Giáo án: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

I/ Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh:

+ Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà.

+ Hiểu được giá trị nhân đạo: đề cao quyền sống, quyền hạnh phúc lứa đôi.

 + Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm của nhân vật qua đoạn trích.

 

II/ Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV là chính, một số tài liệu có liên quan khác.

- Một số ví dụ minh họa được in to trên khổ giấy A0.

 

III/ Phương pháp dạy học:

Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi gợi mở, diễn giảng là chính để giáo viên và học sinh cùng trao đổi thảo luận về nội dung bài học. Bên cạnh đó, giáo viên sử dụng thêm một số phương pháp liên hệ, so sánh, mở rộng vấn đề và phương pháp trực quan sinh động bằng cách vừa cho HS xem tranh vừa phân tích đoạn trích.

 

IV/ Tiến trình tổ chức bài học:

1. Phần mở đầu:

- Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ.

+ Gọi 1 HS lên và hỏi:

+ Nhận xét và cho điểm.

- Lời vào bài:

 

2. Nội dung bài học:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3437 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN Bài: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: + Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà. + Hiểu được giá trị nhân đạo: đề cao quyền sống, quyền hạnh phúc lứa đôi. + Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm của nhân vật qua đoạn trích. II/ Phương tiện thực hiện: SGK, SGV là chính, một số tài liệu có liên quan khác. Một số ví dụ minh họa được in to trên khổ giấy A0. III/ Phương pháp dạy học: Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi gợi mở, diễn giảng là chính để giáo viên và học sinh cùng trao đổi thảo luận về nội dung bài học. Bên cạnh đó, giáo viên sử dụng thêm một số phương pháp liên hệ, so sánh, mở rộng vấn đề và phương pháp trực quan sinh động bằng cách vừa cho HS xem tranh vừa phân tích đoạn trích. IV/ Tiến trình tổ chức bài học: Phần mở đầu: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. + Gọi 1 HS lên và hỏi: + Nhận xét và cho điểm. Lời vào bài: Nội dung bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học GV: Yêu cầu HS rút ra những nét chính về tác giả, dịch giả, tác phẩm, đoạn trích trong SGK/86 phần Tiểu dẫn. GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản. GV: Một trong những thủ pháp quen thuộc của văn học trung đại là “tả cảnh ngụ tình”. Trong đoạn trích này, yếu tố ngoại cảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tâm trạng người chinh phụ. Em hãy xác định những yếu tố ngoại cảnh trong đoạn thơ? Những yếu tố ấy được miêu tả như thế nào? GV diễn giảng: - Hình ảnh ngọn đèn được sử dụng ở đây với dụng ý nghệ thuật … - Liên hệ với ca dao: … GV: Những yếu tố ấy có ý nghĩa ra sao trong việc miêu tả tâm trạng người chinh phụ? GV: Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng trong việc thể hiện tâm trạng người chinh phụ, đó là miêu tả hành động, tác giả đã rất tài tình … Người chinh phụ đã có những hành động gì? Em nhận xét thế nào về các hành động đó? GV diễn giảng: - … người chinh phụ không còn thiết tha với công việc, nhất là những việc gợi nhắc tình cảnh cô đơn, lẻ bạn của mình … - Liên hệ câu thơ: “Biếng cầm kim biếng thêu hoa Oanh đôi ngại dệt, bướm đôi ngại thùa” GV: Em thử tìm xem những từ ngữ, chi tiết nào diễn tả trực tiếp tâm trạng người chinh phụ? Qua đó, em có cảm nhận gì về tâm trạng người chinh phụ? GV: Người chinh phụ đã cảm nhận thời gian như thế nào? Em có biết tại sao người chinh phụ lại có cảm nhận về thời gian như vậy không? GV diễn giảng: Thơ xưa thường dùng biện pháp ước lệ … GV: Cho HS tự rút ra tiểu kết cho 16 câu thơ đầu của đoạn trích. GV: Tại sao tác giả lại dùng hình ảnh “gió đông” chứ không phải hình ảnh nào khác? GV diễn giảng: Người chinh phụ không biết chồng mình đang ở phương nào (thước chẳng mách tin), chỉ biết rằng đó là nơi xa xôi mà chỉ có ngọn gió bay đi muôn nơi mới có thể chuyển được tấm lòng của nàng đến với chồng. GV: Địa danh được nhắc đến hai lần trong đoạn trích là “non Yên”. Theo em, “non Yên” có phải được dùng để nói về một địa danh cụ thể (núi Yên Nhiên, ngọn núi ở phía Bắc Trung Quốc)? GV: Nỗi nhớ vốn vô hình, trừu tượng nhưng em vẫn có thể cảm nhận được một cách cụ thể qua hình ảnh nào, bằng biện pháp nghệ thuật nào? GV diễn giảng: - “thăm thẳm”: nỗi nhớ sâu đậm, da diết. - “đường lên bằng trời”: vừa thể hiện độ sâu, vừa thể hiện độ cao của nỗi nhớ … - “đau đáu”: nỗi nhớ khắc khoải, mòn mỏi, luôn hướng cao độ về đối tượng muốn nói đến. GV: Em cảm nhận như thế nào về cảnh vật và âm thanh ở hai câu thơ cuối trong đoạn trích? GV diễn giảng: Hai câu thơ cuối như một khúc vĩ thanh nói lên mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa thiên nhiên với con người. Nó gợi nhắc chúng ta đến cuâ thơ của đại thi hào Nguyễn Du: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” … GV: Cho HS tự rút ra tiểu kết cho 8 câu thơ cuối của đoạn trích. GV: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự đau khổ, lẻ loi của người chinh phụ? Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến độc giả điều gì? Giá trị của khúc ngâm? GV: Ở trên, trong quá trình phân tích, thầy trò chúng ta cũng đã tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. Em nào thử nhắc lại những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK/ tr.88 I/ TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - Đặng Trần Côn (?-?). Quê: Hà Nội. - Ông sống khoảng đầu TK 18. - Tác phẩm để lại: Chinh phụ ngâm, thơ chữ Hán, một số bài phú chữ Hán. 2/ Dịch giả - Đoàn Thị Điểm (1705-1748). Quê: Hưng Yên. - Nổi tiếng thông minh từ nhỏ. - Là tác giả tập truyện chữ Hán “Truyền kì tân phả”. 3/ Tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” - Hoàn cảnh sáng tác: Đầu đời Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, triều đình đánh dẹp, trai tráng phải ra trận. Đặng Trần Côn cảm nhận nỗi đau khổ của con người nhất là người phụ nữ trong chiến tranh nên viết tác phẩm này. - Nội dung: tác phẩm nói lên sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi vốn ít được thơ văn các thời kì trước chú ý. - Nguyên tác: chữ Hán (478 câu thơ), làm theo thể trường đoản cú (câu thơ dài ngắn không đều nhau). - Bản dịch: chữ Nôm theo thể song thất lục bát. 4/ Đoạn trích Gồm 24 câu thơ nói về tình cảnh, tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ. II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1/ Tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi Không gian vắng vẻ, hắt hiu gợi nỗi lòng buồn hiu hắt a/ Ngoại cảnh - “hiên vắng” - “rèm thưa” - “thước chẳng mách tin” -> không có tin tức gì. - “… có đèn biết chăng?” -> câu hỏi tu từ + phép nhân hóa -> chỉ có đèn là bạn -> tìm đến tâm sự với đèn. Từ láy có giá trị gợi tả thời gian và cảnh vật làm tăng thêm sự cô đơn, buồn vắng - “Gà eo óc …” - “Hoè phất phơ …” -> “Tả cảnh ngụ tình” -> tăng thêm sự trống trãi, hụt hẫng và lẻ loi của người chinh phụ. Hành động lặp đi lặp lại -> sự tù túng, bế tắc, cô đơn b/ Hành động - “thầm gieo từng bước” - “rủ thác đòi phen” “gượng” - “đốt hương” - “soi gương” - “gẩy đàn” -> từ “gượng” lặp lại -> thái độ miễn cưỡng, chán chường -> ngậm ngùi với những vật dụng quen thuộc, không chú ý đến ăn mặc, trang điểm -> bộc lộ rõ nỗi cô đơn, sầu muộn. Hình ảnh gợi nhắc cảnh lứa đôi hoà hợp -> tăng sự trống trải. lẻ loi. - “sắt cầm” - “dây uyên” - “phím loan” -> chinh phụ “gượng gẩy” vì sợ dây đàn bị chùng hay bị đứt báo hiệu điềm gỡ tình vợ chồng. c/ Tâm cảnh - “Bi thiết” Nỗi buồn đau nặng trĩu, kéo dài. - “Buồn rầu nói chẳng nên lời” - “Khắc giờ đằng đẵng như niên” - “Mối sầu dằng dặc” - “Lệ lại châu chan” - “Khắc giờ đằng đẵng như niên Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa” -> Từ láy + so sánh -> thời gian thực -> thời gian tâm lí à Tiểu kết: Qua việc miêu tả ngoại cảnh, hành động, tâm cảnh, 16 câu thơ đầu thể hiện những cung bậc, sắc thái khác nhau trong nỗi cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ. 2/ Nỗi nhớ mong của người chinh phụ - “gió đông”: hình ảnh thi vị lãng mạn -> chỉ có ngọn gió bay muôn nơi mới chuyển được tấm lòng của nàng đến với chồng. - “non Yên”: nơi chiến trận ngoài biên ải -> hình ảnh tượng trưng ước lệ được lặp lại hai lần -> gợi sự xa xôi cách trở, nỗi nhớ tăng cao. - “Nhớ chàng thăm thẳm … Nỗi nhớ chàng đau đáu” -> điệp từ “nhớ” + nhiều từ láy gợi tả -> nỗi nhớ được khắc họa rõ nét -> nỗi nhớ đến cháy lòng. - “Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun” -> Nhịp 4/4 -> cảnh vật buồn hiu hắt, âm thanh nghe não nề. à Tiểu kết: Chinh phụ bộc bạch chân thành nỗi nhớ thương, ngậm ngùi. Đó còn là niềm khát khao về hạnh phúc lứa đôi. 3/ Nguyên nhân sự đau khổ, lẻ loi của người chinh phụ Chiến tranh phi nghĩa chia cắt hạnh phúc lứa đôi. -> Lên án chiến tranh phi nghĩa, đề cao hạnh phúc con người. -> Giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực. 4/ Nghệ thuật - Sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát. - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. - Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật tài tình. - Âm điệu trầm buồn da diết. - Ngôn ngữ thơ trang trọng kết hợp hài hòa với các biện pháp tu từ diễn tả nội tâm đau buồn của người chinh phụ. III/ KẾT LUẬN Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS về nhà làm phần Luyện tập SGK/ tr.88. - Chuẩn bị bài TRUYỆN KIỀU. Ngày tháng năm Giáo viên TRẦN HUY KHÔI

File đính kèm:

  • docTinh canh le loi cua nguoi chinh phu(5).doc