A, Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
- Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
B, Phương tiện thực hiện.
- Giao viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, giáo án, tài liệu kham khảo.
- Học sinh: Sách giáo khoa, soạn bài, tài lệu kham khảo.
C, Phương pháp dạy học.
- Kết hợp các phương pháp: vừa quy nạp vừa diễn dịch.
- GV cho học sinh phân tích theo câu hỏi gợi ý rồi rút ra nhận xét, kết luận.
- Làm bài tập thực hàn
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 24059 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng nghĩa của câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN SINH VIÊN : PHẠM THỊ HOA
NGHĨA CỦA CÂU
Tuần 20 Tiết dạy: 74
Lớp dạy: 11AB2 Ngày soạn: 30/12/2012
A, Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
- Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
B, Phương tiện thực hiện.
- Giao viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, giáo án, tài liệu kham khảo.
- Học sinh: Sách giáo khoa, soạn bài, tài lệu kham khảo.
C, Phương pháp dạy học.
- Kết hợp các phương pháp: vừa quy nạp vừa diễn dịch.
- GV cho học sinh phân tích theo câu hỏi gợi ý rồi rút ra nhận xét, kết luận.
- Làm bài tập thực hành.
Hoạt Động Của Giáo Viên
Hoạt Động Của Học Sinh
Nội Dung Bài Gỉang
KIỂM TRA BÀI CŨ.
- Em nào có thể đọc thuộc lòng phần dịch thơ bài “ Lưu Biệt Khi Xuất Dương” ?
- Nêu suy nghĩ của em về quan niệm chí làm trai của Phan Bội Châu?
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
I. HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU.
- Gọi HS đọc và phân tích ngữ liệu 1 trong sách giáo khoa.
+ So sánh từng cặp câu a1- a2, b1- b2 ?
+ Hai câu trong mỗi cặp câu đều đề cặp tới cùng một sự việc. Đó là sự việc gì?
+ Câu nào thể hiện sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc ?
+ Câu nào thể hiện phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc ?
+ Câu nào thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc ?
- GV tổng kết :
+ Cả hai câu a1 và a2 đều nói đến sự việc chí phèo từng có thời ao ước có một gia đình nho nhỏ.
* Câu a1 có dùng từ hình như thể hiện độ tin cậy chưa cao
* Câu a2 không dùng từ hình như thể hiện độ tin cậy cao ( khẳng định có sự vật ấy).
- Cả hai câu b1 và b2 đều đề cập tới sự việc người ta cũng bằng lòng.
* Câu b1 có dùng từ chắc thể hiện sự phỏng đoán, có sự tin cậy nhất định ( thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói đối với sự việc)
* Câu b2 chỉ đơn thuần đề cập tới sự việc.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục 2 trong SGK vả trả lời câu hỏi.
+ Em nào cho cô biết mỗi câu thường có mấy thành phần nghĩa ? Là những thành phần nghĩa nào ?
+ Các thành nghĩa trong câu có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
(XEM VÍ DỤ SGK)
II. NGHĨA SỰ VIỆC
- Nhìn vào dữ liệu SGK em nào cho cô biết nghĩa sự việc là nghĩa gì ?
- Có những nghĩa sự việc nào trong câu ?
- GV phân tích nghĩa sự việc trong các ngữ liệu đã cho trong SGK :
+ Câu biểu hiện hành động:
* Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chờ những người đi đưa.
(Vũ Trọng Phụng, Số Đỏ)
+ Câu biểu hiện trạng thái tính chất, đặc điểm:
* Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.
(Nguyễn Khuyến, Vịnh mùa thu)
+ Câu biểu hiện quá trình:
* Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
( Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa thu)
+ Câu biểu hiện tư thế:
* Lom khom dưới núi tiều vài chú.
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua đèo Ngang) + Câu biểu hiện sự tồn tại:
*Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
(Nguyễn Bình Khiêm, Thói đời)
® Động từ tồn tại: (Còn, hết)
® Sự vật tồn tại: (Bạc, tiền, đệ tử, cơm, rượu, ông tôi)
+ Câu biểu hiện quan hệ:
* Đội Tảo là một tay vai vế trong làng.
(Nam Cao, Chí Phèo)
* TỔNG KẾT : (SGK)
III. LUYỆN TẬP
- GV định hướng và hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- GV Dặn HS làm bài tập 2 và 3 ở nhà và soạn bài.
Nhấn mạnh :
Học bài cũ – soạn bài mới : Nghĩa tình thái
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS đọc dữ liệu.
- HS trả lời câu hỏi.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS xem dũ liệu và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe GV dặn dọn.
I.HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU.
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa :
+ Nghĩa sự việc ( nghĩa miêu tả) : đề cặp đến sự việc được nói đến trong câu.
+ Nghĩa tình thái : là sự bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc.
+ Các thành phần nghĩa của câu thường có mối quan hệ gắn bó mật thiết trừ trường hợp câu chỉ cấu tạo bằng từ cảm thán.
II. NGHĨA SỰ VIỆC
- Định nghĩa : nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cặp đến.
- Có các nghĩa sự việc sau :
+ Câu biểu hiện hành động,
+ Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
+ Câu thể hiện quá trình.
+ Câu thể hiện tư thế.
+ Câu biểu hiện sự tồn tại.
+ Câu biểu hiện quan hệ.
- Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ các từ mang vai trò : chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và các thành phần phụ khác.
III. LUYỆN TẬP
BÀI 1 :
Câu 1: Diễn tả hai sự việc chỉ trạng thái ( Ao thu lạnh lẽo / nước trong veo)
Câu 2: Một sự việc - đặc điểm ( Thuyền...bé)
Câu 3: Một sự việc - quá trình (Sóng...gợn)
Câu 4: Một sự việc - quá trình (Lá...đưa vèo)
Câu 5: Hai sự việc:Trạng thái:(tầng mây...lơ lửng)
Đặc điểm:(Trời...xanh ngắt).
Câu 6: Hai sự việc Đặc điểm : (Ngõ trúc...quanh co)Trạngthái:(khách- vắng teo)
Câu 7: Hai sự việc - tư thế (Tựa gối/ buông cần)
Câu 8: Một sự việc - hành động (cá...đớp)
File đính kèm:
- bai Nghia Cua Cau.doc