Đề cưong ôn tập môn hoá 10 - Kì 2

A. LÝ THUYẾT

1. Lập bảng so sánh tính chất hoá học (kèm theo PTPƯ) của các halogen: flo, clo, brom, iot và cho biết : từ flo đến iot, tính oxihoá thay đổi như thế nào?

2. Trình bày tình chất hoá học cơ bản của axit clohiđric. Viết PTPƯ minh hoạ.

3. Nêu các phương pháp điều chế clo và axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

4. Lập bảng so sánh tính chất hoá học giữa oxi và lưu huỳnh ( kèm theo PTPƯ).

5. Trình bày tính chất hoá học và phương pháp điều chế các hợp chất : H2S, SO2, SO3, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc. (Viết PTPƯ).

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cưong ôn tập môn hoá 10 - Kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cưong ôn tập môn hoá 10 - kì 2 lý thuyết Lập bảng so sánh tính chất hoá học (kèm theo PTPƯ) của các halogen: flo, clo, brom, iot và cho biết : từ flo đến iot, tính oxihoá thay đổi như thế nào? Trình bày tình chất hoá học cơ bản của axit clohiđric. Viết PTPƯ minh hoạ. Nêu các phương pháp điều chế clo và axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Lập bảng so sánh tính chất hoá học giữa oxi và lưu huỳnh ( kèm theo PTPƯ). Trình bày tính chất hoá học và phương pháp điều chế các hợp chất : H2S, SO2, SO3, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc. (Viết PTPƯ). B. Các dạng bài tập Dạng 1. Sơ đồ phản ứng: H2S → S → SO2 → K2SO3 → SO2 → S S → H2S → SO2 → H2SO4 → K2SO4 → BaSO4 HCl →Cl2 →NaCl →Cl2 →HCl →BaCl2 →AgCl Nước Giaven Cl2 Clorua vôi KClO3 FeCl3 Dạng 2. Nhận biết: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biết các dung dịch sau: HCl, NaCl, H2SO4, HNO3. HCl, NaCl, H2SO4, Na2SO4. Na2S, Na2SO3, Na2SO4, NaCl, NaNO3. NaCl, NaBr, Nà, NaI. Dạng 3. Bài toán:làm các bài tập sau trong SGK hoá 10 Bài 1-tr 106, bài 11-tr119, bài 8- tr139, bài 10 tr-139, bài 8- tr 147. một số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIIA (halogen) là: A. ns2np4 B. ns2np5 C. ns2np3 D. ns2np6 2. ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các halogen có số electron độc thân là: A. 1 B. 5 C. 3 D. 7 3. Phân tử của các đơn chất halogen có kiểu liên kết: A. Cộng hoá trị. B. Tinh thể. C. Ion. D. Phối trí. 4. Trong các hợp chất flo luôn có số oxi hoá âm vì flo là phi kim: A. mạnh nhất. B. có bán kính nguyên tử nhỏ nhất. C. có độ âm điện lớn nhát. D. A, B, C đúng. 5. Từ flo đến iot, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi biến đổi theo quy luật: A. tăng B. không thay đổi C. giảm D. vừa tăng vừa giảm. 6. Trong số các hiđro halogenua, chất nào sau đây có tính khử mạnh nhất ? A. HF B. HBr C. HCl D. HI 8. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn của clo là do: A. Clo độc nên có tính sát trùng. B. Clo có tính oxi hoá mạnh. C. Có HClO chất này có tính oxi hoá mạnh. D. Một nguyên nhân khác. 9. Hãy lựa chọn các hoá chất cần thiết trong phòng thí nghiệm để điều chế clo? A. MnO2, dung dịch HCl loãng. B. KMnO4, dung dịch HCl đậm đặc. C. KMnO4, dung dịch H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl. D. MnO2, dung dịch H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl. E. b , d là các đáp án đúng. 10. Dung dịch axit HCl đặc nhất ở 200C có nồng độ là: A. 27% B. 47% C. 37% D. 33% 11 Thuốc thử của axit HCl và các muối clorua tan là dung dịch AgNO3, vì tạo thành chất kết tủa trắng là AgCl. Hãy hoàn thành các phản ứng hoá học sau: A. AgNO3 + NaCl ắđ  ? + ? B. AgNO3 + HCl ắđ ? + ? C. AgNO3 + MgCl2 ắđ ? + ? 12. Brom tự do có thể thu được từ phản ứng hoá học nào sau đây : A. HBr+ Fe ắđ ? B. HBr + MgO ắđ ? C. HBr + Cl2 ắđ ? D. HBr + I2 ắđ ? 13. Brom đơn chất không tồn tại trong tự nhiên, nó được điều chế nhân tạo. Hãy cho biết trạng thái nào là đúng đối với bom đơn chất ở điều kiện thường? A. Rắn B. Lỏng C. Khí D. Tất cả đều sai 14. Cho dãy axit HF, HCl, HBr, HI. Theo chiều từ trái sang phải tính chất axit biến đổi như sau: A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Vừa tăng vừa giảm 15. Một bình cầu đựng đầy khí HCl, được đậy bằng một nút cao su cắm ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng miệng bình cầu vào một chậu thủy tinh đựng dung dich nước vôi trong có thêm vài giọt phenolphtalein không màu. Hãy dự đoán hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên? A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Nước ở trong chậu thủy tinh phun mạnh vào bình cầu. C. Màu hồng của dung dịch trong bình cầu biến mất. D. B và C đúng. 16. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm từ các hoá chất đầu sau: A. Thuỷ phân muối AlCl3 B. Tổng hợp từ H2 và Cl2 C. Clo tác dụng với nước D. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc 17. Chọn câu đúng trong số các câu sau đây. Phản ứng hóa học giữa hiđro và clo xảy ra ở điều kiện: A. trong bóng tối, nhiệt độ thường. B. có chiếu sáng. C. nhiệt độ thấp. D. trong bóng tối. 18. Khi mở một lọ đựng dung dịch axit HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra. Khói đó là: A. do HCl phân hủy tạo thành H2 và Cl2. B. do HCl dễ bay hơi tạo thành. C. do HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit HCl. D. do HCl đã tan trong nước đến mức bão hòa. 19. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí HCl trong công nghiệp từ các hoá chất đầu sau: A. Thuỷ phân muối AlCl3. B. Tổng hợp từ H2 và Cl2. C. Clo tác dụng với nước. D. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc. 20. Đầu que diêm chứa S, P, C, KClO3. Vai trò của KClO3 là: A. chất cung cấp oxi để đốt cháy C, S, P. B. làm chất độn để hạ giá thành sản phẩm. C. làm chất kết dính. D. làm tăng ma sát giữa đầu que diêm với vỏ bao diêm. 21. Thuốc thử để nhận ra iot là: A. Hồ tinh bột. B. Nước brom. C. Phenolphtalein. D. Quỳ tím. 22. Trong số các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào sai? to, MnO2 A. Cl2 + Ca(OH)2(bột) đ CaOCl2 + H2O B. 2KClO3 2KCl + 3O2 to C. 3Cl2 + 6KOH đ KClO3 + 5KCl + 3H2O D. 3Cl2 + 6KOH KClO3 + 5KCl + 3H2O 23. Clo và axit clohỉđic tác dụng với kim loại nào thì cùng tạo ra một hợp chất? A. Fe B. Cu C. Ag D. Zn 24. Hòa tan clo vào nước thu được nước clo có màu vàng nhạt. Khi đó một phần clo tác dụng với nước. Vậy nước clo bao gồm những chất nào? A. Cl2, HCl, HClO, H2O. B. HCl, HClO, H2O. C. Cl2, HCl, HClO. D. Cl2, H2O, HCl. D. HCl + NaOH đ NaCl + H2O 25. Ghép nối các thành phần ở cột A và B sao cho hợp lí. A B 1. NaCl A. là phân bón cho cây trồng chắc hạt, cứng cây. 2. CaOCl2 B. là một trong số các nguyên liệu để sản xuất diêm 3. KClO3 C. là clorua vôi. 4. NaCl, NaClO và H2O D. là chất bảo quản thực phẩm như thịt, cá, trứng. 5. KCl E. dùng để tẩy trắng vải sợi. F. là vôi tôi xút. 26. Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây? A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Điện phân nước. C. Điện phân dung dịch NaOH. D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2. 27. Trong số các câu sau đây, câu nào không đúng? A. Lưu huỳnh là một chất rắn màu vàng. B. Lưu huỳnh không tan trong nước. C. Lưu huỳnh nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp. D. Lưu huỳnh không tan trong dung môi hữu cơ. 28. Phản ứng hoá học nào sau đây được sử dụng trong phòng thí nghiệm để điều ché khí SO2? A. 4FeS2 + 11O2 đ 2Fe2O3 + 8SO2 B. S + O2 đ SO2 C. Cu + 2H2SO4 đ CuSO4 + SO2 + 2H2O D. 2Fe + 6H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 29. Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống nhau, có thể viết ở dạng tổng quát là: A. ns2np3. B. ns2np4. C. ns2np5. D. Phương án khác, 30. SO2 vừa có tính chất oxi hóa vừa có tính khử, bởi vì trong phân tử : A. S có mức oxi hóa trung gian. B. S có mức oxi hóa cao nhất. C. S có mức oxi hóa thấp nhất. D. S có cặp electron chưa liên kết. 31. Phản ứng hóa học nào sau đây là sai? A. 2H2S + O2 đ 2S + 2H2O, thiếu oxi. B. 2H2S + 3O2 đ 2SO2 + 2H2O, thừa oxi. C. H2S + 2NaCl đ Na2S + 2HCl D. H2S + 4Cl2 + 4H2O đ H2SO4 + 8HCl 32. Một cốc thủy tinh chịu nhiệt, dung tích 20ml, đựng khoảng 5gam đường saccarozơ. Thêm vào cốc khoảng 10ml dung dịch H2SO4 đặc, dùng đũa thủy tinh trộn đều hỗn hợp. Hãy chọn phương án đúng trong số các miêu tả hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm: A. Đường saccarozơ chuyển từ màu trắng sang màu đen. B. Có khí thoát ra làm tăng thể tích của khối chất rắn màu đen. C. Sau 30 phút, khối chất rắn xốp màu đen tràn ra ngoài miệng cốc. D. A, B, C đều đúng. 33. Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarozơ với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm: A. H2S và CO2. B. H2S và SO2. C. SO3 và CO2. D. SO2 và CO2 34. Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây? A. Rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước. B. Rót từ từ nước vào dung dịch H2SO4 đặc. C. Rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều. D. A, B, C đều đúng.

File đính kèm:

  • docDe cuong Ki II Lop 10.doc
Giáo án liên quan