Bài giảng Ôn tập đầu năm tiết 1 và chương 3

Mục tiêu:

1) Giúp HS hệ thống lại các kiến thức hoá học cơ bản ở THCS có liên quan đến lớp 10.

2) Phân biệt được một số khái niệm trừu tượng: Nguyên tử, nguyên tố hoá học, phân tử, đơn chất, hợp chất, nguyên chất, hỗn hợp.

3 ) Rèn kĩ năng:

a) Lập công thức, tính theo công thức, tính theo phương trình. Tỉ khối. Các loại nồng độ C%; CM

 

doc48 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ôn tập đầu năm tiết 1 và chương 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo Dục Đào Tạo Nam Định Trường THPT Lương Thế Vinh Người Soạn: Vũ Đức Luận Tổ: Hoá -Sinh –KTNN Tiết 1,2 Ngày:…/…/….. Ôn tập đầu năm I) Mục tiêu: 1) Giúp HS hệ thống lại các kiến thức hoá học cơ bản ở THCS có liên quan đến lớp 10. 2) Phân biệt được một số khái niệm trừu tượng: Nguyên tử, nguyên tố hoá học, phân tử, đơn chất, hợp chất, nguyên chất, hỗn hợp. 3 ) Rèn kĩ năng: a) Lập công thức, tính theo công thức, tính theo phương trình. Tỉ khối. Các loại nồng độ C%; CM b) Chuyển đổi khối lượng mol(M); Khối lượng chất(m); số mol(n); Thể tích chất khí, Thể tích nồng độ dung dịch… II) Chuẩn bị GV: Hệ thống bài tập và câu hỏi. HS: Ôn tập các kiến thức thông qua các hoạt động giải bài tập. III) Phương pháp: Thảo luận nhóm; Hướng dẫn học sinh tự ôn tập. V. Nội dung: Tiết 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng GV: Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm: Nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất , hợp chất, nguyên chất , hỗn hợp. HS phát biểu, đưa ra các ví dụ phân biệt: * Nguyên tử, phân tử, * Đơn chất, hợp chất. * Nguyên chất, hỗn hợp I. Ôn tập các khái niệm cơ bản 1. Các khái niệm về chất. * Nguyên tử, phân tử, * Đơn chất, hợp chất. * Nguyên chất, hỗn hợp HS: Đưa ra các công thức liên hệ giữa: * khối lượng và số mol. * Thể tích khí và số mol. * Nồng độ và số mol. * Số mol và số Avogađro. 2. Một số công thức cần nhớ: n = (1) n = (2) CM = (3) GV yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính tỉ khối của 2 chất khí. Ví dụ tính tỉ khối của khí metan so với khí H2. 3. Tỉ khối hơi của chất khí d= MA/MB d= MA/29 GV cho học sinh điền vào bảng sau và nhận xét: Số p Số n Số e Ntử 1 19 20 Ntử 2 18 17 Ntử 3 19 21 Ntử 4 17 20 GV: Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hoá học? GV: Từ 4 nguyên tử trên có những công thức đơn chất hợp chất nào? HS điền vào bảng Số p Số n Số e Ntử 1 19 20 19 Ntử 2 17 18 17 Ntử 3 19 21 19 Ntử 4 17 20 17 HS: Nguyên tử 1 và 3 đều có 19 p ; nguyên tử 2 và 4 đều có 17 p chúng thuộc cùng một nguyên tố (Kali và Clo) HS: Có đơn chất là Kim loại Kali và khí Cl2 Có hợp chất là muối kaliclorua(KCl) II. Bài tập áp dụng. Bài 1: Điền số p số e vào bảng. Nhận xét. GV: Cho HS làm bài tập: Bài 2: Tính khối lượng mol phân tử của một chất hữu cơ X biết rằng khi hoá hơi 3 gam X thu được thể tích đúng bằng thể tích của 1,6 gam O2 đo ở cùng điều kiện. HS: Vì thể tích của X và Oxi đo ở cùng điều kiện nên nX = nO2 = 1,6/32 = 0,05 mol. MX = 3/0,05 = 60 Bài 2: Tính khối lượng mol phân tử của một chất hữu cơ X biết rằng khi hoá hơi 3 gam X thu được thể tích đúng bằng thể tích của 1,6 gam O2 đo ở cùng điều kiện. GV hướng dẫn học sinh vận dụng các công thức ở trên để tính. HS: a) d= 16/2 = 8 b) nA = 5,6/22,4= 0,025 MA = 7,5/0,025 = 30. dA/kk= 30/29 Bài tập 3: Tính tỉ khối của: a) Khí metan so với H2 b) Khí Y so với không khí biết rằng ở điều kiện tiêu chuẩn 5,6 lít khí A có khối lượng 7,5gam Tiết 2 I)Mục tiêu 1) Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính theo công thức và tính theo phương trình hoá học. 2) Giải các bài tập liên quan đến nồng độ, độ tan…. II) Chuẩn bị: GV: Hệ thống các bài tập HS: Ôn tập lại các kiến thức ở các lớp 8,9. III) Nội dung: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng GV hướng dẫn học sinh dùng các công thức tính nồng độ đã biết ở tiết trước. HS: a) nNaOH = 0,04/40 = 0,001mol. CM(NaOH) = 0,001/0,25 = 0,04M b) n CuSO4.5H2O = 12,5/250 = 0,05 mol. mCuSO4 = 0,05.160 = 8 gam C%(CuSO4) = 8/200.100% = 4%. Bài 1: Tính nồng độ mol/l và nồng độ % của dung dịch trong các trường hợp sau: a) Hoà tan 0,04 gam NaOH vào nước thành 250 ml dung dịch NaOH b) Hoà tan 12,5 gam CuSO4.5H2O vào 187,5 gam H2O thành dung dịch CuSO4. GV: Độ tan của NaCl thay đổi như thế nào khi giảm t0. GV: Làm thế nào tính được khối lượng chất tan NaCl và khối lượng nước trong 600 gam dung dịch ở 900C? GV: Tương tự như vầy ở 00C 600 gam dung dịch có bao nhiêu gam NaCl và bao nhiêu gam H2O ? GV: Nếu gọi m là khối lượng NaCl tác ra khoit dung dịch khi làm lạnh đến 00C, thì mt và mdd là bao nhiêu? HS: Độ tan giảm khi giảm t0. HS: Dựa vào độ tan của NaCl ở 900C: ở 900C - 100 gam nước hoà tan 50 gam NaCl. Tức là 150 gam dung dịch có 50 gam NaCl. Vậy 600 gam dung dịch có:600.50/150 = 200 gam NaCl và 400 gam nước. HS: m là kl NaCl tác ra ở 00C: mt = 200-m mdd = 400 gam Độ tan của NaCl ở 00C: (200-m)/400 = 0.35 m= 60 gam. Bài 2: Tính khối lượng muối NaCl tác ra khi làm lạnh 600 gam dung dịch NaCl bão hoà từ 900C xuống 00C. Cho SNaCl (00C) = 35 gam Cho SNaCl (900C) = 50 gam GV: Tính số mol của CaCO3 và HCl? GV: Trong phương trình phản ứng dựa vào tỉ lệ mol và số mol ban đầu của CaCO3 và HCl xét xem chất nào phản ứng hết, chất nào dư? GV: Tính thể tích khí thoát ra và nồng độ muối thu được dựa theo chất nào? HS viết phương trình pư CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2 HS: Số mol CaCO3 = 15/100 =0,15 mol Số mol HCl = 0,1.4 = 0,4 mol HS: HCl phản ứng dư. HS: Dựa theo chất phản ứng hết là CaCO3 Số mol CO2 = số mol CaCO3 = 0,15 mol. VCO2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít Số mol CaCl2 = số mol CaCO3 = 0,15 mol. Nồng độ CaCl2 = 0,15/0,1 = 1,5M Số mol HCl phản ứng = 0,15.2 = 0,3 mol Số mol HCl dư = 0,4-0,3=0,1 mol Nồng độ mol dung dịch HCl dư = 0,1/0,1 = 1M. Bài 3: Hoà tan 15 gam CaCO3 bằng 100 dung dịch HCl 4 M. a) Tính thể tích khí thu được ở điều kiện tiêu chuẩn. b) Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch thu được. (Coi thể tích dung dịch thay đổi ko đáng kể). Bài tập về nhà: Bài 1: Một hỗn hợp A gồm Al và Mg có khối lượng 4,2 g được hoà tan vào 300 ml dung dịch H2SO4 loãng 1M. Để trung hoà lượng axit thừa trong 1/2 dung dịch phải dùng 4g NaOH. Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp A Bài 2:Hoà tan 15,5 gam Na2O và nươc thành 0,5 lít dung dịch A. Viết Phương trình phản ứng xảy ra và tính nồng độ mol/l của dung dịch A. Tính thể tích dung dịch H2SO4 20%(D=1,14 g/ml) để trung hoà hết dung dịch A. Tìm nồng độ mol/l các chất trong dung dịch sau phản ứng trung hoà. Tiết:3 Ngày soạn:…/…./…. Chương 1: Nguyên tử I)Mục tiêu của chương 1) Về kiến thức * Học sinh biết: - Thành phần cấu tạo nguyên tử. Kích thước khối lượng nguyên tử. - Điện tích hạt nhân, số khối đồng vị. - Cấu tạo vỏ nguyên tử. - Lớp electron, phân lớp electron, cấu hình electron. * Học sinh hiểu: Sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc của lớp vỏ electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng. 2) Về kĩ năng:Rèn kĩ năng viết cấu hình electron. Các dạng bài tập về đồng vị, cấu tạo nguyên tử.... 3) Về tư tưởng: Xây dựng lòng tin vào khả năng của cong người tìm hiểu thế giới vi mô. Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học. II) Phương pháp: Vì kiến thức của chương là những kiến thức mới mẻ do đó: Giáo viên tìm cách điễn đạt đơn giản, ngôn ngữ trong sáng, phát huy sự tưởng tượng của học sinh. Sử dụng mô hình tranh ảnh hoặc máy chiếu trong quá trình dạy học dạy học giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức Kiến thức của chương hầu hết là những kiến thức phải công nhận nhưng cần biết vận dụng vào cái cụ thể. Giáo viên lựa chọn những bài tập vừa sức mới học sinh để kích thích lòng say mê tìm hiểu. Các phương pháp thường dùng trong giảng dạy chương này: Phương pháp tiên đề nghĩa là HS công nhận một số quan điểm cơ bản như thành phần cấu tạo nguyên tử, khối lượng các hạt, thứ thự của lớp e bằng số phân lớp, số e tối đa trong một phân lớp, số phân lớp trong một lớp. Sử dụng các phương tiện trực quan một cách triệt để như mô hình, trang vẽ, các phương tiện dạy học hiện đại như trình chiếu powerpoint Tận dụng các tư liệu lịch sử về sự hình thành học thuyết cấu tạo nghuyên tử. Kết hợp tư liệu với bài giảng để HS thấy được quá trình nghiên cứu khó khăn vất vả của các nhà bác học $$$$$$$$$ Bài 1: Thành phần nguyên tử I) Mục tiêu: 1) Về kiến thức: Học sinh biết: * Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất. * Nguyên tử có cấu tạo phức tạp, cấu tạo rỗng. 2) Về kĩ năng: * Rèn kĩ năng tính toán (tính khối lượng kích thước nguyên tử) * Rèn phương pháp tư duy trừu tượng,phán đoán suy luận. II) Chuẩn bị: GV: Tranh ảnh một số nhà bác học nghiên cứu phát hiện ra thành phần cấu tạo nguyên tử. Sơ đồ tóm tắt thí nghiệm tìm ra tia âm cực. Học sinh: Đọc lại sách giáo khoa hoá học lớp 8 phần cấu tạo nguyên tử. III) Phương pháp: Dùng hình thức kể chuyện, phối hợp với đàm thoại gợi mở. IV) Tổ chức: ổn định lớp và kiểm tra sĩ số. V) Nội dung: Vào bài: GV: ở lớp 8 chúng ta đã biến khái niệm nguyên tử, em hãy nhắc lại khái niệm ngiên tử là gì? Nguyên tử được tạo thành từ những hạt nào? HS: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm. Nguyên tử được tạo thành từ 3 hạt: proton,notron, electron. GV: Tóm tắt sơ đồ: Nếu HS nêu chưa đầy đủ thì GV bổ xung thêm. GV dẫn dắt vào bài: Như vậy chúng ta đã biết được sơ lược khái niệm nguyên tử là gì? Ngưng nguyên tử có khối lượng , kích thước và thành phần như thế nào? Kích thước khối lượng các hạt là bao nhiêu? Bài học hôm nay sẽ giải đáp các câu hỏi đó. Tiết 3 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Treo Sơ đồ thí nghiệm tìm ra tia âm cực. Gợi ý để HS rút ra kết luận về tính chất của tia âm cực. Rút ra kết luận: - Tia âm cực là một chùm hạt vật chất - Tia âm cực mang điện tích âm I- Thành phần cấu tạo nguyên tử 1) Electron a) Sự tìm ra electron: Tia Âm cực có các đặc tính sau: - Tia âm cực là một chùm hạt vật chất - Tia âm cực mang điện tích âm Kết luận: hạt tạo thành tia âm cực gọi là electron GV: Do điện tích của electron nhỏ nhất nên nó dùng làm điện tích đơn vị kí hiệu e0 HS tìm trong sách giáo khoa khối lượng và điện tích của electron b) Khối lượng và điện tích của electron Khối lượng electron: me = 9,1094.10-31Kg. Điện tích: qe = -1,602.10-19C( culông) qe = - e0= 1- GV: Trình bày thí nghiệm của Rơ- đơ pho dùng hạt anpha bắn phá lá vàng GV giải thích: Các hạt anpha bị lệch là do trong nguyên tử có chứa phần mang điện dương, nhưng phần mang điện này phải nhỏ để hạt anpha có thể xuyên qua. Điều đó chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng. Phần mang điện dương là hạt nhân Nghiên cứu mô hình thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử HS Nhận xét: - Hầu hết các hạt anpha đều xuyên qua. - Một số hạt bị lệch đi - Một số hạt bị bắn trở lại. 2) Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử Dùng hạt anpha bắn phá lá vàng mỏng kết quả - Hầu hết các hạt anpha đều xuyên qua lá vàng - Một số hạt bị lệch đi - Một số hạt bị bắn trở lại Kết luận: Nguyên tử có cấu tạo rỗng. Nguyên tử bao gồm có lớp vỏ( bao gồm có các electron) và hạt nhân nguyên tử Cả nguyên tử trung hoà về điện do đó số đơn vị điện tích + của hạt nhân đúng bằng số electron xung quanh lớp vỏ. Lớp vỏ: các electron Nguyên tử Hạt nhân: mang điện tích + GV: Rơ-dơ -pho dùng hạt anpha bắn phá hạt nhân nguyên tử Nitơ đã quan sát được hạt nhân nguyên tử oxi và một đơn vị điện tích đương(kí hiệu e0) Đó là hạt proton. 3) Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử a) Sự tìm ra proton Hạt anpha Hạt nhân Nitơ Hạt nhân oxi + proton KL: proton là thành phần cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử. GV: Dựa vào 2 thí nghiệm trên người ta đi đến kết luận : proton và notron cấu tạo nên hạt nhân HS: nghiên cứu sự tìm ra notron b) Sự tìm ra notron Hạt anpha Be notron c) Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử Nghiên cứu SGK tìm hiểu kích thước nguyên tử II- Kích thước và khối lượng của nguyên tử 1) Kích thước Kích thước nhỏ Bán kính nguyên tử khoảng 10-10m. (Dùng đơn vị nanomet- nm): 1nm = 10-10m. GV: Thực nghiệm xác định kl ntử C là 19,9206.10-27 kg. Đó là kl tuyệt đối của nguyên tử C, có trị số rất nhỏ. Để thuận tiện cho việc tính toán người ta lấy 1/12 kl nguyên tử C làm đơn vị Tìm hiểu SGK về đơn vị của kl nguyên tử HS: Tính kl nguyên tử tương đối của H biết kl tuyệt đối của H=1,6725.10-27kg. 2) Khối lượng Khối lượng tuyệt đối của C: 19,9206.10-27 kg. 1u= 19,9206.10-27/12= 1,66005.10-27kg Kl tương đối của cacbon= 12u. VI) Củng cố bài: Phiếu học tập số : Em hãy đọc thông tin trong SGK trang 4 và cho biết: Từ thí nghiệm Rơ-đơ-pho đã phát hiện được loại hạt nào? Khối lượng và điện tích là bao nhiêu? Tên gọi và kí hiệu của hạt đó? Từ thí nghiệm Chat-Uých đã phát hiện ra hạt nào? Khối lượng và điện tích các hạt là bao nhiêu? Tên gọi và kí hiệu của hạt đó? Từ 2 thí nghiệm trên rút ra kết luận gì về thành phần cấu tạo của nguyên tử. Kiến thức trọng tâm: Nguyên tử có cấu tạo phức tạp Nguyên tử có cấu tạo rỗng Tính khối lượng nguyên tử Tiết:4,5 Ngày soạn:…/…./… Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hoá học - Đồng Vị I) Mục tiêu: 1) Về kiến thức HS biết: Sự liên quan giữa đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron. Cách tính số khối của hạt nhân HS hiểu: Thể nào là nguyên tố hoá học, khái niệm đồng vị, khái niệm nguyên tử khối trung bình 2) Về kĩ năng: Sử dụng thành thạo công thức tính số khối, kí hiệu nguyên tử, mối quan hệ giữa proton, electron để biết cấu tạo một số nguyên tử cụ thể. II) Chuẩn bị: HS Nắm vững các hạt cấu tạo nên nguyên tử. III) Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, nghiên cứu, vấn đáp. IV) Tổ chức: ổn định lớp và kiểm tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ: Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt nào? Tính kl nguyên tử Oxi theo đơn vị kg và đơn vị u biết 1 nguyên tử oxi có 8 proton, 9 notron. V) Nội dung: Tiết 4 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Yêu cầu HS nhắc lại điện tích proton. GV: Nếu một hạt nhân nguyên tử có Z proton, thì điện tích hạt nhân bằng bao nhiêu? Trả lời: Proton có điện tích 1+ Nếu có Z proton thì điện tích của hạt nhân là Z+ I) Hạt nhân nguyên tử 1) Điện tích hạt nhân: a) Điện tích hạt nhân: Z+ b) Trong hạt nhân số proton = số electron. KL: Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron. Ví dụ: nguyên tử N có điện tích hạt nhân là 7 nên có 7 proton và 7 electron. GV: Đưa ra bài tập: Nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron. Số khối của nguyên tử oxi là bao nhiêu? HS: Tìm hiểu SGK và cho biết số khối của hạt nhân là gì? 2) Số khối ĐN: Số khối A = tổng số proton + số notron Ví dụ: oxi có 8 proton và 9 notron. Số khối của nguyên tử oxi = 17. ý nghĩa: Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối đặc trưng cho hạt nhân và cho nguyên tử. Biết Z và A sẽ biết được số proton, số electron và số notron. GV: Giúp HS phân biệt rõ ràng KN nguyên tử và nguyên tố:Nói đến nguyên tử là nói đến một loại hạt vi mô gồm có hạt nhân và lớp vỏ. Nói đến nguyên tố là nói đến tập hợp các nguyên tử có điện tích hạt nhân như nhau. HS: Tìm hiểu SGK và cho biết nguyên tố hoá học là gì? II) Nguyên tố hoá học: 1) Định nghĩa: Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 8 đều thuộc nguyên tố O. HS: Tìm hiểu SGK và cho biết số hiệu nguyên tử là gì, số hiệu nguyên tử cho biết điều gì? 2) Số hiệu nguyên tử: Số đơn vị điện tích hạt nhân gọi là số hiệu nguyên tử. Ví dụ nguyên tử Ca có số đơn vị điện tích hạt nhân là 20 nên có số hiệu nguyên tử là Z = 20. Lấy thêm các ví dụ khác để học sinh vận dụng. HS tìm hiểu cách kí hiệu nguyên tử trong SGK và giải thích. 3) Kí hiệu nguyên tử Ví dụ: VI) Củng cố bài: HS trả lời các bài tập 1,2 trang 13 để củng cố bài. Kiến thức trọng tâm: Mối quan hệ giữa Z, A, điện tích hạt nhân, số proton số notron... Phân biệt: Nguyên tử và nguyên tố? Cách kí hiệu nguyên tử? Tiết 5 Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi học sinh lên làm bài tập 4 trang 14 SGK. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng GV lưu ý: Do điện tích hạt nhân quyết định tính chất nguyên tử nên các đồng vị có cùng số điện tích hạt nhân thì có tích chất hoá học giống nhau. Tuy nhiên số notron khác nhau nên các đồng vị vó một số tính chất vật lí khác nhau. Tìm hiểu định nghĩa về đồng vị trong SGK và trả lời câu hỏi: + Tại sao 3517Cl và 3717Cl lại là 2 đồng vị của Clo HS:Cho các nguyên tử:105A; 6429B;8436C ; 115D 5426E;10947F;6329G.Tính số proton, notron và cho biết các nguyên tử nào là đồng vị của nhau. III) Đồng vị: ĐN: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau về số notron nên số khối A của chúng khác nhau. - Ví dụ nguyên tử H có 3 đồng vị: ; ; GV: Kl nguyên tử là tổng khối lượng của proton, notron, và electron. Kl electron rất nhỏ nên coi như kl nguyên tử là kl của proton và notron. HS: Ngiên cứu SGK rút ra KN nguyên tử khối HS: Tính nguyên tử khối của P biết photpho có Z=15; N=16. IV) Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hoá học. 1) Nguyên tử khối: Là khối lượng tương đối của nguyên tử. Nó cho biết kl của nguyên tử đó nặng bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử. GV: Do nhiều nguyên tố hoá học có nhiều đồng vị nên nguyên tử khối của nguyên tố này là nguyên tử khối TB. HS: Tìm hiểu biểu thức tính nguyên tử khối TB. 2) Nguyên tử khối trung bình Ā = Trong đó a,b,.... là % các đồng vị. X,Y,... là nguyên tử khối của các đồng vị. Ví dụ: Tính nguyên tử khối TB của clo biết clo có 2 đồng vị: 3517Cl (75,77%) 3717Cl(24,23%) (Cl) = = 35,5 VI) Củng cố bài: Bài 1:Tính nguyên tử khối TB của nguyên tố Niken biết trong tự nhiên niken tồn tại các đồng vị sau: 5828Ni (67,76%) ; 6028Ni(26,16%) ; 6128Ni (2,42%); 6228Ni(3,66%) GV: Hướng dẫn HS sử dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình: Ni = =58,74 Bài 2: Bài tập 5 - SGK (tr 14) Kiến thức trọng tâm: KN đồng vị. Biểu thức tính nguyên tử khối trung bình Tiết:6 Ngày soạn:…/…../…… Bài 3: Luyện tập I) Mục tiêu: 1) Về kiến thức: Củng cố kiến thức về: - Thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, kích thức kl, điện tích của các hạt - ĐN nguyên tố hoá học, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối TB 2) Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng xác định số e, số p, số n và nguyên tử khối khi biết kí hiệu nguyên tử. - Giải các bài tập về đồng vị( xác định nguyên tử khối TB, tính % các đồng vị) II) Chuẩn bị: HS: ôn tập kiến thức của bài 1 và bài 2. III) Phương pháp: IV) Tổ chức: ổn định lớp và kiểm tra sĩ số. V) Nội dung: Tiết 6 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt gì? Điện tích và khối lượng của các hạt? A- Kiến thức cần nắm vững. 1- Nguyên tử được cấu tạo bởi electron và hạt nhân. Hạt nhân được cấu tạo bởi proton và notron Hạt Điện tích Khối lượng electron -1,602.10-19C qui ước 1- 0,00055u proton 1,602.10-19C qui ước 1+ 1u notron 0 1u Yêu cầu HS cho biết quan hệ giữa số p, e, n số khối số hiệu nt. Nhắc lại KN nguyên tố hoá học, đồng vị 2- Trong nguyên tử số đơn vị điện điện tích hạt nhân * * Z= số proton= số electron * Số khối A= Z + N * Nguyên tử khối của một nguyên tử coi như bằng kl của proton và electron(do kl electron không đáng kể) * Nguyên tử khối của một ntố có nhiều đồng vị là nt khối TB của các đồng vị đó. * Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số Z. * Các đồng vị là các nguyên tử có cùng số Z nhưng khác nhau số N Nhắc lại cách kí hiệu nguyên tử. 3. Kí hiệu nguyên tử Trong đó A và Z đặc trưng cho nguyên tử. A = Z + N. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Em có nhận xét gì về khối lượng của e trong nguyên tử so với khối lượng toàn nguyên tử a) mN = 7(mp+mN+me) = 7(1,6726.10-24 + 1,6748.10-24 +9,1094.10-28) gam = 23,43.10-24 gam b) me/mN = 7.9,1094.10- 28/23,43.10-24 = 2,7/10000 B- Bài tập: Bài 1:Theo số liệu trong bài 1 bảng 1 trang 8: a) Tính khối lượng(gam) của nguyên tử N gồm 7p,7n,7e b) Tính tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử N so với khối lượng của toàn nguyên tử. HS sử dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình tính được K = 39,24 Bài 2: Tính nguyên tử khối trung bình của Kali biết ràng trong tự nhiên Kali có các đồng vị là: 1939K(93,258%); 1940K(0,012%); 1941K(6,730%) HS: a) Phát biểu định nghĩa nguyên tố hoá học: Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. b) Kí hiệu nguyên tử cho ta biết số hiệu của nguyên tử(cũng chính là số p và số e) và số khối. Bài 3: a) Định nghĩa nguyên tố hoá học. b) Kí hiệu nguyên tử cho biết những đặc trưng gì? HS: Vì mỗi một nguyên tố chỉ có 1 số hiệu nguyên tử. Từ H đến U có 92 số hiệu nguyên tử do đó có 92 nguyên tố vậy giữa H và U có 90 nguyên tố. Bài 4: Căn cứ vào đâu mà người ta biết chắc chắn rằng giữa nguyên tố H(Z=1) và nguyên tố Urani(Z=92) có 90 nguyên tố HS: gọi % đồng vị2963Cu là x% Do đó % 2965Cu = (100-x)% Ta có: Cu= = 63,54 Giải ra tìm được x= 73% Vậy:% 2963Cu = 73% %2965Cu = 27% Bài 5: Đồng có 2 đồng vị: 2963Cu và 2965Cu. Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tính thành phần % số nguyên tử của mỗi đồng vị. Tiết:7,8 Ngày soạn:…./...../…… Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử I) Mục tiêu: HS biết: * Trong nguyên tử electron chuyển động như thế nào? Cấu tạo lớp vỏ nguyên tử ra sao? Thế nào là lớp, phân lớp electron? Mỗi lớp phân lớp có tối đa bao nhiêu electron? II) Chuẩn bị: GV tranh vẽ mẫu hành tinh nguyên tử Rơ dơ pho. III) Phương pháp: Phương pháp tiên đề; trực quan IV) Tổ chức:ổn định lớp và kiểm tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ: Một nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 17, trong hạt nhân nguyên tử có 18 notron. Viết kí hiệu nguyên tử trên. Cho biết lớp vỏ nguyên tử của nguyên tử trên có bao nhiêu electron? V) Nội dung: Tiết 7 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng GV: Treo tranh mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ dơ Pho GV: Quan niệm của Rơ đơ Pho đến nay còn đúng không? GV: vậy các electron được phân bố ntn? Quan sát tranh và nghiên cứu SGK. Kết luận về sự chuyển động của electron trong ntử Các e phân bố theo từng lớp và từng phân lớp. I - Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử * Theo Rơ-đơ- Pho: Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quĩ đạo tròn hay bầu dục * Ngày nay: electron chuyển động xung quanh hạt nhân với tốc độ rất nhanh và không theo quĩ đạo xác định. GV đặt vấn đề: Hạt nhân và e hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. e gần hạt nhân bị hạt nhân hút mạng hơn, liên kết với hạt nhân chặt hơn. Người ta nói e ở gần hạt nhân có năng lượng thấp.Ngược lại e ở xa hạt nhân có năng lượng cao hơn. Vậy những e có năng lượng thấp thường xuyên có mặt ở khu vực gần hạt nhân hình thành một lớp có kích thước nhỏ. Còn e có mức năng lượng cao hơn thường xuyên có mặt ở khu vực xa hạt nhân hơn hình thành lớp e có kích thước lớn hơn HS nhắc lại một số kiến thức về ntử: Ntử gồm hạt nhân mang điện tích dương và e mang điện tích âm. II – Lớp electron và phân lớp electron. 1) Lớp electron Các electron trên 1 lớp có năng lượng gần bằng nhau. - Số thứ tự của lớp là các số nguyên bắt đầu từ 1. được kí hiệu tương ứng bằng các chữ cái in hoa bắt đầu từ K n= 1 2 3 4 5 6..... Tên lớp K L M N O P.... (Lớp K gần hạt nhân nhất). GV: Trong mỗi lớp lại chia thành các phân lớp Các e có năng lượng ntn thì được xếp vào cùng một phân lớp Kí hiệu các phân lớp ntn? Tuỳ thuộc vào đặc điểm của một lớp mà mỗi lớp có thể có một hay nhiều phân lớp. áp dụng: Lớp N có bao nhiêu phân lớp kí hiệu các phân lớp là gì? Năng lượng của các e trong cùng một phân lớp bằng nhau Kí hiệu bằng các chữ cái thường Lớp N (có n=4) có 4 phân lớp : 4s, 4p, 4d, 4f 2) Phân lớp electron * Các e trong cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau * Kí hiệu các phân lớp bằng các chữ cái thường s,p,d,f. Lớp K(n=1) có một phân lớp kí hiệu 1s Lớp L(n=2) có 2 phân lớp kí hiệu 2s,2p Lớp M(n=3) có 3 phân lớp kí hiệu 3s,3p,3d Qui luật: số thứ tự của lớp = số phân lớp VI: Củng cố bài : GV yêu cầu HS nắm vững: Khái niệm và kí hiệu lớp, phân lớp. Tiết 8 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng GV: Hướng dẫn HS tìm ra số electron tối đa trong một lớp.sau đó điền vào bảng Tìm hiểu SGK rút ra số electron tối đa trong các phân lớp s,p,d,f. III- Số electron tối đa trong một lớp , một phân lớp. 1) Số electron tối đa trong một phân lớp. - Phân lớp s có tối đa 2 electron - Phân lớp p có tối đa 2 electron - Phân lớp d có tối đa 10 electron - Phân lớp f có tối đa 14 electron GV bổ xung: Phân lớp đã đủ số e tối đa gọi là phân lớp e bão hoà. Số e tối đa trong một lớp = 2n2. với n là số thứ tự của lớp. Hướng dẫn HS dựa vào H 1.7trong SGK để xác định số lớp e 147N; 2412Mg HS tính số e tối đa của lớp 4: 2.42 = 32. 2) Số electron tối đa trong một lớp: Lớp 1 2 3 4 Phân lớp 1s 2s,2p 3s,3p,3d 4s,4p, 4d, 4f Số e tối đa 2 8 18 32 * Ntử 147N có 7 electron trong đó 2 e phân bố ở lớp 1(lớp k) và 5 e phân bố ở lớp 2(lớp L) * Ntử 2412Mg có 12 e. trong đó 2 e phân bố trong lớp 1(lớp K) 8 e phân bố ở lớp 2( lớp L) và 2 e phân bố ở lớp 3(lớp M). VI) Củng cố bài: Yêu cầu HS làm các bài tập 3,4,6 trang 22 SGK để củng cố bài. Tiết:9 Ngày soạn:…./…/……. Bài 5: Cấu hình el

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 10 ban co banchuong III.doc
Giáo án liên quan