Hoạt động 1 : Lý thuyết.
+ HS biết: Củng cố và hệ thống hóa lại các kiến thức, các khái niệm đã học trong chương trình HKI về chất, hỗn hợp, NTHH, ng.tử, đơn chất, hợp chất, phận tử, hóa trị, pư HH, ĐLBTKL mol – khối lượng – thể tích, tỉ khối, các bước tính theo CTHH và PTHH .
+ HS hiểu: Ý nghĩa của CTHH, PTHH, QTHT, ĐLBTKL, chuyển đổi của các công thức tính toán hóa học .
9 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập học kì 02, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 17– tiết PPCT : 35
Ngày dạy: 06/12/2012
ÔN TẬP HKI
1. MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức:
@/Hoạt động 1 : Lý thuyết.
+ HS biết: Củng cố và hệ thống hóa lại các kiến thức, các khái niệm đã học trong chương trình HKI về chất, hỗn hợp, NTHH, ng.tử, đơn chất, hợp chất, phận tử, hóa trị, pư HH, ĐLBTKL mol – khối lượng – thể tích, tỉ khối, các bước tính theo CTHH và PTHH…..
+ HS hiểu: Ý nghĩa của CTHH, PTHH, QTHT, ĐLBTKL, chuyển đổi của các công thức tính toán hóa học…..
@/ Hoạt đông 2 : Bài tập.
+ HS biết: Tìm hiểu đề bài, phân tích đề bài, các bước thành lập PTHH, tính theo CTHH và PTHH…..
+ HS hiểu: Sự logic trong thành lập PTHH , tính theo CTHH và PTHH với nhiều cách tính khác nhau….
1.2/ Kĩ năng:
+ HS thực hiện được: Tổng hợp kiến thức trọng tâm, thành lập PTHH, tính theo CTHH và PTHH….
+ HS thực hiện thành thạo: Phương pháp thành lập CTHH, tính theo CTHH và PTHH….
1.3/ Thái độ:
+ Thói quen: Tích cực nhận thức kiến thức bộ môn.
+ Tính cách: Cẩn thận trong trình bày kiến thức bộ môn một cách chính xác và khoa học.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Hệ thống hóa lại các kiến thức, các khái niệm đã học trong chương trình HKI về chất, hỗn hợp, NTHH, ng.tử, đơn chất, hợp chất, phận tử, hóa trị, pư HH, ĐLBTKL mol – khối lượng – thể tích, tỉ khối, các bước tính theo CTHH và PTHH…..
3. CHUẨN BỊ :
3.1. Giáo viên: Các phương tiện dạy học.
3.2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung theo đề cương.
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : ( 1 phút )
4.2/ Kiểm tra miệng :
4. 3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV hướng dẫn hs ôn tập theo đề cương và ghi chú kiến thức trọng tâm.
@/ Hoạt động 1 :( 20 phút ) Phần lí thuyết
- GV: Đàm thoại và nhận định nội dung trọng tâm theo đề cương.
- HS: Trình bày theo từng câu hỏi.
@/ Hoạt động 2:( 20 phút ) Phần bài tập.
- GV: Hướng dẫn hs làm một số bài tập mẫu và đưa ra bài học kinh nghiệm cho hs.
- HS: Trình bày bảng các bài tập và ghi chú kiến thức cần tập trung nghiên cứu.
A. PHẦN LÍ THUYẾT.
1/ Nguyên tử khối là gì?
Trả lời:
Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon.( Kí hiệu M )
VD: MC = 12 đvC
MO = 16 đvC
MH = 1 đvC
2/ Đơn chất là gì ? Đơn chất có những loại nào ?
- Đơn chất là những chất được tạo nên từ duy nhất 1 nguyên tố hóa học
- Đơn chất có 2 loại :
+ Kim loại: có ánh kim, dẫn điện dẫn nhiệt tốt.
Ví dụ : sắt, nhôm, đồng.
+Phi kim: không có ánh kim, không dẫn điện, nhiệt (trừ cacbon dẫn điện yếu)
Ví dụ: lưu huỳnh, cacbon, khí oxi
* Trong đơn chất khí các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 số nhất định ( thường là 2 ) .
3/ Hợp chất là gì ? Hợp chất có những loại nào ?
Trả lời :
- Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
- Hợp chất có 2 loại :
+ Hợp chất vô cơ : muốiăn, nước.
+ Hợp chất hữu cơ : đường, rượu etylic.
4/ Phân tử khối là gì?
Trả lời :
Phân tử khối là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đvC, bằng tổng khối lượng các nguyên tử trong phân tử.( Kí hiệu là M )
Ví dụ :
- PTK của khí oxi : MO2 = 16+16 = 16x2 = 32 đvC.
- PTK của nước : MH2O = 16 + 2x1 = 18 đvC
5/ CTHH của đơn chất có dạng như thế nào?
Trả lời:
- CTHH của đơn chất chỉ gồm KHHH của 1 nguyên tố.
- CTHH dạng chung: Ax
- A: là KHHH của nguyên tố.
- x: là chỉ số nguyên tử (có thể là 1, 2, 3)
+ CTHH của đơn chất kim loại và phi kim ở dạng rắn : x = 1
VD : Cu, Al, Zn, Fe, Ca, Ba, Ag, C, S, P........
+ CTHH của đơn chất phi kim ở dạng khí và lỏng thường gặp : x = 2
VD : H2 , O2, Cl2, N2, F2, Br2, I2 …...
6/ Công thức hóa học của hợp chất có dạng như thế nào?
Trả lời:
- CTHH của hợp chất gồm KHHH của những nguyên tố tạo nên chất kèm theo chỉ số ghi ở chân.
- CTHH dạng chung: AxBy, AxByCz
+A, B, C là KHHH
+ x,y,z là chỉ số
VD: H2O, H2SO4
7/ Hãy phát biểu quy tắc hóa trị ?
Trả lời:
1.Qui tắc: Trong CTHH , tích của chỉ số và hóa trị nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên kia.
a b
Hợp chất: AxBy
A, B : kí hiệu hoá học của ngtố.
a, b : lần lượt là hoá trị của A,B
x, y : chỉ số
Qui tắc hoá trị : x . a = y. b
Ví dụ : Al2O3
Qui tắc hoá trị : III x 2 = II x 3
8/ Lập CTHH của hợp chất theo hóa trị như thế nào?
Trả lời :
+ Viết công thức hóa học dạng tổng quát:
a b
AxBy
a , b là hóa trị của A, B
x,y là số nguyên tử của A, B
+ Theo quy tắc hóa trị :
a . x = b . y
+ Chuyển thành tỉ lệ ==
(a’, b’ là số nguyên dương, tối giản)
+ Chọn x = b’ ; y = a’
+Công thức hoá học của hợp chất
9/ Phản ứng hòa học là gì?
Trả lời:
Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học.
Phương trình chữ của PƯHH:
Tên các chất phản ứng à Tên các chất sản phẩm
VD: lưu huỳnh + sắt à sắt (II) sunfua
Khí hidro + khí oxi à nước
10/ Định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu như thế nào?
Trả lời:
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm
11/ Nêu các bước lập PTHH ?
Trả lời:
Các bước lập phương trình hóa học:
- Bước 1 : Viết sơ đồ phản ứng
- Bước 2 : Cân bằng số ng.tử của mỗi ng.tố ở 2 vế.
- Bước 3 : Viết thành PTHH.
Ví dụ : Al + O2 -- Al2O3
Al + 3O2 -- Al2O3
Al + O2 -- 2Al2O3
4Al + 3O2 2Al2O3
12/ Mol là gì:
Trả lời:
Mol là lượng chất chứa 6x1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
Con số 6x1023 được gọi là số Avogadro. Kí hiệu N.
VD: 1mol nguyên tử Fe là 1 lượng sắt có chứa N nguyên tử Fe.
13/ Khối lượng mol là gì:
Trả lời:
Khối lượng mol (M) của 1 chất là khối lượng tính bằng gram của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Lưu ý: Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của 1 chất có cùng trị số với NTK hay PTK của chất đó.
VD:
Khối lượng mol nguyên tử O: MO = 16g
Khối lượng mol phân tử H2O: MH2O = 18g
14/ Thể tích mol của chất khí là gì?
Trả lời:
Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó
1 mol bất kỳ chất khí nào ở đktc cũng chiếm một thể tích là 22,4 lít. ( ở o’c và 1atm )
15/ Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng như thế nào?
Trả lời:
VD: 0.5mol CO2 có khối lượng bao nhiêu gam?
Giải
M(CO2) = 44
m(CO2) = 44 . 0.25 =11 g
Công thức chuyển đổi:
m = n.M ó n = m/M
16/ Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào ?
Trả lời:
VD: 2,5 mol khí O2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu ?
Giải:
Thể tích của O2 là:
2,5.22,4=56 (l)
Đặt n : số mol
V : thể tích khí (đktc)
Công thức:
V = n.22,4 Rút ra: n =
17/ Tỉ khối của khí A đối với khí B là gì?
Trả lời:
Là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và khí B
dA/B =
Công thức :
d A/B là tỉ khối của khí A đối với khí B
MA, MB :khối lượng mol của khí A,B(g)
Nhận xét:
d A/B < 1 : khí A nhẹ hơn khí B
d A/B > 1: khí A nặng hơn khí B
18/ Tỉ khối của khí A đối với không khí là gì?
Trả lời:
Là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và kk.
Công thức:
dA/kk là tỉ khối của khí A đối với không khí
dA/kk =
MA : khối lượng mol của khí A (g)
Nhận xét:
dA/kk < 1 : khí A nhẹ hơn kk
dA/kk > 1 : khí A nặng hơn kk
19/ Biết công thức hóa học của hợp chất, xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất theo các bước như thế nào ?
Trả lời:
Tiến hành theo 3 bước:
-Tìm khối lượng mol của hợp chất.
-Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
-Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi nguyên tố.
VD: Tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong axit sunfuric H2SO4
Giải:
MH = 1 . 2 = 2 (g), MS = 1 . 32 = 32 (g)
MO = 4 . 16 = 64 (g) , MH2SO4 = 98 (g)
%H = 100% = 2% , %O = 100% = 65,3%
%S = 100% = 32,7%
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố chính là số mol của nguyên tố đó và ngược lại.
Công thức chung: hay hay ( Hợp chất có 3 nguyên tố )
20/ Biết thành phần các nguyên tố, xác định công thức hóa học của hợp chất tiến hành như thế nào?
Trả lời
Tiến hành theo các bước:
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất
- Lập công thức hóa học của hợp chất
VD: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố là : 40% Ca; 12% C; 48% O.Em hãy xác định công thức hoá học của hợp chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 100g.
Giải:
- Khối lượng của các nguyên tố :
mCa = = = 40 g, mC = = = 12 g
mO = = = 48 g
- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố:
nCa = = = 1mol, nC = = = 1mol
nO = = = 3 mol
Suy ra, trong 1 phân tử hợp chất có : 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O
- Công thức hoá học của hợp chất là: CaCO3
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố chính là số mol của nguyên tố đó và ngược lại.
Công thức chung: mA = hay mB = hay mC =
21/ Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm?
Trả lời: Các bước tiến hành:
Viết phương trình hoá học
Chuyển đổi khối lượng chất thành số mol chất
Dựa vào PTHH để tính số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
Chuyển đổi số mol thành khối lượng (m = n.M)
VD1: Đốt cháy 5,4g bột nhôm trong khí oxi, người ta thu được nhôm oxit (Al2O3).H ãy tính lượng Al2O3 thu được
Giải: PTHH:
Số mol Al phản ứng
n = = = 0,2 mol
PTHH: 4Al + 3O2 à 2Al2O3
Theo PTHH: 4 (mol) 3 (mol) 2 (mol) Theo giả thuyết: 0,2 (mol) ? (mol) ? (mol)
Số mol Al2O3 thu được
n = = 0,1 mol
Khối lượng Al2O3 : m = n.M = 0,1.102 = 10,2g
VD2: Khi nung đá vôi, thu được vôi sống và khí cacbonic theo sơ đồ pư : CaCO3 CaO + CO2
Tính khối lượng đá vôi cần dùng để điều chế được 84g CaO
Giải:
Số mol CaO sinh ra sau pư:
nCaO = = = 1,5 mol
PTHH: CaCO3 CaO + CO2
Theo PTHH: 1 (mol) 1 (mol) 1 (mol)
T heo giả thuyết: ? (mol) 1.5 (mol) ? (mol)
Số mol CaCO3 pư:
nCaCO3 = = 1,5 mol
Khối lượng CaCO3
m = n. M
= 1,5.100 = 150g
B. PHẦN BÀI TẬP.
1/ Thành lập các phương trình hóa học sau:
1/ Al + O2 Al2O3
=> 4 Al + 3 O2 2 Al2O3
2/ Al + Cl2 AlCl3
=> 2Al + 3Cl2 2AlCl3
3/ Fe + O2 Fe2O3
=> / 4 Fe + 3O2 2Fe2O3
2/ Thành lập phương trình hóa học sau:
a) FeCl3 + NaOH Fe(OH)3 + NaCl
= > FeCl3 + 3 NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
b) Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2
=>Al + 3H2SO4 1Al2(SO4)3 + H2
=>2Al + 3 H2SO4 Al2(SO4)3 + 3 H2
c/ Zn + H2SO4 Zn SO4 + H2
3/ Lập PTHH cho các sơ đồ phản ứng sau :
a ) Zn + HCl -----> ZnCl2 + H2
=> Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
b ) Fe + O2 -----> Fe3O4
=> 3Fe + 2O2 Fe3O4
4/ Xác định số mol ở điều kiện tiêu chuẩn ( đktc ) của 11,2lít khí Oxi.
Giải:
Số mol ở đktc của khí oxi là :
5/ Xác định khối lượng chất của 0,05 (mol) Kẽm ( Zn )
Giải:
Khối lượng của kẽm là: m = n.M = 0,05 . 65 = 3,25 (g )
6/ Sắt tác dụng với axit clohiđric theo phương trình hóa học:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Nếu có 2,8 gam sắt tham gia phản ứng thì khối lượng Sắt II clorua (FeCl2 ) thu được là bao nhiêu ?
( Cho biết: Zn = 65 ; O = 16 ; Fe = 56 .)
Giải:
- Số mol của sắt là:
- PTHH : Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Theo PTHH: 1 mol 2 mol 1 mol 1 mol
Theo giả thuyết: 0,05 mol ? mol ? mol ? mol
- Từ tỉ lệ trên => n FeCl2 =
- Khối lượng Sắt II clorua (FeCl2 ) thu được:
mFeCl2 = n.M= 0,05 . 127 = 63,5(g )
7/ Lập PTHH cho các sơ đồ phản ứng sau :
a) Zn + AgNO3 -----> Zn(NO3)2 + Ag
=> Zn + 2AgNO3 Zn(NO3)2 + 2 Ag
b) H2 + O2 __---> H2O
=> 2 H2 + O2 2 H2O
c) K + O2 __---> K2O
=> 4 K + O2 2 K2O
8/ Xác định số mol ở điều kiện tiêu chuẩn ( đktc ) của
a) 5,6 lít khí Cacbonic ( CO2 ) => 0,5 (mol)
b) 2,24 lít khí Clo ( Cl2 ) => 0,1 (mol)
Giải:
a)
b)
9/ Xác định khối lượng chất của :
a) 0,05 (mol) nhôm. ( Al )
b) 0,05 (mol) sắt. ( Fe )
Giải:
a)
b)
10/ Xác định thể tích của 6,4 gam khí sunfurơ ( SO2 ) ở đktc. ( Cho biết: Al = 56 ; Cu = 64 : S = 32 ; O = 16. )
Giải:
a) Số mol khí SO2 là:
b) Thể tích ở đktc của khí SO2 là:
11/ Tính khối lượng của : ( Cho biết : Fe = 56, O = 16 , Mg = 24 )
a) 0.25 mol Fe2O3.
b) 0.75 mol MgO
Giải :
a) M(Fe2O3) = 160 g => m(Fe2O3) = 0.25 . 160 = 24 g
b) M (MgO) = 40 g => m(MgO) = n.M = 0,75.40 = 30 g
12/ Tính số mol của: ( Cho biết : Cu = 64, O=16, Na=23, H=1 )
a) 2g CuO
b) 10g NaOH
Giải:
a) M(CuO)= 80g => n=m/M = 2/80 =0,025 mol
b) M(NaOH) =40g => n = m/M =10/40 =0,25 mol
13/ Hãy xác định:
a) Tính thể tích của 2,5 mol CO2 ở đktc
b) Tính số mol của 6,72l khí SO2 ở đktc.
Giải:
a)VCO2 = n. 22,4 = 2,5. 22,4 = 56l
b) nSO2 = = 0,3mol
4.4. Tổng kết :( 2 phút )
GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm
@/ Kiến thức bài học: Các bước tiến hành:
Hệ thống hóa lại các kiến thức, các khái niệm đã học trong chương trình HKI về chất, hỗn hợp, NTHH, ng.tử, đơn chất, hợp chất, phận tử, hóa trị, pư HH, ĐLBTKL mol – khối lượng – thể tích, tỉ khối, các bước tính theo CTHH và PTHH…..
4.5. Hướng dẫn học tập : ( 2 phút )
- Đối với bài học ở tiết học này: Học bài theo nội dung đề cương chuẩn bị thi HKI.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Chuẩn bị “ Tính chất của oxi. “
- GV nhận xét tiết dạy.
File đính kèm:
- Hoa 8 Tiet 35 On tap HKI.doc