Bài giảng Ôn tập hóa học chương 2

1. Nguyên tố R thuộc chu kì n nhóm VIA nên cấu hình e nguyên tử của R ở trạng thái cơ bản là:

A. np6 B. Ns2 np4 C. nd6 D. (n – 1)d5 s1

2. Tính axit của hiđroxit tăng dần từ trái qua phải là dãy:

A. Al(OH)3, H3PO4, H2SO4, HClO4 B. H3PO4, Al(OH)3, H2SO4, HClO4

C. H3PO4, H2SO4, Al(OH)3, HClO4 D. Al(OH)3, HClO4, H2SO4, H3PO4

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập hóa học chương 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ 1 Lớp 10A6. GV: Nguyễn Thị Minh Tâm ÔN TẬP CHƯƠNG II 1. Nguyên tố R thuộc chu kì n nhóm VIA nên cấu hình e nguyên tử của R ở trạng thái cơ bản là: A. np6 B. Ns2 np4 C. nd6 D. (n – 1)d5 s1 2. Tính axit của hiđroxit tăng dần từ trái qua phải là dãy: A. Al(OH)3, H3PO4, H2SO4, HClO4 B. H3PO4, Al(OH)3, H2SO4, HClO4 C. H3PO4, H2SO4, Al(OH)3, HClO4 D. Al(OH)3, HClO4, H2SO4, H3PO4 3. Nguyên tử của nguyên tố X có số thứ tự là 19 trong bảng tuần hoàn, công thức phân tử của X với oxi và hiđro lần lượt là A. XO và XH B. X2O và XH2 C. X2O và XH D. XO và XH2 4. Hai nguyên tố X và Y kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân là 25. X và Y là A. Si và Na B. O và Cl C. Ne và P D. Mg và Al 5. Nguyên tử X có cấu hình e hóa trị là 3d54s2. X thuộc loại nguyên tố nào? A. Nguyên tố s B. Nguyên tố p C. Nguyên tố d D. Nguyên tố f 6. Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: A. Tính kim loại tăng dần. B. Tính axit của các oxit và hiđroxit tăng C. Tính phi kim giảm dần. D. Tính axit của các oxit và hiđroxit giảm 7. Cho 0,64g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó là MO có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 loãng. Thể tích khí H2 (ĐKTC) thu được là 0,224 lít. Cho biết M thuộc nhóm IIA. Xác định M. A. Ca B. Cu C. Ba D. Mg 8. Dãy các nguyên tố có bán kính nguyên tử giảm dần là A. S, Si, Mg, Na. B. Na, Mg, P, Cl C. F, Cl, Br, I D. I, Br, F, Cl. 9. A và B là 2 nguyên tố trong cùng một nhóm và ở 2 chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của 2 nguyên tử A và B là 32. Hai nguyên tố đó là A. Mg và Ca B. O vfà S C. N và Si D. C và Si 10. Hợp chất khí hiđro của 1 nguyên tố có dạng RH4. Oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 53,3% oxi về khối lượng. R là A. C B. Si C. Pb D. Sn 11. Cho 6,5g kim loại hoá trị II tác dụng hết với 36,5g dd HCl 20% thu được 13,6g dd và khí H2. Kim loại đã cho là A. Zn B. Mg C. Ba D. Ca 12. Oxit cao nhất của 1 nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố này chứa 8,82% hiđro về khối lượng. Công thức phân tử hợp chất khí với hiđro nói trên là: A. NH3 B. H2S C. PH3 D. CH4 13. Một thanh đồng chứa 2 mol Cu trong đó có 2 đồng vị 63Cu (75%) và65Cu (25%). Vậy thanh đồng nặng: A. 128g B. 127g C. 128,2g D. 127,08g 14. X có 2 đồng vị là X1 và X2. Hiệu số hạt không mang điện giữa X1 và X2 là 2. Nếu cho 1,2g Ca (Y) tác dụng với 1 lượng X vừa đủ thì thu được 5,994g hợp chất YX2. Biết tỉ lệ số nguyên tử X1: số nguyên tử X2 = 605: 495 a) Xác định MX và số khối X1, X2. MX có giá trị là: A. 89,2 B. 82,9 C. 82 D.79,9 Số khối X1, X2 có giá trị là: A. X1 = 79, X2 = 81 B. X1 = 104, X2 = 56 C. X1 = 81, X2 = 79 D. X1 = 56, X2 = 104 b) Số nguyên tử X1, X2 trong 1 mol nguyên tử X là: A. X1 = 3,3 . 1023 và X2 = 2,709 . 1023 B. X1 = 3,3 . 1022 và X2 = 3,3 . 1023 C. X1 = 3,3 . 1023 và X2 = 2,7 . 1024 D. Kết quả khác. 15. Cho các nguyên tố A, B, C, D, E, F lần lượt là có cấu hình e như sau: A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p64s1 C. 1s22s22p63s23p64s2 D. 1s22s22p63s23p5 E. 1s22s22p63s23p63d64s2 F. 1s22s22p63s23p1. Các nguyên tố thuộc cùng chu kì là: A. A, D, E B. B, C, E C. C, D D. A, B, F E. Cả A, B đều đúng. 16. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện trong hạt nhân lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện dương. Kết luận nào dưới đây là không đúng với Y? A. Y là nguyên tố phi kim. B. Y có số khối bằng 35. C. Điện tích hạt nhân của Y là 17+ D. Trạng thái cơ bản của Y có 3 e độc thân. 17. Tổng số hạt proton, notron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 21. Tổng số obitan nguyên tử của X là A. 2 B. 4 C. 5 D. 6 18. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số e trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tố A là 8. A và B lần lượt là A. Al và Cl. B. Al và Br C. Mg và Cl D Si và Br 19. Nguyên tố R thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất của R với hiđro có 5,882% về khối lượng. R là nguyên tố nào dưới đây? A. O B. S C. Cr D.Se 20. Nguyên tử nào dưới đây có bán kính nguyên tử lớn nhất? A. N B. P C. As D. Bi 21. Nguyên tử khối TB của Cl là 35,5. Cho trong tự nhiên có 2 đồng vị:35Cl và 37Cl . Hỏi 37Clchiếm bao nhiêu % khối lượng trong HClO4? A. 9.5% B. 9,2% C. 10% D. 9,8% 22. Trong tự nhiên, Cl có 2 đồng vị 35Cl l và 37Cl, Si gồm 2 đồng vị 28Si và 29Si Có bao nhiêu loại phân tử SiCl4? A. 4 B. 6 C. 10 D. 12 23. Hỗn hợp X gồm 2 loại đồng vị Mg là 24Mg, 26Mg. nếu nguyên tử khối TB của Mg là 24,4 đvC thì tỉ lệ số nguyên tử x / y theo thứ tự trong hỗn hợp là A. 3 < x / y < 3,5 B. x / y = 4 C. x / y < 5 D. x / y = 5 24. Số e ngoài cùng của các nguyên tố có số hiệu: 15, 20, 35 là A. 3e, 2e, 5e. B. 5e, 2e, 7e. C. 3e, 2e, 7e. D. 3e, 2e, 5e. 25. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, notron, electron là 52 và có số khối là 35. Điện tích hạt nhân của X là A. 17 B. 18 C. 34 D. 25 26. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Hợp chất của nó với hiđro là một chất có thành phần khối lượng là 83,35% R và 17,65% H. Nguyên tố đó là A. S B. N C. Cl D. F 27. Nguyên tử X có tổng số e trên các phân lớp p là 10. Vì vậy X là: A. S B. Mg C. Si D. Ne 28. Một nguyên tố cấu hình e là 1s22s22p3. Công thức với hợp chất hiđro và công thức oxit cao nhất là A. RH2; RO B. RH3; R2O5 C. RH; R2O5 D. Kết quả khác.] 29. Cho 2 nguyên tử Na và S. Bán kính nguyên tử 2 nguyên tố này: A. rNa > rS B. rNa < rS C. rNa = rS D. Chưa xác định được. 30. Dựa vào vị trí của nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn, có thể xác định các đặc tính A. Số điện tích hạt nhân. B. Số khối C. Hoá trị với hiđro và oxi. D. A, B, C đúng 31. A và B là 2 nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Biết ZA = ZB = 32. Số proton trong nguyên tử nguyên tố A và B là A. 7, 25. B. 12, 20 C. 15, 17 D. 8, 14 32. Nguyên tử của nguyên tố X có e cuối cùng được điền vào phân lớp 3d7. Số e lớp ngoài cùng của X là A. 3 B. 2 C. 5 D. 7 33. Nguyên tử nguyên tố X cóp 19e. Ở trạng thái cơ bản, X có số obitan chứa e là A. 8 B. 9 C. 11 D. 10 34. Oxi (Z = 8) có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Câu đúng là A. Số proton của chúng lần lượt là 8, 9, 10. B. Số nơtron của chúng lần lượt là 16, 17, 18. C. Số nơtron của chúng lần lượt là 8, 9, 10. D. Trong mỗi đồng vị số nơtron lớn hơn số proton. 35. Dãy các nguyên tố có số hiệu nguyên tử có tính chất hoá hoc giống nhau là A. 12, 14, 22, 42. B. 3, 19, 37, 55. C. 4, 20, 38, 56. D. 5, 21, 39, 57. 36. Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố cho biết: A. Số e hóa trị và số nơtron. B. Số proton trong hạt nhân và số nơtron. C. Số e trong nguyên tử và số khối. D. Số e và số proton trong nguyên tử. 36. Khẳng định nào sau đây luôn đúng: A. Trong một nhóm A độ âm điện của cac nguyên tố tăng dần. B. Trong một nhóm A tính kim loại giảm, tính phi kim tăng. C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử tăng dần. D. Trong một nhóm A bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng dần. 37. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nào là sai: A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của số khối. C. Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng. D. Các nguyên tố có số e hoá trị như nhau được xếp thành 1 cột. 38. Điều khẳng định nào sau đây không đúng? A. Hoá trị của nguyên tử của các nguyên tố với hiđro bằng số thứ tự của nhóm. B. Hoá trị cao nhất của các nguyên tố với oxi bằng số thứ tự của nhóm. C. Bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân trong 1 chu kì. D. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân trong 1 chu kì. 39. Trong một nguyên tử: A. Số proton luôn bằng số nơtron. B. Tổng điện tích các proton và e bằng điện tích hạt nhân. C. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử. D. Tổng số proton và số nơtron được gọi là số khối. 40. Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố cho biết: A. Số e hóa trị và số nơtron. B. Số proton trong hạt nhân và số nơtron. C. Số e trong nguyên tử và số khối. D. Số e và số proton trong nguyên tử.

File đính kèm:

  • docOn tap chuong II.doc
Giáo án liên quan