I./ Mục tiêu
- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8, rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng lập công thức.
- Ôn lại các bài toán về tính theo theo công thức hóa học và tính theo phương trình hóa học, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch.
- Rèn luyện các kỹ năng làm các bài toán về nồng độ dung dịch.
17 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập đầu năm hóa tuần I tiết I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1 Ngày soạn:17.06.2008
Tuần: 1 Ngày dạy:
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I./ Mục tiêu
Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8, rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng lập công thức.
Ôn lại các bài toán về tính theo theo công thức hóa học và tính theo phương trình hóa học, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch.
Rèn luyện các kỹ năng làm các bài toán về nồng độ dung dịch.
II./ Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ ( Sự phân loại các hợp chất vô cơ, các công thức chuyển đổi, Tính tan của một số axit, bazơ, muối trong nước).
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại phần kiến thức đã học ở lớp 8.
III./ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại
IV./ TỔ CHỨC DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp
Giới thiệu nội dung ôn tập: Hệ thống các kiến thức cơ bản nhất ở chương trình hóa lớp 8
Các hoạt động ôn tập
Hoạt động 1: Hệ thống các kiến thức cầ nhớ.
- Gv hệ thống lại các khái niệm và các nội dung lý thuyết cơ bản ở lớp 8
* Bài tập. Viết CTHH và phân loại các hợp chất có tên sau: Kalicacbonat, Đồng(II) oxit, lưu huỳnh tri oxit, axit sunfuric, magie nitrat, natri hiđroxit.
-Hệ thống lại các kiến thức cần nhớ:
+ Sự phân loại chất.
Gọi tên các chất.
+ Tính tan của một số axit bazơ muối trong nước.
+ Các công thức chuyể đổi.
→ Oxit: RxOy, Axit: HnA, bazơ: M(OH)n, Muối: MnAm
Bài tập 1
TT
Tên gọi
Công thức
Phân loại
1
2
3
4
5
I./ Kiến thức cầ nhớ
1. Sự phân loại các chất
( Phụ lục 1)
2. Tính tan của các axit bazơ muối trong nước.( phụ lục 2)
3. Các công thức chuyển đổi.
a) Chuyển đổi giữa số mol khối lượng và thể tích.
b) Nồng độ dung dịch
c) Độ tan:
d) Tỉ khối:
e)% theo khối lượng ng.tố/ H.chất
Hoạt động 2. Ôn lại các dạng bài tập cơ bản
-Bài tập 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
(1) P + O2 → ?
(2)Fe + O2 → ?
(3) Zn + ? → ? + H2
(4) Na + ? → ? + H2
(5) ? + ? → H2O
(6) P2O5 + ? → H3PO4
(7) CuO + ? → Cu + ?
(8) H2O → ? + ?
- Bài tập 2. Tính thành phần % các nguyên tố NH4NO3.
- Bài tập 3. Hợp chất A có khối lượng mol là 142g. Thành phần % các nguyên tố có trong A là: %Na = 32,39%, %S = 22,54%, còn lại là oxi. Xác định công thức của A?
4P + 5O2 P2O5
3Fe + 2O2Fe3O4
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
2Na+2H2O →2NaOH+H2
2H2 + O2 2H2O
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
CuO + H2 Cu + H2O
2H2O 2H2 + O2
- Cá nhân HS lên bảng giải.
- Nhận xét bổ sung.
- Bài tập 3.
Công thức chung của A: NaxSyOz
Tương tự
- Bài tập 4. Hòa tan 2,8g sắt bằng dung dịch HCl 2M vừa đủ.
a.Tính thể tích dd HCl.
b. Tính thể tích khí sinh ra ở đktc.
Bài tập 2
1.
% O = 100% - 40% = 60%
Bài tập 4.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
1mol 2mol 1mol
0,05mol → 0,1mol → 0,05mol
a) Thể tích dd HCl 2M:
b) Thể tích H2 ở đktc:
4. Chuẩn bị bài: (1) Khái quát sự phân loại oxit?
(2) Tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ?
V./ KINH NGHIỆM BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Tiết: 2 Ngày soạn: 18.06.2008
Tuần: 1 Ngày dạy:
Chương I CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Bài 1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT- KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
I./ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết được những tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những phương trình hóa học tương ứng với mỗi tính chất.
- HS hiểu được cơ sở để phân loại oxit bazơ và oxit axit là dựa vào những tính chất hóa học của chúng.
2. Kĩ năng:
Vận dụng được những tính chất hóa học của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng.
II./ CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút, cốc thủy tinh
- Hóa chất: CuO, Dd HCl, Ca(OH)2, P2O5
2.Học sinh: Soạn bài theo các câu hỏi chuẩn bị bài
III./ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở + trực quan
IV./ TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Giới thiệu bài:
- Chương 1. Các loại hợp chất vô cơ.
- Bài 1. Tính chất hóa học và phân loại oxit.
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hóa học của oxit Bazơ
-Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm: oxit axit, oxit bazơ
- Nêu ví dụ?
- Vậy oxit axit và oxit bazơ có những tính chất hóa học nào?
-Yêu cầu HS viết 2 PTHH oxit bazơ tác dụng với nước?
- Đọc tên sản phẩm và cho biết chúng thuộc loại hợp chất nào?
- Nêu vấn đề: Tất cả các oxit đều tác dụng với nước?
- Kết luận
- Hướng dẫn HS các nhóm làm thínghiệm:
- Màu xanh lam là màu của dung dịch Đồng (II) clorua.
- Các em vừa làm thí nghiệm nghiện cứu tính chất hóa học nào của oxit bazơ?
- Hướng dẫn HS viết PTHH
- Sản phẩm của phản ứng thuộc loại chất nào?
- Kết luận .
- Hầu hết các oxit bazơ đều t/d với dd axit
-Giới thiệu bắng thí nghiệm người ta chứng minh được rằng một số oxit bazơ như : CaO, Na2O, BaO... tác dụng được với oxit axit → Muối.
- HS viết PTHH
- Kết luận?
- Các oxit bazơ: CaO, K2O, CuO,Al2O3, Fe2O3, Na2O, …
2 HS lên bảng viết
CaO + H2O → Ca(OH)2
Na2O + H2O → NaOH
- Canxihiđroxit, Natrihđroxit → Bazơ
- Chỉ có một số oxit bazơ tác dụng với nước như: K2O, Na2O, CaO, BaO....
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm một thìa bột CuO, thêm 2 ml dung dịch HCl vào
- Hiện tượng: Bột CuO màu đen → bị hòa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam
- Viết PTHH
- Với các oxit bazơ khác như: FeO, CaO... cũng xảy ra những phản ứng hóa học tơng tự.
HS lên bảng viết, HS dưới lớp tự ghi vào vở
- Vôi sống để lâu trong kk thường bị hóa rắn (chết):
CaO + CO2 → CaCO3
I. Tính chất hóa học của oxit
1. Tính chất hóa học của oxit bazơ:
a) Tác dụng với nước
CaO + H2O → Ca(OH)2
Na2O + H2O → NaOH
Oxit Bazơ(kiềm) + Nước →Bazơ(kiềm)
b. Tác dụng với axit
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Oxit Bazơ +Axit → Muối + nước
c. Tác dụng với oxit axit
BaO(r) + CO2(k) → BaCO3(r)
CaO + CO2 → CaCO3
Một số oxit B +Oxit A →Muối
Họat động 2. Tìm hiểu tính chất hóa học của oxit axit
- Các em vừa nghiên cứu tính chất hóa học của bazơ vậy oxit axit có những tính chất hóa học nào?
- Yêu cầu các nhóm HS viết 2 PTPƯ oxit axit tác dụng với nước?
- Đọc tên sản phẩm và cho biết chúng thuộc loại hợp chất gì?
- Kết luận.
- Lưu ý:
+ DD axit làm quỳ tím → đỏ.
+ Tên các gốc axit tương ứng.
- Gọi HS liện hệ đến phản ứng của khí CO2 với dung dịch Ca(OH)2 (lớp 8)
- Hướng dẫn HS viết PTHH
- Đọc tên sản phẩm và cho biết chúng thuộc lọai nào?
- Nếu thay CO2 bằng những oxit axit khác như: SO2, P2O5... cũng xảy ra phản ứng tương tự
- HS nêu kết luận?
- Ta biết oxit bazơ tác dụng được với oxt axit ;Vậy oxit axit tác dụng được với oxit bazơ ?
- Các em hãy so sánh tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazơ?
-Hai HS lên bảng viết(lớp 8):
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → H3PO4
- Axit photphoric, Axit Sunfuric → axit
- Với các oxits khác như: SO2, SO3, N2O5... cũng thu được dung dịch axit tương ứng
- Vẫn đục
- HS viết PTHH
- Muối Canxicacbonat
- Kết luận?
-
- So sánh
2. Tính chất hóa học của oxit axit
a. Tác dụng với nước
P2O5(r) + 3H2O(l) → 2H3PO4(dd)
Nhiều oxit A +Nước → Axit
b. Tác dụng với bazơ
CO2 + Ca(OH)2→CaCO3 +H2O
Oxit A + dd Bazơ→Muối + Nước
c. Tác dụng với oxit Bazơ (tương tự phần 1.c)
Oxit A +Một số oxit Bazơ → Muối
Hoạt động 3. Khái quát về sự phân loại oxit
- Dựa vào sự khác nhau về tính chất hóa hoc phân loại oxit thành 4 loại
- Nêu 4 loại
- Kết luận
II. Khái quát về sự phân loại oxit
Oxit bazơ: CaO, Na2O....
Oxit axit: SO2, P2O5...
Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO...
Oxit trung tính:CO, NO....
4. Tổng kết
a). Củng cố:
- HS đọc mục ghi nhó Sgk(5)
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Phiếu học tập: Cho các oxit sau: Na2O, Fe2O3, SO3, CO2
Gọi tên phân loại các oxit trên theo thành phần
Trong các oxit trên chất nào tác dụng được với
Nước
Dung dịch H2SO4 loãng
Dung dịch NaOH
c. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài tập 5 Sgk( 6): Dẫn hỗn hợp khí lội thật chậm qua DD nước vôi trong.
CO2 + Ca(OH)2→CaCO3 +H2O
Khí thóat ra là khí Oxi không còn lẫn CO2
b) Chuẩn bị bài
(1) Tính chất hóa hoc của Canxioxit? Viết PTHH minh họa.
(2) Quá trình sản xuất Canxioxit? Viết PTHH minh họa.
(3) Các ứng dụng của Canxioxit?
V./ KINH NGHIỆM BỔ SUNG
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Tiết : 3 + 4 Ngày soạn:18.06.2008
Tuần: 2 Ngày dạy:
Bài 2. MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
I./ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS hiểu được hững tính chất hóa học của Caxi oxit (CaO), và lưu hùynhđioxit(SO2)
Biết được các ứng dụng của Canxi oxit, lưu huỳnhđioxit trong sản xuất và đời sống ; tác hại của chúng đối với sức khỏe cả con người, môi trừng..
Biết được các phương pháp để điều chế CaO, SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, các pUHH làm cơ sở cho phương pháp điề chế.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình phản ứng của CaO, SO2 và khả năng làm các bài tập hóa học.
II./ CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Dụng cụ:Bộ Dc điều chế chất khí, Ống nghiệm, giá gỗ, kẹp, cốc thủy tinh, ống hút, đũa thủy tinh
- Hóa chất: CaO, HCl, Na2CO3, H2SO4, nước cất.
- Cách tiến hành: Cho CaO vào ống nghiệm, nhỏ vài giọt nước cất vào, khuấy đều, để yên
- Tranh ảnh lò nung vôi công nghiệp và thủ công, bảng phụ để sủng cố.
2. Học sinh: Soạn bài theo các câu hỏi chuẩn bị bài
III./ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở + trực quan
IV./ TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kỉểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
- Nêu tính chất hóa học của oxit bazơ, viết PTHH minh họa. Học sinh viết ở góc bảng và lưu lại cho bài mới
- Sửa bài tập 1 Sgk(6)
Đáp án:
- Bài tập 1 Sgk(6) a) CaO, SO3 b) Fe2O3, CaO c) SO3
3. Giới thiệu bài: Nội dung bài này giúp chúng ta tìm hiểu tính chất của một số oxit tiêu biểu: oxit axit, oxit bazơ.
4. Các họat động dạy học
Hoạt động 1. Tìm hiếu tính chất của CaO
- Các nhóm HS quan sát một mẫu CaO và nêu nhận xét về tính chất vật lý cơ bản?
- CaO thuộc loại oxit nào?
- Gv thông báo tonc = 2585oC
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của oxit bazơ?
- Chúng ta hãy thực hiện một số TN để chứng mính tính chất hóa học của CaO.
- HƯớng dẫn các nhóm làm thí nghiệm
+ Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTPƯ?
+ Phản ứng của CaO với nước được gọi là phản ứng tôi vôi; Ca(OH)2 ít tan trong nước được gọi là vôi tôi, phần tan là dung dịch bazơ (nước vôi trong)
- Viết PTPƯ CaO với HCl
- Để một mẫu nhỏ CaO trong không khí thì có hiện tượng gì? tại sao?
- Liên hệ cách bảo quản vôi sống.
- N.xét:Chất rắn, màu trắng
- Oxit bazơ
+ Nước→ Bazơ
+ dd axit → Muối + Nước
+ O.axit→ Muối
- Các nhóm làm thí ghiệm
+ Cho một mẫu nhỏ CaO vào ống nghiệm, nhỏ vài giọt nước vào, tiếp tục cho thêm nước, dùng đũa thủy tinh khuấy đều để yên ống nghiệm
→ Phản ứng tỏa nhiệt sinh ra chất ắn màu trắng, ít tan trong nước.
- Viết PTHH
- Vôi bị vón cục, đông cứng. Trong không khí có CO2 nên CaO hấp thụ tạo thành CaCO3(r)
- Viết PTPƯ
- Kết luận
I. Tính chất của Canxi oxit (CaO)
1. Tính chất vật lí:
- Là chất rắn màu trắng
- tonc = 2585oC
2. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với nước
CaO + H2O → Ca(OH)2
b. Tác dụng với axit
CaO + HCl → CaCl2 + H2O
c. Tác dụng với oxit axit
CaO(r) + CO2(k) → CaCO3(r)
→ Canxi oxit là oxit bazơ
Hoạt động 2. Tìm hiểu Ứng dụng của CaO
- Các em hãy nêu ứng dụng của CaO?
- Kết luận
- Đọc thông tin Sgk(8)
- Liên hệ thực tế:
+ Khử chua đất trồng.
+ Sát trùng chuồn trại,…
+ Diệt nấm đất trồng
II. Ứng dụng của CaO
- Dùng trong công nghiệp luyện kim, hóa học
- Khử chua đất trồng, sát trùng, diệt nấm móc,…
Hoạt động 3. Tìm hiểu quá trình sản xuất CaO
- Trong thực tế việc sản xuất CaO đi từ nguyên liệu nào?
- Thuyết trình về các PƯHH xảy ra trong lò nung vôi
- Giới thiệu 2 loại lò sản xuất.
- Hứơng dẫn HS so sánh ưu nhượt điểm của 2 loại lò.
- Kết luận
- Đọc thông tin Sgk(8)
- Viết PTPƯ
- Quan sát tranh (Hình: 1.4&5)
Lò thủ công
Lò công nghiệp
- Quy mô& sả lượng <
- t’nghỉ dài
- Thải CO2 ra môi trường→ ô nhiễm KK
- Quy mô& sả lượng >
- HĐ liên tục
- Thu hồi được CO2→ Sx: muối Cacbonat, nước dá khô( tuyết CO2)
III. Sản xuất CaO
1. Nguyên liệu: Đá vôi, chất đốt
1. Các PƯHH xảy ra:
- Than cháy sinh nhiệt:
C(r) + O2(k) CO2(k)
- Nhiệt phân hủy CaCO3 có trong đá vôi:
CaCO3 CaO + CO2
5. Tiểu kêt:
- HS đọc mục ghi nhớ Sgk(9)
- HS đọc mục em có biết → Ứng dụng hiện tại của CaO & Họat động của 2 loại lò nung vôi.
- Hướng đẫn HS làm bài tập:
+ Bài tập 1. Viết phản ứng hóa học thực hiện các dãy chuyển hóa sau:
CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → CaO → CaCl2
+ Bài tập 2. Trình bày phương pháp để nhận biết các chất rắn sau: CaO, P2O5, SiO2.
Hoạt động 4. Tìm hiểu tính chất của Oxit Axit
- Giới thiệu các t/c vật lí SO2
- Lưu huỳnh đioxit thuộc loại oxit axit?
- Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của oxit axit?
- Chứng minh SO2 là o.axit
+ T/d với nước
+Phân loại gọi tên sản phẩm.
- SO2 là chất gây ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit.
- Kết luận về tính chất hóa học của SO2?
- Oxit axit
+ Nước → DD Axit
+ DD bazơ→ Muối + Nước
+ O.Bazơ → Muối
→ Axit sunfurơ; DD H2SO3 làm quỳ tím hóa đỏ.
- HS lên bảng viết PTPƯ cho tính chất b, c?
→ Canxi sunfit; Natri sunfit; Bari sunfit
→ Có tính chất hóa học của oxit axit → SO2 là oxit axit
I. T/c của lưu huỳnh đioxit (SO2)
1. Tính chất vật lí
- Là một chất khí không màu, mùi hắc, độc.
- Nặng hơn không khí.
2. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với nước
SO2(k) + H2O(l) → H2SO3(dd)
b. Tác dụng với dung dịch bazơ
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
c. Tác dụng với oxit bazơ
SO2 + Na2O → Na2SO3
SO2 + BaO → BaSO3
→ SO2 là oxit axit
Hoạt động 5. Tìm hiểu các ứng dụng của SO2
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các ứng dụng của SO2.
- Kết luận
- Đọc thông tin Sgk(10)
- Liên hệ thực tế.
II. Ứng dụng của SO2
- Sản xuất H2SO4
- Tẩy trắng, diệt nấm mốc,…
Hoạt động 6. Tìm hiểu phương pháp điều chế SO2
- Hứơng dẫn HS tìm thông tin về điều chế SO2.
- Giúp các nhóm
- Kết luận
- Làm việc theo nhóm
+ Nêu phương pháp điề chế
+ Viết PTHH
- Nhận xét bổ sung
III. Điều chế SO2
1. Trong phòng thí nghiệm
a. Muối sunfit td axit (ddHCl, H2SO4)
Na2SO3+H2SO4→Na2SO4+H2O+SO2
b. Đun nóng H2SO4 đặc với Cu
Cu+2H2SO4(đặc) →CuSO4+SO2+H2O
2. Trong công nghiệp
- Đốt lưu huỳnh trong không khí
S + O2 SO2
- Đốt quặng pyrit sắt (FeS2) :
4FeS + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
6. Tổng kết
a) Củng cố:
- HS đọc mục ghi nhớ Sgk(11)
- Hướng dẫn HS là bài tâp Sgk
Bài tập 1 trang 11 Sgk (Làm việc theo nhóm, báo cáo trên bảng phụ)
b) Chuẩn bị bài:
(1) Tính chất hóa học của axit?
(2) Axit được phân loai như thế nào?
V./ KINH NGHIỆM BỔ SUNG
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Tiết: 5 Ngày soạn:20.06.2008
Tuần: 3 Ngày dạy:
Bài 3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT
I./ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS biết được những tính chất hóa học chung của axit
Dẫn ra được nhữnh PTHH chứng minh cho từng tính chất.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những tí nh chất hóa họcc để giải thích một số hiện tượng trong sản xuất và đời sống.
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng làm bài tập tính theo phương trình hóa học.
II./ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút, thìa, bát sứ, cốc thủy tinh.
- Hóa chất: Dd HCl, H2SO4loãng, CuSO4, NaOH, quỳ tím, Fe2O3 (CuO), phenolphtalein, Zn viên.
2. Học sinh: Soạn bài theo các câu hỉ chuẩn bị bài.
III./ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở + trực quan
IV./ TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
H2SO3 → BaSO3
Na2SO3
(1) Hoàn thành các phản ứng theo sơ ffồ chuyển hóa sau: CaSO3 → SO2 → K2SO3
(2) Sửa bài tập 4 Sgk(11)
Đáp án:
(2) a) CO2, SO2, O2 b) H2, N2 c) H2, N2
d) CO2, SO2 e) CO2, SO2 g) CO2, SO2
3. Giới thiệu bài: Nội dung bài này sẽ giúp các em tìm hiểu về tính chất của một loai hợp chất vô cơ thứ II đó là Axit.
4. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất hóa học của axit
- Hướng dẫn HS làm TN1: Nhỏ 1 giọt dung dịch HCl vào mẫu giấy quỳ tím → quan sát, nhận xét?
- Dây là tính chất đặc trưng.
- Hướng dẫn HS các nhóm làm TN2: Cho 1 ít Al vào O1, cho 1 ít Cu vào O2. Thêm 1 → 2ml dd HCl vào 2 ống nghiệm
- Mốt số Kl td với dd axit.
- Nx sản phẩm của pư(1)
- Nêu kết luận
- Hướng dẫn các nhóm làm TN3:
+ Lấy một ít Cu(OH)2 vào O3 thêm 1 → 2ml dd H2SO4 vào, lắc đều .
+ Lấy 1 ít NaOH cho vào ống nghiệm2, thêm 1 giọt phenolphtalein
+ Cho thêm 1 → 2 giọt dd H2SO4 vào quan sát hiện tượng, giải thích?
- Kết luận: PƯ gữa dung dịch axit với bazơ là phản ứng trung hòa
- Nhắc lại tính chất của oxit bazơ với axit và viết PTPƯ.
- Kết luận.
- Các nhóm làm TN: quỳ tím → đỏ
→ Nhận biết dung dịch axit
-Các nhóm làm thí nghiệm
+ Ô1 .có bọt khí bay ra, Al tan dần.
+ Ô2.không có hiện tượng .
- Muối AlCl3 và khí H2.
- Viết PTPƯ
- Các nhóm làm thí nghiệm
+ Cu(OH)2 bị hòa tan tạo dung dịch màu xanh lam.
+ Viết PTPƯ.
+ Dd NaOH không màu → hồng.
+ Dd NaOH hồng → không màu→ Đã sinh ra chất mới.
- HS viết PTPƯ
- HS nhớ lại tính chất hóa học của oxit bazơ tác dụng với axit → Tính chất 4
I. Tính chất hóa học của axit
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch axit làm quỳ tím → đỏ
2. Tác dụng với kim loại
3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
H2SO4 + Cu →
KL+Dd axit → Muối+Khí Hiđro
Dd axit: HCl, H2SO4loãng KL: Mg, Al, Zn, Fe,…
3. Tác dụng với bazơ
Cu(OH)2+H2SO4→CuSO4 + 2H2O
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4+H2O
Axit + Bazơ → Muối + Nước
4. Tác dụng với oxit bazơ
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Axit +Oxit bazơ → Muối + Nước
Hoạt động 3. Tìm hiểu sự phân loại Axit mạnh và axit yếu
- Axit thành mấy loại?
- Dựa vào đâu để có thể phân loại Axit?
- Kết luận
- Dựa vào tính chất hóa học.
- Nêu sự phân loại
II. Axit mạnh và axit yếu
- Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4...
- Axit yếu: H2S, H2CO3....
5. Tổng kết
a) Củng cố :
- HS đọc mục ghi nhớ Sgk(13)
- Hướng dẫn HS đọc mục em có biết Sgk(14)
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch sau: NaOH, NaCl, HCl.
Bài tập 2. Viết PTHH khi cho dung dịch HCl lần lượt tác dụng với :
a. Magiê b. Sắt (II) hyđroxit c. Kẽm oxit d. Nhôm oxit
b) Chuẩn bị bài:
(1) Tính chất hóa học của HCl?
(2) Tính chất hóa học của H2SO4 lõang?
(3) Tính chất của H2SO4 đặc?
(4) Ứng dụng của HCl, H2SO4?
V./ KINH NGHIỆM BỔ SUNG
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- Hoa 915.doc