Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 27 - Tiết: 27 - Ôn tập (tiếp theo)

. Mục tiêu:

* Kiến thức: + Giúp học sinh nắm chắc kiến thức từ bài 17( Hai loại điện tích) đến bài 23( Tác dung từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lý của dòng điện)

 + Hệ thống hóa kiến thức đã học ( từ bài 17 đến bài 23)

* Kỹ năng: + Vận dụng kiến thức làm một số câu hỏi củng cố kiến thức cơ bản, giải thích một số hiện tượng vật lý trong cuộc sống.

 + Vẽ được sơ đồ mạch điên dựa vào mạch điện thực tế.

* Thái độ: + Hợp tác trong nhóm khi trả lời các câu hỏi,có hứng thú học môn vật lý thông qua giải thích các hiện tượng vật lý cơ bản.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 27 - Tiết: 27 - Ôn tập (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAÙO AÙN DÖÏ THI GVG VOØNG TÆNH MOÂN THI: VAÄT LYÙ 7 Hoï teân giaùo vieân: Nguyễn Văn Tuấn Đơn vị công tác: Trường THCS I Sông Đốc – Trần Văn Thời – Cà mau Tuần 27 Tiết: 27 ÔN TẬP I. Mục tiêu: * Kiến thức: + Giúp học sinh nắm chắc kiến thức từ bài 17( Hai loại điện tích) đến bài 23( Tác dung từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lý của dòng điện) + Hệ thống hóa kiến thức đã học ( từ bài 17 đến bài 23) * Kỹ năng: + Vận dụng kiến thức làm một số câu hỏi củng cố kiến thức cơ bản, giải thích một số hiện tượng vật lý trong cuộc sống. + Vẽ được sơ đồ mạch điên dựa vào mạch điện thực tế. * Thái độ: + Hợp tác trong nhóm khi trả lời các câu hỏi,có hứng thú học môn vật lý thông qua giải thích các hiện tượng vật lý cơ bản. II. Chuẩn bị: * Đối với giáo viên: + Về phương pháp: Dùng phương pháp luyện tập – thực hành. + Về dụng dụ dạy học: Máy chiếu, máy tính xách tay, bảng phụ. * Đối với mỗi học sinh: Làm các câu hỏi đã giao về nhà phần tự kiểm tra và phần vận dụng. * Đối với mỗi nhóm học sinh:+ Bảng phụ nhóm, III. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp:(1 phút) Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút) GV: Đưa lên màn hình máy chiếu hai câu hỏi và gọi học sinh trả lời. Câu 1: Nêu các tác dụng của dòng điện? Câu 2: Quạt điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện: Tác dụng từ; B. Tác dụng nhiệt; C. Tác dụng từ và tác dụng nhiệt; D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học. Đáp án: Câu 1: Các tác dụng của dòng điện là: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dung sinh lý. Câu 2: Chọn ý C Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: Tự kiểm tra ( 7 phút) Giáo viên chiếu lên màn hình các câu hỏi phần tự kiểm tra đã giao về nhà cho học sinh. Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi. Sau đó gọi học sinh khác nhận xét. Câu 1: Đặt một câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện. Câu 2: Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau? Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo nguyên tử: A.Nguyên tử có một hạt nhân ở chính giữa mạng điện tích dương; B.Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ nguyên tử; C. Ở trạng thái bình thường, nguyên tử trung hòa về diện; D. Các phát biêu A, B, C đều đúng. Câu 4: Đặt câu với các cụm từ: Vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm êlectrôn, mất bớt êlectrôn. Câu 5: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a.Dòng điện là dòng . . . . . .có hướng. b. Dòng điện trong kim loại là dòng . . . . . .có hướng. Câu 6: Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện thường: a. Mảnh tôn; b. đoạn dây nhựa; c. Mảnh pôliêtilen( nilông);d. không khí; e. Đoạn dây đồng; f. Mảnh sứ. Câu 7: Chất cách điện là gì? Chất dẫn điện là gì? Hãy kể tên 3 chất cách điên và 3 chất dẫn điện mà em biết. HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV Câu 1 : Học sinh có thể lấy các ví dụ : Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát. Nhiều vật bị nhiễm điện khi được cọ xát. Câu 2 : Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Điện tích khác loại( dương và âm) thì hút nhau. Điện tích cùng loại ( cùng dương hoặc cùng âm) thì đẩy nhau. Câu 3 : Chọn ý C. Câu 4 : Vật nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn. Vật nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn. Câu 5 : a. Dòng điện là dòng( Các điện tích dịch chuyển) có hướng. b. Dòng điện trong kim loại là dòng( các êlectrôn tự do dich chuyển ) có hướng. Câu 6 : Ở điều kiện bình thường các vật liệu dẫn điện là : Mảnh tôn, đoạn dây đồng. Câu 7 : Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua, chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Ví dụ : + Chất dẫn điện : Đồng, nhôm, sắt. + Chất cách điện : nhựa, cao su, sứ. Hoạt động 2 : Hệ thống hóa kiến thức ( 10 phút) GV chiếu lên màn hình sơ đồ hệ thống kiến thức, phát phiếu học tập yêu cầu HS thảo luận nhóm điền vào các chỗ trống. Đáp án : Bảng 1 : 1- Nguyên tử 2- Dương 3 – Âm 4- Thừa Êlectrôn 5 - Thừa Êlectrôn 6 - Đẩy nhau 7 – Hút nhau Bảng 2 : 1 - Nguồn điện 2 - Điện tích 3 - Các êlectrôn 4 - Phát sáng, nhiệt, từ, sinh lý, hoá học. HS theo dõi GV hỏi và suy nghĩ trả lời. Bảng 1 : Hạt nhân mang điện tích . . .(2) . . . Nằm trong .(1) . . . . . . Cùng Loại: . . . (6) . . . ĐIỆN TÍCH Vật nhiễm điện âm . (4). . . Vật nhiễm điện dương:. .(5) . . . Các êlectrôn mang điện tích . . (3). . . Khác loại : . . . .(7) . . . . Do…(1)………tạo ra Là dòng các …(2)……. Dịch chuyển có hướng Bảng 2 : Dòng điện Trong kim loại là dòng …(3)…. dịch chuyển có hướng Các tác dụng………(4)… Hoạt động 3 : Vận dụng( 7 phút) GV Chiếu các câu hỏi phần vận dụng, yêu cầu HS đứng tai chỗ trả lời. Câu 1 : Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện ? A. Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần xuống mặt quyển tập ; B. Áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm ; C. Chiếu sáng ánh đèn pin vào thước nhựa. D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô. Câu 2 : Trong mỗi hình 30.1 a, b, c, d cả hai vật A, B đều bị nhiễm điện và được treo bằng các sợi chỉ mảnh. Hãy ghi dấu điện tích ( + hoặc - ) cho vật chưa ghi dấu Câu 3 : Cọ xát mảnh nilông bằng một miếng len. Cho rằng mảnh nilông bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào tronh hai vật này nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn ? Câu 4 : Trong sơ đồ mạch điện hình 30.2, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện ? Câu 5 : Trong bốn thí nghiêm được bố trí như trong hỉnh 30.3, thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng. HS trả lời cá câu hỏi. Câu 1 : Đáp án D Câu 2 : a, Ghi dấu (-) cho B b, Ghi dấu (-) cho A c, Ghi dấu (+) cho B d, Ghi dấu (+) cho A Câu 3 : Mảnh ni lôngbị nhiễm điện âm, nhân thêm êlectrôn. Miếng len bị mất bớt êlectrôn( dich chuyển từ miếng len saqng mảnh ni lông) nên thiếu êlectrôn(nhiễm điện dương) Câu 4 : Sơ đồ c, mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện. Câu 5 : Hình c Hoạt động 4 : làm các bài tập tại lớp ( 10 phút) GV Chiếu lên các câu hỏi để học sinh vận dụng các kiến thức thảo luận nhóm để trả lời. Câu 1 : Trong các vật nhiễm điện cũng có các điện tích chuyển động, tại sao không tạo ra dòng diện ? Câu 2 : Tại sao người ta thường làm cột thu lôi bằng sắt hoặc bằng đồng mà không phải làm bằng gỗ ? Câu 3 : Khi các dụng cụ dùng điện sau đây hoạt động : Máy bơm nước, nồi cơm điệnb àn ủi điện, máy vi tính, quạt điện, ti vi, mỏ hàn điện. Trong trường hợp nào tác dụng của dòng điện là có lợi ? Câu 4 : Quan sát mạch điện trong hình vẽ và cho biết : a, Trong mạch điện có bao nhiêu nguồn điện ? b. Trong mạch điện bên, có chỗ nào viết sai không ? Nếu có hãy sửa lại cho đúng ? K Đ Câu 5 : Dùng các kí hiệu về các thiết bịđiện hãy vẽ sơ đồ mạch điện của các mạch điện sau và xác định chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng. Câu 1 : Trong các vật nhiễm điện cũng có các điện tích chuyển động nhưng không tạo thành dòng điệnvì các điện tích nàu chuyển động hỗn loạn không có hướng nên không tạo thành dòng điện. Câu 2 : Vì sắt, đồng là những chất dẫn điện tốt, khi các đám mây phóng điện yích qua không khí xuống mái nhà gặp cột thu lôithì các điện tich sẽ truyền qua dây sắt hoạc dây đồng xuống dấtđảm bảo an toàn. Người ta không dùng gỗ vì gỗ là một chất cách điện. Câu 3 : Tác dụng nhiệt của dòng điện là có lợi trong các trường hợp : Nồi cơm điện, bàn ủi điện, mỏ hàn điện. Câu 4 : a, Trong mạch điện có ba nguồn điện. b. Trong mạch điện chỗ vẽ sai là vẫn kí hiệu mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch khi khóa K vẫn chưa đóng. Câu 5: Học sinh thảo luận nhóm để vẽ sơ đồ mạch điện. K Đ1 Đ2 2Đ2 + - Hoạt động 5: Trò chơi ô chữ ( 6 phút) GV Nêu các quy định của trò chơi, đặt câu hỏi trên màn hình để các nhóm học sinh thảo luận trả lời. 1. NHIỄM ĐIỆN 2. DƯƠN G 3. CAO SU 4. SƠ ĐỒ 5. CHẤT DẪN ĐIỆN 6. ĐỒNG 7. PIN 8. NHIỆT 9. CHIỀU DÒNG ĐIỆN Từ hàng dọc: NGUỒN ĐIỆN IV. Củng cố - Dặn dò: (2phút) Nhắc học sinh xem lại phần hệ thống kiến thức. Chuẩn bị cho tiết kiểm tra. - Làm các bài tập ôn tập chương trong sách bài tập.. V. Rút kinh nghiệm: Ký duyệt của lãnh đạo trường

File đính kèm:

  • docTiet 26 On tap giao an thi tinh.doc