Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 104+105: Ôn tập các tác phẩm nghị luận - Năm học 2020-2021

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

 “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết những thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu”. (Chu Quang Tiềm, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD)

Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn văn trích từ văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. - Bàn về đọc sách – PTBĐ: Nghị luận

Câu 2 (0.5 điểm). Đoạn văn được viết theo phép lập luận nào? Diễn dịch

Câu 3 (1,0 điểm).  Xác định các phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.

- Phép lặp “Học vấn không chỉ” + Phép nối “Bởi vì”

Câu 4 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn văn trên.

 

pptx8 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 104+105: Ôn tập các tác phẩm nghị luận - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 104, 105ÔN TẬP CÁC TÁC PHẨM NGHỊ LUẬNBàn về đọc sáchTiếng nói của văn nghệTác giảChu Quang TiềmNguyễn Đình ThiXuất xứ- Trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”-Bắc Kinh, 1995.Viết năm 1948 - In trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm 1956.PTBĐNghị luậnNội dung / Bố cụcSự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sáchNhững khó khăn, thiên hướng sai lệch thường gặp khi đọc sách. Phương pháp đọc sách- Nội dung của văn nghệVai trò quan trọng của văn nghệ Khả năng kì diệu của văn nghệ trong việc tác động đến người đọcNghệ thuậtLí lẽ, dẫn chứng sinh động, cụ thể - > tăng sức thuyết phụcĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết những thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu”. (Chu Quang Tiềm, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD)Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn văn trích từ văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. - Bàn về đọc sách – PTBĐ: Nghị luậnCâu 2 (0.5 điểm). Đoạn văn được viết theo phép lập luận nào? Diễn dịchCâu 3 (1,0 điểm).  Xác định các phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.- Phép lặp “Học vấn không chỉ” + Phép nối “Bởi vì”Câu 4 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn văn trên.1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm “Bàn về đọc sách”.Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.2. Phép lập luận: Diễn dịch3. Các phép liên kết:+Phép lặp: học vấn.+Phép nối: Bởi vì.4. Nội dung chính của đoạn văn: Đọc sách là một trong những con đường quan trọng để nâng cao học vấn bởi sách là nơi lưu giữ những thành quả tinh hoa của nhân loại.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏiTác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)Xác định phép liên kết giữa câu 1 và 2:- Phép nối: QHT nhưngCâu 1: Đoạn văn bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì?Câu 3: Những nội dung trên có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình độ sắp xếp các câu trong đoạn văn.Câu 4: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp nào?Câu 1: Đoạn văn bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.- Chủ đề chung của văn bản là tiếng nói của văn nghệ. Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản, là một phần tạo nên chủ đề chung.Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu văn trong đoạn là:- Câu (1) Vật liệu xây dựng nên tác phẩm là thực tại- Câu (2) Khi phản ánh thực tại những người nghệ sĩ muốn nói một điều gì mới mẻ.- Câu (3) Mục đích của tâm sự gửi gắm trong tác phẩm.Câu 3:- Những nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ.- Nhận xét về cách sắp xếp các câu: Các câu được sắp xếp theo trình tự triển khai chủ đề của đoạn, câu sau nối tiếp ý của câu trước.Câu 4: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp:Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm;Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói – gửi vào – góp vào.Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại bằng cái đã có rồi, nghệ sĩ bằng anh;Dùng quan hệ từ: nhưngCho đoạn trích sauTác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, tình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.Câu 1: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép lập luận nào chính?Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là gì?Câu 3: Câu nào trong đoạn văn trên nêu ra ý chủ đạo của đoạn văn?Câu 4: Câu "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy" sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?Câu 5: Về lập luận ở đoạn văn trên có gì đặc sắc?Đáp án đề đọc hiểu Tiếng nói của văn nghệ số 3Câu 1: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép lập luận phân tích là chính.Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là: văn nghệ là sản phẩm của người sáng tác đồng thời truyền tải thông điệp cho người đọc.Câu 3: Câu nêu ra ý chủ đạo của đoạn văn là: "Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng"Câu 4: Câu "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy" sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.Câu 5: Đặc sắc về lập luận ở đoạn văn trên là:Cách dẫn dắt tự nhiên, uyển chuyển.Phân tích cụ thể, chặt chẽCâu văn giàu hình ảnh

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_104105_on_tap_cac_tac_pham_nghi.pptx