Bài giảng Môn Vật lý lớp 9- Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 23: Từ phổ – đường sức từ

- Biết cách dùng mạt sắt tạo từ phổ của thanh nam châm .

 - Biết vẽ các đường sức từ xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm .

2. Kĩ năng :

 - Vẽ đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U.

3. Thái độ :

 - Trung thực, cẩn thận , khéo léo khi thí nghiệm

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9- Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 23: Từ phổ – đường sức từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13 Ngày soạn :16/11/2012 Tiết : 26 Ngày dạy : 22/11/2012 BÀI 23: TỪ PHỔ – ĐƯỜNG SỨC TỪ I.Mục tiêu: 1.Kiến thức : - Biết cách dùng mạt sắt tạo từ phổ của thanh nam châm . - Biết vẽ các đường sức từ xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm . 2. Kĩ năng : - Vẽ đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U. 3. Thái độ : - Trung thực, cẩn thận , khéo léo khi thí nghiệm II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: - Đọc bài và chuẩn bị các tài liệu liên quan. - 1 thanh nam châm thẳng , 1 tấm nhựa trong, mạt sắt, 1 bút dạ, 1 số nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng . - Bộ thí nghiệm đường sức từ ( trong không gian ) 2. Học sinh : - Xem trước bài III.Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp . 9A1……….. 9A2…………. 9A3………….. 9A4………….. 2. Kiểm tra bài cũ : - Đặc điểm của nam châm ? Cách nhận biết từ trường ? 3. Tiến trình: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 :Giới thiệu bài mới - Ta không thể nhìn thấy từ trường bằng mắt thường . Vậy làm thế nào để hình dung từ trường và nghiên cứu từ tính của nó một cách dễ dàng, thuận lợi ? - HS lắng nghe Hoạt động 2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm. Thí nghiệm : - Tự thu thập thông tin và trả lời câu hỏi sau : Nêu dung cụ thí nghiệm ? Cách tiến hành thí nghiệm ? Làm thí nghiệm theo nhóm *Chú ý : Mạt sắt dàn đều , không để mạt sắt quá dày à từ phổ sẽ rõ nét, không đặt nghiêng tấm nhựa so với bề mặt thanh nam châm . -So sánh với sự sắp xếp của mạt sắt lúc ban đầu chưa đặt lên nam châm - Nhận biết độ mau, thưa của mạt sắt khi ở gần và xa nam châm ? - Đại diện nhóm làm C1? - Giáo viên nhận xét , chốt hoàn chỉnh - Giáo viên thông báo kết luận ( SGK) - Hoạt động cá nhân thu thập thông tin . - Hoạt động nhóm để tạo ra từ phổ của thanh nam châm , quan sát hình ảnh mạt sắt làm C1. - Đại diện nhóm trả lời C1 và ghi vào vở - Rút ra kết luận về sự sắp xếp của mạt sắt trong từ trường của thanh nam châm . I. Từ phổ 1. Thí nghiệm (SGK) C1: Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm các cực này càng thưa dần . 2.Kết luận : Hoạt động 3 : Vẽ và xác định chiều đường sức từ . Chuyển ý : Dựa vào hình ảnh từ phổ , ta có thể vẽ đường sức từ để nghiên cứu từ trường. Vậy đường sức từ được vẽ như thế nào ? -Nghiên cứu phần a theo hướng dẫn SGK. *Chú ý : Trước khi vẽ cần quan sát kỹ chọn 1 đường mạt sắt trên tấm nhựa và tô chì theo không nên nhìn vào SGK để vẽ . -Giáo viên thu hình vẽ biểu diễn đường sức từ , hướng dẫn thảo luận chung để có hình biểu diễn đúng như hình 23.2. *Lưu ý : Hình sai hay vẽ sai : Vẽ các đường sức từ cắt nhau , nhiều đường sức từ xuất phát từ 1 điểm, độ mau thưa đường sức từ -Chưa đứng -Thông báo : Các đường nét mà các em vừa vẽ được gọi là đường sức từ . -Hướng dẫn học sinh dùng kim nam châm nhỏ được đặt trên trục thẳng đứng có giá hoặc dùng la bàn làm thí nghiệm . -Làm C2? -Gíao viên thông báo chiều qui ước của đường sức từ à yêu cầu học sinh dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ vừa vẽ được . -Làm C3. II.Đường sức từ a.Hoạt động nhóm , dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt, vẽ các đường sức từ của nam châm thẳng ( hình 23.2) b.Hoạt động nhóm thu thập thông tin ở phần b và làm thí nghiệm ( hình 23.3) -Hoạt động nhóm trả lời C2. -Thu thập thông tin vào vở c.Dựa vào hình làm C2. II. Đường sức từ : 1.Vẽ và xác định chiều đường sức từ : - Các đường liền nét vẽ được ở hình 23.2 gọi là đường sức từ . C2: Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định . C3: Bên ngoài thanh nam châm , các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực Bắc , đi vào cực Nam *Qui ước : Chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm được đặt cân bằng trên đường sức đó . Hoạt động 4 : Rút ra kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm. -Qua thực hành, vẽ và xác định chiều đường sức từ nêu đặc điểm đường ức từ của thanh nam châm . nêu chiều qui ước của đường sức từ. -Giáo viên thông báo cho học sinh qui ước vẽ độ mau, thưa của các đường sức từ biểu thị độ mạnh, yếu của từ trường tại mỗi điểm . 2.Kết luận : -Nêu được kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm . -Thu thập thông tin về qui ước à ghi vào vở 2.Kết luận : III.Vận dụng : C4 : Ở khoảng giữa 2 từ cực nam châm hình chữ U , các đường sức từ gần như // với nhau C5: Đầu B của thanh nam châm là cực Nam C6: Các đường sức từ được biểu diễn trên hình 23.6 SGK có chiều từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực nam của nam châm bên phải . IV. Củng cố : - Nêu được kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm . - Rút ra kết luận về sự sắp xếp của mạt sắt trong từ trường của thanh nam châm . V. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà học thuộc phần ghi nhớ - Cho hs đọc phần có thể em chưa biết - Đọc điều em chưa biết ? - Bài tập từ 23.1 à 23.5 (SBT)

File đính kèm:

  • docly9tiet26.doc
Giáo án liên quan