Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Nêu được những tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng .

- Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương.

2. Kỹ năng:

- Làm thí nghiệm :Tạo ra được ảnh của vật qua gương phẳng và xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất ảnh của gương .

3. Thái độ:

- Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn thấy mà không cầm lấy được (hiện tượng trừu tượng).

II. Chuẩn bị:

 

doc13 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG Tuần 5 Tiết 5 Ns:01/10/2007 Mục tiêu: Kiến thức: Nêu được những tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng . Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương. Kỹ năng: Làm thí nghiệm :Tạo ra được ảnh của vật qua gương phẳng và xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất ảnh của gương . Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn thấy mà không cầm lấy được (hiện tượng trừu tượng). Chuẩn bị: Cả lớp: Mỗi nhóm học sinh: 1 gương phẳng có giá đỡ . 1 tấm kính trong có giá đỡ. 2 viên pin tiểu giống nhau. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bảng HĐ1: KIỂM TRA + ĐẶT VẤN ĐỀ (7’): HS1: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ? Xác định tia tới SI HS2: Chữa bài tập 4.2 và vẽ hình trong trường hợp A. HS3: (HS khá -giỏi) chữa bài 4.4 ĐVĐ: Nêu lên hiện tượng như ở phần mở đầu bài trong sgk. Tại sao chữ TÌM lại thấy ảnh là chữ MÍT. Aûnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì? Vào bài. -Lên bảng trả bài, các hs ở dưới lớp chú ý lắng nghe phần trình bày của bạn, nêu nhận xét. Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG HĐ2: NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CỦA ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG (18’): -Hãy dự đoán: +Là ảnh ảo hay ảnh thật. +Độ lớn của ảnh so với vật? +So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương vơi khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. -Ghi phần dự đoán của hs lên bảng. -Làm thế nào để kiểm tra dự đoán? -Đánh giá, nhận xét phương án thí nghiệm của hs. Có thể hướng dẫn hs làm thí nghiệm như phương án trong sgk. -Phát dụng cụ và Ychs bố trí thí nghiệm như hình 5.2; 5.3 sgk và quan sát trong gương. -Chốt lại 3 tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. -Ghi bảng. -Dự đoán. -Nêu phương án thí nghiệm (có thể nêu phương án thí nghiệm trong sgk). -Làm thí nghiệm để kiểm tra các dự đoán. Rút ra các kết luận. -Ghi vở. I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng: -Aûnh ảo không hứng được trên màn chắn -Lớn bằng vật -Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. HĐ3: GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH ẢNH BỞI GƯƠNG PHẲNG (10’): -Yêu cầu hs làm theo yêu cầu câu C4. HD thêm ở 2 câu a,b a) Từ S hạ đường vuông góc với gương phẳng cắt gương tại O trên đường vuông góc này lấy điểm S’ sao cho S’O = SO. b)HS vẽ tia phản xạ dựa vào định luật phản xạ ánh sáng. Kéo dài 2 tia phản xạ gặp nhau tại S’. Sau này khi vẽ tia phản xạ ta không cần dựa vào định luật phản xạ ánh sáng nữa mà ta áp dụng theo cách: Trước tiên vẽ ảnh sau đó vẽ một đường thẳng nối ảnh với điểm tới và kéo dài ta sẽ được tia phản xạ. -Ychs rút ra kết luận. -Ghi bảng. Câu C4: a)Vẽ ảnh S’ dựa vào tính chất của ảnh qua gương phẳng. b)Vẽ 2 tia phản xạ IR và KM +Kéo dài 2 tia phản xạ gặp nhau tại ảnh S’ c)Mắt đặt trong khoảng IR và KM sẽ nhìn thấy S’. d)Vì S’ là ảnh ảo. - Rút ra kết luận. -Ghi vở. II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng : -Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta có đường kéo dài đi qua ảnh S’ HĐ4: CỦNG CỐ + VẬN DỤNG + VỀ NHÀ (10’): -YCHS nhắc lại các kiến thức đã học trong bài. -Lên bảng vã ảnh của AB tạo bởi gương theo yêu cầu câu C5. (Lưu ý: kí hiệu các đoạn thẳng bằng nhau) -Nhận xét cách vẽ. -Chốt lại. Cho điểm các hs trả lời tốt. -Về nhà: -Học ghi nhớ. -BTVN 5.1 à 5.4 SBT. -Chuẩn bị trước bài thực hành. -Nhận xét tiết học. -Nhắc lại các kiến thức đã học. -Lên bảng trả lời C5 -Hs dưới lớp làm việc cá nhân vẽ vào vở bẳng bút chì. -Nhận xét, bổ sung. -Trả lời C6. -Ghi vở phần dặn dò. III.Vận dụng: C5> -BTVN 5.1 à 5.4 SBT. Bài 6: THỰC HÀNH VẼ VÀ QUAN SÁT ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG Tuần 6 Tiết 6 Ns:8/10/2007 I. Mục tiêu: Kiến thức: Luyện tập vẽ ảnh của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng . Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng. Tập quan sát được vùng nhìn thấy của gương ở mọi vị trí. Kỹ năng: Biết nghiên cứu tài liệu. Bố trí thí nghiệm, quan sát thí nghiệm để rút ra kết luận. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc khi làm thí nghiệm. II.Chuẩn bị: Cả lớp: Mỗi nhóm học sinh: 1 gương phẳng có giá đỡ . 1 cái bút chì. 1 thước thẳng có chia độ. Mỗi học sinh 1 mẫu báo cáo. III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bảng HĐ1: KIỂM TRA (5’): HS1: Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ? Vẽ ảnh của mũi tên AB -Lên bảng trả bài, các hs ở dưới lớp chú ý lắng nghe phần trình bày của bạn, nêu nhận xét. HĐ2: TỔ CHỨC THỰC HÀNH (5’): Giới thiệu: Chúng ta sẽ thực hành vẽ ảnh của một vật bất kì tạo bởi gương phẳng và xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.-Ghi bảng. -Giới thiệu các dụng cụ thực hành. -Chia ra 6 nhóm thực hành – khoảng 6-8 hs/nhóm. -Phát mẫu báo cáo cho hs. -Ghi vở. -Ngồi theo đơn vị nhóm, nhận mẫu báo cáo, dụng cụ chuẩn bị thực hành. Bài 6: THỰC HÀNH VẼ VÀ QUAN SÁT ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I. Chuẩn bị:(sgk) HĐ3: XÁC ĐỊNH ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG: (10’): -Ychs đọc C1 sgk và tiến hành thực hành ghi vào bản báo cáo. + Nếu học sinh chưa hình dung được như thế nào là song song, cùng chiều và như thế nào là cùng phương, ngược chiều thì hướng dẫn thêm bằng cách vẽ minh hoạ 2 mũi tên. Song song cùng chiều: …. hoặc Cùng phương, ngược chiều: hoặc -Đọc C1: Thực hành ghi kết quả vào bản báo cáo. -Aûnh song song, cùng chiều vật: -Aûnh cùng phương, ngược chiều vật: II. Nội dung thực hành : 1.Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: HĐ4: XÁC ĐỊNH VÙNG NHÌN THẤY CỦA GƯƠNG PHẲNG (20’): -Ychs đọc và làm thí nghiệm theo câu C2,C3. -Ychs dự đoán trước rồi mới làm thí nghiệm kiểm tra. -HDHS trả lời C4: *Ta nhìn thấy ảnh M’(hoặc N’) khi nào?(đã hỏi ở phần kiểm tra bài cũ). *Vậy, để xác định xem ta nhìn thấy ảnh M’ hay N’ ta làm như sau: +Trước tiên ta vẽ ảnh M’ và N’ của hai điểm M và N. +Sau đó, lần lượt vẽ 2 đoạn thẳng từ điểm M’ và từ điểm N’ với mắt(điểm O). +Ta thấy M’O cắt gương tại I chứng tỏ tia tới MI cho tia phản xạ IO lọt vào mắt ta. Vậy, ta nhìn thấy ảnh của điểm M là M’. N’O không cắt gương điều đó chứng tỏ các tia sáng từ N đến gương sẽ không có tia phản xạ nào lọt vào mắt ta nên ta không nhìn thấy ảnh N’. -Theo dõi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, hoặc làm chậm hơn so với các nhóm khác. -Đọc C2 và tiến hành làm thí nghiệm theo hình 6.2 trả lời câu hỏi C3 điền vào mẫu báo cáo: Di chuyển gương từ từ ra xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm. -…khi có tia phản xạ trên gương lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh M’(hoặc N’). -Vẽ ảnh M’ và N’; nối M’O và N’O xác định điểm giao nhau của 2 đoạn thẳng trên với gương từ đó suy ra điểm mà mắt nhìn thấy và không nhìn thấy. 2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng : Phần hướng dẫn ở góc bảng: HĐ5: TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ BUỔI THỰC HÀNH (5’): -Thu các bản báo cáo thực hành của các cá nhân. -Nhận xét tinh thần thái độ tham gia thực hành. -Đánh giá, tuyên dương những nhóm, cá nhân tích cực và nhắc nhở nhứng nhóm, cá nhân còn yếu. -Gương cầu lồi có cấu tạo như thế nào? Aûnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất gì? Và người ta ứng dụng gương cầu lồi trong thực tế như thế nào? Các em nghiên cứu trước bài 7. -Nộp bản báo cáo. -Thu dọn dụng cụ. -Ghi nhận phần đánh giá và dặn dò của giáo viên. Bài 7: GƯƠNG CẦU LỒI Tuần 7 Tiết 7 Ns:15/10/2007 I. Mục tiêu: Kiến thức: Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi. Kỹ năng: Làm thí nghiệm để xác định được tính chất của ảnh của vật qua gương cầu lồi. Thái độ: Biết vận dụng được các phương án thí nghiệm đã làm à tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi. II.Chuẩn bị: Cả lớp: 1 gương cầu lồi lớn và 1 gương phẳng có cùng kích thước. 1 kính chiếu hậu xe ôtô bằng gương cầu lồi. 1 cái thìa lớn, 1 cái giá lớn. Mỗi nhóm học sinh: 1 gương cầu lồi (nửa chỏm cầu) và 1 gương phẳng có cùng kích thước. 2 viên pin tiểu giống nhau. 1 Bảng không chân. III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bảng HĐ1: KIỂM TRA + ĐẶT VẤN ĐỀ (7’): KT:Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ? Vẽ ảnh của mũi tên AB ĐVĐ: Ychs nhắc lại tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng? Chúng ta đã biết được tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng . Vậy, ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi sẽ có tính chất gì? Và gương cầu lồi được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. Ghi đề bài. -Gương cầu lồi có hình dạng chỏm cầu hoặc nữa chỏm cầu, mặt phản xạ là mặt ngoài của chỏm cầu hoặc nửa chỏm cầu đó. -Giới thiệu gương cầu lồi hình chỏm cầu là mặt ngoài của cái thìa, cái giá, và giới thiệu gương cầu lồi hình nửa chỏm cầu ở trong bộ dụng cụ thí nghiệm. Cho hs quan sát ảnh của mình trong cái thìa và cái giá (mặt lồi)và yêu cầu hs rút ra nhận xét. +Aûnh có giống mình không? Vậy, ảnh của gương cầu lồi có những tính chất gì? Vào mục I -Lên bảng trả bài, các học sinh ở dưới lớp chú ý lắng nghe phần trình bày của bạn, nêu nhận xét. -Nhắc lại tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng. -Ghi vở. -Quan sát ảnh của mình trong thìa, giá và nhận xét ảnh không giống với mặt của mình. Bài 7: GƯƠNG CẦU LỒI HĐ2: NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CỦA ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỒI (15’): -Hãy dự đoán: +Là ảnh ảo hay ảnh thật. +Độ lớn của ảnh so với vật? -Ghi phần dự đoán của hs lên bảng. -Hãy nêu phương án làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. +Dụng cụ thí nghiệm? +Cách tiến hành? Lưu ý: Thay cây nến bằng viên pin. -Đánh giá, nhận xét phương án thí nghiệm của hs. -Phát dụng cụ và Ychs bố trí thí nghiệm. Lưu ý: Khoảng cách từ viên pin thứ nhất đến gương cầu lồi và khoảng cách từ viên pin thứ hai đến gương phẳng là bằng nhau. -Tại sao ta lại so sánh ảnh của gương cầu lồi với ảnh của gương phẳng mà có thể biết được ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật ? -Chốt lại tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi -Ghi bảng. -So sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi? -Dự đoán. -Nêu phương án thí nghiệm (có thể nêu phương án thí nghiệm như sgk). -Làm thí nghiệm để kiểm tra các dự đoán. Rút ra kết luận. (ảnh ảo, nhỏ hơn vật) -Vì ảnh tạo bởi gương phẳng có độ lớn bằng vật, mà ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng nên ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật -Ghi vở. -Giồng: đều là ảnh ảo -Khác: Gương phẳng : ảnh bằng vật; GClồi : Aûnh nhỏ hơn vật I. Aûnh cua một vật tạo bởi gương cầu lồi : -Aûnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật HĐ3: VÙNG NHÌN THẤY CỦA GƯƠNG CẦU LỒI (13’): -Dự đoán: So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và của gương phẳng? -Nêu phương án làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. -Nhận xét phương án thí nghiệm. Chốt lại phương án đúng. Lưu ý: Đặt gương cầu lồi và gương phẳng ở vùng một vị trí. -Ychs tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận. -Chốt lại kết luận đúng. -Ghi bảng kết luận chung ở phần ghi nhớ. -Dự đoán: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn. -Nêu phương án thí nghiệm ? -Nhận dụng cụ, tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra dự doán. -Rút ra kết luận. -Ghi vở. II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi : Thí nghiệm: (sgk) Kết luận: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng cùng kích thước. HĐ4: CỦNG CỐ + VẬN DỤNG + VỀ NHÀ (10’): -YCHS nhắc lại các kiến thức đã học trong bài. -Thảo luận nhóm trả lời câu C3, C4? -Cho hs quan sát kính chiếu hậu. -Chốt lại. Cho điểm các hs trả lời tốt. -Về nhà: -Học ghi nhớ. -BTVN 7.1 à 7.4 SBT. -Gương cầu lõm hình dạng như thế nào? Tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm?. Xem bài 8 -Nhận xét tiết học. -Nhắc lại các kiến thức đã học (ở phần ghi nhớ) -Các nhóm thảo luận trả lời C3, C4. C3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng, vì vậy giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau. C4: Giúp người lái xe nhìn thấy được xe cộ và các chướng ngại vật ở bên kia đường bị vật cản che khuất, tránh xảy ra tai nạn. -Nhận xét, bổ sung. -Ghi vở phần dặn dò. III.Vận dụng: -BTVN 7.1 à 7.4 SBT. Bài 8: GƯƠNG CẦU LÕM Tuần 8 Tiết 8 Ns:22/10/2007 I.Mục tiêu: Kiến thức: Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Nêu được ứng dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và kỹ thuật. Kỹ năng: Biết cách bố trí thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.. Thái độ: Biết vận dụng kiến thức đã học tìm ra phương án thí nghiệm để kiểm tra các dự đoán về tính chất ảnh của vật qua gương cầu lõm. II.Chuẩn bị: Cả lớp: 1 bảng phụ ghi câu hỏi kiểm tra bài cũ. 1 gương cầu lõm chỏm cầu .1 gương cầu lõm trong suốt. 1 cái thìa lớn, 1 cái giá lớn. Mỗi nhóm học sinh: 1 gương cầu lõm bán nguyệt và 1 gương phẳng có cùng kích thước. 2 viên pin tiểu giống nhau. 1 hộp đèn 6V + nguồn 6V 1 màn chắn. 1 Bảng không chân. III.Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bảng HĐ1: KIỂM TRA + ĐẶT VẤN ĐỀ (7’): HS1: -Treo bảng phụ: +Aûnh____tạo bởi gương phẳng lớn____ vật. +Aûnh____tạo bởi gương cầu lồi_______ vật. +Vùng nhìn thấy của gương cầu lõm __________vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng________ . -YCHS điền từ, cụm từ thích hợp vào chổ trống để tạo thành những câu đúng. -Kể một ứng dụng của gương cầu lõm mà em biết? Và giải thích tại sao người ta dùng gương cầu lõm để ứng dụng vào việc đó? ĐVĐ: Chúng ta đã biết được tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi (chỉ vào bảng phụ) . Vậy, ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm sẽ có tính chất gì? Và gương cầu lõm được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. Ghi đề bài. -Lên bảng trả bài, các học sinh ở dưới lớp chú ý lắng nghe phần trình bày của bạn, nêu nhận xét. Bài 8: GƯƠNG CẦU LÕM HĐ2: NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CỦA ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LÕM ( 10’): -Gương cầu lõm có hình dạng chỏm cầu hoặc nữa chỏm cầu, mặt phản xạ là mặt trong của chỏm cầu hoặc nửa chỏm cầu đó. -Giới thiệu gương cầu lõm hình chỏm cầu (cái thìa, giá) và giới thiệu gương cầu lõm hình nửa chỏm cầu ở trong bộ dụng cụ thí nghiệm. -Cho hs quan sát ảnh của mình trong gương cầu lõm và yêu cầu hs rút ra nhận xét. Vậy, ảnh của gương cầu lõm có những tính chất gì? Vào mục I -Hãy dự đoán: +Là ảnh ảo hay ảnh thật. +Độ lớn của ảnh so với vật? -Ghi phần dự đoán của hs lên bảng. -Hãy nêu phương án làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán: +Dụng cụ thí nghiệm? +Cách tiến hành? Lưu ý: Thay cây nến bằng viên pin. -Đánh giá, nhận xét phương án thí nghiệm của hs. -Phát dụng cụ và Ychs bố trí thí nghiệm. -Ở đây không có gương cầu lõm trong suốt nên ta không hứng được ảnh trên màn chắn nhưng nếu dùng gương cầu lõm trong suốt thì khi vật đặt gần gương ta cũng không hứng được ảnh trên màn chắn. -Chốt lại tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm. -Ghi bảng. -Khi dùng gương cầu lõm để làm gương soi, người ta không nhìn thấy hết mặt mình trong gương, nhưng phần nhìn thấy lại được phóng to ra rất thuận lợi khi cạo râu hoặc hoá trang… -Quan sát gương cầu lõm. -Quan sát ảnh của mình và nhận xét ảnh không giống với mặt của mình. -Dự đoán: ảnh ảo, ảnh lớn hơn vật. -Nêu phương án thí nghiệm (có thể nêu phương án thí nghiệm như sgk). -Làm thí nghiệm để kiểm tra các dự đoán. Rút ra kết luận. -Ghi vở. I. Aûnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm : -Aûnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật HĐ3: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG TRÊN GƯƠNG CẦU LÕM ( 15 ’): -Nhắc lại có những loại chùm sáng nào? -Chùm tia sáng song song khi tới gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ như thế nào? Chùm tia sáng phân kỳ khi tới gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ như thế nào? qua II. -Ghi đề mục. -Đối với chùm tia tới song song em hãy dự đoán chùm tia phản xạ là chùm sáng nào? -Nêu phương án làm thí nghiệm ? -Chốt lại phương án thí nghiệm và cho hs tiến hành làm thí nghiệm. Lưu ý: Thay đèn pin bằng đèn nguồn 6V, đặt gương cầu lõm hơi lệch với chùm sáng tới. Nới lỏng vít hãm trên hộp đèn di chuyển bóng đèn để tạo chùm sáng song song. -Từ kết quả thí nghiệm hãy rút ra kết luận? -Chốt lại, ghi bảng. -Ychs trả lời câu C4. +Chùm sáng từ Mặt Trời truyền đến Trái Đất là chùm sáng gì? +Gương cầu lõm biến đổi thành chùm tai phản xạ hội tụ tại đâu? -Ngoài lò Mặt Trời mà em thấy trong hình 8.3 còn có nhiều dạng khác nhỏ gọn hơn, những người du mục trên thảo nguyên bao la thường mang theo để nấu cơm hoặc đun nước. Và trên mái nhà người ta lắp lò mặt trời để làm nóng nước dùng trong sinh hoạt. -Đối với chùm tia tới phân kì em hãy dự đoán chùm tia phản xạ là chùm sáng nào? -Ghi bảng. -Nêu phương án làm thí nghiệm ? -Chốt lại phương án thí nghiệm và cho hs tiến hành làm thí nghiệm. Lưu ý: Di chuyển bóng đèn để tạo chùm sáng phân kì và di chuyển đèn nguồn để có chùm sáng phân kì thích hợp đến gương cầu lõm. -Từ kết quả thí nghiệm hãy rút ra kết luận? -Chốt lại, ghi bảng. -Nhấn mạnh cụm từ thích hợp: Nói tất cả chùm sáng phân kì đến gương cầu lõm đều cho chùm phản xạ song song là đúng hay sai? -Gạch chân cụm từ thích hợp. -Người ta đã ứng dụng tính chất trên của gương cầu lõm để làm gì ta qua III -Chùm sáng song song, hội tụ, phân kỳ. -Ghi đề mục. -Dự đoán. -Nêu phương án làm thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. -Điền từ vào chổ trống mục kết luận trong sgk. -Ghi bài -Trả lời C4: Chùm tia sáng song song từ Mặt Trời đến gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ hội tụ tại vật nên vật nóng lên -Dự đoán. -Nêu phương án làm thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. -Điền từ vào chổ trống mục kết luận trong sgk. -Ghi bài -Sai, chỉ có chùm phân kì thích hợp mới cho chùm phản xạ song song. II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm: 1. Đối với chùm tia tới song song: -Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm. 2.Đối với chùm tia tới phân kì: -Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song HĐ4: CỦNG CỐ + VẬN DỤNG + VỀ NHÀ ( 13’): -Ychs đọc mục tìm hiểu đèn pin và thảo luận trả lời câu C6, C7. -Ngoài pha đèn pin, gương cầu lõm còn được dùng làm pha các đèn xe ôtô, xe môtô, đèn đường …vv.. cho hs quan sát pha đèn ôtô. -Vì sao phải dịch chuyển đèn ra xa gương? +Muốn thu được chùm phản xạ hội tụ thì chùm sáng tới từ đèn là chùm sáng gì? +Đèn càng xa gương thì chùm sáng của đèn phát ra đến gương càng giống là chùm sáng như thế nào? -Chốt lại. Cho điểm các hs trả lời tốt. -Ychs đọc phần có thể em chưa biết. -Nếu ta đặt vật xa gương cầu lõm ở một khoảng cách nhất định thì ta sẽ hứng được ảnh trên màn chắn và đó chính là ảnh thật. Trường hợp này lên các lớp trên các em sẽ được học kỹ hơn. (Nếu còn thời gian: Có một thuỷ tinh trong suốt bên trong có treo một đồng tiền bằng một sợi chỉ cột ở nắp lọ. Làm cách nào làm đứt sợi chỉ mà không được mở nắp hoặc làm bể lọ?) -Về nhà: -Học ghi nhớ. -BTVN 8.1à 8.3SBT. -Chuẩn bị trước bài 9 tổng kết chương. Soạn tất cả các câu hỏi trong sgk. -Nhận xét tiết học. -Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi C6,C7. - C6: Vì pha đèn là gương cầu lõm, bóng đèn phát ra chùm sáng phân kì nên khi xoay pha đèn đến một vị trí thích hợp ta sẽ thu được chùm tia phản xạ song song nên ánh sáng sẽ truyền đi xa, sáng và rõ. -C7: Ra xa gương -Song song -Càng giống chùm sáng song song. (như chùm sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất) -Đọc có thể em chưa biết. -Ghi vở phần dặn dò. III.Vận dụng: -BTVN 8.1à 8.3SBT.

File đính kèm:

  • docBAI 5678 LY 7.doc