Mục tiêu:
a. Kiến thức: Học sinh nắm được công thức phân tử, tính chất vật lí, hóa học của saccarozơ.
Biết được trạng thái thiên nhiên và ứng dụng của saccarozơ.
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết tốt PTHH.
c. Thái độ: Tính chăm học, nghiên cứu thêm tài liệu.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Saccarozơ tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuấn: 32
Tiết PPCT: 62 SACCAROZƠ
Ngày dạy: …………….. CÔNG THỨC PHÂN TỬ: C12H22011
PHÂN TỬ KHỐI : 342
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Học sinh nắm được công thức phân tử, tính chất vật lí, hóa học của saccarozơ.
Biết được trạng thái thiên nhiên và ứng dụng của saccarozơ.
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết tốt PTHH.
c. Thái độ: Tính chăm học, nghiên cứu thêm tài liệu.
2.Chuẩn bị:
a. GV: SGK, giáo án.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, đèn cồn.
- Hóa chất: Dung dịch saccarozơ (đường kính), AgN03, dung dịch NH3, dung dịch H2S04 loãng.
b. HS: Học bài và làm các BT về nhà, soạn và xem trước các kiến thức trong bài mới.
3. Trọng tâm
Tính chất hóa học của saccarozơ
4. Tiến trình day học:
4.1. Ổn định tổ chức, kiểm diện HS: Kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
1. Nêu tính chất hóa học của glucozơ ?(4đ)
Đáp án
1. Phản ứng 0xi hóa glucozơ:
C6H1206 + Ag20 C6H1207 + 2Ag..
2. Phản ứng lên men rượu:
C6H1206 2C2H50H + 2C02.
BT4: (6đ)
PTPƯ: C6H1206 2C2H50H + 2C02.
- Số mol của C02: nC02 = 0,5(mol).
a. Số mol của C2H50H: nC2H50H = nC02 = 0,5(mol).
- Khối lượng của C2H50H: mC2H50H = 0,5 x 46 = 23(g).
b. Số mol của glucozơ : nglucozơ = nC02 : 2 = = 0,25(mol).
- Vì hiệu suất là 90% nên số mol của glucozơ là:
nglucozơ = 0,27(mol).
- Khối lượng của glucozơ: mglucozơ = 0,27 x 180 » 50(g).
4.3. Bài mới:
Trong đời sống hàng ngày,chúng ta thường xuyên sử dụng đường, ví dụ để pha chế nước uống, chế biến thức ăn…Vậy đường là gì, chúng có ở đâu và có công thức hóa học như thế nào, chúng có tính chất lí, hóa học và ứng gì trong đời sống và trong công nghiệp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí.
- GV giới thiệu: saccarozơ có nhiều trong các loài thực vật như: cây mía, củ cải đường, thốt nốt, …đường cũng là hợp chất gluxit. HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất vật lí.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Lấy đường sccarozơ vào ống nghiệm, HS quan sát trạng thái, màu sắc, rồi sau đó thêm nước vào và lắc nhẹ, quan sát. HS kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất hóa học.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
§ Thí nghiệm 1: Cho dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm đựng dung dịch AgN03 (trong dung dịch NH3), sau đó đun nóng nhẹ và quan sát HS nhận xét hiện tượng.
§Thí nghiệm 2: Cho dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm , thêm 1 vài giọt dung dịch H2S04loãng , đun nóng từ 2 - 3 phút, sau đó thêm dung dịch Na0H để trung hòa. Cho dung dịch vừa thu được vào ống nghiệm chứa dung dịch AgN03 (trong dung dịch NH3), - HS quan sát và nhận xét hiện tượng.
GV giới thiệu: Khi đun nóng dung dịch saccarozơ (có axit làm xúc tác), saccarozơ là đisaccarit bị thủy phân cho ta 2 monosaccarit là glucozơ và fructozơ, hướng dẫn HS viết PTHH.- GV giới thiệu về đường fructozơ.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng của saccarozơ
- GV yêu cầu HS nêu ứng dụng của đường saccarozơ. Kể tên 1 số nhà máy sản xuất đường.
I. Trạng thái tự nhiên:
- Saccarozơ có nhiều trong các loài thực vật như: cây mía, củ cải đường, thốt nốt, …
II. Tính chất vật lí :
- Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dể tan trong nước.
III. Tính chất hóa học:
- Hiện tượng: không có hiện tượng gì xảy ra, chứng tỏ saccarozơ không có phản ứng tráng gương như glucozơ.
- Hiện tượng: Có kết tủa Ag xuất hiện.
- Nhận xét: Đã xảy ra phản ứng tráng gương, , vậy khi đun nóng dung dịch saccarozơ có axit làm xúc tác, saccarozơ bị thủy phân tạo ra chất có thể tham gia phản ứng tráng gương.
PTHH:
C12H22011 + H20 C6H1206 + C6H1206.
( Saccarozơ) (glucozơ) (fructozơ).
IV. Ứng dụng của saccarozơ
- Làm thức ăn cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, pha chế thuốc.
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Nêu tính chất hóa học của saccarozơ ? PTHH: C12H22011 + H20 C6H1206 + C6H1206.
( Saccarozơ) (glucozơ) (fructozơ).
BT1 : Hoàn thành các PTHH theo sơ đồ chuyển hóa sau:
Saccarozơ Glucozơ rượu Etylic axit Axetic Kali axetat
¯ 5
Etyl axetat Natri axetat - Các nhóm thảo luận và viết PTHH rồi báo cáo kết quả.GV nhận xét, sửa chữa.
(1) C12H22011 + H20 C6H1206 + C6H1206.
( Saccarozơ) (glucozơ) (fructozơ).
C6H1206 2C2H50H + 2C02.
C2H50H + 02. CH3C00H + H20
CH3C00H + K0HCH3C00K + H20
CH3C00H + C2H50H CH3C00C2H5 + H20
CH3C00C2H5 + Na0H H3C00Na + C2H50H.
BT2: Có thể phân biệt được các chất sau: lòng trắng trứng, glucozơ, và đường saccarozơ bằng 1 thuốc thử duy nhất sau không ?
Na. b. Cu(0H)2. c .HN03. d. Dung dịch Iốt
BT3 Chất X vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Na0H , vậy CTPT của X sẽ là:
C2H60. b. C2H402 . c. C3H80. d. C3H502.
4.5 Hướng dẫn HS tự học:
- GV: gọi HS đọc thông tin phần “Em có biết”
- GV: Học thuộc bài
- Làm các bài tập: 2, 3, 4, 5,6/155
- Xem trước bài: “Tinh bột và xenlulozơ”
Chú ý: đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm:
* Hạn chế:
File đính kèm:
- T-62.doc