Bài giảng Quản trị học - Bài 8: Công tác quản trị nguồn nhân lực

MỤC TIÊU CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

Thu hút lực lượng lao động.

Tăng lực lượng lao động thông qua chính sách đào tạo

nguồn nhân lựcđộng viên,

Duy trì thông qua chính sách động viên,

đãi ngộ, cách thức làm việc của nhà quản trị.

CÁC BƯỚC TUYỂN DỤNG

Thông qua hồ sơ xin việc.

Phỏng vấn sơ bộ

Kiểm tra, trắc nghiệm

Phỏng vấn sâu

Sưu tra lý lịch

Ra quyết định

 

ppt26 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Quản trị học - Bài 8: Công tác quản trị nguồn nhân lực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC BÀI 8 MỤC TIÊU CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Thu hút lực lượng lao động. Tăng lực lượng lao động thông qua chính sách đào tạo nguồn nhân lựcđộng viên, Duy trì thông qua chính sách động viên, đãi ngộ, cách thức làm việc của nhà quản trị. TUYỂN DỤNG Khái niệm: Tuyển dụng là đi tìm những người phù hợp để giao phó những vị trí, mà vị trí đó đang thiếu. Tiến trình tuyển dụng: Xác định nhu cầu nhân lực của Công ty Xác định tiêu chuẩn của các chức danh & xây dựng bảng mô tả công việc Thu thập ứng viên thông qua 2 nguồn: nội bộ & bên ngoài CÁC BƯỚC TUYỂN DỤNG Thông qua hồ sơ xin việc. Phỏng vấn sơ bộ Kiểm tra, trắc nghiệm Phỏng vấn sâu Sưu tra lý lịch Ra quyết định ĐÀO TẠO Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Động viên nhân viên Giai đoạn 1: Đào tạo nhân viên mới bắt đầu: hội nhập nhân viên vào môi trường làm việc mới Nói rõ về sứ mệnh và nhiệm vụ của tổ chức Nói rõ quy định, chính sách của Công ty, xí nghiệp Nói rõ về những khía cạnh tích cực đối với mỗi loại công việc Giới thiệu với những người xung quanh và trách nhiệm như thế nào Mục đích Giai đoạn đào tạo GAI ĐOẠN ĐÀO TẠO (tt) Giai đoạn 2: Trong giai đoạn làm việc : Đảm bảo cho nhân viên làm tốt công việc hiện tại Vừa học vừa làm Huấn luyện nghề nghiệp Giai đoạn 3: Cho tương lai : Đội ngũ các nhà quản lý được đào tạo PP. Đào tạo theo tình huống có thật trong thực tế PP. đóng kịch trò chơi (tạo ra mô hình DN y như thật) PP. mô phỏng (đưa ra những tình huống thực tế vào phần mềm mô phỏng để nhà quản lý giai quyết - PP huấn luyện về mặt cảm tính, các nhà quản lý phải hiểu rõ nhân viên của mình ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN – DUY TRÌ LLLĐ Khái niệm: Động viên đó là giải pháp của các nhà quản trị nhằm tạo động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc một cách hăng hái. Nhu cầu (chưa thoả mãn) Mong muốn Hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu Xuất hiện nhu cầu mới, tìm ra những hành vi mới để thỏa mãn CÁC LÝ THUYẾT ĐỘNG VIÊN LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN (1) LÝ THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI – HÀNH VI (2) LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI (3) LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ KHOA HỌC THEO KIỂU TAYLOR (1) Lý thuyết phát triển theo nguyên tắc” làm sao ít tốn kém công suất nhất, ít tốn kém thời gian nhất” (đó là cách thức tốt nhất, bác bỏ quan niệm làm đến đâu hay đến đó, sai đâu sửa đó). Taylor cho rằng: NSLĐ thấp đó là do công nhân: Công nhân không biết phương pháp làm việc Công nhân lười biếng. Nhà QT phải thực hiện 4 công việc quản trị Nhà QT đưa ra các phương pháp để hướng dẫn nhân viên làm việc Dùng phần thưởng vật chất để tạo động cơ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ HÀNH CHÁNH CỦA FAYOL Fayol cho rằng: NSLĐ thấp đó là do nhà quản trị, cụ thể là nhà quản trị không biết cách thức sắp xếp tổ chức công việc (VD như công việc tài chính, nhân sự, Marketing, sản xâút & quản lý tài sản,) Fayol đề nghị các nhà quản trị phải tuân thủ đầy đủ 14 nguyên tắc (trang 49 giáo trình) LÝ THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI NSLĐ tăng là do nhà quản trị có thoả mãn nhu cầu tâm lý của người lao động hay không? Muốn vậy, các nhà quản trị nên thay đổi quan niệm về con người “ Họ không phải thuần tuý hoá về vật chất mà họ chính là những con người của xã hội” Vậy để cải thiện mối quan hệ giữa nhà quản trị với nhân viên thì nhà quản trị nên để nhân viên chủ động trong công việc hơn, tôn trọng họ, thừa nhận họ là thành viên quan trọng của tổ chức, LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI Maslow cho rằng khi chúng ta thoả mãn nhu cầu nào đó rồi sẽ đòi hỏi nhu cầu cao hơn. Ông đòi hỏi nhà quản trị phải hiểu được nhân viên của mình đang nằm ở bậc thang nhu cầu nào để từ đó có biện pháp kích thích phù hợp. Alderfer cho rằng: “con người cùng một lúc theo đuổi cả ba nhu cầu (phát triển, quan hệ, tồn tại), một khi nhu cầu nào đó chưa được thỏa mãn thì con người có xu hướng chuyển sang nhu cầu khác. Mc Clelland cho rằng: “ Con người có 3 nhu cầu (thành đạt, quyền lực, hội nhập” nhưng nhu cầu nào là nhu cầu nổi trội nhất sẽ quyết định hành vi của con người” Herberg đề nghị nhà quản trị phải biệt cho rõ đâu là nhân tố duy trì, đâu là nhân tố động viên để có các biện pháp kích thích cho phù hợp LÝ THUYẾT CÔNG BẰNG CỦA STRACY ADAM Động cơ để thúc đẩy nhân viên làm việc một cách hăng hái nếu như sự nhận thức của họ có sự công bằng giữa các cá nhân với nhau về các yếu tố đầu vào & đầu ra của công việc. Đầu vào: kiến thức, kinh nghiệm, lòng nhiệt tình, thời gian. Đầu ra: phần thưởng (vật chất hay tinh thần) Khi con người cả nhận về sự bất công thì hành vi của họ có thể có như sau: Điều chỉnh các yếu tố đầu vào Điều chỉnh các yếu tố đầu ra Thay đổi chuẩn so sánh Nghỉ việc LÝ THUYẾT THIẾT LẬP MỤC TIÊU Theo Edlin, động cơ để thúc đẩy nhân viên mình làm việc hăng hái đó là làm việc hướng đến mục tiêu. Đặt mục tiêu quá khó trên khả năng thì con người cũng dễ nhàm chán. Đặt mục tiêu một cách dễ dàng thì không phản ánh hết sự nổ lực của con người. Mối tương quan giữa mục tiêu và kết quả thực hiện (Sự cam kết thực hiện mục tiêu, khả năng thực hiện mục tiêu, đặc điểm của công việc, văn hoá của quốc gia). ỨNG DỤNG CÁC LÝ THUYẾT ĐỘNG VIÊN TRONG THỰC TẾ Động viên nhân viên qua việc thiết kế công việc Động viên thông qua các phần thưởng (phaải công bằng trong sự nhận thức) Cho phép người nhân viên được tham gia trong lĩnh vực ra quyết định quản lý Động viên qua các sự việc khác (thời khoá biểu linh hoạt) Tuỳ thuộc vào cá nhân, tuỳ thuộc vào đặc điểm công việc của nhà quản trị sẽ có những cách tưức động viên phù hợp. LÃNH ĐẠO Khái niệm Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong một điều kiện nhất định. Lãnh đạo là một quá trình tác động đến con người, làm cho họ nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành mục tiêu. CÁC TỪ VIẾT TẮT Manager: nhà quản trị Leader: nhà lãnh đạo Leadership: cách thức lãnh đạo Styleship: phong cách lãnh đạo Transactionship: Lãnh đạo theo những tình huống riêng biệt Transformationship: Lãnh đạo theo chiến lược. NHÀ LÃNH ĐẠO HỮU HIỆU Có mặt mọi nơi, nắm bắt mọi việc, lắng nghe mọi việc nhưng không làm việc của người khác. Cá tính rõ nét nhất là lạc quan, bền bỉ để luôn hướng về mục đích của tổ chức + Điềm tính đề làm chủ tình huống + Trung thực với các cộng sự + Cởi mở song cương quyết + Giản dị để các tín hiệu không bị lệch lạc + Nhiệt tình PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO Hai chức năng cơ bản của nhà quản trị đối với nhân viên: Người lãnh đạo Người thừa hành (nhân viên) Hướng dẫn Lắng nghe MÔ HÌNH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO Phong cách lãnh đạo là cách thức theo đó người lãnh đạo cư xử đối với những người dưới quyền và phạm vi các vấn đề mà họ được phép ra quyết định. Phong cách độc đoán: Nhà QT trực tiếp ra quyết định mà không cần tham khảo ý kiến dưới quyền. Phong cách dân chủ: Nhà QT ra quyết định sau khi bàn bạc, trau đổi và tham khảo ý kiến của cấp dưới. Phong cách tự do: Nhà QT cho phép người dưới quyền ra quyết định riêng của mình. THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ 1. Khái niệm: Thông tin liên quan đến việc chuyển giao và hiểu được ý nghĩa. Nếu không có thông tin hay ý kiến nào chuyển đi thì thông tin không xảy ra 2. Những hình thức thông tin Lới nói: Chữ viết Những phương phá khác: Đó là biểu lộ bằng cử động, cử chỉ, thái độ, vẻ mặt cho ta biết tình cảm của người nghe. NHỮNG MẠNG THÔNG TIN Dây chuyền: biểu thi 5 cấp của hệ dọc (không có sự chệch hướng) Chữ Y: hai cấp dưới báo cáo cho cùng một nhà quản trị cấp trên và trên nhà quản trị đó có 2 cấp nữa Bánh xe: với 4 thuộc cấp không có thông tin hàng ngang. Mọi thông tin phải thông qua quản trị Mạch vòng tròn: với 4 thuộc cấp chia thành 3 cấp trong đó mỗi thành phẩn chỉ trực tiếp với hai thành phần kế cận Mạch đủ mạch; Trong đó mỗi thành phần được tự do thông tin với những thành phần khác trong mạch. Mọi thành viên được bày tỏ quan đeểm của mình. CÁC KHẢO CỨU VỀ CÁCH THỨC LÃNH ĐẠO 1940: Các cuộc khảo cứu dựa trên khí chất của người lãnh đạo. Trong những năm 1940, các cuộc nghiên cứu dựa trên quan niệm “nhà lãnh đạo được sinh ra chứ không phải được tạo ra. 1960: Khảo cứu dựa trên hành vi của nhà lãnh đạo thành công. Các cuộc khảo cứu này cho rằng: “sẽ có một cách thức lãnh đạo cho mọi tình huống”. Khảo cứu dựa trên mô hình lãnh đạo của Black & Mouton CÁC KHẢO CỨU VỀ CÁCH THỨC LÃNH ĐẠO (tt) 1980: Khảo cứu dựa trên tình huống ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng: “không có mộ cách thức lãnh đạo nào là tốt nhất cho mọi tình huống”. Khảo cứu dựa trên mô hình của Fiedler: Cách thức lãnh đạo tốt nhất dựa trên 03 yếu tố cơ bản: + Mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo đối với nhân viên + Dựa trên cấu trúc công việc + Dựa trên vị trí quyền lực của nhà lãnh đạo Feidler cho rằng: Nhà quản trị nên định hướng công việc trong những trường hợp thuận lợi nhất đối với các nhà lãnh đạo và nên định hướng theo quan hệ ở mức độ vừa phải đối với họ. Khảo cứu dựa trên mô hình hướng đến mục tiêu của House: “các nhà kinh doanh nên tác động đến nhận thức của con người về con đường hướng đến mục tiêu như thế nào. Hành vi của nhà lãnh đạo có thể có là gì? Hành vi nhà lãnh đạo Định hướng hỗ trợ Định hướng tham gia Định hướng thành tích Định hướng ra quyết định của nhóm Nhân viên Khả năng: kinh nghiệm Kiến thức: nhu cầu Nhân viên Cấu trúc công việc Tính năng động cuả nhóm LĐ có hiệu quả Tạo động cơ thúc đẩy Thoả mãn nhu cầu Đạt thành tích CÁC KHẢO CỨU VỀ CÁCH THỨC LÃNH ĐẠO (tt) 1980 -> nay: là cách thức quản trị chiến lược Nhà quản trị đưa ra tầm nhìn chiến lược Nhà lãnh đạo thể hiện sự quan tâm đến nhân viên Khơi dậy nguồn cảm hứng trong nhân viên Kích thích trí năng của nhân viên

File đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_hoc_bai_8_cong_tac_quan_tri_nguon_nhan_lu.ppt