Kiến thức:
Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện lá ampe, kí hiệu là A.
2- Kĩ năng:
Mắc mạch điện đơn giản có ampe kế.
Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế).
5 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 28 - Cường độ dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT:28 Ngày dạy:
TUẦN:28
BÀI: Cường độ dòng điện.
I-MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện lá ampe, kí hiệu là A.
2- Kĩ năng:
Mắc mạch điện đơn giản có ampe kế.
Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế).
3- Thái độ:
Trung thực, cẩn thận, hứng thú trong học tập bộ môn.
II- CHUẨN BỊ:
GV: - 1 pin 1,5 vôn hoặc 3V đặt trong gia.ù - 1 bóng đèn pin lắp sẵn trong đế. - 1 ampe kế loại to dùng cho thí nghiệm chứng minh. - 1 biến trở - 1 đồng hồ đa năng. - 5 đoạn dây dẫn có vỏ bọc. HS: - 2 pin 1,5V. - 1 bóng đèn pin lắp sẵn trên đế. - 1 ampe kế.III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề:( 6 phút)
* Kiểm tra bài cũ:
Nêu các tác dụng của dòng điện. Bóng đèn dây tóc hoạt động dựa tác dụng nào của dòng điện?* Đặt vấn đề:
GV làm thí nghiệm cho HS quan sát độ sáng của bóng đèn khi di chuyển con trỏ của biến trở. Độ sáng của bóng đèn thay đổi (lúc sáng mạnh, lúc sáng yếu) là do đâu? Khi nào thì đèn sáng hơn?
Hoạt động 2: ( 8 phút)
Giới thiệu ampe kế và biến trở:
- Ampe kế là dụng cụ để phát hiện và cho biết dòng điện mạnh hay yếu.
- Biến trở là dụng cụ dùng để thay đổi dòng điện trong mạch.
Làm thí nghiệm như hình 24.1 sgk, yêu cầu HS quan sát số chỉ của ampe kế khi đèn sáng mạnh, sáng yếu. Sau đó hoàn thành phần nhận xét. ( Lưu ý: thí nghiệm có thể làm lại nhiều lần để HS có thể quan sát kĩ hơn)
Hoạt động 3: ( 8 phút)
Yêu cầu HS đọc sgk tìm hiểu ampe kế.
Yêu cầu HS tìm hiểu ampe kế trên vật thật và hình vẽ sgk theo các nội dung của C1. Sau mỗi nội dung, yêu cầu HS nêu kết quả tìm hiểu, chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 4: ( 15 phút)
Cho các nhóm HS lần lượt thực hiện từng nội dung của phần III trong sgk. Lưu ý theo dõi HS thực hiện nội dung 1, giúp đở các nhóm vẽ đúng sơ đồ mạch điện hình 24.3.
Theo dõi và hướng dẫn các nhóm thực hiện các yêu cầu còn lại của sgk và hoàn chỉnh nhận xét của C2.
Lưu ý cách mắc ampe kế vào mạch điện và điều chỉnh ampe kế trước khi đóng mạch điện.
Hoạt động 5: ( 6 phút)
Cho HS hoạt động cá nhân C3.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu C4, C5 sgk.
Hoạt động 6: hướng dẫn – Dặn dò:( 2 phút)
- Xem và nhớ kĩ cách mắc ampe kế vào mạch điện cho đúng.
- Học kĩ phần ghi nhớ sgk.
- Làm các bài tập 24.1 à 24.6 sbt.
- Đọc mục “ Có thể em chưa biết”.
- Xem trước và chuẩn bị trước bài “ Hiệu điện thế”.
HS: trả lời
Cả lớp theo dõi, lắng nghe, suy nghĩ.
Cả lớp theo dõi, lắng nghe.
Cả lớp theo dõi, thảo luận nhóm để hoàn chỉnh phần nhận xét, ghi vở.
Tìm hiểu ampe kế và trả lời theo yêu cầu của C1.
Các nhóm hoạt động phần III theo các yêu cầu của sgk và theo hướng dẫn của GV.
Hoạt động cá nhân C3.
Hoạt động nhóm C4, C5.
I- Cường độ dòng điện:
Nhận xét:
- Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
- Số chỉ trên ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện.
- Cường độ dòng điện được kí hiệu I.
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu A.
1mA = 0,001 A
1A = 1000 mA.
II- Ampe kế:
- Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
- Trên mặt ampe kế có ghi chữ A hoặc mA.
III- Đo cường độ dòng điện:
Ampe kế dược kí hiệu:
A
Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng mạnh thì đèn càng sáng.
VI- Vận dụng:
C3: a) 0,175A = 175mA
b) 0,38A = 380mA
c) 1250mA = 1,25A
d) 280mA = 0,28A
C4: a à 2 b à 3 c à 4
C5: a
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tiet 28.doc