Bài giảng Sóng, tác giả Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh (1942 - 1988).

- Quê: La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây

- Xuất thân: gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội.

- Từng là diễn viên múa Đoàn Văn công nhân dân Trung ương.

 

ppt61 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12067 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Sóng, tác giả Xuân Quỳnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : - Xuân Quỳnh (1942 - 1988). - Quê: La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây - Xuất thân: gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội. - Từng là diễn viên múa Đoàn Văn công nhân dân Trung ương. Tác giả Xuân Quỳnh Hai chị em Xuân Quỳnh và Đông Mai Gia đình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ 1978 - Tác phẩm chính : + Tơ tằm – Chồi biếc (in chung , 1963) + Hoa dọc chiến hào (1967) + Gió Lào cát trắng (1974) + Lời ru trên mặt đất (1978) + Tự hát (1984) + Hoa cỏ may (1989) …. - Sau chuyển sang làm biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá III. - Tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Một trong những nhà thơ viết thơ tình hay nhất sau 1975. Xuân Quỳnh - diễn viên múa - Phong cách thơ: + Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc đời, với con người, khao khát tình yêu, trân trọng hạnh phúc bình dị đời thường . “Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt, đời thường ai chẳng có Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước. Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu. + Cái tôi độc đáo trong thơ Xuân Quỳnh: . giàu vẻ đẹp nữ tính, . thành thật, . khát vọng tình yêu chân thành, mãnh liệt . gắn với lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ trong tình yêu. “Nhöõng ngaøy khoâng gaëp nhau Bieån baïc ñaàu thöông nhôù Nhöõng ngaøy khoâng gaëp nhau Loøng thuyeàn ñau raïn vôõ” Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió Nếu phải cách xa anh Em chỉ còn bão tố a. Đề tài: Đề tài về tình yêu. b. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ bài thơ: - Sáng tác cuối năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). - In trong tập Hoa dọc chiến hào. c. Vị trí: Bài thơ tình nổi tiếng, góp phần tạo nên vị trí "nữ hoàng thơ tình Việt Nam" 2. Văn bản: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa. Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. SÓNG Bố cục: - Đoạn 1: 2 khổ đầu  Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng và tình yêu của người phụ nữ trẻ tuổi. - Đoạn 2: 2 khổ 3 và 4  Nghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa - Đoạn 3: 3 khổ 5, 6 và 7  Nghĩ về sóng và nỗi nhớ, lòng chung thuỷ của người con gái. - Đoạn 4: 2 khổ cuối  Nghĩ về sóng và khát vọng của tình yêu. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Hình tượng sóng: - Bài thơ có hai hình tượng bao trùm: "sóng" và "em". - "sóng" mang nghĩa tả thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. + là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em”: o Sóng biển xôn xao, triền miên vô tận  gợi liên tưởng đến sóng lòng dào dạt, tràn đầy, khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi - Nghĩa biểu tượng của "sóng": + sóng như có linh hồn, tính cách, tâm trạng, biết diễn tả những cung bậc tình cảm trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. o Sóng và em: song hành, tuy hai mà một, khi hoà nhập, khi tách rời  bổ sung cho nhau  diễn tả sâu sắc hơn khát vọng tình yêu đang dâng trào. 2. Bốn khổ thơ đầu: Băn khoăn và khát vọng: a. Khổ 1: Mở đầu bài thơ, nhà thơ diễn tả những trạng thái đối nghịch của con sóng: “Dữ dội … … tận bể” - Sóng được diễn tả trong những trạng thái trái ngược: Dữ dội/dịu êm - Ồn ào/lặng lẽ  Những trạng thái có thật của sóng ngoài tự nhiên.  tâm trạng của người con gái đang yêu: tự nhận thức về những biến động khác thường của lòng mình (lúc thì mãnh liệt, lúc thì sâu lắng, lúc thì trăn trở suy tư…)  Nhưng đó là những mâu thuẫn thống nhất của một trái tim yêu chân thành. - Sóng hiện lên thật mạnh mẽ qua biện pháp ẩn dụ - nhân hóa: “sông không hiểu”, “sóng tìm ra”  hành động vượt thoát khỏi giới hạn chật hẹp và thiếu sự đồng cảm (Sông không hiểu nổi mình) để đến với biển rộng bao la, đến với môi trường đích thực của nó Cũng giống như sóng, tâm hồn của người phụ nữ đang yêu: không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, sự cam chịu mà tự chủ và mở rộng lòng mình đón nhận yêu thương, để vươn mình tới một tình yêu đích thực, vững bền.  Quan niệm mới về tình yêu của XQ: b. Khổ 2: Nhà thơ cũng tìm thấy nét tương đồng giữa hình ảnh con sóng trong tự nhiên với quy luật tình cảm của con người: “Ôi con sóng … … ngực trẻ” - Xuân Quỳnh cảm nhận rất rõ quy luật của sóng: Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế - vẫn mãi trường tồn với thời gian, vẫn muôn đời vỗ nhịp ngoài biển cả. - Đó cũng là quy luật của tình yêu: Tình yêu là niềm khao khát muôn thuở của nhân loại, “bồi hồi” trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ.  Nhà thơ khẳng định chân lí: + Từ ngàn xưa, con người đã từng đến với tình yêu và mãi mãi cứ đến với tình yêu. + Tình yêu luôn tồn tại vĩnh hằng với con người và nó như một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tình cảm. + Chính Xuân Diệu đã từng viết: “Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ, không thương một kẻ nào?” d. Khổ 3 và 4: Nhà thơ cố gắng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi lớn về sự khởi nguồn của tình yêu: “Trước muôn trùng … … yêu nhau” - Đứng trước biển, Xuân Quỳnh nghĩ về “anh”, “em”  nghĩ về tình yêu của mình - Nghĩ về tình yêu, Xuân Quỳnh nghĩ về biển lớn, mượn sóng biển để cắt nghĩa tình yêu. - Điệp từ “em nghĩ” và chuỗi câu hỏi liên tiếp để truy đến cùng nguồn gốc của sóng cũng là nguồn gốc của TY: + Quy luật thiên nhiên thì có thể giải thích được: " “Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió" + Khởi nguồn của tình yêu thì XQ đành “thất bại": "Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau".  Tình yêu đâu nghĩa gì cắt nghĩa được, nó chiếm lĩnh lòng người nhiều khi vượt qua sự kiểm soát của lí trí. + Đó cũng là câu hỏi mà chưa ai giải đáp thỏa đáng, Xuân Diệu cũng đành thốt lên: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu! Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhẹ nhẹ, gió hiu hiu...” (Vì sao) => Cách định nghĩa về tình yêu rất chân thành và hồn nhiên: tình yêu cũng như sóng biển, gió trời, không thể nào hiểu hết được; tình yêu gắn với đức tin, với cảm xúc mà lí trí bất lực. 3. Khổ 5 – 6 – 7: Nhớ thương và chung thủy: a. Khổ 5: Khao khát yêu đương của người con gái luôn đi liền với nỗi nhớ khi xa cách. Quy luật tâm lí này, Xuân Quỳnh cũng tìm thấy những nét tương đồng với đặc điểm của con sóng ngoài biển cả: « Con sóng ... ... còn thức » - Từ sự quan sát nhịp vỗ của sóng:  chìm – dưới lòng sâu, nổi – trên mặt nước  liên tưởng : sóng vì nhớ bờ mà vỗ miên man, vô hồi vô hạn, bất kể ngày đêm. + Đó là một nỗi nhớ mãnh liệt: . Bao trùm lên cả không gian : « Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước » - Liên tưởng đến nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu khi xa cách người yêu: + Thao thức trong mọi khoảnh khắc thời gian : « Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được » « Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức » + Xâm chiếm tâm hồn con người cả trong vô thức, tiềm thức lẫn ý thức :  Phép lặp cú pháp, phép điệp, giọng thơ dào dạt, mãnh liệt : nỗi nhớ như những đợt sóng lòng đang dâng trào, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt như con sóng biển triền miên. - Mượn con sóng để diễn tả nỗi nhớ là chưa đủ, nhà thơ lại nhấn mạnh lần nữa qua lời phát biểu trực tiếp : « Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức »  Vừa soi mình vào « sóng » vừa tự tách « em » ra để có thể cảm nhận hết những cung bậc cảm xúc của tình yêu. => Nỗi nhớ ở đây thể hiện sâu sắc một tình yêu chân thành (vì có thực sự yêu thương thì mới có nỗi nhớ nhung). - Nhiều câu danh ngôn nổi tiếng cũng đã diễn tả đúng tâm lí của con người khi xa cách người yêu: + Huy - go: "Thiếu em, anh thấy vắng cả chính mình". + William Cowper: "Xa cách người mình yêu là điều đau khổ hơn sự chết". b. Khổ 6: Cũng bởi mang một nỗi nhớ đến da diết mà trái tim người con gái đang yêu luôn hướng về sự thủy chung gắn bó: « Dẫu xuôi ... ... một phương » - Từ sự vận động phong phú, nhiều chiều (xuôi bắc, ngược nam) nhưng nhất phiến (hướng về anh – một phương) của sóng  người con gái đang yêu khẳng định tấm lòng thủy chung gắn bó, bất kể mọi sự chia ly cách trở : em xuôi về phương bắc, em ngược về phương nam, nơi nào thì cũng chỉ hướng về phương anh - Lời thề chung thủy còn được khẳng định qua cách nói ngược : « Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam »  Dù cuộc đời có nghịch lí, trái ngang mức nào thì em vẫn chỉ hướng về anh, chẳng thay đổi . Khổ thơ khẳng định một phẩm chất đáng quý và cần có trong tình yêu: Một tình yêu đẹp phải biết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, biết đấu tranh để bảo vệ những ước mơ, những khát vọng chân chính. c. Khổ 7 : Trong tình yêu, cần có sự tin tưởng lẫn nhau và phải biết nuôi khát vọng xây dựng một tình yêu đẹp. Vì vậy, Xuân Quỳnh tiếp tục mượn hình ảnh con sóng để diễn tả: « Ở ngoài kia ... .... cách trở » - Hành trình vượt mọi khó khăn trở ngại của sóng để tới được bến bờ  như là quy luật tất yếu. - Sóng tới bờ dù cách trở: Người con gái đang yêu tự đặt niềm tin trọn vẹn ở cuộc đời, ở một tình yêu lớn  tin tưởng lòng thủy chung sẽ là sức mạnh vượt qua mọi thử thách, cách trở để bảo vệ tình yêu, để cập bến bờ hạnh phúc. = > Lời khẳng định của một người phụ nữ đang yêu luôn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu. - Những từ ngữ diễn tả quan hệ đối lập : « Cuộc đời - dài > gợi lên nhịp sóng biển – nhịp sóng lòng nhiều cung bậc, sắc thái cảm xúc trong trái tim nữ thi sĩ : khi sôi nổi dữ dội khi dịu êm, lặng lẽ. - Hình tượng sóng có sự tương đồng hòa hợp với hình tượng em -> tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, vĩnh hằng. 2. Nội dung : - Sóng là một bài thơ đặc sắc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu. - Tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người . 1. Hình tượng sóng trong bài thơ có ý nghĩa gì? 2. Theo em nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ Sóng thể hiện ở chi tiết nào ? 3. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu trong bài thơ Sóng có nét gì giống – khác nhau với vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ?. Sưu tầm những câu thơ , bài thơ so sánh tình yêu với sóng biển . Diu em

File đính kèm:

  • pptSong.ppt