Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua.
Hiểu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
Hiểu được mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó.
5 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 30 - Tiết 30 - Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 30 Ngày dạy:
TUẦN:30
BÀI: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
I-MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua.
Hiểu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
Hiểu được mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó.
2- Kĩ năng:
Xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế để biết chọn vôn kế phù hợp và đọc đúng kết quả đo.
3- Thái độ:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống để sử dụng đúng và an toàn các thiết bị điện.
II- CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ ghi bảng 1; hình 26.3; hình 26.4; hình 26.5 HS: Mỗi nhóm:
+ 2 pin 1,5V có giá đựng
+ 1 Vôn kế.
+ 1 ampe kế
+ 1 bóng đèn pin loại 2,5V có đế
+ 1 công tắc
+ 7 dây nốiIII- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề:( 6 phút)
* Kiểm tra bài cũ:
- Hiệu điện thế được tạo ra ở thiết bị nào?
- Số vôn ghi ở mỗi nguồn điện cho biết điều gì? Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào? Đơn vị của hiệu điện thế là gì?* Đặt vấn đề: Như phần mở bài ở sgk.
Hoạt động 2: ( 20 phút)
Yêu cầu HS làm thí nghiệm 1 và nhận biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0.
Thông báo: bóng đèn cũng như mọi dụng cụ khác không tự nó tạo ra hiệu điện thế giữa hai đầu của nó.
Yêu cầu HS làm thí nghiệm 2.
Kiểm tra, hướng dẫn việc mắc mạch điện hình 26.2
Từ kết quả của 2 thí nghiệm trên, yêu cầu HS rút ra kết luận của C3.
- Có thể tăng mãi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn được hay không? Tại sao?
- Vậy phải đặt một hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn như thế nào là phù hợp?
Yêu cầu HS làm C4.
Hoạt động 3: ( 10 phút)
Yêu cầu các nhóm hoạt động C5 dựa vào hình vẽ 26.3.
Hoạt động 4: ( 7 phút)
Yêu cầu HS làm C6.
Treo hình vẽ 26.4, 26.5, yêu cầu HS làm C7, C8 theo nhóm.
Hoạt động 5: Hướng dẫn – Dặn dò:( 2 phút)
- Học kĩ những phần đã ghi, phần ghi nhớ sgk.
- Làm bài tập 26.1 à 26.3 sbt.
- Đọc ở nhà phần “ Có thể em chưa biết”.
- Nghiên cứu trước bài thực hành “ Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thếđối với đoạn mạch nối tiếp”.
1 HS trả lời câu hỏi, cà lớp theo dõi, nhận xét, ghi điểm.
Các nhóm làm thí nghiệm 1 và trả lời C1, ghi vở.
Các nhóm làm thí nghiệm 2 theo hướng dẫn của GV và ghi số liệu vào bảng 1 câu C2.
Thảo luận nhóm rút ra kết luận C3, ghi vở.
Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
- Không thể tăng mãi được vì như thế sẽ làm hư bóng đèn.
- Hiệu điện thế đặt vào phải bé hơn hoặc bằng với số vôn ghi trên dụng cụ điện.
Hoạt động cá nhân C4: Mắc bóng đèn vào mạch điện có hiệu điện thế 2,5V.
Các nhóm hoạt động trả lời C5 và báo cáo kết quả.
Hoạt động cá nhân C6.
Hoạtđộng nhóm C7, C8.
I- Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn:
1/ Bóng đèn khi chưa mắc vào mạch điện:
Hiệu điện thế giữ hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch điện bằng 0.
2/ Bóng đèn được mắc vào mạch điện:
- Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn (nhỏ) thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn (nhỏ).
- Số vôn chỉ trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ hoạt động bình thường.
II- Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước:
III- Vận dụng:
C6: C
C7: A
C8: Vôn kế trong sơ đồ c.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tiet 30.doc