Bài giảng Ôn tập đầu năm (tiếp)

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG :

1. Kiến thức:

 Ôn tập tính chất vật lí và tính chất hóa học của đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm halogen, nhóm oxi – lưu huỳnh.

 Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

2 . Kĩ năng:

 - Xác định đặc điểm của phản ứng và biện pháp làm tăng hiệu quả tổng hợp sản phẩm của các phản ứng dùng trong sản xuất.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập đầu năm (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 02 Ngày soạn: Ngày giảng: Lớp11A1:…………………………………………………………………………………………......... Lớp11A2:…………………………………………………………………………………………......... Lớp11A3:…………………………………………………………………………………………......... Lớp11B1:…………………………………………………………………………………………......... ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tiếp) A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG : 1. Kiến thức: Ôn tập tính chất vật lí và tính chất hóa học của đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm halogen, nhóm oxi – lưu huỳnh. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học 2 . Kĩ năng: - Xác định đặc điểm của phản ứng và biện pháp làm tăng hiệu quả tổng hợp sản phẩm của các phản ứng dùng trong sản xuất. - Sử dụng một số phương pháp cụ thể để giải bài tập hóa học: lập phương trình hóa học, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích … 3. Thái độ, tình cảm: Thái độ học tập tích cực, siêng năng, đúng đắn. Có lòng yêu thích bộ môn B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo Viên: Bài tập vận dụng; bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học dạng nhỏ. 2. Học Sinh: Ôn lại kiến thức hóa học cơ bản của lớp 10 C.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số Lớp Sĩ số Vắng Tên HV vắng II. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập III. Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta đã ôn tập tiết này chúng ta tiếp tục đi ôn lại những kiến thức đã được học ở lớp 10 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức A. KIẾN THỨC CẦN NẮM: Hoạt động 1: Nhóm halogen và nhóm oxi – lưu huỳnh * GV Yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức đã học về nhóm Halogen và oxi – lưu huỳnh +.So sánh các halogen, oxi , lưu huỳnh về: - Vị trí trong BHTTH - Đặc điểm cấu tạo nguyên tử - Liên kết hóa học - Tính oxi hóa – khử. * GV : Kẻ bảng so sánh lên và yêu cầu HS hoàn thành * GV củng cố lại * HS trả lời các nội dung GV yêu cầu * HS lên bảng ghi nội dung so sánh vào bảng A. KIẾN THỨC CẦN NẮM: 1. Nhóm halogen và nhóm oxi – lưu huỳnh: Nội dung so sánh Nhóm halogen Oxi – lưu huỳnh 1.nguyên tố F, Cl, Br, I O, S 2. Vị trí BHTTH Nhóm VIIA, từ chu kì 2 đến chu kì 6. O:nhóm VIA, chu kì 2, ô thứ 8. S: nhóm VIA, chu kì 3, ô thứ 16. 3. Lớp electron ngoài cùng Có 7e lớp ngoài cùng: ns2np5 Có 6e lớp ngoài cùng: ns2np4 4. Tính chất của các đơn chất Tính oxi hóa mạnh giảm từ F2 đến I2. O2: có tính oxi hóa mạnh. S : vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. 5. Hợp chất HCl H2SO4 Hoạt động 2: Tính chất HCl – H2SO4: * GV Yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức đã học về HCl và H2SO4 - So sánh tính chất vật lí và tính chất hóa học của axit clohidric và axit sunfuric. * GV : Kẻ bảng so sánh lên và yêu cầu HS hoàn thành * GV củng cố lại HS trả lời các nội dung GV yêu cầu * HS lên bảng ghi nội dung so sánh vào bảng 2. So sánh tính chất của axit clohidric và axit sunfuric: Axit Tính chất Axit clohidric (HCl) Axit sunfuric (H2SO4) Tính chất vật lí -Chất lỏng; không màu; -Nặng hơn nước. -Nồng độ đậm đặc nhất: 37% -Chất lỏng sánh tan nhiều trong nước, không màu. -Nặng hơn nước. -Nồng độ đậm đặc nhất: 98% Tính chất hóa học Axit thông thường * Axit đặc: có tính OXH mạnh * Axit loãng: axit thông thường - Làm đổi màu chất chỉ thị - Tác dụng với kim loại (trước H): - Tác dụng với bazơ, oxit bazơ: - Tác dụng với muối: B. BÀI TẬP: Hoạt động 3: Bài tập * GV đưa ra bài tập số 1 1.Tốc độ phản ứng và dịch chuyển cân bằng Cho phản ứng: ΔH < 0 Phân tích đặc điểm phản ứng điều chế SO3. Biện pháp tăng hiệu quả tổng hợp SO3. * HS đưa ra các phân tích đề bài - Các điều kiện ảnh hưởng đến cân bằng hóa học (nhiệt độ, áp suất, nồng độ). -Các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng hóa học. à Giảm nhiệt độ; tăng áp suất; tăng nồng độ O2, SO2; giảm nồng độ SO3, xúc tác * GV đưa ra bài tập số 2 2. Áp dụng ĐLBTKL, điện tích Cho 20,0g hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thấy có 11,2 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là bao nhiêu gam? A. 50,0g B. 55,5 g C. 60,0g D. 60,5g * HS lập phương trình phản ứng, từ bài ra và phương trình lập hệ pt * GV hướng dẫn HS giải theo Aùp dụng ĐLBTKL * HS Làm theo hướng dẫn của GV Tính số mol e do axit trao đổi à số mol Cl- KL muối = KL Kim loại + KL Cl- 3. Xác định nguyên tố Hòa tan hoàn toàn 1,12 g kim loại hóa trị II vào dd HCl dư thu được 0,448 lít khí ở đktc. Kim loại đã cho là: A. Mg B. Zn C. Cu D. Fe * GV hướng dẫn HS giải theo ĐLBT điện tích * HS giải theo hướng dẩn của GV B. BÀI TẬP: 1. Tốc độ phản ứng: Cho phản ứng: ΔH < 0 ΔH < 0 phản ứng tỏa nhiệt. Phản ứng trên làm giảm thể tích chung của hệ Cần xt V2O5 để nhanh đạt cân bằng Biện pháp làm tăng hiệu suất tổng hợp SO3: + Giảm nồng độ SO3 ( thu SO3). + Tăng nồng độ hay V của SO2, O2 + Tăng áp suất chung của hệ. + Giảm nhiệt độ của hệ xuống mức vừa phải. 2. Tómtắt đề bài: + mmuối mmuối = ? Giải: C1. Lập phương trình đại số Mg + 2 HCl → MgCl2 + H2↑ (1) x (mol) → x x Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2↑ (2) y(mol) → y y Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg, Fe trong hỗn hợp ban đầu. Theo (1), (2) ta có hệ: Giải hệ ta có: x = y = 0,25 mol C2. Định luật bảo toàn điện tích Theo (1) và(2) ta có: 3. Xác định nguyên tố: Gọi kim loại có hóa trị II cần tìm là M. Phương trình phản ứng: M + 2 HCl → MCl2 + H2↑ (*) Theo định luật bảo toàn điện tích ta có: ne cho = ne nhận nkim loại = 0,02mol Mkim loại = 1,12/(0,02)= 56g/mol Vậy: kim loại M có nguyên tử khối 56 đó là Fe IV. Củng cố * GV Nhắc lại cho HS kiến thức trọng tâm của tiết học * Nhắc lại về các phương pháp giải bài tập đã áp dụng trong các bài tập vừa làm. V. Hướng dẫn học bài * Về nhà làm lại các bài tập vào vở và Xem trước bài sự điện li: thế nào là sự điện li, chất điện li? BTVN: 1. Hòa tan hoàn toàn 1,46g hỗn hợp kim loại A gồm Al, Fe, Cu vào dd H2SO4 dư thấy có 0,784 l H2 (đktc) và còn lại 0,64g rắn không tan trong nước. Tính % theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. 2. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Fe, Zn vào 500ml dd HCl 0,4M được dd A và 10,52g muốikhan. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. VI. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………....…..…………………………………………………………………………………………………............ ……………………………………………………………………………………………………......... ……………………………………………………………………………………………………......... ……………………………………………………………………………………………………......... ……………………………………………………………………………………………………......... ……………………………………………………………………………………………………......... ……………………………………………………………………………………………………......... ……………………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………………………. Ký duyệt của Tổ trưởng Ngày tháng năm 2009 Tổ trưởng: Phạm Đức Hoà

File đính kèm:

  • dochoa 11 co ban.doc
Giáo án liên quan