhận xét về thái độ tham gia thực hành của các nhóm. - Nhận xét về thao tác thực hành. V. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị học bài để kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • doctuan27ly6tiet26.doc
Giáo án liên quan