Bài giảng Sự biến đổi chất tuần 9 tiết 17

1.1/ Kiến thức: HS biết và hiểu:

 @/ Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là hiện tượng vật lí .

 + HS biết: Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác

 + HS hiểu: Không có chất mới sinh ra.

 @/Hoạt động 2: Tìm hểu thế nào là hiện tượng hoá học.

+ HS biết: Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi từ chất này thành chất khác

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sự biến đổi chất tuần 9 tiết 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT Tuần : 09– tiết PPCT : 17 Ngày dạy: 10/10/2012 1. MỤC TIÊU: 1.1/ Kiến thức: HS biết và hiểu: @/ Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là hiện tượng vật lí . + HS biết: Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác + HS hiểu: Không có chất mới sinh ra. @/Hoạt động 2: Tìm hểu thế nào là hiện tượng hoá học. + HS biết: Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi từ chất này thành chất khác + HS hiểu: Có chất mới sinh ra. 1.2/ Kĩ năng: Rèn cho HS: @/ Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là hiện tượng vật lí . + HS thực hiện được: Quan sát hình và rút ra kiến thức. + HS thực hiện thành thạo: Suy luận logic @/Hoạt động 2: Tìm hểu thế nào là hiện tượng hoá học. + HS thực hiện được: Trực quan thí nghiệm và làm thí nghiệm rút ra kiến thức. + HS thực hiện thành thạo: Suy luận logic. 1.3/ Thái độ: Giáo dục HS: @/ Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là hiện tượng vật lí . + Thói quen: Suy luận và tổng hợp kiến thức. + Tính cách: Tích cực trong suy luận kiến thức. @/Hoạt động 2: Tìm hểu thế nào là hiện tượng hoá học. + Thói quen: Nắm bắt thông tin cần giải quyết. + Tính cách: Cẩn thận khi trực quan và làm thí nghiệm. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Khái niệm về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. - Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. 3. CHUẨN BỊ : 3.1/ Giáo viên : - Hoá chất: bột sắt , bột lưu huỳnh, đường trắng. - Dụng cụ: nam châm, thìa sắt, đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn. 3.2/ Học sinh : Xem trước nội dung của bài. 4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : ( 1 phút ) 4.2. Kiểm tra miệng :( 7 phút ) @/ Câu 1: Phát biểu quy tắc hóa trị. Vận dụng qui tắc hoá trị tính hoá trị của nguyên tố Al trong hợp chất AlCl3 ? Trình bày: - Qui tắc hoá trị :trong CTHH, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia. - Al ( III) @/ Câu 2:Vận dụng qui tắc hoá trị tính hoá trị của nguyên tố lập CTHH của: Ca, Na với nhóm (OH) ? Trình bày bảng: Ca(OH)2, NaOH @/ Câu 3: Nêu các hiện tượng diễn ra đối với sự biến đổi chất? Trả lời: - Hiện tượng vật lí. - Hiện tượng hóa học. 4. 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC @/ Hoạt động 1: ( 8 phút )Tìm hiểu thế nào là hiện tượng vật lí . - GV: Diễn giảng và đàm thoại hình 2.1 sgk. - HS: Quan sát và nêu nhận xét quá trình biến đổi của nước chảy bay hơi Nước(r) Nước(l) Nước(h) Đông đặc ngưng tụ - GV: Trong quá trình trên nước có biến đổi thành chất khác không? - HS: Nước không biến đổi thành chất khác mà chỉ thay đổi về thể. - GV: Cho hs quan sát hình 1.5 tr10 sgk. - HS: Quan sát nhận xét sự biến đổi của muối. hoà tan cô cạn Muối (r) Nước muối (dd) Muối (r) to - GV: Trong quá trình trên muối có biến đổi thành chất khác không? - HS: muối không biến đổi thành chất khác. - GV: bổ sung: nước chỉ biến đổi về thể, muối chỉ biến đổi về hình dạng. à Những sự biến đổi như thế của chất thuộc loại hiện tượng vật lí. - GV: Vậy thế nào là hiện tượng vật lí? - HS: trả lời. - GV: kết luận – ghi bảng. @/Hoạt động 2: ( 20 phút ) Tìm hểu thế nào là hiện tượng hoá học. - GV : goi hs đọc thí nghiệm 1 - GV: giới thiệu hoá chất - dụng cụ. - GV : biểu diễn thí nghiệm và nêu câu hỏi cho HS trả lới. - GV: Hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh có màu gì? - HS: Xám - GV: Khi ta đưa nam châm gần 1 phần hỗn hợp thì chất nào bị hút? Vì sao? - HS: Nam châm hút sắt còn lại là lưu huỳnh - GV: Hiện tượng trên là hiện tượng gì? - HS: HTVL. - GV: Tiếp tục làm thí nghiêm 2. - GV: Gọi hs đọc cách tiến hành thí nghiệm. - GV giới thiệu hoá chất - dụng cụ. - GV: Gọi 1 hs lên thực hiện thí nghiệm 2 . Trong quá trình làm, GV nêu câu hỏi cho HS trả lời. - GV: Em thấy hiện tượng gì khi đun nóng chén sứ đựng đường? - HS: Đường dần dần chuyển thành chất rắn màu đen đồng thời có những giọt nước đọng lên thành kính. - GV: Vậy khi bị nung nóng đường phân huỷ thành những chất gì? - HS: thành 2 chất mới là than và nước. - GV: Vậy sau thí nghiệm ta đều thấy xuất hiện chất mới, những hiện tượng như trên thuộc loại hiện tượng hoá học. - GV: Vậy thế nào là hiện tượng hoá học? - HS: trả lời - GV kết luận - HS ghi bài vào vở. - GV: Chốt kiến thức . I. Hiện tượng vật lí chảy bay hơi Nước(r) Nước(l) Nước(h) Đông đặc ngưng tụ hoà tan cô cạn Muối (r) Nước muối (dd) Muối (r) to - Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác. II. Hiện tượng hoá học 1.Hiện tượng Thí nghiệm 1: Nam châm hút sắt còn lại là lưu huỳnh. Thí nghiệm 2: Đường bị phân huỷ thành than và nước. 2. Kết luận - Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi từ chất này thành chất khác. 4.4. Tổng kết :( 5 phút ) - Câu 1 : Trong số các quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hoá học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích. ( HS thảo luận nhóm 5 phút ) 1/ Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh. 2/ Hoà tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng dùng làm giấm ăn. 3/ Vành xe đạp bằng sắt ( trắng bạc) bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ. 4/ Thau nồi bằng nhôm để lâu ngày ngoài không khí thấy mất vẻ sáng bóng là do nhôm oxit bao bọc xung quanh nhôm. ĐA: + Hiện tượng vật lí: 1,2 + Hiện tượng hoá học: 3,4 - Câu 2 : Như thế nào là hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học ? Hãy so sánh cụ thể ? ĐA : + Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác. + Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi từ chất này thành chất khác. + Khác nhau: Không biến đổi, có biến đổi. @/ Kiến thức bài học: - Khái niệm về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. - Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. 4.5. Hướng dẫn hs tự học : ( 4 phút ) - Đối với bài học ở tiết học này : + Học bài. Ghi nhớ hiện tượng ở thí nghiệm 1và 2. + Làm bài tập 1,2,3 tr 47 sgk. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : + Xem bài: Phản ứng hoá học :Tìm hiểu: thế nào là phản ứng hoá học? Diễn biến của phản ứng hoá học giữa khí hidro và khí oxi. - Gv nhận xét tiết dạy.

File đính kèm:

  • docHoa 8 Tiet 17 Bai Su bien doi chat 1213 .doc
Giáo án liên quan