Bài giảng ngữ văn lớp 11: Tràng giang _ Huy Cận

A.Chuẩn bị

I.Mục tiêu bài học

1.Về kiến thức,kĩ năng

Giúp học sinh:

-Cảm nhận được nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên mênh mông hiu quạnh,trong đó thấm đượm nỗi sầu nhân thế và tấm lòng yêu nước thầm kín của thi sĩ.

-Nhận ra được vẻ đẹp cổ điển trong một bài thơ mới.

2.Về tư tưởng tình cảm:

 

II.Phương tiện thực hiện

-Sách giáo khoa

-Sách giáo viên

-Sách thiết kế

-Tài liệu tham khảo

 

III.Cách thức tiến hành

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo,gợi tìm,kết hợp với các hình thức thảo luận,trả lời các câu hỏi.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng ngữ văn lớp 11: Tràng giang _ Huy Cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC VĂN : TIẾT 87 TRÀNG GIANG HUY CẬN A.Chuẩn bị I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức,kĩ năng Giúp học sinh: -Cảm nhận được nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên mênh mông hiu quạnh,trong đó thấm đượm nỗi sầu nhân thế và tấm lòng yêu nước thầm kín của thi sĩ. -Nhận ra được vẻ đẹp cổ điển trong một bài thơ mới. 2.Về tư tưởng tình cảm: II.Phương tiện thực hiện -Sách giáo khoa -Sách giáo viên -Sách thiết kế -Tài liệu tham khảo III.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo,gợi tìm,kết hợp với các hình thức thảo luận,trả lời các câu hỏi. B.Ổn định tổ chức I.Kiểm tra bài cũ II.Bài mới: Lời vào bài: Phong trào Thơ mới giai đoạn 1930-1945 đã sản sinh ra rất nhiều nhà thơ mang trong mình cái tôi cá nhân và mỗi nhà thơ để lại cho thơ ca giai đoạn này những màu sắc riêng toát lên từ bản chất của những nhà thơ đó.Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam có nhận xét: “chưa bao giờ ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ,mơ màng như Lưu Trọng Lư,hùng tráng như Huy Thông,trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp,ảo não như Huy Cận,quê mùa như Nguyễn Bính,kỳ dị như Chế Lan Viên…và thiết tha,rạo rực,băn khoăn như Xuân Diệu”.Và hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một hồn thơ ảo não trong phong trào Thơ mới đó chính là nhà thơ Huy Cận với bài thơ Tràng Giang. Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK em hãy nêu những nét khái quát về tiểu sử,sự nghiệp và con người nhà thơ Huy Cận? Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ Tràng giang?Bài thơ lúc đầu có nhan đề là gi? Em hãy cho biết nhan đề của bài thơ có ý nghĩa như thế nào? Theo em câu thơ đề từ có quan hệ như thế nào với toàn tác phẩm? Khổ thơ đầu tiên gợi cho em cảm giác gì? Các từ láy Điệp điệp và Song song có ý nghĩa như thế nào với khổ thơ đầu tiên này? Ở câu thơ Củi một cành khô lạc mấy dòng theo em có gì đặc biệt? Nỗi buồn ở khổ thơ này được tác giả triền khai như thế nào? Thủ pháp nào của thi pháp cổ điển được Huy Cận sử dụng trong khổ thơ này? Nỗi buồn mênh mang vô định đã được nhà thơ tiếp tục miêu tả như thế nào ở khổ thơ thứ 3 này?Tâm trạng người thi sĩ trẻ như thế nào khi đứng trước con sông dài và rộng? Cảnh vật và cảm xúc của nhà thơ trong khổ này có gì mới mẻ?Nỗi buồn nhớ quê nhà của tác giả nói lên điều gì khi đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ này? Em hãy nêu những nét nổi bật về nghệ thuật và nội dung của bài thơ? I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Tiểu sử-Sự nghiệp-Con người: a.Tiểu sử: Huy Cận(1919-2005).Tên khai sinh là Cù Huy Cận,sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Ân Phú,huyện Hương Sơn nay là xã Ân Đức,huyện Vũ Quang,tỉnh Hà Tĩnh.Năm 1939 ông đỗ tú tài toàn phần tại Huế.Năm 1943 đỗ kỹ sư Canh nông tại Hà Nội.Từ 1942 ông tham gia Mặt trận Việt Minh trong tổ chức văn hoá cứu quốc,ông tham gia phong trào Quốc dân đại hội tại Tân Trào và được bầu vào Uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau 1945 ông giữ những chức vụ quan trọng trong Chính phủ và Hội liên hiệp văn học-nghệ thuật Việt Nam.Ông được Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học-nghệ thuật đợt I năm 1996. b.Sự nghiệp: Huy Cận bắt đầu làm thơ từ hồi còn đi học.Với tập Lửa Thiêng-1940,ông được biết đến như một thi sĩ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Sau cách mạng tháng Tám ông đã mất một thời gian dài để đổi mới tiếng thơ.Từ 1958 thơ ông lại mang một màu sắc mới và bắt đầu nở rộ với những sáng tác sau: Trời mỗi ngày lại sáng-1958;Đất nở hoa-1960;Bài thơ cuộc đời-1963;Hai bàn tay em-1967;Những năm sáu mươi-1968;chiến trường gần chiến trường xa-1973… c.Con người: Huy Cận là một người luôn khao khát và lắng nghe sự hoà điệu giữa hồn người với tạo vật,giữa cá thể với nhân quần. 2.Bài thơ Tràng giang Xuất xứ: Bài thơ được viết khi ông đứng bên bờ Nam bến Chèm (1939), nhìn cảnh sông Hồng bát ngát,vắng lặng mà nghĩ đến cuộc đời điên đảo,đến những kiếp người nổi trôi… trong tâm hồn thi sĩ lúc đó nổi lên nỗi buồn sầu không gian,sầu vũ trụ miên man và dậy lên nỗi nhớ quê nhà vì lúc này nhà thơ đang ở Hà Nội học Canh nông.Đêm về ông viết bài thơ này.Bài thơ lúc đầu có tên là Chiều trên sông viết theo thể lục bát,sau đổi thanh thất ngôn và đặt nhan đề mới là Tràng giang.Bài thơ được in trong tập Lửa thiêng-1940. II.ĐỌC-HIỂU 1.Ý nghĩa nhan đề bài thơ và câu thơ đề từ: a.Nhan đề : Bài thơ lúc đầu có tên là Chiều trên sông,với nhan đề này thì chúng ta cảm nhận được đó một nhan đề đã quá cụ thể,đã nói lên tất cả và nó ít gợi ra ấn tượng trong lòng người đọc.Sau này bài thơ được đổi nhan đề thành Tràng giang,với nhan đề này đã gợi ra một ấn tượng khái quát vừa cổ điển,vừa trang trọng.Bởi lẽ Giang là từ Hán-Việt có nghĩa là Sông,con Tràng là âm đọc chệch của từ Trường có nghĩa là Dài.Và Tràng giang với vần lưng ang gợi ra âm hưởng dài rộng và lan toả,ngân vang trong lòng người đọc,ngời lên vẻ đẹp vừa cổ điển,vừa hiện đại. b.Câu thơ đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài Câu thơ đề từ là của chính tác giả định hướng cảm xúc cho toàn bài thơ.Đó chính là nỗi buôn sầu man mác lan toả một cách nhẹ nhàng mà lắng sâu trước cảnh trời rộng khi nhà thơ lặng ngắm cảnh lúc hoàng hôn. 2.Khổ thơ đầu: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng Tràng giang-Sông dài và lớn như Hoàng Hà và Trường Giang…Ở đây chính là con sông Hồng Hà thân yêu,dòng sông đỏ nặng phù sa.Sóng gợn lăn tăn,lớp lớp buồn điệp điệp như vỗ vào,thấm sâu vào lòng người bao ám ảnh. Nhìn những con sóng nhỏ đang lặng lẽ gối đầu nhau mà đi xa đến tận cuối chân trời,tâm hồn nhà thơ bỗng dâng lên một nỗi buồn Điệp điệp.Từ Điệp điệp đã tạo nên hình ảnh một nỗi buôn ngàn trùng,một nỗi buồn triền miên,lớp lớp…Thường người ta nói Trùng trùng điệp điệp để chỉ núi non nhưng ở đây tác giả lại dùng nó để miêu tả nỗi buồn,thật đúng là một sáng tạo độc đáo trong cách dùng từ để hình ảnh hoá một nỗi buồn rất ư lãng mạn.Âm điệu thơ như ngân xa da diết,như thân thuộc quen quen.Có lẽ ông đã liên tưởng đến một câu ca dao: “Sóng bao nhiêu gợn,dạ em sầu bấy nhiêu” Ở đây sóng có bao nhiêu gợn trên dòng Tràng giang tức là có bấy nhiêu nỗi buồn thi sĩ. Và nổi bật lên giữa những lớp sóng bạt ngàn đó là hình ảnh của một con thuyền đang khuất chìm giữa những lớp sóng.Chiếc thuyền con như đang lênh đênh,bập bềnh không định hướng,cứ xuôi mãi,xuôi mãi theo dòng nước vô tận nghìn trùng. Cum từ nước song song cũng là một cấu tứ rất lạ và hiếm gặp nó đối thanh với buồn điệp điệp như để gợi một nỗi buồn mênh mông trùng điệp. Ở hai câu thơ tiếp thế cân bằng song song của câu thơ đã bị phá vỡ,nước và thuyền đã chuyển động ngược chiều nhau.Thuyền về,mà về đâu?Không rõ!Chỉ để lại một mặt sông vắng bóng thuyền,nỗi cô đơn như trải rộng đến vô tận.Hình ảnh con thuyền cứ khuất dần rồi xa mờ hẳn,nước đành chia Sầu trăm ngả không gian giờ đã được mở rộng ra đến trăm ngả,vô tân mênh mang không có lấy một điểm tựa nào.Và câu thơ cuối cùng chính là một chi tiết độc đáo: Củi một cành khô lạc mấy dòng Độc đáo về hình ảnh thơ và cả ý thơ,chính nó đã đưa đoạn thơ thoát khỏi bầu không khí cổ kính để trở về với thời hiện đại với cách đảo.Một cành củi khô đang trôi nổi dâp dềnh giữa muôn vàn con sóng,lúc bị đẩy bên này,lúc bị dạt bên kia…phải chăng đó là hoá thân của một kiếp người lữ thứ,luôn lạc lõng bơ vơ bị cuốn theo chiều xoáy cuộc đời? Tràng giang đó vẫn bình thản suy tư qua bao lớp sóng buồn điệp điệp và qua dòng khơi nước song song,mặc cho nhánh củi lạc loài trôi. 3.Khổ thơ 2: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống,trời lên sâu chót vót Sông dài,trời rộng,bến cô liêu Ở khổ thơ này tác giả đã đi sâu vào việc miêu tả chi tiết nỗi buồn,cái buồn giờ không còn lang thang vô định trên sông nữa mà đã tấp vào một cồn đất nhỏ.Qua đoạn thơ ta thấy được cảnh chưa đầy tâm trạng.Có lẽ nhà thơ đã tập trung tất cả các hình ảnh và nhạc điệuđể làm nổi bât lên cái buồn của con người trước cảnh trời rộng sông dài.Cảm giác buồn gợi lên thông qua các hình ảnh gợi hình mỏng manh và cô quạnh:Lơ thơ gợi hình ảnh,Đìu hiu gợi cảm giác,qua các hình ảnh đó ta thấy hiện lện một nỗi buồn nhẹ nhàng mà sâu lắng,buồn đến lạnh lẽo cô đơn,đến rợn ngợp tâm hồn... Qua câu thơ thứ 2 của khổ này tác giả đã vận dụng khá tự nhiên một thủ pháp quan trọng trong thi pháp cổ điển:Mượn cái động để nói lên cái tĩnh,cố tìm kiếm và lắng nghe một âm thanh động để lặng đi trong bầu không khí tĩnh lặng đến rợn người. Nỗi buồn ấy càng trải rộng hơn trước cái nền không gian mà tác giả dựng nên bằng những từ ngữ vô cùng độc đáo ở 2 câu thơ cuối của khổ 2.Thông thường chót vót chỉ được dùng để tả chiều cao vào thơ Huy Cận lại có khả năng diễn tả chiều sâu:vừa cao chót vót,lại vừa sâu thăm thẳm.Không gian như vụt lớn hơn ra.Trên bức tranh sông dài hiện thêm một nét trời cao Sâu chót vót,vài cồn đất nhỏ Bến cô liêu.Xung quanh tác giả giờ chỉ còn là thiên nhiên một thiên nhiên với cái buồn ảo não,da diết,nỗi sầu vạn cổ từ ngàn xưa chợt theo gió thổi về,giờ đây giữa thiên nhiên vũ trụ rộng mênh mông bao la ấy chỉ còn lại một mình tác giả đứng lặng chôn chân trong quạnh quẽ,cô liêu. 4.Khổ thơ 3 Bèo dạt về đâu hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng Khổ thơ thứ 3 như mở ra cái khung cảnh dường như không có chút dấu vết của sự sống,một khung cảnh như có gì bị chìm đẳm trong thế giới của sự ngột ngạt đến vô cùng. Nỗi buồn càng được mở rộng ra hơn,dù cảnh có mở ra thêm bờ bờ bãi bãi,thêm ít màu xanh sắc vàng tô điểm giữa bức tranh và thay thê Củi một cành khô đơn độc lênh đênh đã là những đám bèo Hàng nối hàng theo nhau đi mãinhưng dù vậy thiên nhiên vẫn hắt hiu,vẫn xa vắng lạ lùng.Những cánh bèo ấy sẽ dạt về đâu?Tự hỏi rồi lại bất lực trước câu trả lời,đành để cho tâm hồn mình trở thành chiếc đảo cô đơn giữa trời mây sông nước : Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề. Các tính từ mênh mông,lặng lẽ…đã gợi lên không khí vắng vẻ,u buồn,lại còn thêm những chi tiết phủ định Không một chuyến đò ngang,Không một chiếc cầu nối…càng làm tăng nỗi cô đơn quạnh quẽ.Đến đây tình trạng cô đơn đã lên đỉnh điểm,ước mơ mong tìm thấy Một chút niềm thân mật ở một chuyến đò ngang,một sự liên lạc nào đó với con người qua chiếc cầu nhỏ bé,nhưng tất cả đều không có được.Đôi bờ sông như hai thế giới tách biệt nhau,bờ này tự thu mình không liên lạc với bờ kia,dòng nước vẫn cứ vô tình hững hờ chảy.Tràng giang mỗi lúc một bao la,ai hoài dưới tâm tư trĩu nặng của người thi sĩ trẻ. 5.Khổ thơ cuối Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà Mượn dòng sông để soi linh hồn nhỏ bé cô đơn,nỗi buôn kia lại càng thêm oằn sâu và trĩu nặng.Nhà thơ đã dung tâm trạng đó để phủ lên cảnh vật thiên nhiên.Giữa bầu trời xanh mênh mông,mây đùn lên trông giống như những ngọn núi bạc trắng xoá,chợt xuất hiện một cánh chim nhỏ mà Bóng chiều sa nặng đến nỗi nó phải nghiêng cánh,dùng những cái hữu hình để diễn tả những cái vô hinh.Và điều đặc biệt ở đây là cách nhìn của nhà thơ trong cánh chim nghiêng tác giả thất được bóng chiều sa,một cánh chim lẻ loi chấp chới trong ánh chiều đang xuống,khiến cho trời đất như trải rộng ra thêm.Nhưng cũng vừa lúc đó hoàng hôn chợt ập xuống rất nhanh,đó cũng là lúc tâm hồn người lữ khách chợt bâng khuâng nhớ đến nhà: Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà Tình quê khắc khoải nên thuỷ triều rạo rực xôn xao.Điệp từ dờn dợn cũng rập rờn như sóng tràng giang điệp điệp cái rợp rờn trùng điệp chan chứa biết bao tình. Bốn câu kết mang ý vị cổ điển rất đậm đà.Ý vị ấy,màu sắc ấy được thể hiện ở việc nhà thơ một mình lẻ loi đứng giữa vũ trụ bao la,lặng lẽ cảm nhạn cái vĩnh viễn,cái vô cùng của không gian,thời gian với kiếp người hữu hạn. III.TỔNG KẾT 1.Nghệ thuật -Bài thơ có sự kết hợp hài hoà của hai yếu tố cổ điển và hiện đại. -Ngôn ngữ thơ cô đọng,hàm súc -Sử dụng thủ pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng -Sử dụng nhiều từ Hán-Việt tạo nên vẻ trang trọng cổ kính của bài thơ -Sử dụng nhiều điệp từ điệp ngữ để thể hiện đúng tâm trạng lẻ loi,cô đơn của người lữ khách xa quê. 2.Nội dung Bài thơ Tràng giang có vẻ như một bài thơ tả cảnh thế nhưng qua cảnh ấy thấy được tâm trạng con ngưòi,một tâm trạng buôn mênh mông.Đó chính là nỗi cô dơn của cả một thế hệ vừa nhận ra cái tôi của mình trước một cuộc đời mênh mông nhưng bế tắc.Thế nhưng buồn mà không bi quan,chán nản và thông qua bài thơ ta nhận thấy lắng sâu một tình yêu quê hương tha thiết,nồng nàn của nhà thơ. IV.CỦNG CỐ-DẶN DÒ

File đính kèm:

  • docTRANG GIANGBAI GIANG CHI TIETLOP 11 NC.doc