Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 2: Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Dương Thị Hồng Nhung

Nội dung đối thoại của 2 nhân vật có gì đặc biệt?

2. Tình huống trong clip phù hợp với câu thành ngữ nào?

3. Giả sử, em thường xuyên rơi vào hoàn cảnh đó, em sẽ thấy thế nào? Rút ra bài học khi giao tiếp.

Nội dung đối thoại: Mỗi người nói một đề tài khác nhau.

Ông nói gà, bà nói vịt”

“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Bài học:

Phải nói đúng đề tài đang hội thoại.

Phương châm quan hệ

Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề

Đề tài nói đúng thật hay

Phương châm quan hệ tránh sai lạc đề

 

pptx52 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 2: Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Dương Thị Hồng Nhung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬTRƯỜNG THCS LONG BIÊNMÔN NGỮ VĂN 9GIÁO VIÊN: DƯƠNG THỊ HỒNG NHUNGKHỞI ĐỘNGTheo dõi câu chuyện sau và cho biết có vấn đề gì xảy ra khiến cuộc giao tiếp không diễn ra đúng hướng?CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TIẾP)I. PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆXem clip sau và hoàn thiện PBT (5’)Nội dung đối thoại của 2 nhân vật có gì đặc biệt?......2. Tình huống trong clip phù hợp với câu thành ngữ nào? ...3. Giả sử, em thường xuyên rơi vào hoàn cảnh đó, em sẽ thấy thế nào? Rút ra bài học khi giao tiếp.......“Ông nói gà, bà nói vịt” “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”Nội dung đối thoại: Mỗi người nói một đề tài khác nhau.Bài học: Phải nói đúng đề tài đang hội thoại.\\Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đềĐề tài nói đúng thật hayPhương châm quan hệ tránh sai lạc đềPhương châm quan hệII. PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨCĐọc truyện cười sau và hoàn thiện PBT (5’)Nhận xét cách nói chuyện của anh đầy tớ Cách nói ấy đã gây ra tác hại gì?......2. Cách nói chuyện của anh đầy tớ phù hợp với câu thành ngữ nào? ...3. Giả sử, em thường xuyên rơi vào hoàn cảnh đó, em sẽ thấy thế nào? Rút ra bài học khi giao tiếp.......ANH ĐẦY TỚ Nhà nọ có anh đầy tớ chăm chỉ nhưng mất cái tật nói năng không nên hồn nên thường mất lòng chủ. Một lần, ông chủ sai anh ta đi đưa thư cho người bà con trên tỉnh. Anh này để phong thư vào túi rồi lên đường. Khi gặp được người bà con kia, anh ta chào hỏi lễ phép rồi sờ tay lấy thư mà không thấy. Anh sợ hãi vô cùng, run rẩy, chắp tay nói: - Thưa ông bẩm . Ông chủ con . bẩm ông chủ sai con mất rồi ạ! Người bà con tái mặt hỏi lại một hồi mới hiểu rõ câu chuyện. Về nhà, ông chủ trách mắng và dặn lần sau ăn nói phải có đầu có đuôi. Anh ta hết sức vâng dạ. Hôm sau, ông chủ đang hút thuốc thì tàn thuốc rơi vào áo khiến nó bị cháy. Anh này thấy vậy, toan hét lên thì nhớ lời ông chủ dặn tối qua. Anh chắp tay kính cẩn thưa: - Thưa ông, con tằm nhả ra tơ, người ta mang tơ bán cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta, ông mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo. Ông hút thuốc. Tàn thuốc rơi vào áo ông và áo ông đang cháy!- Thưa ông bẩm . Ông chủ con . bẩm ông chủ sai con mất rồi ạ!Nói năng ấp úng, mơ hồ không rành mạch, không thoát ý.“Lúng búng như ngậm hột thị”Thưa ông, con tằm nhả ra tơ, người ta mang tơ bán cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta, ông mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo. Ông hút thuốc. Tàn thuốc rơi vào áo ông và áo ông đang cháy!Nói năng dài dòng, dườm dà“Dây cà ra dây muống.”Bài học: Nói năng phải ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ, khó hiểuNói năng ấp úng, mơ hồ không rành mạch, không thoát ý.Nói năng dài dòng, dườm dà Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai, bị ức chế, không gây thiện cảm.Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồPhương châm cách thức liền kềRành mạch, ngắn gọn tránh bề lơ mơ.Phương châm cách thứcIII. PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰĐọc 2 câu chuyện sau và so sánh cách ứng xử của những nhân vật trong câu chuyện. Cách ứng xử đó đem lại lợi ích/ tác hại gì cho nhân vật?NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi: Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: -Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nởc nụ cười: -Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.NỮ DOANH NHÂN Trong 1 bữa tiệc sang trọng, mọi người đang vui vẻ, chúc tụng nhau thì 1 nữ doanh nhân bước vào. Bà ta vênh váo, chê bai mọi người khiến họ mất mặt. Đột nhiên, bà ta để ý đến người chơi dương cầm. Trong khi mọi người hết lời khen ngợi, bà lại cao giọng chê bai: “Anh chơi đàn cũng khá hay, tuy nhiên, cái dải nơ của anh dài quá, thật thiếu thẩm mỹ”. Nói rồi, bà cầm chiếc kéo nhỏ, vẻ mặt đắc thắc, tiến lại cắt xoẹt cái dải nơ trên cổ áo người nghệ sỹ. Anh này bảo: “Cảm ơn bà, tiện thể bà cho tôi mượn chiếc kéo, tôi thấy cái lưỡi của bà cũng hơi dài và thiếu thẩm mĩ”. Tất cả khán phòng cười ồ lên, còn nữ doanh nhân xấu hổ lảng đi mất.NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi: Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: -Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nởc nụ cười: -Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.Cậu bé và người ăn xin cư xử lịch sự với nhau, tôn trọng và dành cho nhau những hành động, lời nói đầy tình yêu thương Cả hai đều nhận được tình cảm chân thành và tôn trọng lẫn nhauNỮ DOANH NHÂN Trong 1 bữa tiệc sang trọng, mọi người đang vui vẻ, chúc tụng nhau thì 1 nữ doanh nhân bước vào. Bà ta vênh váo, chê bai mọi người khiến họ mất mặt. Đột nhiên, bà ta để ý đến người chơi dương cầm. Trong khi mọi người hết lời khen ngợi, bà lại cao giọng chê bai: “Anh chơi đàn cũng khá hay, tuy nhiên, cái dải nơ của anh dài quá, thật thiếu thẩm mỹ”. Nói rồi, bà cầm chiếc kéo nhỏ, vẻ mặt đắc thắc, tiến lại cắt xoẹt cái dải nơ trên cổ áo người nghệ sỹ. Anh này bảo: “Cảm ơn bà, tiện thể bà cho tôi mượn chiếc kéo, tôi thấy cái lưỡi của bà cũng hơi dài và thiếu thẩm mĩ”. Tất cả khán phòng cười ồ lên, còn nữ doanh nhân xấu hổ lảng đi mất.Nữ doanh nhân “vênh váo”, thô lỗ “chê bai” người khácNhận lại sự khinh miệt, không tôn trọng của mọi người Xấu hổ lảng điKhi giao tiếp, cần chú ý nói lễ phép, tế nhị, tôn trọng người khác, nhất là người lớn tuổi.Phương châm lịch sự em ơi!Tế nhị, tôn trọng người thời chớ quên.Phương châm lịch sựIV. LUYỆN TẬPCác phương châm hội thoạiPhương châm về lượngPhương châm về chấtPhương châm lịch sựPhương châm quan hệPhương châm cách thức NốiCột A1. Phương châm về lượng2. Phương châm về chất3. Phương châm quan hệ4. Phương châm cách thức5.Phương châm lịch sựCột Ba. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.b. Khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác.c. Nội dung lời nói đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa.d. Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thựce. Nói vào đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. NốiCột A1. Nói móc2. Nói ra đầu ra đũa3. Nói leo4. Nói mát5. Nói hớtCột Ba) Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê tráchb) Nói trước lời mà người khác chưa kịp nóic)Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là d) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến làe) Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau làTruy tìm kho báu2121STARTNhững câu ca dao, tục ngữ sau khuyên chúng ta điều gì: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” ; “Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ; “Kim vàng ai nỡ uốn câu / Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.”Suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp + Có thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoạiPhép tu từ từ vựng nào đã học liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự, cho VDNói giảm nói tránhGiải thích nghĩa của thành ngữ “nói băm nói bổ”, “nói như đấm vào tai”, và cho biết nó liên quan đến PCHT nào?+ Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo+ Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó nghe Phương châm lịch sựTìm những câu ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ khuyên dạy chúng ta cách nói năng lịch sự- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang / Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe- Vàng thì thử lửa thử than / Chuông thì thử tiếng, người ngoan thử lờiVì sao đôi khi người nói phải dùng câu “nhân tiện đây xin hỏi”Khi người nói muốn hỏi 1 vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi (phương châm quan hệ)Vì sao đôi khi người nói phải dùng câu “cực chẳng đã tôi phải nói ; tôi nói điều này không phải anh bỏ qua cho; biết là làm anh không vui, nhưng”Khi người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe về những điều mình sắp nói (phương châm lịch sự)123Vì sao đôi khi người nói phải dùng câu “đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi.”Khi người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng (Phương châm lịch sự)Giải thích nghĩa của thành ngữ “điều nặng tiếng nhẹ”, “mồm loa mép giải” và cho biết nó liên quan đến PCHT nào?    + Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết    + Mồm loa tép giải: lắm lời, đanh đá, nói át người khác Phương châm lịch sựGiải thích nghĩa của thành ngữ “nửa úp nửa mở”, “đánh trống lảng” và cho biết nó liên quan đến PCHT nào?+ Phương châm cách thức: nửa úp nửa mở+ Phương châm quan hệ: đánh trống lảngLời chưa nói, ta làm chủ nóLời nói ra rồi, nó làm chủ taHƯỚNG DẪN TỰ HỌC123Học thuộc ghi nhớ về các phương châm hội thoạiXây dựng 1 đoạn hội thoại có sử dụng thành ngữ/ tục ngữ có liên quan đến phương châm lịch sựChuẩn bị bài “Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh”Hẹn gặp lại các em trong buổi học tới!

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_2_cac_phuong_cham_hoi_thoai_tiep.pptx
Giáo án liên quan