Bài giảng Ngữ văn 10 Tiết 1, 2 - Đọc văn tổng quan văn học Việt Nam

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh

- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về 2 bộ phận của Văn học Việt Nam và 2 thời đại lớn của Văn học Việt Nam.

- Nắm vững hệ thống vấn đề về:

 + Thể loại của Văn học Việt Nam;

 + Con người trong Văn học Việt Nam.

- Xây dựng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua các tác phẩm văn học, từ đó hình thành thái độ và niềm say mê với Văn học nước nhà.

 

 B. Phương tiện dạy học:

 - Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết kế dạy học.

 C. Phương pháp giảng dạy:

 - Phối hợp các phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.

 D. Tiến trình bài dạy:

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách vở của HS đầu năm học.

 3. Giới thiệu bài mới: Phân môn lịch sử văn học giúp chúng ta tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của văn học. Bài học hôm nay giúp cho chúng ta có kiến thức về sự hình thành và phát triển của nền văn học dân tộc Việt Nam.

 4. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 Tiết 1, 2 - Đọc văn tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1, 2 - Đọc văn TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về 2 bộ phận của Văn học Việt Nam và 2 thời đại lớn của Văn học Việt Nam. - Nắm vững hệ thống vấn đề về: + Thể loại của Văn học Việt Nam; + Con người trong Văn học Việt Nam. - Xây dựng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua các tác phẩm văn học, từ đó hình thành thái độ và niềm say mê với Văn học nước nhà. B. Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết kế dạy học. C. Phương pháp giảng dạy: - Phối hợp các phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách vở của HS đầu năm học. 3. Giới thiệu bài mới: Phân môn lịch sử văn học giúp chúng ta tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của văn học. Bài học hôm nay giúp cho chúng ta có kiến thức về sự hình thành và phát triển của nền văn học dân tộc Việt Nam. 4. Bài mới: Hoạt động của GV (1): Hoạt động của HS (2): Nội dung bài học (3): HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung: GV yêu cầu HS quan sát các mục lớn trong SGK, trình bày bố cục của bài học. - Yêu cầu HS đọc phần I SGK. - HS tìm hiểu nội dung phần I SGK, phát biểu, trao đổi. Bài học gồm có 3 nội dung lớn: - Các bộ phận hợp thành. - Quá trình phát triển của văn học. - Con người Việt Nam qua Văn học. HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu phần I: Các bộ phận hợp thành của VHVN. - VHVN bao gồm mấy bộ phân? Đó là những bộ phận nào? - Hướng dẫn thảo luận tìm hiểu từng bộ phận.. - GV định hướng và chốt lại. Giúp HS chia nhóm, thảo luận. (GV chốt vấn đề) - HS lần lượt trả lời từng câu hỏi ở SGK. - Các bộ phận hợp thành của VHVN. + Bộ phận VHDG + Bộ phận văn học viết - Đặc trưng cơ bản của từng bộ phận. Nêu ví dụ ? - Hệ thống thể loại của văn học dân gian và văn học viết? (đã học ở cấp 2) - Thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận. - HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi: + VH trung đại hình thành và phát triển trong bối cảnh nào? + Nêu đặc điểm, vị trí, vai trò và những thành tựu của từng bộ phận của văn học trung đại? - HS tìm hiểu, rút ra đặc trưng của văn học hiện đại. I- Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam. Nền văn học Việt Nam có hai bộ phận hợp thành, đó là: - Bộ phận văn học dân gian - Bộ phận văn học viết. 1.Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động - Các thể loại: (SGK) - Những đặc trưng tiêu biểu: + Tính truyền miệng + Tập thể. 2. Văn học viết: - Tác giả: trí thức Việt Nam. - Hình thức sáng tác và lưu truyền: văn bản. - Mang dấu ấn cá nhân. - Chữ viết: Hán, Nôm, Quốc ngữ. - Hệ thống thể loại Từ thế kỷ X®XIX: Văn xuôi tự sự, trữ tình, văn biền ngẫu. Từ thế kỷ XX® hết thế kỷ XX: tự sự, trữ tình, kịch với nhiều thể loại cụ thể (GV minh hoạ). HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu phần II SGK: Quá trình phát triển của VHVN. Giúp HS tìm hiểu các thuật ngữ: Thời kì, giai đoạn văn học. - Vai trò của CM tháng 8 đ/ với VH hiện đại; - Vai trò của đại thắng mùa xuân 75 và sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo đã có ảnh hưởng ntn đối với việc phát triển của VHVN. II. Qúa trình phát triển của văn học Việt Nam: VHVN có 3 thời kỳ(GV chứng minh) 1. Văn học trung đại (VH từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX) Đây là thời đại viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Bộ phận chữ Hán: Hình thành sớm (thế kỷ X), Vai trò của chữ Hán, Thành tựu. Bộ phận chữ Nôm: 2. Văn học hiện đại: (VH từ đầu thế kỷ XX đến hết thế kỷ XX) - Các giai đoạn phát triển (minh hoạ) - Bối cảnh hình thành và phát triển, - So sánh điểm khác biệt giữa văn học trung đại và văn học hiện đại. (GV lập bảng so sánh ) - Những thành tựu của văn học hiện đại HĐ4: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần III: Con người VN qua Văn học. - HS phát biểu, trao đổi các câu hỏi ở SGK. - VH thể hiện mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên. Hãy dẫn chứng để minh hoạ? - Con ng ười VN trong quan hệ với quốc gia, dân tộc là con người yêu nước, mang tư tưởng trung quân. Em hãy nêu 1 nhân vật trong văn học thể hi ện rõ điều đó? Những biểu hiện nội dung của mối quan hệ xã hội trong văn học Việt Nam? III. Con người Việt Nam qua văn học 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Con người có mối quan hệ với thiên nhiên. Con người nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên. - Thiên nhiên là người bạn tri âm, tri kỷ của con người. 2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc: - Do hoàn cảnh, con người VN luôn có ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước. 3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: - Đó là con người đời thường với nhiều mối quan hệ. 4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: - Ý thức cá nhân phát triển xuất hiện cái Tôi trong văn học. 5. Củng cố: - HS tự hệ thống kiến thức đã học. 6. Dặn dò: - HS vẽ sơ đồ các bộ phận của VHVN. - Soạn bài HĐGT bằng ngôn ngữ. 7. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBai 1 Tong quan van hoc Viet Nam(2).doc