I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Xác định được công suất của các dụng cụ điện bằng vôn kế và ampe kế.
2. Kĩ năng: -Mắc mạch điện, sử dụng các dụng cụ đo.
-Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành.
3.Thái độ: Cẩn thận, hợp tác trong hoạt động nhóm
5 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 8 - Tiết 15 - Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tuần 8 - Tiết 15
THựC HàNH: XáC ĐịNH CÔNG SUấT CủA CáC DụNG Cụ ĐIệN.
MụC TIÊU:
Kiến thức: Xác định được công suất của các dụng cụ điện bằng vôn kế và ampe kế.
Kĩ năng: -Mắc mạch điện, sử dụng các dụng cụ đo.
-Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành.
3.Thái độ: Cẩn thận, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. CHUẩN Bị:
-Mỗi HS một mẫu báo cáo.
-Đối với mỗi nhóm HS:
+1 nguồn điện 6V. +1 bóng đèn pin 2,5V.
+1 công tắc. +1 quạt nhỏ, Ud/m=2,5V.
+9 đoạn dây dẫn. +1 biến trở RMax=20#; +IMax=2A. +1 ampe kế. +1 vôn kế.
III. Tổ CHứC HOạT ĐộNG DạY HọC.
H. Đ.1: KIểM TRA BàI Cũ.
-Yêu cầu lớp phó học tập báo cáo phần chuẩn bị bài ở nhà của các bạn trong lớp.
-GV kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS.
-Gọi 1 HS vẽ sơ đồ mạch điện TN xác định công suất của bóng đèn.
-GV nhận xét chung việc chuẩn bị ở nhà của HS.
-HS lắng nghe phần trả lời của bạn trên bảng, so sánh với phần chuẩn bị bài của mình, nêu nhận xét.
H. Đ.2: THựC HàNH XáC ĐịNH CÔNG SUấT CủA BóNG ĐèN.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận . Cách tiến hành TN XĐ công suất của bóng đèn.
-Gọi 1, 2 HS nêu cách tiến hành TN XĐ công suất của bóng đèn.
-GV: Chia nhóm, phân công nhóm trưởng. Yêu cầu nhóm trưởng của các nhóm phân công nhiệm vụ của các bạn trong nhóm của mình.
-GV nêu yêu cầu chung của tiết TH về thái độ học tập, ý thức kỉ luật.
-Giao dụng cụ cho các nhóm.
-Yêu cầu các nhóm tiến hành TN theo nội dung mục II tr 42 SGK.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS mắc mạch điện, kiểm tra các điểm tiếp xúc, đặc biệt là cách mắc vôn kế, ampe kế vào mạch, điều chỉnh biến trở ở giá trị lớn nhất trước khi đóng công tắc.
-Lưu ý cách đọc kết quả đo, đọc trung thực ở các lần đo khác nhau.
-yêu cầu các nhóm đều phải tham gia TH.
-Hoàn thành bảng 1.
-Thảo luận thống nhất phần a, b.
-Thảo luận nhóm về cách tiến hành TN XĐ công suất của bóng đèn theo hướng dẫn phần 1, mục II.
-Nhóm trưởng cử đại diện lên nhận dụng cụ TN, phân công bạn thư kí ghi chép kết quả và ý kiến thảo luận của các bạn trong nhóm.
-Các nhóm tiến hành TN.
-Tất cả HS trong nhóm đều tham gia mắc hoặc theo dõi, kiểm tra cách mắc của các bạn trong nhóm.
-Đọc kết quả đo đúng quy tắc.
-Cá nhân HS hoàn thành bảng 1.
H. Đ.3: XáC ĐịNH CÔNG SUấT CủA QUạT ĐIệN.
-Tương tự GV hướng dẫn HS XĐ công suất của quạt điện.
-Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng 2 và thống nhất phần a, b.
-Các nhóm tiến hành XĐ công suất của quạt điện theo hướng dẫn của GV và hướng dẫn ở phần 2 của mục 2.
-Cá nhân hoàn thành bảng 2 trong báo cáo của mình.
H. Đ.4: TổNG KếT, ĐáNH GIá THáI Độ HọC TậP CủA HọC SINH.
-GV thu báo cáo TH.
-Nhận xét rút kinh nghiệm về:
+Thao tác TN.
+Thái độ học tập của nhóm.
+ý thức kỉ luật.
************************************************
Ngày dạy:
Tuần 8 - Tiết 16
ĐịNH LUậT JUN-LEN XƠ.
I. MụC TIÊU:
Kiến thức: -Nêu được tác dụng nhiết của dòng điện.
-Phát biểu được định luật Jun-Len xơ và vận dụng được định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức để sử lí kết quả đã cho.
3. Thái độ: Trung thực, kiên trì.
II. CHUẩN Bị:
Hình 13.1 và hình 16.1 phóng to.
III. Tổ CHứC HOạT ĐộNG DạY HọC.
H. Đ.1: KIểM TRA BàI Cũ-Tổ CHứC TìNH HUốNG HọC TậP.
-Điện năng có thể biến đổi thành dạng năng lượng nào? Cho ví dụ.
-ĐVĐ: Dòng điện chạy qua các vật dẫn thường gây ra tác dụng nhiệt. Nhiệt lượng toả ra khi đó phụ thuộc vào các yếu tố nào? Bài mới.
H. Đ.2: TìM HIểU Sự BIếN ĐổI ĐIệN NĂNG THàNH NHIệT NĂNG.
-Cho HS quan sát hình 13.1-Dụng cụ hay thiết bị nào biến đổi điện năng đồng thời thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng? Đồng thời thành nhiệt năng và cơ năng? Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng?
-Các dụng cụ điện biến đổi điện năng thành nhiệt năng có bộ phận chính là đoạn dây dẫn bằng nikêlin hoặc constantan. Hãy so sánh điện trở suất của các dây dẫn hợp kim này với các dây dẫn bằng đồng.
I.Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng.
1. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng.
-Sử dụng bảng điện trở suất:
Dây hợp kim nikêlin và constantan có điện trở suất lớn hơn rất nhiều so với điện trở suất của dây đồng.
H. Đ.3: XÂY DựNG Hệ THứC BIểU THị ĐịNH LUậT JUN-LENXƠ.
-Xét trường hợp điện năng được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng thì nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn điện trở R khi có dòng điện có cường độ I chạy qua trong thời gian t được tính bằng công thức nào?
-Vì điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng áp dụng định luật bảo toàn và chuayển hoá năng lượng
Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn Q=?
-Cho HS quan sát hình 16.1 yêu cầu HS đọc kĩ mô tả TN xác định điện năng sử dụng và nhiệt lượng toả ra.
-Yêu cầu HS tảo luận nhóm trả lời câu hỏi C1, C2, C3.
-Gọi 1 HS lên bảng chữa câu C1; 1 HS chữa câu C2.
-Từ kết quả C1, C2 . Thảo luận C3.
-GV thông báo: Nếu tính cả phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh thì A=Q. Như vây hệ thức định luật Jun-Len xơ mà ta suy luận từ phần 1: Q=I2.R.t đã được khẳng định qua TN kiểm tra.
-Yêu cầu HS dựa vào hệ thức trên phát biểu thành lời.
-GV chỉnh lại cho chính xác . Thông báo đó chính là nội dung định luật Jun-Len xơ.
-Yêu cầu HS ghi hệ thức định luật Jun-Len xơ vào vở.
-GV thông báo: Nhiệt lượng Q ngoài đơn vị là Jun(J) còn lấy đơn vị đo là calo. 1calo=0,24Jun do đó nếu đo nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo thì hệ thức của định luật Jun-Len xơ là: Q=0,24 I2.R.t.
II. Định luật Jun-Len xơ.
1.Hệ thức của định luật.
Vì điện năng chuyển hoá hoàn toàn thành nhiệt năng Q=A=I2.R.t
Với R là điện trở của dây dẫn.
I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
t là thời gian dòng điện chạy qua.
2.Xử lí kết quả của TN kiểm tra.
C1: A=I2.R.t=(2,4)2.5.300J=8640J
C2:
Nhiệt lượng mà nước và bình nhôm nhận được là:
Q=Q1+Q2=8632,08J
C3: Q#A
3. Phát biểu định luật.
Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Hệ thức của định luật Jun-Len xơ:
Q=I2.R.t
Trong đó: I đo bằng ampe(A)
R đo bằng ôm(#)
T đo bằng giây(s) thì
Q đo bằng Jun(J).
Lưu ý: Q=0,24.I2.R.t (calo).
H. Đ.4: VậN DụNG-CủNG Cố-H.D.V.N.
-Yêu cầu HS trả lời câu C4.
-Yêu cầu HS hoàn thành C5.
Yêu cầu HS lên bảng chữa bài. Sau đó gọi HS khác nhận xét cách trình bày.
-GV nhận xét, rút kinh nghiệm một số sai sót của HS khi trình bày bài.
H.D.V.N: Đọc phần “ Có thể em chưa biết”.
Học bài và làm bài tập 16-17.1; 16-17.2; 16-17.3; 16-17.4 (SBT).
C4: +Dây tóc bóng đèn được làm từ hợp kim có lớn lớn hơn nhiều so với điện trở dây nối.
+Q=I2.R.t mà cường độ dòng điện qua dây tóc bóng đèn và dây nối như nhau
Q toả ra ở dây tóc bóng đèn lớn hơn ở dây nối #Dây tóc bóng đèn nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng còn dây nối hầu như không nóng lên.
C5: Tóm tắt:
ấm (220V-1000W); U=220V
V=2 l# m= 2kg;
Bài giải:
Vì ấm sử dụng ở HĐT U-220V nên công suất tiêu thụ P=1000W
Theo định luật bảo toàn năng lượng:
Thời gian đun sôi nước là: 672s.
*************************************************
File đính kèm:
- Tuan 8.doc