Đề kiểm tra 1 tiết phần Quang hình

Câu 1: Khi ta quan sát vật nhỏ bằng kính lúp, muốn độ bội giác không phụ thuộc vào cách ngắm chừng thì

A. kính lúp phải có tiêu cự bằng khoảng nhìn rõ ngắn nhất OCC của mắt.

B. mắt phải đặt sát kính lúp.

C. mắt phải đặt ngay tiêu điểm vật chính của kính lúp.

D. mắt phải đặt ngay tiêu điểm ảnh chính của kính lúp.

Câu 2: Hai gương phẳng quay mặt phản xạ vào nhau và hợp với nhau một góc 90o. Điểm sáng S đặt trước hai gương. Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu ảnh của S tạo bởi hệ hai gương?

A. 3 ảnh B. 4 ảnh C. 5 ảnh D. 6 ảnh

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết phần Quang hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm Họ và tên: …………………………………….. KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp:………. Đề 1 Câu 1: Khi ta quan sát vật nhỏ bằng kính lúp, muốn độ bội giác không phụ thuộc vào cách ngắm chừng thì … kính lúp phải có tiêu cự bằng khoảng nhìn rõ ngắn nhất OCC của mắt. mắt phải đặt sát kính lúp. mắt phải đặt ngay tiêu điểm vật chính của kính lúp. mắt phải đặt ngay tiêu điểm ảnh chính của kính lúp. Câu 2: Hai gương phẳng quay mặt phản xạ vào nhau và hợp với nhau một góc 90o. Điểm sáng S đặt trước hai gương. Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu ảnh của S tạo bởi hệ hai gương? A. 3 ảnh B. 4 ảnh C. 5 ảnh D. 6 ảnh Câu 3: Vật sáng AB đặt song song với màn và cách màn một khoảng cố định L = 1 m. Một thấu kính hội tụ có trục chính đi qua điểm A và vuông góc với màn, được di chuyển giữa vật và màn. Người ta nhận thấy chỉ một vị trí duy nhất của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Độ tụ của thấu kính này là: A. 1 dp B. 2 dp C. 2,5 dp D. 4 dp Câu 4: Chọn câu sai. Khi một tia sáng đơn sắc đi từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 với n2 < n1 … có tia khúc xạ đối với mọi phương của tia tới. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i. tỉ số giữa sini và sinr là không đổi khi cho góc tới i thay đổi. góc khúc xạ thay đổi từ 0 tới 90o khi góc tới i biến thiên từ 0 tới igh. Câu 5: Một người có điểm cực cận cách mắt là 0,1 m và điểm cực viễn cách mắt là 0,5 m. Muốn nhìn rõ vật ở rất xa mà không điều tiết, người đó phải đeo sát mắt một kính có độ tụ bao nhiêu? A. +2 dp B. - 2 dp C. +10 dp D. -10 dp Câu 6: Vật AB đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính của một gương cầu lồi, có ảnh nhỏ hơn vật 3 lần. Dời vật lại gần gương thêm 15 cm, ảnh nhỏ hơn vật 1,5 lần. Tìm bán kính cong của gương. A. 5 cm B. 10 cm C. 20 cm D. 40 cm Câu 7: Vật cao 5 cm. Thấu kính tạo ảnh cao 15 cm trên màn. Giữ nguyên vị trí thấu kính nhưng dời vật xa thấu kính thêm 15 cm. Sau khi dời màn để hứng ảnh rõ nét của vật, ảnh có độ cao 10 cm. Tính độ tụ của thấu kính. A. 1,8 dp B. dp C. dp D. dp Câu 8: Một người có điểm cực viễn cách mắt 20 cm. Khi không điều tiết, thuỷ tinh thể của mắt có độ tụ là 55 dp. Tìm khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc của mắt. A. 1,8 cm B. 2,2 cm C. 2,0 cm D. 1,6 cm Câu 9: Một kính thiên văn có tiêu cự vật kính là 1,2 m, tiêu cự thị kính là 3 cm. Một người mắt tốt quan sát Mặt Trăng bằng kính thiên văn này trong trạng thái không điều tiết. Tìm độ bội giác của kính lúc này. A. 3 B. 4 C. 30 D. 40 Câu 10: Một kính thiên văn có tiêu cự vật kính là 1,2 m, tiêu cự thị kính là 5 cm. Một học sinh có điểm cực cận cách mắt 15 cm, điểm cực viễn cách mắt 45 cm quan sát Mặt Trăng bằng kính thiên văn này trong trạng thái không điều tiết. Tìm khoảng cách giữa vật kính và thị kính lúc này. Mắt đặt sát sau thị kính. A. 1,15 m B. 123,75 cm C. 125 cm D. 124,5 cm Câu 11: Một kính hiển vi có tiêu cự vật kính là 1 cm, tiêu cự thị kính là 4 cm. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 21 cm. Một học sinh có điểm cực cận cách mắt 15 cm, điểm cực viễn cách mắt 50 cm quan sát một vật nhỏ bằng kính hiển vi này trong trạng thái không điều tiết. Mắt đặt sát sau thị kính. Hỏi vật đặt vật trước vật kính một khoảng bao nhiêu? A. 1,0667 cm B. 1,0500 cm C. 1,0614 cm D. 1,0594 cm Câu 12: Một kính hiển vi có tiêu cự vật kính là 8 mm, tiêu cự thị kính là 5 cm. Một người mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 15 cm quan sát một vật nhỏ bằng kính hiển vi này trong trạng thái không điều tiết. Tìm độ dài quang học của kính. Biết độ bội giác của kính lúc này là 75. Mắt đặt sát sau thị kính. A. 20,8 cm B. 16 cm C. 20 cm D. 12 cm Câu 13: Muốn nhìn rõ vật thì vật phải đặt … trong khoảng nhìn rõ của mắt. tại điểm cực cận của mắt hoặc điểm cực viễn của mắt. trong khoảng nhìn rõ của mắt và mắt nhìn vật dưới góc trông a năng suất phân ly amin của mắt. càng gần mắt càng tốt. Câu 14: Một học sinh có điểm cực cận cách mắt 15 cm, điểm cực viễn cách mắt 50 cm, quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp có độ tụ 20 dp trong trạng thái không điều tiết. Mắt đặt cách kính 15 cm. Hỏi phải đặt vật trước kính một khoảng bao nhiêu? A. 4,000 cm B. 3,000 cm C. 4,375 cm D. 4,025 cm Câu 15: Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp có tiêu cự là 7 cm. Mắt đặt cách kính 7 cm. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà người ấy còn phân biệt được. Biết năng suất phân ly của mắt người này là 1’rad. A. 20 mm C. Không tính được vì không biết cách ngắm chừng. B. 10 mm D. Không tính được vì không biết OCC. Câu 16: Chiếu một tia sáng đơn sắc tới một mặt bên của lăng kính thì … luôn có tia ló ra ở mặt bên thứ hai của lăng kính. tia ló lệch về phía đỉnh của lăng kính. tia ló lệch về phía đáy của lăng kính. đường đi tia sáng luôn đối xứng qua mặt phân giác của góc chiết quang A. Câu 17: Kính hiển vi có hai bộ phận chính là vật kính và thị kính là hai các thấu kính hội tụ. Vật kính có tiêu cự rất ngắn; thị kính có tiêu cự ngắn đóng vai trò là kính lúp; khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được. Vật kính có tiêu cự dài; thị kính có tiêu cự ngắn đóng vai trò là kính lúp; khoảng cách giữa chúng không đổi. Vật kính có tiêu cự dài, thị kính có tiêu cự ngắn đóng vai trò là kính lúp, khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được. Vật kính có tiêu cự rất ngắn, thị kính có tiêu cự ngắn đóng vai trò là kính lúp, khoảng cách giữa chúng không đổi. Câu 18: Một thấu kính mỏng bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1,5 được giới hạn bởi một mặt cầu lõm bán kính 10 cm và một mặt cầu lồi. Tiêu cự thấu kính này khi đặt trong không khí là – 30 cm. Tính bán kính của mặt cầu lồi. A. 5 cm B. 10 cm C. 15 cm D. 30 cm Câu 19: Một kính lúp có tiêu cự là 4 cm. Một học sinh có điểm cực cận cách mắt 15 cm, điểm cực viễn cách mắt 50 cm quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp này trong trạng thái không điều tiết. Mắt đặt cách kính 14 cm. Tìm độ bội giác của kính lúc này. A. 2,4 B. 3 C. 8 D. 10 Câu 20: Một lăng kính có góc chiết quang A và chiết suất n = . Chiếu một tia tới đơn sắc nằm trong tiết diện thẳng vào mặt bên, sao cho góc lệch của tia ló so với tia tới là cực tiểu Dmin = . Tính góc chiết quang A. A = 15o B. A = 30o C. A = 45o D. A = 60o

File đính kèm:

  • docKT1tiet_quanghinh.doc