Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 94: Văn bản Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)

 I/ Tìm hiểu chung

 1/ Tác giả :

 - Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê ở Hải Dương, sau dời về Hà Tây.

 - Ông là người toàn đức, toàn tài, một nhân vật lịch sử lỗi lạc, một Danh nhân văn hoá thế giới (1980)

 2/ Cáo là gì ?

 Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.

 Cáo phần nhiều được viết theo thể văn biền ngẫu. Cũng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép,lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

3/ Tác phẩm :

 +Xuất xứ:trích phần đầu bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

 + Hoàn cảnh sáng tác: Ông thay mặt Lê Lợi viết bài cáo này sau khi đánh tan giặc Minh xâm lược 1428.

 

ppt28 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 94: Văn bản Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 94:NƯỚC ĐẠI VIỆT TA I/ Tìm hiểu chung 1/ Tác giả : - Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê ở Hải Dương, sau dời về Hà Tây. - Ông là người toàn đức, toàn tài, một nhân vật lịch sử lỗi lạc, một Danh nhân văn hoá thế giới (1980)Cáo là gì ?2/ Cáo là gì ? Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết theo thể văn biền ngẫu. Cũng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép,lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. 3/ Tác phẩm : +Xuất xứ:trích phần đầu bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. + Hoàn cảnh sáng tác: Ông thay mặt Lê Lợi viết bài cáo này sau khi đánh tan giặc Minh xâm lược 1428. Từng nghe :   Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân   Quân điếu phạt trước lo trừ bạo           Như nước Đại Việt ta từ trước,           Vốn xưng nền văn hoá đã lâu,           Núi sông bờ cõi đã chia,           Phong tục Bắc Nam cũng khác.           Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập           Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,           Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,           Song hào kiệt đời nào cũng có.                               Vậy nên :            Lưu Cung tham công nên thất bại,            Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,            Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,            Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.           Việc xưa xem xét            Chứng cớ còn ghi.Qua hai câu đầu, ta hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ?II/ Đọc - hiểu văn bản :Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo1/ Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa ( 2 câu đầu ) Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân và trừ bạo :- Yên dân là làm cho dân được hưởng thái binh, hạnh phúc. - Trừ bạo là tiêu diệt kẻ thù xâm lược giặc ( giặc Minh ) Muốn cho yên dân thì phải trừ bạo. Theo tác giả, tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, lấy dân làm gốc. Để khẳng định chủ quyền dân tộc, tác giả đã khẳng định những yếu tố nào ?( 8 câu tiếp )Như nước Đại Việt ta từ trước,           Vốn xưng nền văn hoá đã lâu,           Núi sông bờ cõi đã chia,           Phong tục Bắc Nam cũng khác.           Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập           Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,           Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,           Song hào kiệt đời nào cũng có. - Chủ quyền- Lãnh thổ2/ Khẳng định chủ quyền dân tộc ( 8 câu tiếp ) Tác giả đưa ra 5 yếu tố cơ bản để khẳng định chủ quyền dân tộc ngang hàng với Trung Quốc : - Nền văn hiến lâu đời - Lãnh thổ - Phong tục tập quán - Lịch sử - Chủ quyền Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật3. Đặc sắc nghệ thuật: - Sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có như từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác. - Sử dụng nhiều phép tu từ : so sánh, tương phản, liệt kê.Hình thành sơ đồ khái quát trình tự lập luậncủa bài cáoNGUYÊN LÍ NHÂN NGHĨAYÊN DÂNTRỪ BẠOCHÂN LÍ VỀ SỰ TRƯỜNG TỒN CỦA DÂN TỘC ĐẠI VIỆTSỨC MẠNH CỦA NHÂN NGHĨASỨC MẠNH CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘCVăn hiếnLãnh thổPhong tụcLịch sửChủ quyền4/ Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của bài cáo 5/ Ý nghĩa văn bản : Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ Quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.III/ Tổng kết : GN/ 69 CÂU HỎI CỦNG CỐ VỀ NHÀ Qua hai câu đầu, ta hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Để khẳng định chủ quyền dân tộc, tác giả đã khẳng định những yếu tố nào ?- Nêu nội dung chính của văn bản.DẶN DÒ- Nắm vững nội dunh và nghệ thuât và thuộc lòng đoạn trích. - Xem bài ôn tập về luận điểm (tự đọc)- chuẩn bị bài tiết sau: Bàn luận về phép học XIN CHÀO TẠM BIỆT

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_94_van_ban_nuoc_dai_viet_ta_ngu.ppt