Bài giảng Oxi và Ozon

• Tính chất hóa học cơ bản của khí oxi và khí ozon là gì? Những phản ứng hóa học nào có thể chứng minh cho tính chất này?

• Phương pháp điều chế khí oxi như thế nào, vai trò của khí oxi đối với đời sống và sản xuất như thế nào?

• Ảnh hưởng của khí ozon đến đời sống trên Trái đất như thế nào?

 

doc17 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Oxi và Ozon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
OXI - OZON Tính chất hóa học cơ bản của khí oxi và khí ozon là gì? Những phản ứng hóa học nào có thể chứng minh cho tính chất này? Phương pháp điều chế khí oxi như thế nào, vai trò của khí oxi đối với đời sống và sản xuất như thế nào? Ảnh hưởng của khí ozon đến đời sống trên Trái đất như thế nào? I. Oxi 1. Vị trí và cấu tạo Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8, thuộc nhóm VIA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Nguyên tử Oxi có cấu hình electron là: , lớp ngoài cùng có 6 electron. Trong điều kiện thường, phân tử oxi có 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không cực, có thể viết công thức cấu tạo của phân tử oxi là . 2. Tính chất vật lí Khí oxi không màu, không mùi, không vị, hơi nặng hơn không khí: Dưới áp suất khí quyển, oxi hóa lỏng ở nhiệt độ . Khí oxi tan ít trong nước (100 ml nước ở hòa tan được 3,1 ml khí oxi. Độ tan của khí oxi ở là 0,0043g trong 100g . 3. Tính chất hóa học Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn (3,44), chỉ kém flo (3,98). Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim họat động hóa học, có tính oxi hóa mạnh. Trong các hợp chất  (trừ hợp chất với flo), oxi có số oxi hóa là -2. Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại ( trừ Au, Pt...) và các phi kim ( trừ halogen) Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ Một số ví dụ: a. Tác dụng với kim loại Magie cháy trong khí oxi:   b. Tác dụng với phi kim Cacbon cháy tỏng khí oxi:   c. Tác dụng với hợp chất   cháy trong không khí:     Etanol cháy trong không khí:   4. Ứng dụng Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống của người và động vật. Mỗi người mỗi ngày cần từ không khí để thở Hằng năm, các nước trên thế giới sản xuất ra hàng trục triệu tấn oxi để đáp ứng nhu cầu cho các ngành công nghiệp 5. Điều chế a. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách phân hủy những hợp chất giàu oxi và ít bền đối với nhiệt như :                     b. Sản xuất oxi trong công nghiệp - Từ không khí: Không khí sau khi được loại bỏ hết hơi nước, bụi, khí cacbon đioxit được hóa lỏng. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng thu được oxi. Oxi được vận chuyển trong những bình thép dung tích 100 lít dưới áp suất 150 atm - Từ nước: Điện phân nước (nước có hòa tan một ít hoặc để tăng tính dẫn điện của nước ), người ta thu được khí oxi ở cực dương và khí hiđro ở cực âm:                     II. Ozon 1. Tính chất Ozon là một dạng thù hình của oxi. Khí ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, hóa lỏng ở nhiệt độ . Khí ozon tan trong nước nhiều hơn so với khí oxi ( 100 ml nước ở hòa tan được 49 ml ozon. Ozon là một trong những chất có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn oxi Ozon oxi hóa được hầu hết các kim loại ( trừ Au, Pt), nhiều phi kim và hợp chất hữu cơ, vô cơ. Ở điều kiện bình thường, oxi không oxi hóa được bạc, nhưng ozon oxi hóa được bạc thành bạc oxit:                 2. Ozon trong tự nhiên Ozon được tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện (tia chớp, sét). Trên mặt đất, ozon được sinh ra do sự oxi hóa một số chất hữu cơ. Ozon tập trung nhiều ở lớp khí quyển trên cao, cách mặt đất từ 20-30 km. Tầng ozon được hình thành là do tia tử ngoại của mặt trời chuyển hóa các phân tử oxi thành ozon.                 Tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại tầng cao của không khí, bảo vệ con người và các sinh vật trên mặt đất tranh được các tác hại của tia này. 3. Ứng dụng Không khí chứa một lượng rất nhỏ ozon ( dưới 1 phần triệu theo thể tích) có tác dụng làm cho không khí trong lành. Nhưng với một lượng lớn hơn sẽ có hại cho con người Những ứng dụng của ozon là dựa vào tính oxi hóa mạnh của nó"     - Trong công nghiệp, người ta dùng ozon để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều vật phẩm khác...     - Trong y học, ozon được dùng để chữa sâu răng. Trong đời sống, người ta dùng ozon để sát trùng nước sinh hoạt LƯU HUỲNH Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi như thế nào theo nhiệt độ? Tính chất hóa học của lưu huỳnh có gì quan trọng? Lưu huỳnh có những ứng dụng quan trọng nào? I. Vị trí, cấu hình electron nguyên tử Nguyên tử lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16, thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Nguyên tử lưu huỳnh có câu hình electron . Lớp ngoài cùng có 6e II. Tính chất vật lí 1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà . Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí, nhưng tính chất hóa học giống nhau. Hai thù hình này có thể biến đổi qua lại với nhau tùy theo điều kiện nhiệt độ 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí Ở nhiệt độ thấp hơn là những chất màu vàng. Phân tử lưu huỳnh có 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch vòng. Ở đều nóng chảy thành chất lỏng màu vàng, rất linh động. Ở nhiệt độ lưu huỳnh lỏng trở nên quánh nhớt, có màu nâu đỏ. Ở   lưu huỳnh sôi, các phân tử lưu huỳnh bị phá vỡ thành nhiều phân tử nhỏ bay hơi. III. Tính chất hóa học Cấu hình electron của nguyên tử . Như vậy, nguyên tử S có 6e ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử S có độ âm điện là 2,58. Khi lưu huỳnh tham gia phản ứng với kim loại hoặc hiđro, số oxi hóa của nó từ 0 giảm xuống -2. Khi lưu huỳnh tham gia phản ứng với phi kim họat động mạnh hơn, số oxi hóa tăng từ 0 lên +4 hoặc +6. Như vậy, đơn chất lưu huỳnh khi tham gia phản ứng hóa học, số oxi hóa của nó có thể giảm hoặc tăng. Ta nói, lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử 1. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hiđro Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại tạo ra muối sunfua và với khí hiđro tạo thành khí hiđro sunfua:                                         Thủy ngân tác dụng với S ở ngya nhiệt độ thường:                     2. Lưu huỳnh tác dụng với phi kim Ở nhiệt độ thích hợp, lưu huỳnh tác dụng với một số phi kim mạnh hơn như flo, oxi, clo...                                         IV. Ứng dụng của lưu huỳnh Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp: - 90% lượng lưu huỳnh khai thác được dùng để sản xuất - 10% lượng lưu huỳnh còn lại được dùng để lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, diêm, chất dẻo ebonic, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu, diệt nấm trong nông nghiệp... V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh Trong tự nhiên, lưu huỳnh có nhiều ở dạng đơn chất, tạo thành những mỏ lớn trong vỏ trái đất. Ngoài ra, lưu huỳnh còn có ở dạng hợp chất như các muối sunfat, muối sunfua... Để khai thác lưu huỳnh trong mỏ lưu huỳnh, người ta dùng thiết bị đặc biệt để nén nước siêu nóng vào mỏ làm lưu huỳnh nóng chảy và đẩy lên mặt đất. Sau đó, lưu huỳnh được tách ra khỏi các tạp chất. HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT, TRIOXIT  Hiđro sunfua - lư huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit có những tính chất nào giống nhau và khác nhau? Vì sao? Những phản ứng hóa học nào có thể chứng minh cho những tính chất này? A. Hiđro sunfua I. Tính chất vật lí Hiđro sunfua là chất khí, không màu, mùi trứng thối và rất độc. Chỉ 0,1% có trong không khí đã gây ô nhiễm nặng. Hiđro sunfua nặng hơn không khí , hóa lỏng ở nhiệt độ , tan ít trong nước ( ở và 1 atm, khí này có độ tan là 0,38 g trong 100 g nước) II. Tính chất hóa học 1. Tính axit yếu Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch bazơ như tạo nên 2 muối: muối trung hòa như chứa ion và muối axit như chứa ion 2. Tính khử mạnh Trong hợp chất , nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa thấp nhất là -2. Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào điều kiện của phản ứng mà lưu huỳnh có số oxi hóa -2 có thể bị oxi hóa thành lưu huỳnh tự do hoặc lưu huỳnh có số oxi hóa +4, +6. Người ta nói, Hiđro sunfua có tính khử mạnh (dễ bị oxi hóa) Những phản ứng sau chứng tỏ tính chất trên: a. Trong những điều kiện bình thường, dung dịch tiếp xúc với oxi của không khí, dần trở nên vẩn đục màu vàng do bị oxi hóa thành :                     b. Khi đốt khí trong không khí, khí này cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt theo phương trình:                     Nếu đốt cháy khí ở nhiệt độ không cao hoặc thiếu oxi, khí bị oxi hóa thành lưu huỳnh tự do, màu vàng. III. Trạng thái tự nhiên và điều chế Trong tự nhiên Hiđro sunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa, và bốc ra từ xác chết của người, động vật... Trong công nghiệp, người ta không sản xuất khí Hiđro sunfua.  Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế bằng phản ứng hóa học của dung dịch axit clohiđric với sắt II sunfua:                     B. Lưu huỳnh đioxit I. Tính chất vật lí Lưu huỳnh đioxit (khí sunfur) là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí: , hóa lỏng ở , tan nhiều trong nước (ở 1 thể tích nước hòa tan được 40 thể tích khí ). Lưu huỳnh đioxit là khí độc, hít thở phải không khí có khí này sẽ gây viêm đường hô hấp. II. Tính chất hóa học 1. Lưu huỳnh đioxit là oxit axit tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfurơ :                     Axit sunfurơ là axit yếu ( mạnh hơn axit sunfuhiđric và axit cacbonic ) và không bền, ngay trong dung dịch cũng bị phân hủy thành tác dụng với dung dịch bazơ như tạo nên 2 muối: muối trung hòa như (chứa ion sunfit ) và muối axit như (chứa ion hiđrosunfit ) 2. Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa a. Lưu huỳnh đioxit là chất khử Khi cho dần khí vào dung dịch brom có màu vàng nâu nhạt, dung dịch brom bị mất màu:                     b. Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa Khi cho khí Lưu huỳnh đioxit vào dung dịch axit sunfuhiđric , dung dịch bị vẩn đục màu vàng:                     III. Ứng dụng và điều chế Lưu huỳnh đioxit 1. Ứng dụng Lưu huỳnh đioxit được dùng để sản xuất trong công nghiệp, làm chất tảy trắng giấy và bột giấy, chất chống nấm mốc lương thực, thực phẩm... 2. Điều chế Lưu huỳnh đioxit - Trong phòng thí nghiệp, Lưu huỳnh đioxit được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch với muối :                     - Trong công nghiệp, được sản xuất bằng cách đốt S hoặc quặng pirit sắt:                     C. Lưu huỳnh trioxit I. Tính chất Lưu huỳnh trioxit là chất lỏng không màu , tan cô hạn trong nước và trong axit sunfuric. Lưu huỳnh trioxit là oxit axit, tác dụng rất mạnh với nước tạo ra axit sunfuric:                     Lưu huỳnh trioxit tác dụng với dung dịch bazơ và oxit bazơ tạo muối sunfat. II. Ứng dụng và sản xuất Lưu huỳnh trioxit ít có ứng dụng trong thực tế nhưng lại là sản phẩm trung gian để sản xuất axit sunfuric Trong công nghiệp, người ta sản xuất Lưu huỳnh trioxit bằng cách oxi hóa Lưu huỳnh đioxit          AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT Axit sunfuric đặc loãng có những tính chất hóa học nào giống và khác với những axit khác? Axit sunfuric có vai trò thế nào đối với nền kinh tế quốc dân? Phương pháp sản xuất Axit sunfuric như thế nào? I. Axit sunfuric 1. Tính chất vật lí Axit sunfuric là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp 2 nước ( 98% có ) Axit sunfuric tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt Muốn pha loãng Axit sunfuric đặc người ta phải rót từ từ axit và nước và khuấy nhẹ băng đầu đũa thủy tinh mà không làm ngược lại. 2. Tính chất hóa học a. Tính chất của dung dịch Axit sunfuric loãng Dung dịch Axit sunfuric loãng có những tính chất chung của axit: - Đổi màu quỳ tím thành đỏ - Tác dụng với kim loại họat động, giải phóng hiđro - Tác dụng với oxit bazơ và với bazơ - Tác dụng được với nhiều muối b. Tính chất của dung dịch Axit sunfuric đặc - Tính oxi hóa mạnh: Axit sunfuric đặc nóng có tính oxi hóa rất mạnh, nó oxi hóa được hầu hết các kim loại trừ Au,Pt, nhiều phi kim và nhiều hợp chất:                                                             - Tính háo nước: Axit sunfuric đặc hấp thụ mạnh nước. Nó cũng hấp thụ nước từ các hợp chất gluxit. Thí dụ, nhỏ đặc vào đường saccarozơ:                    Tiếp theo, một phần cacbon bị đặc oxi hóa thành khí cùng với bay lên làm sủi bọt, đảy cacbon trào ra ngoài cốc:                    Da thịt tiếp xúc với   đặc sẽ bị bỏng rất nặng vì vậy khi sử dụng Axit sunfuric phải hết sức cẩn thận 3. Ứng dụng Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành sản xuất. Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn Axit sunfuric. Axit sunfuric được dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu, phẩm nhuộm, dược phẩm, chế biến dầu mỏ... 4. Sản xuất Axit sunfuric Axit sunfuric được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc theo 3 công đoạn chính sau: a. Sản xuất lưu huỳnh đioxit Phụ thuộc vào nguyên liệu có sẵn, người ta đi từ nguyên liệu ban đầu là lưu huỳnh hoặc pirit sắt - Đốt cháy lưu huỳnh :                 - Đốt cháy quặng pirit sắt :                 b. Sản xuất lưu huỳnh trioxit Oxi hóa bằng khí oxi hoặc không khí dư ở nhiệt độ , chất xúc tác là vanađi V oxit :                     c. Hấp thụ   bằng Dùng 98% hấp thụ được oleum :                 Sau đó dùng lượng nước thích hợp pha loãng oleum, được đặc:                 II. Muối sunfat và nhận biết ion sunfat 1. Muối sunfat Muối sunfat là muối của axit sunfuric.Có 2 loại: - Muối trung hòa chứa ion sunfat . Phần lớn muối sunfat đều tan trừ không tan. - Muối axit (muối hiđrosunfat) chứa ion hiđrosunfat  2. Nhận biết ion sunfat Thuốc thử nhận biết ion sunfat là dung dịch muối bari. Sản phẩm phản ứng là bari sunfat kết tủa trắng, không tan trong axit:                                         BÀI TẬP Câu 1: Ðể nhận biết ta không thể dùng: dung dịch KI và hồ tinh bột PbS ( đen) Ag D. Đốt cháy cacbon Câu 2: Nung 316g một thời gian thấy còn lại 300g chất rắn. Vậy phần trăm bị nhiệt phân là: A. 25% B. 30% C. 40% D. 50% Câu 3: bị lẫn tạp chất là , dùng cách nào dưới đây để thu được nguyên chất : A. Sục hỗn hợp qua nước muối dư B. Sục hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong dư C. Sục hỗn hợp qua dung dịch thuốc tím D. trộn hỗn hợp với khí Câu 4: Để phân biệt khí và khí người ta có thể dùng chất nào sau đây : A. Dd B. Dd NaOH C. Dd KMnO4 D. A & C Câu 5: M là kim loại tạo ra hai muối ; và hai oxit ; . Tỉ lệ về khối lượng của Cl trong hai muối là 1 : 1,172; của O trong hai oxit là 1 : 1,35. Nguyên tử khối của M là giá trị nào dưới đây? A. 58,93 B. 58,71 C. 54,64 D. 55,85 Câu 6: Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau 1 thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta đc 1 chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%. Thành phần phần trăm theo thể tích hỗn hợp khí ban đầu lần lượt là: A. 98% và 2% B. 96% và 4% C. 52% và 48% D. 54% và 46% Câu 7: Hoà tan một oxt kim loại X hoá trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch 10% ta thu dung dịch muối nồng độ 11,8%. X là kim loại nào sau đây: A. Cu B. Fe C. B D. Mg Câu 8: Ozon là một chất rắn cần thiết trên thượng tầng khí quyển vì: A. Nó làm cho Trái Đất ấm hơn B. Nó hấp thụ các bức xạ tử ngoại (tia cực tím) C. Nó ngăn ngừa khí oxi thoát khỏi Trái Đất. D. Nó phản ứng với tia gamma từ ngoài không gian để tạo khí freon. Câu 9: Cho 1g bột sắt tiếp xúc với oxi một thời gian thấy khối lượng bột đã vượt quá 1,41g. Công thức phân tử oxit sắt duy nhất là công thức nào sau đây: A. FeO B. C. D. Không xác định được Câu 10: Cho phản ứng hoá học sau: K2S + KMnO4 + H2SO4 S + MnSO4 + K2 SO4 + H2O Hệ số cân bằng của các phản ứng lần lượt là: A. 5, 2, 4, 5, 2, 6, 4 B. 5, 4, 4, 5, 2, 6, 4 C. 5, 4, 8, 5, 2, 6, 4 D. 5, 2, 8, 5, 2, 6, 8 Câu 11: Nung 2,10g bột sắt trong bình chứa oxi, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,90g một oxit. Công thức phân tử của oxit sắt là công thức nào sau đây: A. FeO B.Fe2O3 C.Fe3O4 D. Không xác định được. Câu 12: Cho 5,4g Al vào 100ml dung dịch 0,5M. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol của chất trong dung dịch sau phản ứng là: A. 0,17M và 0,5M B. 0,19M C. 0,18M và 0,01M D. 0,17M Câu 13: Để khử 6,4g một oxit kim loại cần 2,688 lít khí (đktc). Nếu lấy lượng kim loại đó cho tác dụng với dung dịch HCl thì giải phóng 1,792 lít khí (đktc). Kim loại đó là: A. Mg B. Al C. Fe D. Cr Câu 14: Cho 1,04g hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong dd loãng dư thoát ra 0,672 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được sẽ là: A. 3,92g B. 1,96g C. 3,52g D. 5,88g Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 10,2g oxit kim loại hoá trị III cần 331,8g dung dịch thì vừa đủ. Dung dịch sau phản ứng có nồng độ 10%. Công thức phân tử oxit kim loại là công thức nào sau đây: A. B. C. D. Câu 16: Hoà tan hoàn tàn 9,6g kim loại R trong đặc, đun nóng nhẹ thu được dung dịch X và 3,36 lít khí (ở đktc). R là kim loại nào sau đây: A. Fe B. Al C. Ca D. Cu Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là (cho H = 1, O = 16, Mg = 24, S = 32, Fe = 56, Zn = 65) A. 6,81 gam B. 3,81 gam C. 5,81 gam D. 4,81 gam Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp A gồm bằng 300ml dung dịch 0,1M (vừa đủ). Cô cạn cẩn thận dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được lượng muối sunfat khan là A. 5,51 gam B. 5,15 gam C. 5,21 gam D. 5,69 gam Câu 19: Nung 11,2 gam và 26 gam với một lượng dư. Sản phẩm của phản ứng được hoà tan hoàn toàn trong dung dịch loãng, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch 10% (d = 1,2 gam/ml). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích tối thiểu của dung dịch cần để hấp thụ hết khí sinh ra là A. 700 ml B. 800 ml C. 600 ml D. 500 ml Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam một muối sunfua của kim loại. Dẫn toàn bộ khí thu được sau phản ứng đi qua dung dịch nước dư, sau đó thêm tiếp dung dịch dư thì thu được 4,66 gam kết tủa. Thành phần % về khối lượng của lưu huỳnh trong muối sunfua là bao nhiêu? A. 36,33% B. 46,67% C. 53,33% D. 26,66% Câu 21: Cho V lít (đktc) tác dụng hết với dung dịch dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dư thu được 2,33 gam kết tủa. Thể tích V là A. 0,112 lít B. 1,12 lít C. 0,224 lít D. 2,24 lít Câu 22: Để trung hoà 500 ml dung dịch X chứa hỗn hợp 0,1M và 0,3M cần bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,3M và 0,2M? A. 250ml B. 500ml C. 125ml D. 750ml Câu 23: Sục từ từ 2,24 lít (đktc) vào 100 ml dung dịch 3M. Các chất có trong dung dịch sau phản ứng là A. B. C. D. Câu 24: Cho hỗn hợp gồm tác dụng với dung dịch dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo số mol của hỗn hợp và ban đầu lần lượt là A. 40% và 60% B. 50% và 50% C. 35% và 65% D. 45% và 55% Câu 25: Để thu được 6,72 lít (đktc), cần phải nhiệt phân hoàn toàn bao nhiêu gam tinh thể (khi có xúc tác)? A. 21,25 gam B. 42,50 gam C. 63,75 gam D. 85,00 gam Câu 26: Để pha loãng dung dịch đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào dưới đây? A. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều B. Cho từ từ axit vào nước và khấy đều C. Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều D. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều Câu 27: Các khí sinh ra khi cho saccarozơ vào dung dịch đặc, nóng dư gồm: A. B. C. D. Câu 28: Cho khí lội qua dung dịch thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ A. có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra B. có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh C. axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric D. axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric Câu 29: Oxit nào dưới đây không thể hiện tính khử trong tất cả các phản ứng hoá học? A. B. C. D. Câu 30: Có hai ống nghiệm, một ống đựng dung dịch , một ống đựng dung dịch . Chỉ dùng một hoá chất trong số các chất sau: dung dịch , dung dịch , dung dịch , dung dịch thì số thuốc thử có thể dùng để phân biệt hai dung dịch trên là bao nhiêu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 31: Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt khí và A. dung dịch brom trong nước B. dung dịch C. dung dịch D. dung dịch Câu 32: Để thu được từ hỗn hợp , người ta cho hỗn hợp đi chậm qua A. dung dịch nước vôi trong dư B. dung dịch NaOH dư C. dung dịch dư D. dung dịch dư Câu 33: Đốt nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp theo tỉ lệ 4 : 1 về khối lượng trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa tàn đóm còn hồng vào miệng ống nghiệm thì A. tàn đóm tắt ngay B. tàn đóm bùng cháy C. có tiếng nổ lách tách D. không thấy hiện tượng gì Câu 34: Để nhận ra sự có mặt của ion sunfat trong dung dịch, người ta thường dùng A. quỳ tím B. dung dịch muối C. dung dịch chứa ion D. thuốc thử duy nhất là Câu 35: Phản ứng nào dưới đây không đúng? A. B. C. D.6H2SO4 đặc, to + 2Fe Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Câu 36: Cho tác dụng với đặc nóng, dư. Sản phẩm khí thu được là A. và B. và C. D. Câu 37: Axit sunfuric đặc thường được dùng để làm khô các chất khí ẩm. Khí nào dưới đây có thể được làm khô nhờ axit sunfuric đặc? A. khí B. khí C. khí D. khí Câu 38: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. đặc là chất hút nước mạnh B. Khi tiếp xúc với đặc, dễ gây bỏng nặng C. loãng có đầy đủ tính chất chung của axit D. Khi pha loãng axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit Câu 39: Phản ứng nào dưới đây không đúng? A. B. C. D. Câu 40: Cho các phản ứng sau: a) b) c) d) đóng vai trò là chất oxi hoá trong phản ứng A. a, b, d B. c, d C. b D. a, b, c, d Câu 41: Cho các phản ứng sau: a) b) c) d) Các phản ứng mà có tính khử là A. a, c, d B. a, b, d C. a, c D. a, d Câu 42: vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử vì trong phân tử A. S có mức oxi hoá trung gian B. S có mức oxi hoá cao nhất C. S có mức oxi hoá thấp nhất D. S còn có một đôi electron tự do Câu 43: Phát biểu nào không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh? A. vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử B. Hg phản ứng với ngay nhiệt độ thường C. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hoá D. Ở nhiệt độ cao, tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá Câu 44: Để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt, người ta thường cho thêm một ít bột natri peoxit (), do tác dụng với nước sinh ra hiđro peoxit () là chất oxi hoá mạnh có thể tẩy trắng được quần áo: Vì vậy, bột giặt được bảo quản tốt nhất bằng cách A. cho bột giặt vào trong hộp không có nắp và để ra ngoài ánh nắng B. cho bột giặt vào trong hộp không có nắp và để trong bóng râm C. cho bột giặt vào trong hộp kín và để nơi khô mát D. cho bột giặt vào trong hộp có nắp và để ra ngoài nắng Câu 45: Trong công nghiệp, ngoài phương pháp hoá lỏng và chưng cất phân đoạn không khí, oxi còn được điều chế bằng phương pháp điện phân nước. Khi đó người ta thu được A. khí hiđro ở anôt B. khí oxi ở catôt C. khí hiđro ở anôt và khí oxi ở catôt D. khí hiđro ở catôt và khí oxi ở anôt Câu 46: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về khả năng phản ứng của oxi? A.Oxi phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại B.Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim C. Oxi tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp D. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hoá - khử Câu 47: Có các phản ứng sinh ra khí như sau: a) b) c) d)  Trong các phản ứng trên, những phản ứng được dùng để điều chế trong công nghiệp là A. a và b B. a và d C. b và c D. c và d Câu 48: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thường dùng để điều chế trong phòng thí nghiệm? A. B. C. D. Câu 49: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây A. làm đỏ quỳ ẩm B. làm mất màu nước brom C. là chất khí, màu vàng D. làm mất màu cánh hoa hồng Câu 50: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây về lưu huỳnh A. S là chất rắn màu vàng B. S không tan trong nước C. S dẫn điện, dẫn nhiệt kém D. S không tan trong các dung môi hữu cơ Câu 51: Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn, vì vậy bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày? A. Ozon là một khí độc B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi D. Ozon có tính tẩy màu Câu 52: Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào dưới đây? A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng B. Điện phân nước C. Điện phân dung dịch NaOH D.Nhiệt phân với xúc tác Câu 53: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào dưới đây? A. B. C. D. Câu 54: Khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng phân huỷ (xúc tác ), khí oxi sinh ra thường bị lẫn hơi nước. Người ta có thể làm khô khí oxi bằng cách dẫn khí đi qua các ống sứ chứa chất nào dưới đây? A. B. Bột C. D. Bột S Câu 55: Câu nào dưới đây không đúng? A. Oxi hoá lỏng ở B. lỏng bị nam châm hút C. lỏng không màu D. Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị Câu 56: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là A. Ne B. Cl C. O D. S Câu 57: a) Oleum là gì ? Có hiện tượng gì xảy ra khi cho oleum tan vào nước. b) Công thức của oleum là . Hãy viết công thức của axit có trong oleum tương ứng với n = 1. Câu 58: Viết cấu hình electron, xác định vị

File đính kèm:

  • docBai giang va trac nghiem oxiluu huynh.doc
Giáo án liên quan