Bài giảng Phản ứng hóa học tuần 8

Tạo cho HS hiểu và vận dụng được định nghĩa về phản ứng hóa học cùng bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết, nội dung định luật bảo toàn khối lượng.

- Tập cho HS phân biệt được hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí, biết biểu diễn phản ứng hóa học bằng phương trình hóa học, biết cách lập và hiểu được ý nghĩa của phương trình hóa học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phản ứng hóa học tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Chương II PHẢN ỨNG HÓA HỌC MỤC TIÊU CHƯƠNG : 1. Kiến thức: - Tạo cho HS hiểu và vận dụng được định nghĩa về phản ứng hóa học cùng bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết, nội dung định luật bảo toàn khối lượng. - Tập cho HS phân biệt được hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí, biết biểu diễn phản ứng hóa học bằng phương trình hóa học, biết cách lập và hiểu được ý nghĩa của phương trình hóa học. 2. Kĩ năng: Quan sát – nhận biết hiện tượng hóa học, cách viết phương trình hóa học, lập phương trình hóa học. 3. Thái độ: Tạo hứng thú học tập bộ môn, phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hóa học – năng lực tưởng tượng về sự biến đổi hạt của chất. Tiết PPCT : 17 SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT Ngày dạy: . . . . ./ 06 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS phân biệt - Hiện tượng vật lí là hiện tượng xảy ra khi chất biết đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. - Hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác. 2. Kĩ năng: Quan sát nhận biết hiện tượng hóa học khi thí nghiệm thực hành. 3. Thái độ: Phát triển năng tưởng tượng về sự biến của chất. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Dụng cụ: Ống nghiệm, giá đỡ, kẹp gỗ, đèn cồn, khai nhựa, thìa thủy tinh. Hóa chất: đường trắng. 2. Học sinh : Bảng nhóm, ĐDHT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại, gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 8A1: .................................................... ; 8A2: .......................................................... 8A3: .................................................... ; 8A4: .......................................................... 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : * Hoạt động 1: Giới thiệu Trong chương trước các em đã học về chất; chương này sẽ học về phản ứng hóa học. Trước hết cần xem với chất có thể xảy ra những biến đổi gì? Thuộc loại hiện tượng nào? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng vật lí. ? Quan sát ấm nước đang sôi ta thấy hiện tượng gì ở vòi ấm? (Hơi nước bốc lên ở vòi ấm, nấp ấm đọng lại những giọt nước) ? Trước khi đun và sau khi đun nước như thế nào? (Nước vẫn là nước)   HS: Đọc SGK phần hòa tan muối ăn vào nước. ? Trước và sau khi đun muối như thế nào? (Muối vẫn là muối) ? Các phân tử cấu tạo nên chất này có thay đổi không? (Các phân tử cấu tạo nên chất vẫn giữ nguyên). - GV: Các quá trình trên gọi là hiện tượng vật lí. ? Thế nào là hiện tượng vật lí? * Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng hóa học.   HS: Đọc thí nghiệm SGK và thảo luận nhóm các câu hỏi sau: ? Sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm có thay đổi gì không ? (Không có sự biến đổi) ? Khi đun nóng hỗn hợp sắt và lưu huỳnh biến đổi như thế nào? (Hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển dần sang màu xám đen, sản phẩm không bị nam châm hút) ? Em có kết luận gì về các hiện tượng này? ( Quá trình trên đã có sự biến đổi về chất)   HS: Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm đun đường - GV: Giới thiệu dụng cụ hướng dẫn cách tiến hành và trả lời câu hỏi: ? Sự biến đổi màu sắc của đường như thế nào? (Từ màu trắng biến thành đen) ? Trên thành ống nghiệm có hiện tượng gì? (Xuất hiện những giọt nước) ? Vậy khi đun nóng đường có sự xuất hiện của những chất nào? (Đường trắng chuyển thành đen, thành ống nghiệm có những giọt nước, có 2 chất tạo thành là : than và nước). - GV: Qua 2 thí nghiệm các hiện tượng trên gọi là hiện tượng hóa học. ? Vậy hiện tượng hóa học là hiện tượng như thế nào? ? Muốn phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học ta dựa vào dấu hiệu nào? (có chất mới sinh ra hay không) I. Hiện tượng vật lí. ªVí dụ 1: H2.1 thể hiện quá trình biến đổi: Nước D Nước D Nước (rắn) (lỏng) (hơi) ªVí dụ 2: Muối ăn hòa tan vào nước dung dịch muốimuối ăn (rắn) 1. Nhận xét: Trong quá trình trên đều có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất. 2. Kết luận: Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lí. II. Hiện tượng hóa học. ª Thí nghiệm: - Trộn sắt và lưu hùynh không có sự biến đổi. - Khi đun nóng hỗn hợp sắt và lưu huỳnh biến đổi thành sắt (II) sunfua. ª Thí nghiệm 2: Khi đun nóng đường phân hủy biến đổi thành 2 chất là than và nước 1. Nhận xét: Trong quá trình trên, lưu huỳnh, sắt và đường đã biến đổi thành chất khác. 2. Kết luận: Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học. ª Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng: Có chất mới tạo ra hay không. 4. Củng cố và luyện tập : (Bảng phụ BT) - Thế nào gọi là hiện tượng vật lí? Cho thí dụ? - Thế nào gọi là hiện tượng hóa học? Cho thí dụ? - Các quá trình sau : ¨ Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh. ¨ Hòa tan axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng dùng làm giấm ăn. ¨ Cuốc. Xẻng làm bằng sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ. ¨ Đốt cháy gỗ, củi. Đánh chữ H vào ô ¨ em cho là hiện tượng hoá học, chữ V vào ô ¨ em cho là hiện tượng vật lí. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài làm bài tập 2,3 /47 - Xem trước nội dung bài “Phản ứng hóa học” V. RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung : - Phương pháp : - Hình thức tổ chức :

File đính kèm:

  • docT17.doc
Giáo án liên quan