MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Gíup cho học sinh nhớ lại các kiến thức đã học như:
Nguyên tử được cấu tạo gồm mấy phần
Thế nào là nguyên tố hoá học,hoá trị của một nguyên tố được xác định như thế nào?
Nội dung định luật bảo toàn khối lượng
Tỉ khối của chất khí,dung dịch,nồng độ dung dịch.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
98 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ôn tập đầu năm tiết 1, 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
TIẾT : 1 ,2
NGÀY SOẠN:
A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Gíup cho học sinh nhớ lại các kiến thức đã học như:
Nguyên tử được cấu tạo gồm mấy phần
Thế nào là nguyên tố hoá học,hoá trị của một nguyên tố được xác định như thế nào?
Nội dung định luật bảo toàn khối lượng
Tỉ khối của chất khí,dung dịch,nồng độ dung dịch.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
B/ PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại – Vấn đáp
C/ LÊN LỚP:
1/ Oån Định : kiểm tra sĩ số
2/ Kiểm Tra Bài Củ
3/ Dạy Bài Mới
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1/ NGUYÊN TỬ
Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm các hạt nhân mang điện tích dương và lớp võ có một hay nhiều electron mang điện tích âm.
a/ Electron
Electron kí hiệu là e có điện đích là 1- , khối lượng rất nhỏ không đáng kể so với khối lượng nguyên tử. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân
b/ Hạt Nhân Nguyên Tử
Nằm ở tâm nguyên tử gồm Proton và Nơtron
Proton kí hiệu là p , có điện tích là 1+ , khối lượng lớn hơn khối lượng electron rất nhiều (1836lần)
Nơtron kí hiệu là n , không mang điện có khối lượng bằng khối lượng proton
Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron
Khối lượng nguyên tử được xem như tổng khối lượng proton và khối lượng nơtron
2/ Nguyên Tố Hoá Học .
Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân
3/ Hoá Trị Của Một Nguyên Tố
Hoá trị của một nguyên tố chỉ khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác .Hoá trị một nguyên tố được xác định theo hoá trị nguyên tử H ( một đơn vị) hoặc nguyên tử O( hai đơn vị)
ax = by
4/ Định Luật Bảo Toanø Khối Lượng
Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng các chất tạo thành
5/Mol Là Gì
Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
Khối lượng mol một chất là khối lượng tính bằng gam của 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó
Ơû điều kiện tiêu chuẩn 1 mol chất khí có thể tích là 22.4 lit
6/ Tỉ Khối Chất Khí
công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B
dA/B =
MA MB lần lượt là khối lượng mol khí A và khí B.
Tỉ khối cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần
Tỉ khối của khí A so với không khí
dA/KK =
MKK khối lượng moltrung bình không khí = 29
7/ Dung Dịch
a/ Độ Tan
Là số gam chất tan có thể tan trong 100gam nước ở moat nhiệt độ nhất định tạo thành dung dịch bảo hoà ở nhiệt độ đó.
b/ Nồng Độ Dung Dịch
Nồng Độ Phần Trăm
C% =%
c/ Nồng Độ mol/lit
n : số mol chất tan
V : thể tích dung dịch
8/ Phân Loại Các Hợp Chất Vô Cơ.
a/ Oxit
Oxit bazơ( CaO , Fe2O3 ,MgO ….) , phản ứng với axit tạo muối và nước.
Oxit axit (CO2, SO2...) phản ứng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
b/ Axit như HCl , H2SO4 , HNO3 phản ứng được với bazơ, oxitbazơ , kim loại, và một số muối.
c/ Bazơ như NaOH , Cu(OH)2 ….
d/ Muối như NaCl , K2SO4 , ….
9/ Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn
Oâ nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử , số proton , electron trong nguyên tử của nguyên tố đó .
Chu kì cho biết số lớp electron trong nguyên tử nguyên tố đó .
Nhóm gồm các nguyên tử có số elẹcton ngoài cùng bằng nhau và bằng thứ tự nhóm .
Hãy nhớ lại và cho biết nguyên tử được cấu tạo như thế nào?
Nêu bản chất của hạt Electron?
Hạt nhân nguyên tử gồm những loại hạt nào?
Bản chất proton?
Bản chất nơtron?
Có thể xem khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng proton và nơtron được không? Tại sao?
Thế nào là nguyên tố hoá học?
Xác định hoá trị các nguyên tố : Na , Mg , S , P trong các hợp chất sau: Na2O , MgO , H2S , PH3
Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng?
Thế nào là mol nguyên tử và mol phân tử?
Hỏi trong 4 gam cacbon có bao nhiêu nguyên tử cacbon?
Viết công thức tính tỉ khối của chất khí?
Tính tỉ khối cuả khí cacbonnic so với không khí.giải thích tại sao ta thổi bong bóng buông ra nó không bay lên cao .Muốn nó bay lên cao phải bom vào bong bóng một loại khí như thế nào?
Định nghĩa nồng độ phần trăm và nồng độ mol/lit .
Hãy cho biết chất vô cơ được chia thành những loại nào.Cho ví dụ và nêu tính chất đặc trưng
Nêu ý nghĩa bảng hệ thống tuần hoàn( số thứ tự , chu kì , nhóm).
Một nguyên tố ở chu kì 3 phân nhóm chính nhóm I, Ô thứ 11.Hãy tìm proton, số lớp electron , số electron ngoài cùng.
Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm các hạt nhân mang điện tích dương và lớp võ có một hay nhiều electron mang điện tích âm.
Học sinh trả lời bản chất của Electron.
Nằm ở tâm nguyên tử gồm Proton và Nơtron
Proton kí hiệu là p , có điện tích là 1+ , khối lượng lớn hơn khối lượng electron rất nhiều (1836lần)
Học sinh nêu bản chất nơtron.
Có thể xem khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng proton và nơtron.Do khối lượng electron rất nhỏ.
Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong nguyên tử.
Aùp dụng công thức xác định được hoá trị của các nguyên tố lần lượt là
Na :1 , Mg : 2 , S :2 , P :3
Học sinh nhớ lại và nêu định luật bảo toàn khối lượng
Vân dụng trả lời câu hỏi.
dA/B =
áp dụng công thức tính tỉ khối của khí cacbonnic so với không khí là
Vậy CO2 nặng hơn không khí 1.5 lần.
Bong bóng không bay vì bong bóng chứa CO2 nặng hơn không khí.
Muốn cho bong bóng bay phải bom vào bong bóng một loại khí nhẹ hơn không khí như H2 , C2H2 ( khí đá)
Nồng độ phần trăm là khối lượng chất tan có trong 100 gam dung dịch
Nồng độ mol/lit là số mol chất tan có trong 1 lit dung dịch
Học sinh nhớ lại trả lời lần lượt từng phần câu hỏi trên.
Học sinh lần lượt phát biểu ý nghĩa bảng tuần hoàn.
Vận dụng ý nghĩa tìm được số proton = electron = 11, số lớp electron là 3, số electron ngoài cùng là 1
4/ Cũng Cố
a/ Xác định hoá trị các nguyên tố
cacbon trong hợp chấtCH4 , CO , CO2
sắt trong hợp chất: FeO , Fe2O3
b/Giải thích tại sao
Khi nung canxicacbonat (CaCO3) thì khối lượng chất rắn sau phản ứng giảm.?
Khi nung một miếng đồng thì khôí lượng chất rắn sau phản ứng tăng?
C/ Tính thể tích của
hỗn hợp 6.4 gam oxi và 22.4 gam nitơ (ĐKTC)
hỗn hợp khí gồm 0.75 mol CO2 , 0.5 mol CO và 0.25 mol nitơ
d/ Làm bay hơi 300 gam nước ra khỏi 700 gam dung dịch muối 12% thì thu được 5 gam muối kết tinh tách khỏi dung dịch. Hãy xác định nồng độ % của dung dịch muối bảo hoà trong điều kiện nhiệt độ của thí nghiệm
e/ Trong 800 ml dung dịch NaOH có 8 gam NaOH
Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH.
Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200 ml dung dịch NaOH để có dung dịch NaOH 0.1M?
5/ Dặn Dò
Chuẩn bị bài cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử được cấu tạo bởi mấy phần.
Các hạt cơ bản cấu tạo nên mỗi phần của nguyên tử?
Người ta tìm ra hạt nhân nguyên tử và các hạt cơ bản như thế nào?
Bản chất của các hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử ?
CHƯƠNG I NGUYÊN TỬ
BÀI 1 THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
Tiết :3
Ngày soạn:
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến Thức
Học sinh phải biết được :
Thành phần cơ bản của nguyên tử gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân.Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron,hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.
Khối lượng điện tích các hạt electron , proton . Kích thước khối lượng nguyên tử.
2/ Kĩ Năng
Dựa vào thí nghiệm trong SGK ,nhận xét và rút ra kết luận.
Hiểu và sử dụng các đơn vị đo lường :u , nm , A0 và giải các bài tập
II/ CHUẨN BỊ
1/Phương Pháp : trực quan – diễn giảng – vấn đáp – nêu vấn đề- đàm thoại
2/ Chuẩn Bị : phóng to hình 1.3 trong SGK ( in trên giấy trong rối chiếu)
III/ DẠY BÀI MỚI
1/Oån Định : kiểm tra sĩ số
2/ Kiểm Tra
3/ Vào Bài
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
1/ Electron
a/Sự Tìm Ra Electron
Năm 1987 nhà bác học người Anh tên là Tôm – Xơn (J.J Thomson) ,bằng thí nghiệm phóng điện trong chân không ,ông đã phát hiện ra tia âm cực gồm những chùm hạt mang điện tích âm. Người ta gọi những hạt mang điện tích âm đó là Electron, kí hiệu là e.
b/ Khối Lượng Và Điện Tích Hạt Electron
Bằng thực nghiệm người ta xác định được
khối lượng me = 9.1094 . 10-31 kg
điện tích : qe = -1.602 .10-19C ( cu long).
Giá trị 1.602 .10-19C được dùng làm điện tích đơn vị , kí hiệu là eo .
Vậy điện tích electron kí hiệu là –eo và qui ước bằng 1- .
2/ Sự Tìm Ra Hạt Nhân Nguyên Tử
Năm 1911 nhà vật lý học người Anh Rơ – Dơ - Pho (E.RutherFord) và một số cộng sự đã làm một thí nghiệm dùng hạt bắn phá vào một lá vàng mỏng . Qua thí nghiệm đã kết luận.
Nguyên tử phải có phần mang điện dương có khối lượng lớn .
Phần mang điện dương này có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử.
Nguyên tử có cấu tạo rổng, phần mang điện dương là hạt nhân.
Xung quanh hạt nhân là lớp vỏ nguyên tử gồm các hạt electron. Để trung hoà điện, số điện tích dương trong hạt nhân phải bằng số electron ngoài lớp vỏ.
3/ Cấu Tạo Của Hạt Nhân Nguyên Tử
a/ Tìm Ra Proton
Năm 1918 khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt Rơ-Đơ-Pho đã phát hiện ra một loại hạt có khối lượng 1.6726 . 10-27 kg, mang một đơn vị điện tích (eo ,qui ước1+). Đó chính là hạt proton , kí hiệu là p
b/ Tìm Ra Nơtron
Năm 1932 chat –uych ( cộng tác viên của Rơ-Đơ-Pho ) cũng dùng hạt bắn phá hạt nhân nguyên tử beri,đả tìm ra một loại hạt có khối lượng gần bằng khối lượng hạt proton nhưng không mang điện, được gọi là hạt nơtron, kí hiệu là n
Kết Luận
Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm
Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử được tạo thành bởi các proton và nơtron.
Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
II/ KÍCH THƯỚC KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ
1/ Kích Thước
Để biểu thị kích thước nguyên tử người ta dùng đơn vị nanomet (nm) hoặc angstrom(Ao)
1nm = 10-9 m , 1Ao = 10-10m
1nm = 10 Ao.
Nếu hình dung nguyên tử là một khối cầu thì nó có đường kính khoảng 10-10m = 1Ao
Nguyên tử có kích thước nhỏ nhất là hyđrô (bán kính 0.053nm )
Hạt nhân còn có kích thước nhỏ hơn nguyên tử rất nhiều ( 10.000 lần), đường kính khoảng 10-5 nm
Electron và proton còn có kích thước nhỏ hơn (đường kính khoảng 10-8nm).
2/ Khối Lượng
Để biểu thị khối lượng nguyên tử, các hạt proton , nơtron ,electron người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là u còn được gọi là (đvC)
1u =
19,9265 .10-27 kg là khối lượng một nguyên tử của đồng vị cacbon 12
nguyên tử hyđro có khối lựơng nhỏ nhất là 1.6738 . 10-27kg 1.008u
( cho học sinh xem bảng 1)
Hoạt động 1
Nhắc lại ở lớp 8 các em đã học nguyên tử được cấu tạo như thế nào?
Hoàn chỉnh câu trả lời của các em.
Dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2
Chiếu lên máy chiếu hình 1.2
Mô tả quá trình thí nghiệm
Tại sao màn huỳnh quang phát sáng ?
Những chùm tia này có phải là vật chất hay không?
Tại sao những chùm tia này bị lệch về phía cực dương?
Giáo viên diễn giảng
Do không tìm được giá trị điện tích nào nhỏ hơn
1.602 .10-19C nên nó được dùng làm điện tích đơn vị.
Hoạt động 3
Mô tả quá trình thí nghiệm theo hình 1.3
Tại sao sau khi xuyên qua lá vàng mỏng đa số các tia đều bị lệch ?
Tại sao có vài tia không xuyên qua lá vàng mỏng mà bị đẩy ngược trở lại?
Suy ra điều gì về số điện tích dương trong hạt nhân và số electron ở lớp vỏ?
Hoạt động 4
Mô tả thí nghiêm của Rơ-Đơ-Pho
Kết luận gì về khối lượng hạt proton so với khối lượng electron?
Diển giảng:
Hãy rút ra kết luận về cấu tạo nguyên tử ?
Hoạt động 5
Diễn giảng: nếu hình dung hạt nhân nguyên tử là một quả cầu có đường kính là 10cm thì nguyên tử có đường kính là 1km
Kết luận gì về lớp vỏ nguyên tử?
Hãy th ử so sánh kích thước của nguyên tử và kích thước các loại hạt
Hoạt động 6
Diễn giảng:nguyên tử có khối lượng rất nhỏ, cứ 1gam bất kì một chất nào củng đều chứa rất nhiều nguyên tử ( hàng tỉ tỉ)
Có nhận xét gì về khối lượng nguyên tử hyđrô?
Vậy nguyên tử hyđrô này có bao nhiêu nơtron?
Phóng to bảng 1 cho học sinh xem ở lớp.cho học sinh về nhà vẽ bảng 1.1
Hoạt động 1
Trả lời câu hỏi theo sự nhớ lại của các em.
Hoạt động 2
Màn huỳnh quang phát sáng là do sự tác động của các chùm tia phát ra từ cực âm.
Các chùm tia này là chùm vật chất , vì chúng làm cho chong chóng quay.
Các chùm tia này bị lệch về phía cực dương ,chứng tỏ chúng gồm những hạt mang điện tích âm. Các hạt này gọi là Electron.
Hoạt động 3
Chứng tỏ trong nguyên tử có phần mang điện tích dương có khối lượng lớn.
Có vài tia không xuyên qua lá vàng mỏng mà bị đẩy ngược trở lại, chứng tỏ phần mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ.
Suy ra số điện tích dương trong hạt nhân bằng số electron lớp vỏ .
Hoạt động 4
Hạt proton có khối lượng rất lớn so với hạt electron.
Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các proton và nơtron.Vì nơtron không mang điện nên trong hạt nhân số proton bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử
Vậy trong nguyên tử số proton bằng số electron
Hoạt động 5
Như vậy các electron nhỏ bé chuyển động trong không gian rổng xung quanh hạt nhân
Học sinh so sánh
Hoạt động 6
Nguyên tử hyđrô có khối lượng bằng khối lượng một hạt proton .
Vậy nguyên tử hyđrô này không có nơtron
4/ cũng cố
Vỏ Nguyên Tử Gồm Các Hạt Electron me= 0.00055u
qe= 1- (đvđt)
proton
Hạt Nhân
Nơtron
Đặt câu hỏi cho học sinh để hình thành sơ đồ sau:
mp = 1u
qp = 1+ (đvđt)
Nguyên Tử
mn = 1u
qn = 0
5/ Dặn Dò
Chuẩn Bị Câu Hỏi Bài “ Nguyên Tố Hoá Học”
Khối lượng nguyên tử bằng số khối đúng không?Nếu không tại sao trong tính toán người ta tính khối lượng nguyên tử của các nguyên tố chẳn hạn như oxi là 16 bằng số khối?
Bài tập 1 đến 5 trang 08.
BÀI 2 HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Tiết:4
Ngày soạn:
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến Thức
Học sinh phải biết được :
Điện tích hạt nhân , số khối
Nguyên tử khối , cách tính nguyên tử khối , định nghĩa nguyên tố hoá học
Số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tử , đồng vị , nguyên tử khối trung bình
2/ Kĩ Năng
Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập cho học sinh
II/ CHUẨN BỊ
1/Phương Pháp : Diễn giảng- đàm thoại – vấn đáp –trực quan
2/ Chuẩn Bị: Hình 1.5 phóng to , học sinh chuẩn bị kỉ các câu hỏiII/ LÊN LỚP
1/ Oån Định : Kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm Tra
Nguyên tử được cấu tạo bởi mấy phần ?
Nêu thành phần ,bản chất các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử, võ nguyên tử?
Nguyên tử khối của nguyên tử neon là 20.179. Hãy tính khối lượng một nguyên tử neon theo kg?
3/ Bài Mới
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
I / HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
1/ Điện Tích Hạt Nhân
ĐTHN = Z+
Z :là số proton củng chính là số đơn vị điện tích hạt nhân.
Trong nguyên tử trung hoà điện , tổng số proton trong hạt nhân bằng tổng số electron trong nguyên tử .
Proton = Electron = đơn vị ĐTHN
Ví dụ
2/ Số Khối
A = Z + N
A : số khối
Z : tổng số proton
N : tổng số hạt nơtron
II/ NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
1/ Định Nghĩa
Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng ĐTHN
Ví dụ :
Tất cả các nguyên tử có ĐTHN là 11+ đều thuộc nguyên tố Na.
2/ Số Hiệu Nguyên Tử
Số đơn vị ĐTHN nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.
Z = ĐTHN = Proton = Electron
3/ Kí Hiệu Nguyên Tử
Một nguyên tử được kí hiệu đầy đủ dưới dạng :
X là kí hiệu nguyên tố.
A số khối
Z số hiệu nguyên tử.
Ví dụ
Có kí hiệu cho biết
Trong hạt nhân nguyên tử Al có 13 proton , 14 nơtron, lớp vỏ nguyên tử có 13 electron . điện tích hạt nhân là 11+ ( có 11 đơn vị điện tích hạt nhân)
Hoạt động 1
Hạt nhân nguyên tử có các hạt proton mang điên tích dương 1+ .Vây hạt nhân mang điên tích gì?
Số điện tích dương trong hạt nhân được xác định như thế nào?
Trong một nguyên tử trung hoà điện thì điện tích dương phải bằng điện tích âm, vậy suy ra điều gì?
Ví dụ xác định số Proton , electron của nguyên tử oxi , biết ĐTHN là 8+?
Hoạt động 2
Tính số khối nguyên tử Na biết Na có 11 proton , 12 Nơtron
Số khối A của nguyên tử và giá trị ĐTHN (Z) là đặc trưng cho nguyên tử của một nguyên tố . Khi biết được Z và A thì biết được số Nơtron và electron
Hoạt động 3
Hãy đọc SGK và cho biết nguyên tố hoá học là gì?cho ví dụ?
Đến nay người ta đã biết được 92 nguyên tố hoá học tồn tại trong tự nhiên và khoảng 18 nguyên tố nhân tạo được tổng hợp trong phòng thí nghiệm hạt nhân.
Hoạt động 4
ĐTHN của nguyên tử Na là 11+ thì số hiệu nguyên tử Na là 11. Hãy rút ra định nghĩa số hiệu nguyên tử ?
Diễn giảng kí hiệu nguyên tử:
Hoạt động 5
Cho kí hiệu hãy xác định số proton ,nơtron , electron , ĐTHN của nguyên tử Al?
Hoạt động 1
Hạt nhân mang điện tích dương .
Số điện tích dương trong hạt nhân bằng số proton.
Nguyên tử trung hoà điện thì tổng số proton bằng tổng số electron
Proton là 8 , Electron là 8
Hoạt động 2
Aùp dụng công thức tính
A =Z + N
Số khối của Na là 11 + 12 = 23
Hoạt động 3
Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng ĐTHN.
Ví dụ tất cả các nguyên tử có ĐTHN là 11+ đều thuộc nguyên tố Na.
Hoạt động 4
Học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động 5
Học sinh phải trả lời được
Trong hạt nhân nguyên tử Al có 13 proton , 14 nơtron, lớp vỏ nguyên tử có 13 electron . điện tích hạt nhân là 11+ ( có 11 đơn vị điện tích hạt nhân)
4/ Củng Cố
a/ Cho nguyên tử K có 19 proton và 20 nơtron. Hãy xác định ĐTHN , số Electron ,kí hiệu nguyên tử của nguyên tố K?
b/Cho các nguyên tử , các nguyên tử nào thuộc một nguyên tố hoá học ?
Làm tại lớp bài tập 1,2
5/ Dặn Dò
Về làm bài tập 1-6 trang 11 SGK
Chuẩn bị bài “đồng vị”
Thế nào là đồng vị , cách tính nguyên tử khối trung bình?
BÀI 3 ĐỒNG VỊ . NGUYÊN TỬ KHỐI
NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH
Tiết :5
Ngày Soạn:
I/ Mục Tiêu
1/ Kiến Thức
Học sinh phải biết :
Khái niệm đồng vị , nguyên tử khối , nguyên tử khối trung bình .
Cách xác định nguyên tử khối trung bình .
2/ Kĩ Năng:
Tính nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hoá học một cách thành thạo
II/ Chuẩn Bị
1/ Phương Pháp : diễn giảng - vấn đáp
2/ Đồ Dùng :tranh vẽ các đồng vị của hyđrô
III/ Lên Lớp
1/ Oån Định : Kiểm Tra Sỉ Số
2/ Kiểm Tra:
Căn cứ vào đâu mà người ta biết giữa nguyên tố Hyđrô ( Z =1) và nguyên tố Urani( Z= 91) chỉ có 90 nguyên tố.
Nguyên tố Ytri (Y) dùng làm vật liệu siêu dẫn ,có số khối là 88 .Dựa vào bảng tuần hoàn hãy cho biết số Proton , Nơ tron , Electron của nguyên tử nguyên tố Y?
3/Bài Mới
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
III/ ĐỒNG VỊ
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau.
Ví dụ : là ba đồng vị của nguyên tố hoá học hyđrô.
Hầu hết các đồng vị có số hiệu nguyên tử lớn hơn 83 (Z>83) là không bền còn được gọi là đồng vị phóng xạ.
IV/ NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC.
1/ Nguyên Tử Khối
Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử .
Do khối lượng của electron quá nhỏ nên khối lượng nguyên tử coi như bằng tổng khối lượng các proton và nơtron trong hạt nhân nguyên tử. Vậy nguyên tử khối coi như bằng số khối
Ví dụ khối lượng nguyên tử của là 31 ( bằng số khối)
2/ Nguyên Tử Khối Trung Bình.
X nguyên tử khối của đồng vị X
Y nguyên tử khối của đồng vị Y
a :phần trăm số nguyên tử của đồng vị X.
b :phần trăm số nguyên tử của đồng vị Y.
Hoạt động 1
Cho các nguyên tử : có nhân xét gì về các nguyên tử này?
Các nguyên tử này gọi là đồng vị. Vậy đồng vị là gì?
Trong tự nhiên có khoảng 340 đồng vị, người ta đã tổng hợp được hơn 2400 đồng vị nhân tạo .nhiều đồng vị được ứng dụng trong y học , nông nghiệp, nghiên cứu khoa học.
Ví dụ dùng chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp .Tia của đồng vị là tác nhân tiệt trùng ,chống nấm hữu hiệu trong bảo quản lương thực,thực phẩm….
Hoạt động 2
Một đơn vị khối lượng nguyên tử là bao nhiêu kg?
Khối lượng của nguyên tử được tính như thế nào?
Khi không cần độ chính xác cao. Có thể xem khối lượng nguyên tử bằng tổ khối lượng proton và nơtron được không?
Ví dụ : cho hãy xác định proton , nơtron , electron , khối lượng nguyên tử .
Hoạt động 3
Trong tự nhiên các nguyên tố hoá học tồn tại nhiều đồng vị , nên nguyên tử khối của các nguyên tố này là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó .
Ví dụ
Tính khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố clo biết trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền là chiếm 75.77% và chiếm 24.23%
Hoạt động 1
Chúng giống nhau Proton nhưng khác nhau số nơtron
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số Nơtron do đó số khối khác nhau.
Hoạt động 2
Một đơn vị khối lượng nguyên tử là 1.6605 10-27 kg.
Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng proton và nơtron và electron.
Do khối lượng electron rất nhỏ nên khối lượng nguyên tử có thể xem là tổng khối lượng proton và nơtron.(khi không cần độ chính xác cao).
Hoạt động 3
Aùp dụng công thức tính
(Cl) =
4/ Cũng Cố
Nguyên tố Cu có hai đồng vị là và . Biết khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63.54 . Tính phần trăm mỗi đồng vị.
Cho các nguyên tử , các nguyên tử nào là đồng vị?
5/ Dặn Dò
Làm bài tập 1,2,3,4,6 trang 14. chuẩn bị bài “ sự chuyển động cuả electron trong nguyên tử”
BÀI 4 SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON
TRONG NGUYÊN TỬ . OBITAN NGUYÊN TỬ
Tiết :6
Ngày Soạn:
I/ Mục Tiêu
1/ Kiến Thức:
Học sinh biết :
Trong nguyên tử các elctron chuyển động không theo một quĩ đạo xác định xung quanh hạt nhân
Khu vực xung quanh hạt nhân mà xác suất tìm thấy electron là 90% được gọi là obitan nguyên tử
2/ Kĩ Năng: vận dụng kiến thức làm các bài tập sách giáo khoa
II/ Chuẩn Bị
1/ Phương Pháp: diễn giảng – vấn đáp – trực quan.
2/ Đồ Dùng : Mẫu hành tinh nguyên tử Rơ – đơ – pho , hình ảnh các obitan s ,p
III/ Lên Lớp
1/ Oån Định : Kiểm Tra Sỉ Số
2/ Kiểm Tra:
Tính nguyên tử khối trung bình của Kali , biết rằng trong tự nhiên Kali có các đồng vị : chiếm 93,258% , chiếm 0,012% và chiếm 6,73 % .
Nguyên tử khối trung bình của Ag bằng 107.02 lần nguyên tử khối của Hyđrô . Nguyên tử khối của Hyđrô là 1.008. Tính nguyên tử khối tru
File đính kèm:
- GIAO AN 10 nang cao moi .doc