Bài giảng Ôn tập học kỳ 1 tiết 34

- Ôn lại các khái niệm cơ bản đã được học trong học kỳ I: Nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, mol, khối lượng mol,

- Cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử.

- Cách lập công thức hoá học của hợp chất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập học kỳ 1 tiết 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 34 ÔN TẬP HỌC KỲ I Ngày dạy: 27 / 12 / 06 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Ôn lại các khái niệm cơ bản đã được học trong học kỳ I: Nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, mol, khối lượng mol, … - Cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử. - Cách lập công thức hoá học của hợp chất. 2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng: - Lập công thức hoá học, chuyển đổi thành thạo các công thức tính khối lượng, số mol, thể tích chất. - Giải bài toán tính theo phương trình hoá học. 3. Thái độ: Rèn học sinh tính cẩn thận chính xác khi tính toán. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Giáo án – bảng phụ bài tập. 2. Học sinh : Ôn các câu hỏi, bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại, gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 8A1: .................................................... ; 8A2: .......................................................... 8A3: .................................................... ; 8A4: .......................................................... 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : * Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Ôn tập học kỳ I” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Ôn lại các khái niệm hoá học cơ bản - GV yêu cầu học sinh nhắc lại các khái niệm hoá học cơ bản: ? Nguyên tử là gì ? Cấu tạo nguyên tử? ? Hạt cấu tạo nên hạt nhân? Đặc điểm của từng hạt đó? ? Hạt nào cấu tạo nên lớp vỏ? Đặc điểm của loại hạt đó. ? Nguyên tố hoá học là gì? ? Đơn chất là gì? ? Hợp chất là gì? ? Định nghĩa mol, khối lượng mol ? * Hoạt động 3: Luyện giải bài tập - GV treo bảng phụ bài tập BT1: Lập CTHH của hợp chất a. Kali với nhóm SO4 b. Nhôm vơi nhóm NO3 c. Sắt (III) với nhóm OH d. Bari với nhóm PO4 BT 2: Tính hoá trị của N, Fe, S, P trong các công thức sau: a.NH3 b. Fe2(SO4)3 c. SO3 d. P2O5 e. FeCl2 f. Fe2O3 BT 3: Lập PTHH các phản ứng sau: a. Al + Cl2 ----> AlCl3 b. Fe2O3 + H2 ----> Fe + H2O c. P + O2 ----> P2O5 d. Al(OH)3 ----> Al2O3 + H2O   HS hoạt động nhóm giải bài tập - GV theo dõi uốn nắn nhóm yếu. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức: ? Nêu các bước tính theo PTHH ? + Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất. + Viết phương trình hoá học. + Dựa vào phương trình hoá học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành. + Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng hoặc thể tích khí ở đktc.   Một học sinh giải bảng cả lớp giải vào tập - GV chấm điểm 5 tập học sinh   Gọi học sinh có cách giải hay ngắn gọn trình bày - GV tuyên dương học sinh có cách giải hay, gọn. - GV: Cho điểm khuyến khích học sinh yếu tích cực hoạt động tam gia giải bài tập. I. Các khái niệm hoá học cơ bản 1. Nguyên tử Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. 2. Hạt nhân nguyên tử - Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron: + Hạt proton: (p) mang điện tích +1 + Hạt nơtron: (n) không mang điện + Khối lượng hạt proton bằng khối lượng hạt nơtron (mp = mn ) - Lớp vỏ được tạo bới một hay nhiều electron + Electron (e) : mang điện tích -1 + Trong mỗi nguyên tử: số p luôn bằng số e. 3. Nguyên tố hoá học Nguyên tố hoá học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. 4. Đơn chất Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học. 5. Hợp chất Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên. 6. mol , khối lượng mol - Mol là lượng chất có chứa N (6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó. - Khối lượng mol của một chất là là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó, tính bằng gam, có trị số bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối. II. Luyện tập 1. Lập Công thức hoá học và PTHH Bài tập1: Giải Công thức hoá học của hợp chất là: a. K2SO4 c. Fe(OH)3 b. Al(NO3)3 d. Ba3(PO4)2 Bài tập 2: Giải Hóa trị của N, Fe, S, P, trong các công thức: a. N (III) b. Fe (III) c. S (VI) d. P (V) e. Fe (II) f. Fe (III) Bài tập 3: Giải a. 2Al + 3Cl2 2AlCl3 b. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O c. 4P + 5O2 2P2O5 d. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O 2. Tính theo CTHH và PTHH Bài tập 4: Cho sơ đồ phản ứng Fe + HCl -----> FeCl2 + H2 a. Tính khối lượng sắt và axit tham gia phản ứng. Biết rằng thể tích khí hiđro thoát ra là 3,36 lít (đktc) b. Tính khối lượng hợp chất được tạo thành? Giải Số mol của khí hiđro Fe + 2HCl FeCl2 + H2 1mol 2mol 1mol 1mol 0,15m 0,3mol 0,15mol 0,15mol Khối lượng của sắt mFe = n x M = 0,15 x 56 = 8,4 (g) Khối lượng của HCl mHCl = n x M = 0,3 x 36,5 = 10,95 (g) Khối lượng của FeCl2 = n x M = 0,15 x127 = 19,05 (g) * Cách 2: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 56g 2. 36,5g 127g 22,4l x g? y g z g 3,36l a. Khối lượng của sắt Khối lượng của HCl b. Khối lượng của FeCl2 z = 4. Củng cố và luyện tập : (Luyện tập ở phần trên) 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Ôn lại công thức tính n, m, v và bài toán tính theo phương trình hoá học. - Ôn bài theo đề cương thi học kì I V. RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung : - Phương pháp : - Hình thức tổ chức :

File đính kèm:

  • docT35.doc
Giáo án liên quan