Thực hiện chủ đề năm học 2008 − 2009 “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin” của Bộ Giáo dục và đào tạo nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả giáo dục
23 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Một số biện pháp: thu thập, xử lí tư liệu và soạn bài giảng điện tử môn sinh học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp: thu thập, xử lí tư liệu
và soạn bài giảng điện tử môn sinh học 8
Lý do chọn đề tài kinh nghiệm:
Lý do khách quan:
Thực hiện chủ đề năm học 2008 − 2009 “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin” của Bộ Giáo dục và đào tạo nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả giáo dục.
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn sinh học 8 nói riêng, môn sinh học nói chung cần những bức tranh, ảnh, phim, … phải rõ, đẹp đúng khoa học bộ môn.
Lý do chủ quan: Trong quá trình thực hiện soạn giảng điện tử, bản thân gặp khó khăn như:
Những hình ảnh chụp từ sách giáo khoa thường không cân đối, không rõ nét; hoặc nếu scan những ảnh này không thể điều chỉnh theo ý chủ quan của giáo viên khi thuê người làm.
Nếu thực hiện chụp ảnh hoặc scan ảnh từ sách giáo khoa với số lượng lớn phải tốn nhiều kinh phí – điều này không phù hợp với điều kiện giáo viên khi thực hiện nhiều bài giảng điện tử.
Những thí nghiệm phải kéo dài thời gian hoặc không thích hợp để thực hiện trên lớp được thay bằng những đoạn phim, flash đưa vào PowerPoint, hay Violet có thể không Insert được.
Những đoạn phim dài khi đưa vào bài giảng: có những đoạn không cần thiết, mất nhiều thời gian.
Từ những nguyên nhân trên tôi đã quyết định tìm hiểu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp: thu thập, xử lí tư liệu và soạn bài giảng điện tử môn sinh học lớp 8” nhằm giúp cho bản thân và các đồng nghiệp thuận lợi hơn trong việc soạn các bài giảng điện tử sinh học 8 nói riêng và môn sinh học hay một số môn khác có sử dụng bài giảng điện tử nói chung.
Mục đích nghiên cứu:
Tổng kết kinh nghiệm thực hiện soạn giảng điện tử qua các công đoạn như:
Thu thập tư liệu: ảnh, phim, flash.
Xử lí tư liệu cho phù hợp đặc trưng bộ môn
Soạn bài giảng điện tử
Giới thiệu một số phần mềm hỗ trợ giáo viên: xử lý tư liệu, soạn bài giảng điện tử.
Phương pháp nghiên cứu:
Thực nghiệm sư phạm: Qua các bài giảng điện tử đã thực hiện trong hai năm học: 2007 – 2008 và học kì 1 năm học 2008 – 2009.
Trò chuyện phỏng vấn: qua đổi trực tiếp với đồng nghiệp giảng dạy bộ môn tin học, các đồng nghiệp đã thực hiện soạn giảng từ các năm học trước.
Giới hạn nghiên cứu:
Thời gian: năm học 2007 – 2008 và học kỳ 1 năm học 2008 – 2009.
Đối tượng nghiên cứu:
Tranh ảnh, phim, flash dùng soạn giảng điện tử môn sinh học 8.
Sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 8.
Kết quả thực hiện: Năm học 2007 – 2008 và 2008 – 2009 tôi đã thực hiện được 5 bài giảng điện tử. Trong Hội thi đồ dùng dạy học năm học 2008 – 2009, đã đạt 2 giải:
Giải B bài giảng điện tử sinh học 8 bài“Cấu tạo và tính chất của xương”
Giải C đồ dùng dạy học “Bộ sưu tập tư liệu: phim, ảnh, flash phục vụ soạn giảng điện tử sinh học lớp 8”
Chương I. LỊCH SỬ CỦA KINH NGHIỆM
Năm học 2007 – 2008, giáo viên trường tôi đã thực hiện 3 bài giảng điện tử. Những khó khăn mà chúng tôi gặp phải là: kiến thức về powerpoint, nguồn thu thập tư liệu không có, ảnh dùng trong các bài giảng thu thập rất khó đạt theo chuẩn khoa học bộ môn, những bài không có tranh (loại bài vệ sinh hệ cơ quan – thường có ở cuối mỗi chương) giáo viên không có tư liệu để soạn giảng.
Thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi cùng với các đồng nghiệp giảng dạy bộ môn tin học và những giáo viên có kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử: những khó khăn, tìm hiểu cách khắc phục tôi đã mạnh dạng áp dụng. Khi thực hiện thành công, tôi tiến hành thực đề tài tổng kết kinh nghiệm nhằm tạo cơ sở cho bản thân và đồng nghiệp thực hiện tốt việc soạn bài giảng điện tử.
Chương II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở khoa học:
Theo nguyên lí giáo dục: “Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn”. Do đó, công tác tổ chức dạy học nói chung, môn sinh học nói riêng không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh kiến thức mà còn phải kết hợp lồng ghép: số liệu, phim, ảnh từ thực tiễn cuộc sống sinh động nhằm minh hoạ cho những kiến thức sinh học. Từ đó, học sinh có thể giải đáp những thắc mắc từ thực tiễn cuộc sống: những biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì, các bệnh, tật mà các em thường gặp trong cuộc sống.
Nhằm từng bước hoà nhập vào xu hướng phát triển giáo dục quốc tế, Bộ Giáo dục và đào tạo đã chọn năm học 2008 – 2009 là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”, tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở các trường.
Về mặt tâm lí lứa tuổi, khả năng tư duy trừu tượng học sinh trung học cơ sở còn thấp. Do đó, trong giảng dạy sinh học – môn học thực nghiệm, giáo viên ưu tiên sử dụng phương pháp trực quan, thực hành, … tùy nội dung từng bài học.
Cơ sở pháp lí:
Nhằm thực hiện phong trào đổi mới giảng dạy, Bộ Giáo dục và đạo tạo đã tiến hành cải cách sách giáo khoa. Riêng môn sinh 8 chú trọng phát triển kênh hình trong sách giáo khoa, hệ thống tranh ảnh, thiết bị dạy học có màu sắc trung thực phù hợp màu sắc, hình dạng, cấu tạo, hoạt động các hệ cơ quan trong cơ thể người. Tuy nhiên, việc hướng dẫn học sinh quan sát hệ thống tranh ảnh chưa thể hiện được hết cấu tạo, chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người.
Những hình ảnh về bệnh, tật và những nguyên nhân gây bệnh, tật ở loại bài Vệ sinh hệ cơ quan trong cơ thể, sách giáo khoa chưa thể hiện được sinh động, đầy đủ. Những bài học này giúp học sinh liên hệ giữa cấu tạo, hoạt động của các hệ cơ quan để giải thích những bệnh tật từ những thói quen ăn uống, sinh hoạt trong thực tế cuộc sống. Và loại bài này rất lôi cuốn học sinh trong học tập.
Từ những lí do trên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cùng với hệ thống các phương pháp dạy học hiện nay là cấp thiết, nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay là mục đích đào tạo những thế hệ học sinh: tích cực, chủ động, sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Chương III. NHỮNG KHÓ KHĂN GIÁO VIÊN THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN THU THẬP, XỬ LÝ TÀI LIỆU VÀ SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Trong những năm qua, hoà nhập vào xu hướng sự ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của nước ta, nhiều giáo viên bậc trung học cơ sở đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án, tính điểm trung bình cho học sinh, … Hiện nay là đẩy mạnh thực hiện soạn bài giảng điện tử. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, giáo viên còn gặp khó khăn; nhiều bài giảng điện tử giáo viên thiết kế chưa thể hiện tính sư phạm, chưa tạo chú ý liên tục của người học.
Một số giáo viên chưa được đào tạo qua các khoá học vi tính, mà thực hiện qua sự chỉ lại của người biết vi tính nên còn gặp nhiều lỗi kỹ thuật khi đánh chữ trong Word, PowerPoint, …
Trong các khoá học vi tính, nội dung chương trình chỉ thường tập trung vào thi lấy chứng chỉ, việc tổ chức cho học viên thực hành những nội dung ứng dụng vào công tác dạy học chưa được chú trọng nên giáo viên thường gặp lỗi kỹ thuật khi: đánh chữ, phối màu chữ, phối màu Text Box; Insert hình, phim, AutoShapes, Text Box; chỉnh sửa hình, … Hoặc tạo bài giảng chưa phù hợp nội dung đặc thù bộ môn.
Khi thu thập tư liệu, những khó khăn giáo viên thường gặp là: thiếu các phương tiện máy ảnh, quay phim kỹ thuật số. Những hình khai thác từ sách giáo khoa được scan phải tốn nhiều chi phí nên không thực hiện được với số lượng lớn. Hiện nay ở nhiều trường, nhà giáo viên đã có máy vi tính được kết nối internet nhưng giáo viên chưa biết cách khai thác tư liệu, không biết địa chỉ để truy cập nên chưa khai thác được nguồn tư liệu phong phú này.
Khi xử lí tư liệu, những tấm ảnh được chụp từ những máy ảnh kỹ thuật số có thể bị thiếu sáng, không rõ nét do những điều kiện về ánh sáng, khoảng cách chưa đảm bảo.
Ảnh thiếu sáng
Ảnh không rõ nét
Nhiều hình ảnh, giáo viên chưa biết xử lí những phần không liên quan nội dung bài học; nếu khai thác từ internet (như: trang web/hình ảnh của google, yahoo, …), hình thường nhỏ nếu phóng to không sắc nét.
Ảnh chưa xử lí những nội dung không liên quan
Ảnh khai thác từ internet không rõ nét khi phóng to
Những đoạn phim cũng tương tự ảnh chụp, tải từ mạng; khi cần lấy một đoạn nhỏ để đưa vào bài giảng điện tử giáo viên chưa biết sử dụng những phần mềm “cắt phim” như Herosoft HeroVideo.
Khi soạn bài giảng điện tử:
Giáo viên gặp lỗi kỹ thuật khi đánh chữ (nhiều font chữ) trong một Tex Box; trên một slide quá nhiều màu, phối màu không phù hợp.
.VnTime
Trên một slide có nhiều màu
Một nội dung có nhiều phong chữ
.VnArial
Verdana
Các slide tạo nhiều màu khác nhau, viền nghệ thuật quá nhiều
Chèn (Insert) một đoạn phim, flash vào PowerPoint, file không nhận.
Chương IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP
THU THẬP, XỬ LÝ TƯ LIỆU
VÀ SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Khi thu thập tư liệu:
Hiện nay, những tư liệu cần thiết cho bài giảng điện tử trên mạng internet rất phong phú. Giáo viên có thể lựa chọn những tư liệu hình rõ, đẹp, phim hay các file flash cần thiết để khai thác phục vụ cho bài giảng một cách sinh động, hay lựa chọn những bài giảng hay rồi sửa đổi cho thích hợp với yêu cầu nhằm tránh những hạn chế các lỗi của máy ảnh, scan, quay phim trực tiếp do giáo viên thực hiện.
Tấc cả tư liệu môn sinh học 8 nói riêng các môn học nói chung, giáo viên có thể truy cập vào trang web: www.bachkim.vn để tải những tư liệu: Word (giáo án, đề thi sinh giỏi, …), tấc cả hình ảnh phóng to từ sách giáo khoa (môn sinh học rất rõ, đẹp), hình tham khảo về các nhà bác học, các đoạn phim về các hệ cơ quan, tập tính một số động vật, flash một số hình từ sách giáo khoa; các bài giảng điện tử; các phần mềm, …
Những hình ảnh lấy từ thực tế (phục vụ các bài học không có hình như vệ sinh các hệ cơ quan), giáo viên có thể vào địa chỉ của các trang web: www.google.com.vn, www.yahoo.com.vn , … Thao tác thực hiện như sau: Nhấp đôi chuột trái biểu tượng trên Desktop (hoặc trên thanh Taskbar), nhập địa chỉ cần truy cập vào Address trên cửa sổ:
1. Truy cập www.bachkim.vn:
Click phím Enter (hoặc nút “Go” trên cửa sổ)
Chọn mục Sản phẩm/Thư viện giáo dục Violet
Từ đây, giáo viên có thể thực hiện: Đăng ký làm thành viên, Đăng nhập, thực hiện các liên kết: Các liên kết/Thư viện tư liệu: tải tư liệu về hình ảnh, phim, flash; Các liên kết/Thư viện bài giảng: tải bài giảng điện tử; Các liên kết/Thư viện giáo án: tải giáo án (Word); Các liên kết/Thư viện đề thi: tải đề thi; …
Tải tư liệu giáo dục:
Nếu mới đăng nhập lần đầu (chưa đăng kí thành viên) giáo viên phải đăng kí làm thành viên và làm theo hướng dẫn ở ô bên trái (click vào đăng ký thành viên tại đây) xem phần phụ lục trang 19, 20.
Nếu đã đăng ký thành viên rồi, giáo viên sẽ Đăng nhập ở ô bên phải. Nếu tải tư liệu về hình ảnh, phim, … sau khi chọn Các liên kết, chúng ta chọn: Thư mục/Sinh học/Sinh học 8
Chọn tư liệu cần tải bằng cách click vào tư liệu, chọn Nhấn vào đây để tải về, chọn folder chứa.
Chọn Trở về chuyên mục để tiếp tục tải những tư liệu khác
Tải đề thi, giáo án (Word): thực hiện tương tự như tải tư liệu.
Tải bài giảng điện tử (PowerPoint, Violet): tương tự tải tư liệu nhưng sẽ hiện hộp thoại:
Chọn Click vào đây để tải bài giảng.
2. Truy cập www.google.com.vn; www.yahoo.com.vn; … để tải hình ảnh: thao tác tương tự truy cập www.bachkim.vn
Chọn Hình ảnh/đánh vào tên ảnh tìm/Tìm kiếm Nâng cao (hoặc nhấn phím Enter). Ví dụ: Chọn Hình ảnh/hệ hô hấp người/Enter:
Những hình ảnh lấy trực tiếp từ đây (nhấp phải chuột lên ảnh/Save picture As/folder chứa ảnh) rất nhỏ, khi phóng to sẽ không giữ được độ nét:
Chúng ta nên lấy ảnh với kích cỡ đầy đủ, hình được tải sẽ giữ được độ nét khi kéo to bằng cách: nhấp trái chuột lên ảnh để đến trang web chứa ảnh, chọn Xem ảnh kích cỡ đầy đủ:
Chọn: File/Save as… để lưu ảnh trong thư mục (folder) cần chứa.
Xử lí tư liệu:
1. Chỉnh sửa hình ảnh:
Hiện nay, hầu hết các máy tính đều chạy trên hệ điều hành Windows XP. Chúng ta có thể sử dụng phần mềm Microsoft Office Picture Manager để chỉnh sửa ảnh đơn giản.
Phần mềm Microsoft Office Picture Manager có biểu tượng trên Desktop. Thao tác thực hiện chỉnh sửa ảnh:
Chọn folder chứa ảnh có chế độ hiển thị Thumbnails giúp chúng ta dễ tìm ảnh cần sửa.
Click phải lên ảnh cần sửa, chọn: Open With/Microsoft Office Picture Manager
Khi hiện cửa sổ sửa ảnh của Microsoft Office Picture Manager, chọn Edit Pictures
Trong đó:
Crop: cắt bỏ những nội dung không cần thiết; chỉnh xong chọn OK
Auto Correct: Chỉnh ảnh (độ nét, màu,…) tự động …
Dựa vào Microsoft Office Picture Manager, chúng ta có thể sửa ảnh thu thập được theo yêu cầu của đặc trưng bộ môn sinh học.
2. Xử lí phim:
Các phim tải từ internet thuộc những File khác nhau: AVI, DAT, MPV, MPG, … khi Insert vào PowerPoint, Violet có thể không nhận. Chúng ta nên sử dụng một số phần mềm chuyển đổi File nhạc: Total Video Conveter, 3GP Video Conveter (phần phụ lục) đổi về File AVI. Cách sử dụng phần mềm:
Click đôi biểu tượng trên Desktop, khi cửa sổ Total mở ra chọn New Task / Import files, xuất hiện hộp thoại chọn đường dẫn:
Hộp thoại chọn đường dẫn đến thư mục chứa phim cần cắt
Chọn New Task/Import files
Sau đó, chúng ta chọn loại file cho đoạn phim mới (Avi: MJPEG Avi):
Chọn thư mục (folder) chứa cho file mới (Output File) và đặt tên file:
Chọn Convert Now(đổi file)/Play (xem thử):
Khi cần cắt một đoạn phim, chúng ta có thể sử dụng phần mềm Herosoft HeroVideo để cắt phim (phần phụ lục). Cách sử dụng phần mềm:
Click đôi biểu tượng trên Desktop (hoặc click lên biểu tượng này trên thanh Taskbar), chọn FILE/Open One File để chọn folder chứa file phim cần cắt:
Play
Loop/Select
Select Start Point
Select End Point
Save MPV MPG
Chọn Play/(Loop/Select)/Select Start Point/Select End Point/Save MPV MPG/ lưu trong folder chứa:
Như vậy, phim tải về từ internet chúng ta có thể sử dụng: Total Video Conveter để chuyển đổi file; Herosoft HeroVideo để cắt đoạn phim cần đưa vào bài giảng.
3. Bài giảng điện tử:
Những bài giảng điện tử tải về từ mạng internet thường chưa phù hợp theo yêu cầu. Chúng ta nên chỉnh sửa lại: phong chữ; màu: phong chữ, nền slide, nền Text Box; hiệu ứng, …
Một số file Flash khi chèn (Insert) vào Powerpoint có thể không nhận do thiếu phần mềm đọc flash. Chúng ta nên cài thêm phần mềm SwiffPointPlayerSetup2.1. Sau khi cài xong, sẽ xuất hiện biểu tượng trong Microsoft Powerpoint / Insert / Flash Movie:
Soạn bài giảng điện tử:
Bài giảng điện tử là phương tiện (không phải là phương pháp dạy học) hỗ trợ cùng các phương pháp dạy học khác, khắc phục những nhược điểm của các phương pháp khác nhằm giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tiếp cận kiến thức. Do đó, trong bài giảng hệ thống hình ảnh, phim, phong chữ; màu: chữ, nền slide, nền Text Box; hiệu ứng, … phải phù hợp.
Trong việc soạn bài giảng điện tử, ngoài những kiến thức căn bản PowerPoint, giáo viên cũng cần lưu ý cách thiết kế bài giảng phải phù hợp với đặc trưng bộ môn, đảm bảo tính sư phạm, thu hút chú ý liên tục của người học.
Việc sử dụng chữ: Các kiểu chữ (Font) thường dùng là: Arial, Tahoma, Times New Roman nên dùng một phong chữ cho toàn bài. Cỡ chữ (Size) tối thiểu là 20. Trình bày chữ: Tiêu đề: viết lớn, trên một trang, thường dùng WordArt; bình thường: khoảng 14 – 15 dòng/trang, 14 – 15 chữ/dòng;
Màu nền, màu chữ: nên dùng màu nền là màu trắng hoặc màu xanh dương đậm (đơn sắc), không nên sử dụng những hình nền mặc định quá rườm rà, phức tạp. Chú ý sự thống nhất màu của các tựa và các tiểu tựa. Những lưu ý khi phối màu:
Hiệu ứng của các nội dung trong các slide cũng phải thống nhất trong toàn bài; chỉ sử dụng những hiệu ứng đơn giản với tốc độ vừa phải như: Grow and exit, Boumerang and exit, Title arc, Compress, Big title, Unfold, Rise up, Bounce, Ellipse motion, Float. Nói chung, mỗi bài sử dụng một kiểu.
Giáo viên có thể sử dụng phần mềm Violet (sử dụng toàn bộ bằng tiếng Việt – phù hợp với giáo viên không thông thạo tiếng Anh) để soạn bài giảng điện tử. (phần mềm đính kèm trong phần phụ lục)
Nói chung, thiết kế bài giảng điện tử cần chú ý những đặc điểm về chữ, màu sắc, hiệu ứng, hình ảnh, phim, flash nhằm đảm bảo tính sư phạm và thu hút người học trong suốt quá trình giảng dạy cùng với những phương pháp dạy học khác.
Quá trình thu thập, xử lí tư liệu và soạn bài giảng điện tử, giáo viên cần có những kiến thức căn bản về tin học. Ngoài những kiến thức căn bản, giáo viên cũng cần tìm hiểu và vận dụng những phần mềm hỗ trợ trong xử lí tư liệu và soạn giảng nhằm có được những bài giảng điện tử đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay.
Để thực hiện tốt những bài giảng, giáo viên nên tham dự các khoá học tin học để có những kiến thức căn bản (chứng chỉ A) tạo nền tảng cho việc tìm hiểu những phần mềm chuyên dụng cho việc soạn bài giảng điện tử.
Biện pháp thu thập tư liệu, bài giảng từ internet là dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi hiện nay. Trong quá trình giảng dạy, những hình ảnh lấy từ thực tế (qua những tiết thực hành) vẫn là sinh động nhất nhưng giáo viên cần chú ý những tiêu chí trong kĩ thuật chụp ảnh, quay phim để có được tấm ảnh, đoạn phim rõ đẹp.
Việc xử lí tư liệu, bài giảng chúng ta nên tận dụng những phần mềm có sẵn trong máy tính như Microsoft Office Picture Manager, Paint kết hợp với một số phần mềm hỗ trợ như: Total Video Conveter, Herosoft HeroVideo, … để xử lí phim, ảnh cho phù hợp theo yêu cầu bài giảng.
Khi soạn giảng, giáo viên cần chú ý việc sử dụng: phong chữ, màu nền, màu chữ, sử dụng hiệu ứng nhằm tạo thuận lợi sự lôi cuốn cho học sinh tiếp thu kiến thức từ bài giảng điện tử.
I. Đăng kí thành viên của bachkim:
Giáo viên phải có email (địa chỉ thư điện tử) (ví dụ: tuantamhiep@yahoo.com.vn) Cách tạo email như sau:
Truy cập trang web của yahoo:
Đăng ký tạo email: Click mục Đăng ký:
Thực hiện theo hướng dẫn của mục, cuối cùng click Lập tài khoản:
Đăng ký làm thành viên của bachkim: Chọn: Đăng ký làm thành viên rồi làm theo hướng dẫn.
III. Các phần mềm ứng dụng soạn giảng điện tử: (trong đĩa CD-R)
1. Violet 1.5
2. Herosoft HeroVideo 3000
3. Total Video Converter v3.1
4. SwiffPointPlayerSetup 21
5. 3GP Video Conveter v2.1.59.0206b
1. Nguyễn Quang Vinh – Trần Đăng Cát – Đỗ Mạnh Hùng, sách giáo khoa sinh học 8, nhà xuất bản Giáo dục
2. Nguyễn Quang Vinh – Trần Đăng Cát – Đỗ Mạnh Hùng, sách giáo viên sinh học 8, nhà xuất bản Giáo dục
3. Hoàng Xích Việt, tài liệu bồi dưỡng giáo án điện tử năm 2008.
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Lí do chọn đề tài kinh nghiệm 1
Mục đích nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 2
Giới hạn nghiên cứu 2
Kết quả thực hiện 2
PHẦN NỘI DUNG 3
Chương I. Lịch sử của kinh nghiệm 3
Chương II. Cơ sở lí luận của đề tài 3
Chương III. Những khó khăn giáo viên thường gặp khi thực hiện: thu thập, xử lí tư liệu và soạn bài giảng điện tử 5
Chương IV. Một số kinh nghiệm thu thập, xử lí tư liệu và soạn bài giảng điện tử 8
PHẦN KẾT LUẬN 20
PHẦN PHỤ LỤC 21
I. Đăng kí thành viên của bachkim 21
II. Các phần mềm ứng dụng soạn giảng điện tử 22
Tài liệu tham khảo 23
File đính kèm:
- Mot so bien phap thu thap, xu li tu lieu va soan bai giang dien tu sinh hoc 8.doc