Vật chất quanh ta có cấu tạo từcác phân tử, bản thân phân tử được cấu tạo từmột hay nhiều
nguyên tử. Kích thước của các phân tửnằm trong khoảng từ10 nmxuống đến 0,1 nm. Các hạt
vật chất có kích thước từkhoảng 10 nmtrởxuống được gọi chung là các hạt vi mô.
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Nhiệt động học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA VẬT LÝ
Biên soạn: LƯƠNG DUYÊN PHU
Bài giảng tóm tắt
NHIỆT ĐỘNG HỌC
Dùng cho sinh viên ngành vật lý
(Lưu hành nội bộ)
ĐÀ LẠT - 2008
2
MỤC LỤC
Chương I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC 5
§1.1. Đối tượng và phương pháp của nhiệt động học 5
1. Đối tượng của nhiệt động học 5
2. Phương pháp nghiên cứu nhiệt động học 5
§1.2. Chuyển động nhiệt 6
1. Chuyển động nhiệt 6
2. Trạng thái nhiệt 6
§1.3. Nhiệt độ 6
§1.4. Các tham số trạng thái 7
1. Thể tích và áp suất 7
2. Các tham số trạng thái 8
3. Phương trình trạng thái 8
§1.5. Công và nhiệt 8
1. Công 8
2. Nhiệt 9
3. Nhận xét chung về công và nhiệt 10
§1.6. Kilomol 10
§1.7. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học 11
1. Nội năng 11
2. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học 11
Chương II. KHÍ LÝ TƯỞNG 12
§2.1. Khí lý tưởng 12
§2.2. Áp suất của khí lý tưởng 12
§2.3. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng 14
§2.4. Phân bố phân tử theo vận tốc 15
§2.5. Phân bố phân tử theo độ cao trong trường trọng lực 17
§2.6. Nội năng của khí lý tưởng 17
§2.7. Công và nhiệt trong các quá trình của khí lý tưởng 19
1. Quá trình đẳng tích 19
2. Quá trình đẳng áp 19
3. Quá trình đẳng nhiệt 20
4. Quá trình đoạn nhiệt 20
§2.8. Quãng đường tự do trung bình 21
Chương III. KHÍ THỰC 22
§3.1. Khí thực 22
§3.2. Phương trình trạng thái của khí thực 22
§3.3. Kiểm tra thực nghiệm 25
§3.4. Nội năng của khí thực 26
Chương IV. CHẤT LỎNG 28
§4.1. Chất lỏng 28
§4.2. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng 28
1. Nội áp suất 28
2. Sức căng mặt ngoài 29
3
3. Năng lượng mặt ngoài 30
4. Giải thích một vài hiện tượng mặt ngoài 30
§4.3. Hiện tượng dính ướt 31
§4.4. Hiện tượng mao dẫn 32
1. Áp suất phụ dưới mặt khum 32
2. Hiện tượng mao dẫn 33
Chương V. CHIỀU HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH NHIỆT 34
§5.1. Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch 34
§5.2. Nguyên lý thứ hai của nhiệt động học 35
§5.3. Entropy 36
§5.4. Máy nhiệt 38
1. Máy nhiệt 38
2. Chu trình Carnot 39
§5.5. Các hàm thế nhiệt động lực 41
Chương VI. CÂN BẰNG PHA VÀ CHUYỂN PHA 43
§6.1. Các pha của hệ vĩ mô 43
§6.2. Cân bằng pha 43
1. Cân bằng hai pha 43
2. Cân bằng ba pha 44
3. Cân bằng nhiều pha 44
§6.3. Chuyển pha 45
1. Chuyển pha loại một 45
2. Chuyển pha loại hai 46
Chương VII. CÁC QUÁ TRÌNH KHÔNG CÂN BẰNG 47
§7.1. Quá trình không cân bằng 47
§7.2. Khuếch tán 48
§5.3. Nội ma sát 49
§7.4. Truyền nhiệt 49
§7.5. Nhiệt động học xa cân bằng 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
4
Chương I
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC
§1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC
1. Đối tượng của nhiệt động học
Vật chất quanh ta có cấu tạo từ các phân tử, bản thân phân tử được cấu tạo từ một hay nhiều
nguyên tử. Kích thước của các phân tử nằm trong khoảng từ 10 nm xuống đến 0,1 nm. Các hạt
vật chất có kích thước từ khoảng 10 nm trở xuống được gọi chung là các hạt vi mô.
Các hệ vật chất quanh ta mà chúng ta có thể cảm nhận được trực tiếp bằng giác quan gọi là
các hệ vĩ mô. Các hệ này bao gồm một số rất lớn các phân tử. Thí dụ, trong điều kiện bình
thường, 1 cm3 không khí chứa khoảng 2,4.1019 phân tử.
Các kiểu hệ vật chất thường thấy là chất khí, chất lỏng, chất rắn. Từ những năm 40 của thế
kỷ 20, vật lý còn nghiên cứu một kiểu hệ vật chất mới là plasma. Plasma là khối vật chất ở nhiệt
độ rất cao, hàng ngàn 0C trở lên, là hỗn hợp các ion dương của các nguyên tử và các electron.
Sau đây là thí dụ về các hệ vật chất kiểu khác, trong các hệ này các hạt thành phần không
phải là các phân tử:
- Các electron trong một khối kim loại hoặc dòng các electron trong chân không,
- Các photon trong một bình chứa kín, thành bình không hấp thụ mà chỉ phản xạ,
- Các neutron trong ngôi sao neutron...
Để tiện phát biểu, sau này ta sẽ thường gọi các hạt thành phần là phân tử, song các lập luận
vẫn đúng cho các hệ vật chất kiểu khác trong đó hạt thành phần không phải là phân tử. Khi xét
riêng cho các hệ vật chất kiểu khác thì hạt thành phần sẽ được nói rõ.
Môn học chúng ta nghiên cứu ở đây có tên là Nhiệt động học, hay Vật lý nhiệt, cũng còn gọi
là Nhiệt học. Đối tượng của nhiệt động học là các hệ vĩ mô, tức là các hệ vật chất có chứa một số
lớn các hạt thành phần. Các hệ vĩ mô cũng được gọi là vật thể hay vật. Các hệ này được khảo sát
trong điều kiện có chuyển động nhiệt nên còn gọi là các hệ nhiệt. Sau này khi nói về hệ vật lý mà
không nói cụ thể, ta sẽ hiểu ngầm định là hệ nhiệt. Mục đích của nhiệt động học như vậy là
nghiên cứu các tính chất của các hệ nhiệt.
2. Phương pháp nghiên cứu nhiệt động học
Có hai phương pháp nghiên cứu hệ nhiệt:
- Phương pháp nhiệt động: mô tả các tính chất vĩ mô của hệ và xác định các tính chất ấy; nếu
tính chất được biểu thị bằng đại lượng vật lý thì nêu cách đo chúng.
- Phương pháp thống kê: từ chuyển động và tính chất của các hạt vi mô thành phần, tổng hợp
thống kê để rút ra các tính chất vĩ mô.
Hai phương pháp này bổ sung cho nhau.
5
§1.2. CHUYỂN ĐỘNG NHIỆT
1. Chuyển động nhiệt
Tiền đề cơ bản để nghiên cứu các hệ nhiệt là quan điểm sau đây: Các phân tử trong hệ
chuyển động không ngừng. Trong quá trình chuyển động như thế chúng truyền năng lượng cho
nhau thông qua tương tác. Hình ảnh đơn giản nhất của tương tác là va chạm. Do có mặt một số
lớn các phân tử và luôn xảy ra va chạm nên chuyển động phân tử trở nên hỗn lọan.
Chuyển động không ngừng và hỗn loạn như thế có tên là chuyển động nhiệt. Chuyển động
nhiệt ảnh hưởng hầu như đến tất cả các tính chất vĩ mô của hệ.
Do các phân tử có vai trò bình đẳng nhau trong một hệ vĩ mô và do chuyển động nhiệt nên
nếu không có tác động từ ngoài thì hệ sẽ cân bằng nhiệt. Đặc trưng của cân bằng nhiệt là các đại
lượng vật lý phân bố đồng đều trong toàn hệ: các hạt phân bố đồng đều, năng lượng phân bố
đồng đều, ...
2. Trạng thái nhiệt
Một hệ được gọi là ở một trạng thái xác định khi các tính chất của hệ là xác định. Nói riêng,
nếu tính chất xét được biểu thị bằng đại lượng vật lý thì đại lượng vật lý ấy có giá trị xác định
trong trạng thái xác định đã nêu. Vì chuyển động nhiệt giữ vai trò trung tâm trong trạng thái của
hệ nhiệt nên trạng thái của hệ nhiệt còn gọi là trạng thái nhiệt. Đại lượng vật lý đặc trưng tính
chất của hệ còn gọi là tham số trạng thái hay tham số nhiệt.
Quá trình nhiệt là tập hợp các trạng thái nhiệt kế tiếp nhau. Nếu quá trình là cân bằng thì
thường phải đủ chậm để tại mỗi thời điểm, trạng thái kịp thiết lập sự cân bằng. Trong môn học
này, các chương I ÷ IV và VI sẽ chỉ khảo sát các quá trình cân bằng. Chương V sẽ xét các quá
trình cân bằng lẫn không cân bằng. Chương VII dành riêng cho các quá trình không cân bằng.
§1.3. NHIỆT ĐỘ
Đại lượng vật lý có ý nghĩa trung tâm trong vật lý nhiệt là nhiệt độ. Nhiệt độ là đại lượng
biểu thị mức độ nóng lạnh của vật thể. Khái niệm nóng lạnh ở đây phải hiểu một cách khách
quan, không chi phối bởi cảm giác chủ quan của con người, mặc dù nó xuất phát thực sự từ cảm
giác nóng lạnh. Nhiệt độ được ký hiệu bằng chữ t hoặc T.
Bản chất của “mức độ nóng lạnh” chính là mức độ chuyển động nhiệt. Trong cơ học ta đã
biết đại lượng biểu thị mức độ chuyển động là động năng. Như vậy mức độ chuyển động nhiệt
chính là động năng chuyển động nhiệt của các phân tử, hiểu theo nghĩa giá trị trung bình. Ta kí
hiệu đε là động năng tịnh tiến trung bình của một phân tử trong hệ: 20 / 2đ m vε = (m0 là khối
lượng một phân tử, 2v là trung bình của bình phương vận tốc phân tử).
Một tính chất cơ bản của sự nóng lạnh là làm dãn nở các vật thể. Phân tích chứng tỏ rằng đa
số các chất lỏng và chất khí dãn nở thể tích theo nhiệt độ một cách tuyến tính. Có thể lợi dụng
tính chất này để chế tạo nhiệt kế, là dụng cụ để đo nhiệt độ. Nhiệt kế thường dùng là nhiệt kế
Celcius: chất dãn nở là nước, rượu hoặc thủy ngân, tốt nhất là thủy ngân. Chất lỏng Hg được cho
vào một ống đã rút hết khí, gắn kín, qui ước nhiệt độ nước đá đang tan là 0 độ Celcius (00C),
đang sôi là 1000C. Thang từ 00C đến 1000C được chia đều làm 100 khoảng, mỗi khoảng ứng với
10C. Sau đó có thể chia thang ngoại suy dưới 00C và trên 1000C. Thang đo như thế được gọi là
6
thang nhiệt độ Celcius. Ngày này đã có nhiều loại nhiệt kế đo được những nhiệt độ rất thấp (đến
- 2730C) và rất cao (đến hàng ngàn 0C).
Khi đo nhiệt độ ta phải cho nhiệt kế tiếp xúc với vật thể (hệ đang xét). Độ nóng lạnh sẽ
truyền từ vật sang nhiệt kế hoặc ngược lại cho đến khi cân bằng. Lúc cân bằng cũng là lúc ta đọc
được số đo nhiệt độ.
Một thang nhiệt độ khác thường sử dụng là thang Kelvin, khoảng chia thực hiện như thang
Celcius nhưng gốc tính khác. Nhiệt độ trong thang Kelvin có đơn vị là kelvin, viết tắt là K. Ký
hiệu t là nhiệt độ Celcius, T là nhiệt độ Kelvin thì liên hệ giữa hai thang như sau:
T (K) = t (0C) + 273,15. (3.1)
Ý nghĩa quan trọng của thang Kelvin là ở chỗ khi T = 0 K thì t = -273,150C: đây là nhiệt độ ứng
với các phân tử đứng yên, không còn chuyển động nhiệt, là điều không thể đạt tới. Vào năm
1992, vật lý đã tạo được nhiệt độ thấp kỷ lục: Tmin = 2.10-9 K.
Mặt Trời là một thiên thể có nhiệt độ cao: nhiệt độ trên bề mặt là 104 K, nhiệt độ trong lòng
là 107 K. Theo phân tích của ngành vũ trụ học, nhiệt độ của vũ trụ tại thời điểm sát sau Vụ Nổ
lớn là 1039 K.
Ở một số nước còn dùng một thang nhiệt độ có tên là Fahrenheit.
Một hệ ở cân bằng thì trước hết thể hiện ở chỗ T = const trên toàn hệ.
Ta cũng có thể dùng trực tiếp động năng tịnh tiến trung bình đε của phân tử làm số đo nhiệt
độ. Thang đo như thế gọi là thang năng lượng, đơn vị là joule (J). Thang năng lượng và thang
Kelvin liên hệ với nhau bằng một hệ số hằng số
3
2đ B
k Tε = , (3.2)
trong đó kB = 1,38.10 J/K gọi là hằng số Boltzmann. Hệ số 3/2 trong công thức (3.2) chọn cho
tiện về sau.
B
-23
§1.4. CÁC THAM SỐ TRẠNG THÁI
1. Thể tích và áp suất
Thể tích V của hệ là một tham số trạng thái, biểu thị khoảng không gian mà hệ chiếm.
Áp suất trong một hệ là lực tổng cộng tác dụng lên một đơn vị diện tích bề mặt
Fp
S
Δ= Δ (ΔS là mảnh diện tích bề mặt của hệ). (4.1)
Hệ cân bằng thì áp suất phải đồng đều trong toàn hệ, trừ trường hợp tác dụng ngoài ảnh hưởng
lên sự phân bố, chẳng hạn khi đặt khối khí trong trường hấp dẫn.
Trong hệ đo SI đơn vị của áp suất là newton/mét vuông (N/m2), 1 N/m2 còn có tên là 1 pascal
(1 Pa). Ngoài ra còn thường dùng một số đơn vị khác sau:
- atmosphere kỹ thuật, ký hiệu at: 1 at = trọng lượng của 1 kg nén lên 1 cm2 = 98 066 Pa ≈
98 100 Pa.
7
- atmosphere vật lý, ký hiệu atm: 1 atm = áp suất không khí trên mặt đất ở 00C = 101 325 Pa
= 1,033 at.
- milimet thủy ngân, ký hiệu mm Hg: 1 mm Hg = áp suất ứng với làm dâng cột thủy ngân lên
cao 1mm = 133,32 Pa. Theo thang này, áp suất không khí trên mặt đất là 760 mm Hg.
2. Các tham số trạng thái
Các đại lượng nhiệt độ T, thể tích V và áp suất p nêu trên là những tham số trạng thái, vì
chúng là những đại lượng đặc trưng tính chất của hệ nhiệt và có giá trị xác định khi trạng thái là
xác định.
Có thể nêu thêm một số tham số trạng thái khác: số hạt N (số phân tử), thế hóa μ (là năng
lượng thêm vào hệ khi hệ tăng thêm một hạt), entropy (độ hỗn loạn trong hệ). Những đại lượng
này sẽ nói sau.
Khi xét trường điện từ trong môi trường vật chất và có xét đến chuyển động nhiệt thì cường
độ trường điện
G
và độ cảm ứng từ E B
G
cũng là những tham số trạng thái.
Các tham số trạng thái được phân làm hai loại:
- Loại quảng tính, gồm các tham số có phụ thuộc khoảng không gian mà hệ chiếm, như thể
tích V, số hạt N,... Các đại lượng này được sử dụng như nhau trong hệ cân bằng cũng như không
cân bằng.
- Loại cường tính, không phụ thuộc vào khoảng không gian hệ chiếm mà được xác định tại
từng điểm trong hệ, như nhiệt độ T, áp suất p, ... Các đại lượng cường tính trong hệ cân bằng thì
như nhau tại mọi điểm, còn trong hệ không cân bằng thì có thể khác nhau từ điểm này qua điểm
khác.
3. Phương trình trạng thái
Các tham số trạng thái có thể phụ thuộc vào nhau. Hệ thức liên hệ giữa các tham số trạng
thái khi chúng có phụ thuộc vào nhau được gọi là phương trình trạng thái.
Thí dụ, một khối khí thông thường được đặc trưng bởi ba tham số trạng thái là V, p và T.
Trong chúng chỉ có hai là độc lập nên có một phương trình trạng thái, viết tổng quát như sau:
f (p, V, T) = 0. (4.2)
Tìm phương trình trạng thái là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nhiệt động học.
§1.5. CÔNG VÀ NHIỆT
1. Công
Trong cơ học, sự truyền năng lượng được thực hiện bằng công. Trong nhiệt học, sự truyền
năng lượng phức tạp hơn do liên quan đến chuyển động của nhiều hạt thành phần.
Công là năng lượng truyền tạo nên dịch chuyển có hướng của các phân tử.
Hãy xét một thí dụ về dãn nén một khối khí trong một bình trụ có pitông. Khi đặt lên pitông
một lực F, ta nén khối khí vào một khoảng dx. Công thực hiện là
δA = - Fdx = - pΔSdx = - pdV,
8
trong đó ΔS là diện tích mặt pitông, cũng là tiết diện của bình, dV là biến đổi của thể tích khối
khí (khi nén vào thì dx < 0 tức dV < 0, làm công thức xuất hiện dấu trừ).
δA = - pdV (5.1)
Khi nén như thế tất cả các phân tử đều dịch chuyển theo cùng một hướng (Hình 1.1a). Ta qui
ước dấu của công δA như sau: công mà hệ nhận vào là dương, công do hệ sinh ra (lên vật khác)
là âm. Trong công thức (5.1) khi nén khối khí thì nó nhận công δA > 0, khi dãn thì nó sinh công
ra ngoài, dV > 0, nên δA < 0.
Công trong một quá trình hữu hạn là
(5.2)
(2)
(1)
A p= − ∫ dV
trong đó tích phân lấy từ trạng thái (1) đến trạng thái (2).
Công thức (5.1) và (5.2) đúng cho mọi hệ.
Hình 1.1a Công đẩy ΔS một đọan dx
Hình 1.1b Nhiệt truyền qua ΔS
2. Nhiệt
Trong các hệ nhiệt còn một hình thức truyền năng lượng nữa là nhiệt. Nhiệt (hay lượng
nhiệt) là năng lượng truyền của chuyển động nhiệt và làm thay đổi mức độ chuyển động hỗn
loạn của các phân tử (Hình 1.1b).
Giả thử δQ là nhiệt hệ nhận trong một quá trình vô cùng bé nào đó. Nhiệt này nếu làm tăng
nhiệt độ của hệ một lượng dT, thì δQ ~ dT. Ngoài ra δQ phải tỉ lệ với khối lượng m của hệ: δQ ~
m. Ký hiệu hệ số tỉ lệ là c, ta có:
δQ = mcdT. (5.3)
Hệ số tỉ lệ c là nhiệt dung của vật: nó bằng nhiệt lượng cần thiết cho 1 kg của vật để làm tăng
nhiệt độ lên l K. Dấu của nhiệt lượng cũng qui ước như dấu của công: hệ nhận nhiệt thì δQ > 0,
khi hệ truyền nhiệt cho vật khác thì đối với nó δQ > 0.
Nhiệt trong một quá trình hữu hạn là
. (5.4)
(2)
(1)
Q m c dT= ∫
Đơn vị của nhiệt là đơn vị của năng lượng: J. Ngoài ra còn dùng một đơn vị khác không
thuộc hệ SI: calo (viết tắt: cal), 1 cal = 4,186 J. Như vậy đơn vị của nhiệt dung sẽ là J/kgK hoặc
cal/kgK.
9
Có những trường hợp nhiệt cung cấp cho hệ nhưng không làm thay đổi nhiệt độ của hệ. Đó
là khi chất rắn tan chảy hoặc khi chất lỏng hóa hơi. Để làm tan chảy 1 kg chất rắn cần một nhiệt
lượng xác định λF, gọi là nhiệt tan chảy. Trong suốt quá trình tan chảy nhiệt lượng được cung
cấp nhưng nhiệt độ không thay đổi, chất rắn chuyển dần thành chất lỏng. Tương tự để làm hóa
hơi 1 kg chất lỏng cần một nhiệt lượng λV, gọi là nhiệt hóa hơi. Trong quá trình hóa hơi nhiệt độ
cũng không thay đổi.
Đơn vị của λF và λV là J/kg hoặc cal/kg.
Như vậy nhiệt lượng cần thiết làm tan chảy hoặc làm hóa hơi m kg của một chất là
QF = mλF, QV = mλV . (5.5)
3. Nhận xét chung về công và nhiệt
Các đại lượng công A và nhiệt Q không phải là các tham số trạng thái: chúng không có giá
trị xác định trong trạng thái xác định. Những đại lượng như thế thường là các số gia trong một
quá trình. Chúng không chỉ phụ thuộc vào các trạng thái đầu và cuối của quá trình mà còn phụ
thuộc cách thức diễn biến của quá trình trung gian, như sẽ thấy trong các chương sau.
§1.6. KILOMOL
Xét khối vật chất có cấu tạo từ một loại phân tử, phân tử có khối lượng m0 và có phân tử
lượng là μ. 1 mol chất được định nghĩa là lượng chất có khối lượng μ g, và 1 kmol chất là μ kg
của chất đó.
Ta có thể tính số phân tử trong 1 kmol, ký hiệu là NA. Ta biết rằng 1 đơn vị khối lượng
nguyên tử là 1,66.10-27 kg, nên khối lượng một phân tử là m0 = μ ×1,66.10-27 kg,
NA = khối lượng 1 kmol / khối lượng 1 phân tử =
271,66.10
μ
μ −= × = 6,023.10
26 phân tử/kmol. (6.1)
Số NA có tên là số Avogadro. Số này như nhau với mọi chất.
Nếu hệ có khối lượng m thì số kmol của chất đó là β = m/μ.
Ký hiệu C là nhiệt dung kmol, tức là nhiệt lượng để làm tăng 1 kmol chất lên 1 K thì
C = μc hay c = C/μ.
Các công thức về nhiệt lượng trong §1.5 nếu viết theo nhiệt dung kmol sẽ có dạng sau:
mQ C dδ μ= T ,
(2)
(1)
mQ Cμ= ∫ dT . (6.2)
Tương tự, nếu ký hiệu ΛF là nhiệt tan chảy tính theo kmol, ΛV là nhiệt hóa hơi tính theo kmol
thì ΛF = μλF và QV = μλV nên các công thức (5.4) trở thành
, .F F V
m mQ Q VΛ Λμ μ= = (6.3)
10
§1.7. NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC
1. Nội năng
Nội năng của một hệ nhiệt là tổng năng lượng nội tại của các hạt trong hệ. Động năng
chuyển động của toàn hệ cũng như thế năng của hệ đối với trường lực ngoài không được tính
trong nội năng. Như vậy nội năng sẽ gồm tổng động năng của các hạt (với giả thiết khối tâm của
hệ là đứng yên) và thế năng tương tác giữa các hạt trong hệ:
( ) 1
2
a
đ t đ ab
a a
U E E wε
≠
= + = +∑ ∑
b
(7.1)
trong đó ( )ađε là động năng của hạt thứ a và wab là thế năng tương tác giữa hai hạt a và b.
Số hạng động năng có thể viết lại như sau:
( ) ( )1a ađ đ đ
a a
E N
N đ
Nε ε= = =∑ ∑ ε , (7.2)
ở đây N là số hạt trong hệ và đε là động năng trung bình của phân tử.
2. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học
Theo §1.5 trong các hệ nhiệt có hai hình thức truyền năng lượng: công và nhiệt. Sự kết hợp
định luật bảo toàn năng lượng của vật lý với các hình thức truyền năng lượng của hệ nhiệt dẫn
tới nguyên lý thứ nhất (nguyên lý I) nhiệt động học, phát biểu như sau:
“Biến thiên nội năng của hệ nhiệt trong một quá trình bằng tổng công và nhiệt mà hệ nhận
trong quá trình đó”.
Công thức biểu thị nguyên lý I là
ΔU = A + Q, (7.3)
hay ở dạng quá trình vô cùng bé
dU = δA + δQ mp dV C dTμ= − + . (7.4)
Trong các công thức (7.3) và (7.4) cần phải tính đến nhiệt tan chảy và nhiệt hóa hơi nếu quá trình
diễn biến qua các trạng thái đó.
Ứng dụng của nguyên lý I sẽ đề cập đến trong các chương sau.
11
Chương II
KHÍ LÝ TƯỞNG
§2.1. KHÍ LÝ TƯỞNG
Chúng ta sẽ áp dụng các khái niệm trình bày trong chương I để xét các hệ nhiệt cụ thể. Hệ
nhiệt đơn giản là chất khí và trong số này đơn giản hơn cả là chất khí lý tưởng.
Chất khí lý tưởng là chất khí tuân theo các giả thiết sau:
1/- Các phân tử không có kích thước, là những chất điểm.
2/- Các phân tử không tương tác với nhau, trừ lúc va chạm trực tiếp.
3/- Va chạm các phân tử là va chạm đàn hồi, tức là không thay đổi tổng năng lượng.
Lý thuyết mô tả chất khí bằng các giả thiết trên gọi là thuyết động học phân tử các chất khí.
Chúng ta biết rằng đường kính của phân tử đơn giản thường cỡ d = 0,3 ÷ 0,4 nm. Ở điều kiện
bình thường trong không khí khoảng cách giữa hai phân tử vào khoảng L = 3,5 nm. Như vậy kích
thước d nhỏ đáng kể so với khoảng cách L. Mặt khác, cũng trong không khí, thế năng tương tác
tính trung bình cho một phân tử rất nhỏ so với động năng tịnh tiến trung bình của nó.
Tổng quát lại, có thể nói rằng chất khí quanh ta được xem là chất khí lý tưởng khi áp suất
không quá lớn và nhiệt độ không quá nhỏ. Áp suất lớn quá sẽ làm cho khoảng cách L giảm
xuống, không còn lớn so với d, hơn nữa các phân tử lại gần nhau thì tương tác không còn yếu.
Nhiệt độ hạ thấp quá sẽ làm cho động năng phân tử không còn lớn so với thế năng.
Chất khí photon là một thí dụ về một chất khí lý tưởng đặc trưng: các hạt photon không có
kích thước (ít ra là trong phạm vi năng lượng đã đạt tới hiện nay) và giữa chúng gần như không
có tương tác.
Trong chương này ta xét các tính chất của chất khí lý tưởng.
§2.2. ÁP SUẤT CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG
Chất khí đựng trong một bình chứa sẽ gây một áp suất lên thành bình. Ta hãy tính áp suất
này.
Trước hết hãy giả thiết các phân tử chuyển động nhiệt đều có cùng một vận tốc vG , đập
vuông góc lên diện tích ΔS của thành bình (Hình 2.1). Do va chạm là đàn hồi nên mỗi phân tử
khi đập lên thành bình sẽ truyền cho nó một xung lượng
ΔP1 = m0v - (- m0v) = 2m0v.
Số phân tử đập lên diện tích ΔS trong khoảng thời gian Δt là
ΔN = n0ΔSvΔt.
12
Trên thực tế do các phân tử chuyển động nhiệt hỗn loạn trên ba phương độc lập và mỗi
phương có hai hướng ngược nhau nên số phân tử đập lên ΔS chỉ bằng 1/6 con số trên
0
1
6
N n v SΔ Δ= tΔ .
Từ đó tính được xung lượng các phân tử truyền
cho ΔS
21 0 0
1
3
P N P n m v SΔ Δ Δ Δ= = tΔ
Bây giờ ta phải sửa lại giả thiết cho rằng
các phân tử có cùng vận tốc. Vì các phân tử
chuyển động nhiệt với vận tốc khác nhau nên
trong công thức vừa thiết lập phải thay v2 bằng
2v . Ta được
Hình 2.1
20 0
1
3
P n m v SΔ Δ= tΔ
Lực tác dụng tương ứng với xung lượng truyền này là
20 0
1
3
PF n m
t
ΔΔ ΔΔ= = v S
Từ đó tính được áp suất
20 0
1 .
3
Fp n m v
S
Δ
Δ= = (2.1)
Vì 20 / 2đ m vε = nên
0
2 .
3 đ
p n ε= (2.2)
Hệ thức (2.2) có tên là phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử các chất khí, còn gọi là
phương trình Clapeiron-Mendeleev. Nó giải thích nguồn gốc của áp suất gây bởi một khối khí:
chuyển động nhiệt của các phân tử.
Phương trình (2.2) kết hợp với hệ thức (I.3.2) cho
0 0
2 3 .
3 2 B B
p n k T n k= × = T
Từ đó
0 .
B
pn
k T
= (2.3)
Công thức này biểu thị mật độ phân tử của chất khí lý tưởng qua áp suất và nhiệt độ. Vì mật độ
phân tử n0 là cộng được nên từ (2.3) thấy rằng ở cùng một nhiệt độ, áp suất cũng có tính chất
cộng được.
13
§2.3. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG
Với chất khí các tham số trạng thái điển hình là thể tích V, áp suất p và nhiệt độ T. Giữa
chúng có một mối liên hệ, tức là một phương trình trạng thái. Ta có thể thiết lập phương trình
trạng thái này từ các kết quả ở §2.2 trên.
Mật độ phân tử bằng
0 .A
NN mn
V Vμ= =
Thay vào biểu thức của áp suất biểu thị qua nhiệt độ
0 .B A
m
Bp n k T N k TVμ= =
Tiếp theo đặt
R = kBNB A = 8,31.10 J/kmolK, 3
hằng số này được gọi là hằng số khí lý tưởng, ta được:
.mpV Rμ= T (3.1)
Đây là phương trình trạng thái của chất khí lý tưởng.
Nếu ký hiệu β = m/μ là số kmol khí thì phương trình (3.1) viết lại như sau:
pV = β RT. (3.2)
Nói riêng, khi xét cho 1 kmol khí (β = 1) thì phương trình trạng thái có dạng đơn giản sau
pVμ = RT (3.3)
trong đó Vμ là thể tích của 1 kmol khí.
Từ phương trình trạng thái của khí lý tưởng có thể rút ra một số hệ quả:
1/- Trong quá trình đẳng nhiệt (T = const) ta có pV = const, tức là áp suất biến đổi tỉ lệ
nghịch với thể tích (định luật Boyle-Mariotte).
2/- Trong quá trình đẳng áp (p = const) ta có V = const.T, tức là thể tích biến đổi tỉ lệ thuận
với nhiệt độ (định luật Charles).
3/- Trong quá trình đẳng tích (V = const) ta có p = const.T, tức là áp suất biến đổi tỉ lệ thuận
với nhiệt độ (định luật Gay-Lussac).
4/- Từ (3.3) có Vμ = RT/p: biểu thức cho thấy ở cùng một nhiệt độ và áp suất, thể tích 1 kmol
là như nhau với mọi chất khí, không phụ thuộc vào bản chất của chất khí cụ thể. Thí dụ ở điều
kiện tiêu chuẩn (00C - 1,033 at) Vμ = 22,4 m3/kmol hay 22,4 l/mol.
5/- Xét một hỗn hợp hai (hay nhiều) chất khí trong một bình thể tích V và có nhiệt độ T. Gọi
β1 và β2 là số kmol của mỗi chất khí, p1 và p2 là các áp suất riêng phần của chúng, thì
p1V = β1 RT, p2V = β2 RT.
Cộng hai phương trình lại cho
(p1 + p2)V = (β1 + β2)RT. (3.4)
14
Nhưng β = β1 + β2 là số kmol khí của hỗn hợp nên suy ra p = p1 + p2 phải là áp suất tổng hợp của
hỗn hợp khí. Như vậy áp suất gây bởi một hỗn hợp khí bằng tổng các áp suất riêng phần do từng
chất khí gây nên. Đây là định luật Dalton.
Các hệ quả rút ra ở trên đều là các định luật thực nghiệm tìm ra vào thế kỷ 18-19.
§2.4. PHÂN BỐ PHÂN TỬ THEO VẬN TỐC
Trong một khối khí, các phân tử chuyển động nhiệt có vận tốc khác nhau. Ta hãy xuất phát
từ những tiền đề cơ bản về chuyển động nhiệt áp dụng cho chất khí lý tưởng để xác định sự phân
bố phân tử theo vận tốc.
Bài toán đặt ra như sau: Hãy tìm phần phân tử dN/N có vận tốc nằm trong khoảng
. Hiển nhiên đại lượng này tỉ lệ với
vG
v v d÷ + vG G G 3 x y zd v dv dv dv=G (thể tích trong không gian vận
tốc), ta có thể viết
3( )dN F v d v
N
= G G . (4.1)
Hàm có tên là hàm phân bố vận tốc, nó bằng phần (hay xác suất để) phân tử có vận tốc
nằm trong khoảng một đơn vị vận tốc chung quanh giá trị v
( )F vG G .
Trước hết ta nhận xét rằng các thành phần vận tốc vx, vy và vz là độc lập nhau nên
3( ) ( ) . (
File đính kèm:
- Nhiet Dong Hoc.pdf