Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 3 Tiết 9 Tức nước vỡ bờ

1. Mục tiêu: Giúp HS

 1.1. Kiến thức:

 - HS biết: Đọc- hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Ngô Tất Tố. Nắm cột truyện, , nhân vật, sự kiện trong đoạn trích, giá trị hiện thực và nhân đạo, thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện.

 - HS hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức có đấu tranh.

 1.2. Kĩ năng:

 - Tóm tắt văn bản truyện.

 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực

 1.3. Thái độ:

 - Giáo dục HS căm ghét bộ mặt của bọn quan lại PK, thương cảm với nỗi đau của người nông dân.

 - GDKNS: Viết sáng tạo về số phận người nông dân.

 2. Trọng tâm:

 - Tóm tắt truyện, diễn biến tâm lí của chị Dậu qua đoạn trích.

3 Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ ghi BT củng cố+ tranh minh họa.

HS: Đọc văn bản, tóm tắt, Soạn bài “ Tức nước vỡ bờ” theo câu hỏi SGK

+ Nhân vật cai lệ, Nhân vật chị Dậu.

 4. Tiến trình:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 4.2. Kiểm tra miệng:

Câu hỏi kiểm tra bài cũ:

Câu1: Ý nào không nói lên Nt đặc sắc của đoạn trích “Trong lòng mẹ”? (2đ )

A. Giàu chất trữ tình. B. Miêu tả tính chất đặc sác.

©. Sử dụng NT châm biếm. D. Dùng hình ảnh so sánh độc đáo.

Câu 2: Diễn biến tâm trạng bé Hồng khi ở trong lòng mẹ . ( 6 đ )

-> Hồng cảm thấy mẹ không còm cõi, xác xơ, gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong

 Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, hơi quần áo, hơi thơ mẹ thơm tho.

 Cảm giác vui sướng, rạo rực những lời cay nghiệt của bà cô vừa qua như bị dìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy.

Câu hỏi kiểm tra bài mới:

Câu 3: Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” gồm có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính? ( 2đ)

-> Chị Dậu, anh Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng Nhân vật chính : chị Dậu.

4.3. Giảng bài mới:

 GV treo chân dung Ngô Tất Tố lên bảng.

 Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp văn học của Ngô Tất Tố là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực trước CM. có thể nói Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn VN trước CM đồng thời cũng là bản án đanh thép đối với trật tự XH tàn bạo, ăn thịt người. Để hiểu rõ hơn về ND của tác phẩm lúc này chúng ta sẽ đi vào đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn.

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4097 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 3 Tiết 9 Tức nước vỡ bờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Tiết: 9 TỨC NƯỚC VỠ BỜ Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố 1. Mục tiêu: Giúp HS 1.1. Kiến thức: - HS biết: Đọc- hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Ngô Tất Tố. Nắm cột truyện, , nhân vật, sự kiện trong đoạn trích, giá trị hiện thực và nhân đạo, thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện. - HS hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức có đấu tranh. 1.2. Kĩ năng: - Tóm tắt văn bản truyện. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực 1.3. Thái độ: - Giáo dục HS căm ghét bộ mặt của bọn quan lại PK, thương cảm với nỗi đau của người nông dân. - GDKNS: Viết sáng tạo về số phận người nông dân. 2. Trọng tâm: - Tóm tắt truyện, diễn biến tâm lí của chị Dậu qua đoạn trích. 3 Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi BT củng cố+ tranh minh họa. HS: Đọc văn bản, tóm tắt, Soạn bài “ Tức nước vỡ bờ” theo câu hỏi SGK + Nhân vật cai lệ, Nhân vật chị Dậu. 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Câu1: Ý nào không nói lên Nt đặc sắc của đoạn trích “Trong lòng mẹ”? (2đ ) A. Giàu chất trữ tình. B. Miêu tả tính chất đặc sác. ©. Sử dụng NT châm biếm. D. Dùng hình ảnh so sánh độc đáo. Câu 2: Diễn biến tâm trạng bé Hồng khi ở trong lòng mẹ . ( 6 đ ) -> Hồng cảm thấy mẹ không còm cõi, xác xơ, gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong… Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, hơi quần áo, hơi thơ mẹ thơm tho. Cảm giác vui sướng, rạo rực những lời cay nghiệt của bà cô vừa qua như bị dìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. Câu hỏi kiểm tra bài mới: Câu 3: Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” gồm có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính? ( 2đ) -> Chị Dậu, anh Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng… Nhân vật chính : chị Dậu. 4.3. Giảng bài mới: GV treo chân dung Ngô Tất Tố lên bảng. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp văn học của Ngô Tất Tố là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực trước CM. có thể nói Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn VN trước CM đồng thời cũng là bản án đanh thép đối với trật tự XH tàn bạo, ăn thịt người. Để hiểu rõ hơn về ND của tác phẩm lúc này chúng ta sẽ đi vào đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh đọc. Giáo viên nhận xét. - Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm. * Hoạt động 2: HS quan sát tranh - Trong nhà chị Dậu có những ai? + Anh Dậu, chị Dậu, mấy đứa con. - Sức khỏe của anh thế nào? Con của các anh như thế nào? + Anh đang ốm, con của anh chị đang đói. - Tại sao người nhà Lí Trưởng lại tấn công nhắm vào anh Dậu? + Anh đang bị bọn cai lệ tróc tiền sưu cho đứa em đã chết. - Em hãy phân tích nhân vật tên Cai Lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật và sự miêu tả của tác giả? - Tên Cai Lệ có mặt ở làng Đông Xá với vai trò gì? + Là tên tay sai chuyên đi đánh trói người bị thiếu sưu. - Hắn và tên người nhà Lí trưởng xông vào nhà anh mục đích để làm gì? + Đánh trói anh Dậu để khảo tiền sưu mặc dù anh đang bị ốm. - Tính cách của hắn ra sao? + Rất hung bạo, như dã thú sẳn sàng gây tội ác vì hắn đại diện cho “nhà nước”. - Hành động, ngôn ngữ của hắn ra sao? + Hắn sầm sập tiến vào nhà, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát chị Dậu và trói anh Dậu. + Hắn quát, thét, hầm hè, nham nhảm như tiếng sủa, rít gầm như thú dữ. + Hắn bỏ ngoài tai những lời van xin, trình bày thiết tha có tình, có lí của chị. + Dùng lời lẽ thô tục, chửi rủa, đểu cáng, hung hản, táng tận lương tâm không tính người. Em hãy phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực hợp lí không? Qua đoạn trích này em có nhận xét gì về tính cách của chị? Thảo luận nhóm + Ban đầu chị cố van xin nhưng tên Cai lệ cứ không nghe, cứ chửi, đánh chị. + Hình như tức quá không thể chịu đựng được chị đã liều mạng cự lại. Vì chồng đau yếu, các ông không được phép hành hạ nhưng vẫn bị đánh. Chị nghiến hai hàm răng:” Mày đánh chồng bà đi bà cho mày xem”. + Đây là sự thay đổi thái độ rất hợp lí, chân thực: Van xin, ngăn cản, đánh trả vì bị áp bức. + Đây là sự khẳng định sức mạnh của người nông dân. - Vì sao chị lại có được sức mạnh đó? + Lòng căm hờn kẻ độc ác. + Lòng yêu thương, không để cho kẻ khác hành hạ chồng con. - Em hiểu gì về nhan đề tác phẩm? Đặt như vậy có thỏa đáng không? + Tựa đề cũng là câu thành ngữ mà dân gian đã đúc kết được nghĩa là ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. + Chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. + Tuy tác phẩm kết thúc bế tắt, không có lối thoát nhưng chứa đựng sự đấu tranh tiềm tàng bên trong. Tác giả cảm nhận được xu thế “Tức nước vỡ bờ” và sức mạnh to lớn của sự vỡ bờ đó. - Nhận xét gì về yếu tố nghệ thuật qua đoạn trích? (Về nhân vật, hành động tính cách, ngôn ngữ) - Gọi hs đọc ghi nhớ. * Hoạt động 3: GDKNS: Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về số phận người nông dân trong xã hội cũ? HS trình bày đoạn văn đã viết, HS khác nhận xét, GV chốt. -> Số phận cơ cực, chịu nhiều áp bức bất công, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. I/ Đọc – hiểu văn bản: 1.- Đọc: 2.Chú thích: II/ Phân tích văn bản: 1. Tình thế của chị Dậu: - Đang cùng đường, túng quẩn, con cái nheo nhóc chồng bị đánh, ốm nặng. 2. Nhân vật tên Cai lệ: - Là tên tay sai chuyên thực hiện lệnh của chủ. - Tình cách hung dữ không còn tính người. ð Hắn là người đại diện cho bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến. 3. Nhân vật chị Dậu: - Là người phụ nữ hiền dịu, đảm đang có lòng yêu thương chồng con tha thiết. - Chị đã đánh trả quyết liệt với bọn người nhà lí trưởng khi bị áp bức. ð Là người có sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. 4. Nhan đề của đoạn trích: - Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. 5. Nghệ thuật: - Khắc họa nhân vật rõ nét. - Miêu tả linh hoạt sống động ngoại hình, tính cách nhân vật. - Ngôn ngữ kể chuyện với lời thoại đặc sắc. Kết luận: Ghi nhớ. III/ Luyện tập: 4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố * Qua đoạn trích, chị Dậu là người nhưthế nào? A. Giàu tình yêu thương chồng con. B. Căm thù bọn tay sai. C. Phản kháng mạnh mẽ với bọn tay sai TDPK. (D). Cả A, B, C. * Ý nào nói đúng nhất nội dung của đoạn trích? A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của XHTDPK. B. Cho thấy vẻ đạp tâm hồn người PN. C. Chỉ ra nổi khổ của người nông dân bị áp bức. (D). Cả A, B, C. KTDH: Sơ đồ tư duy * Bằng 1 sơ đồ hãy thể hiện diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ? Hành Tiến vào Chửi Sấn vào Bịch vào Tát vào mặt chị động của quát nạt đòi mắng trói anh ngực chị Dậu tiến đến trói cái lệ sưu Dậu Dậu anh Dậu Giải thích việc Xin khất Van xin Cự lại Vùng lên thiếu sưu bằng lí lẽ tranh đấu Hành động Của chị Dậu ( 1 ) ( 2 ) ( 3 ) 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học: Đối với bài học ở tiết này: -Về nhà học thuộc nội dung bài, học ghi nhớ,tóm tắt VB, tập đọc phân vai. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Chuẩn bị:Lão Hạc + Đọc VB và trả lời câu hỏi SGK + Những việc làm của Lão Hạc trước khi chết và cái chết của Lão Hạc. 5. Rút kinh nghiệm: Nội dung: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Phương pháp: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: ………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. TỨC NƯỚC VỠ BỜ. Ngày dạy: Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố 1. Mục tiêu: Giúp HS 1.1. Kiến thức: - HS biết: Đọc- hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Ngô Tất Tố. Nắm cột truyện, , nhân vật, sự kiện trong đoạn trích, giá trị hiện thực và nhân đạo, thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện. - HS hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức có đấu tranh. 1.2. Kĩ năng: - Tóm tắt văn bản truyện. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực 1.3. Thái độ: - Giáo dục HS căm ghét bộ mặt của bọn quan lại PK, thương cảm với nỗi đau của người nông dân. 2. Trọng tâm: - Tóm tắt truyện, diễn biến tâm lí của chị Dậu qua đoạn trích. 3 Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi BT củng cố+ tranh minh họa. HS: Đọc văn bản, tóm tắt, Soạn bài “ Tức nước vỡ bờ” theo câu hỏi SGK + Nhân vật cai lệ. + Nhân vật chị Dậu. 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: 1. Ý nào không nói lên Nt đặc sắc của đoạn trích “Trong lòng mẹ”? (2đ ) A. Giàu chất trữ tình. B. Miêu tả tính chất đặc sác. ©. Sử dụng NT châm biếm. D. Dùng hình ảnh so sánh độc đáo. 2. Diễn biến tâm trạng bé Hồng khi ở trong lòng mẹ . ( 6 đ ) -> Hồng cảm thấy mẹ không còm cõi, xác xơ, gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong… Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, hơi quần áo, hơi thơ mẹ thơm tho. Cảm giác vui sướng, rạo rực những lời cay nghiệt của bà cô vừa qua như bị dìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. 3. Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” gồm có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính? -> Chị Dậu, anh Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng… Nhân vật chính : chị Dậu. 4.3. Giảng bài mới: GV treo chân dung Ngô Tất Tố lên bảng. Giới thiệu bài. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp văn học của Ngô Tất Tố là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực trước CM. có thể nói Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn VN trước CM đồng thời cũng là bản án đanh thép đối với trật tự XH tàn bạo, ăn thịt người. Để hiểu rõ hơn về ND của tác phẩm lúc này chúng ta sẽ đi vào đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn. Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Đọc – Tìm hiểu chú thích. GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc: chú ý ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. Gọi HS đọc tiếp theo. GV hướng dẫn HS nắm đôi nét về tác giả, tác phẩm., tóm tắt tác phẩm. Lưu ý một số chú thích: 3, 4, 6, 9, 11. Hoạt động 2: Phân tích VB. - Đoạn trính được mở đầu bằng âm thanh tiếng trống, tiếng tù và từ phía đấu làng tiếng chó sủa vang xóm. * Âm thanh ấy báo hiệu điều gì sắp xảy đến? - Quan lại và tay sai sắp về làng đốc thuế. * Khi bọn tay sai xông vào, tình thế chị dậu như thế nào? - Chị dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn nhưng chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đến. Anh Dậu đang ốm nặng, mới tỉnh dâàvấn đề lúc này là chị Dậu làm sao bảo vệ được chồng. * Bọn tay sai ở đây gồm có ai? - Cai lệ và người nhà lí trưởng. * Cai lệ là chức danh gì? - Viên cai chỉ huy 1 tốp lính lệ. * Phân tích nhân vật cai lệ qua các mặt: cử chỉ, hành động, ngôn ngữ. HS trả lời, GV nhận xét, diễn giảng. - Không là ngôn ngữ của con người tiếng hắn giống như tiếng chó sủa, rít gầm của thú dữ. Hắn không biết nói tiếng của người và cũng không có khả năng nghe tiếng nói của đồng loại. Hắn cậy quyền nên chưỡi bới, xưng hô rất thô lỗ. Bỏ ngoài tay lời xin của chị Dậu. * Em có nhận xét gì về tính cách tên cai lệ? àTên cai lệ là tên tay sai ác ôn HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. không có tính người. - Chỉ xuất hiện trong đoạn văn ngắn nhưng cai lệ được khắc hoạ rất nỗi bật. Hắn là 1 trong những hiện thân sinh động của bọn quan lại đương thời. * Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu trong đoạn trích? Sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực hợp lí không? Em có nhận xét gì về tính cách chị Dậu? HS thảo luận nhóm - Chị Dậu vùng lên đánh ngã tên cai lệ, liều mạng cự lại. GV nhận xét, chốt ý. + Cự lại bằng lí lẽ. - Hành động của chị Dậu điển hình cho người PN lao động ở nông thôn nước ta trước CMT8. hành động của chị Dậu tuy bột phát nhưng có thể tin rằng khi có ánh sáng CM soi rọi, chị sẽ là người đi đầu trong cuộc đấu tranh. * Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức…bờ”? - Nêu lên quy luật tự nhiên: mạch nước càng đầy, khi nước bị tức thì phải nổi sóng, tràn ra và phá vỡ bờ. - Tức nước: Sự tàn nhẫn của tên cai. - Vỡ bờ: Sự vùng lên của chị Dậu. * Đặc tên như vậy có thoả đáng không? Vì sao? - Thật thoả đáng vì nó nói lên quy luật: có áp bức, có đấu tranh. Nêu giá trị NT của đoạn trích? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý - Cai lệ, chị Dậu. + Sự kết hợp biện chứng tính cách chị Dậu – cai lệ. + Miêu tả chân thực, sinh động qua hành động, ngôn ngữ của nhân vật. - Lời ăn tiếng nói bình dị của đời sống hàng ngày. Mỗi nhân vật có ngôn ngữ riêng: Cai lệ, chị Dậu, bà hàng xóm… * Bằng ngòi bút hiện thực sinh động Ngô Tất Tố đã thể hiện được nội dung gì qua đoạn trích? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 4: Luyện tập. GDKNS: - Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về người nông dân trước cách mạng tháng Tám? - HS trình bày đoạn văn, HS khác nhận xét, GV chốt. -> Số phận cơ cực , chịu nhiều áp bức bất công, yêu thương gia đình, có tinh thần phản kháng tiềm tàng… Nội dung bài học I. Đọc – hiểu văn bản : 1. Đọc: 2. Chú thích: (SGK) II. Phân tích văn bản : 1. Nhân vật cai lệ: - Cử chỉ: Gõ đầu roi xuống đất thét, trợn ngược 2 mắt, quát đùng đùng giật phắt cái thừng, chạy sầm sập, bịch, tát… àthái độ hống hách của kẻ chuyên bắt bớ, đánh người. àHành động vũ phu - Ngôn ngữ: Quát, thét, hầm hè, nham nhảm. 2. Nhân vật chị Dậu: + Cự lại bằng lí lẽ. - Xưng tôi – ông. + Chị đấu lực với chúng. - Xưng bà – gọi mầy. àHiền dịu đầy vị tha, sống nhẫn nhục nhưng có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. 3. Đặc sắc NT: - Khắc hoạ nhân vật rõ nét. - Ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động. - Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. * Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập: 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố GV treo bảng phụ. * Qua đoạn trích, chị Dậu là người như thế nào? A. Giàu tình yêu thương chồng con. B. Căm thù bọn tay sai. C. Phản kháng mạnh mẽ với bọn tay sai TDPK. (D). Cả A, B, C. * Ý nào nói đúng nhất nội dung của đoạn trích? A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của XHTDPK. B. Cho thấy vẻ đạp tâm hồn người PN. C. Chỉ ra nổi khổ của người nông dân bị áp bức. (D). Cả A, B, C. * Nhân vật chị Dậu thường được nhận xét là hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân Việt Nam trong xã hội xưa. Vì sao có thể nói như vậy? ->Số phận cơ cực, chịu nhiều áp bức bất công… 4.5. Hướng dẫn HS tự học: Học phần phân tích, học ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Lão Hạc”: Trả lời các câu hỏi SGK + Bố cục đoạn văn. + Tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán chó. 5. Rút kinh nghiệm: Nội dung Phương pháp Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

File đính kèm:

  • docNgu van 8(7).doc
Giáo án liên quan