Bài giảng tác phẩm: Hồn trương ba, da hàng thịt

Tuổi thơ Lưu Quang Vũ gắn liền với vùng Phú Thọ, đến năm 1954,ông về sống và học ở Hà Nội.

-Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân.

-1970 – 1978 :ông xuất ngũ,làm nhiều nghề để mưu sinh.

-1978-1988:làm biên tập viên Tạp chí Sân Khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.

 

ppt63 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng tác phẩm: Hồn trương ba, da hàng thịt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC PHẨM : HỒN TRƯƠNG BA , DA HÀNG THỊT NHÓM 3:Trương T.Thúy Duy,Nguyễn T.Ngọc Quyên I –Tìm hiểu chung 1 – Tác giả 2 – Tác phẩm II – Đọc hiểu tác phẩm 1 - Sơ lược cảnh trước đoạn trích 2 – Bố cục 3 – Phân tích vở kịch III – Tổng kết IV – Mở rộng - Lưu Quang Vũ (1948- 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng. Sinh ra trong gia đình trí thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, - Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này. -Tuổi thơ Lưu Quang Vũ gắn liền với vùng Phú Thọ, đến năm 1954,ông về sống và học ở Hà Nội. -Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân. -1970 – 1978 :ông xuất ngũ,làm nhiều nghề để mưu sinh. -1978-1988:làm biên tập viên Tạp chí Sân Khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ. Phút đưa nhau ta chỉ nắm tay mình  Điều chưa nói thì bàn tay đã nói  Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại  Còn bồi hồi trong những ngón tay ta.  Như hai dòng sông gặp gỡ đổi phù sa  Nhập luồng nước, hoà nhau màu sắc  Trao cảm thương, hai bàn tay nắm chặt  Nghe máu mẹ cha chuyển giữa mỗi tay mình.  ( Hơi ấm bàn tay - Tập thơ "Hương cây" in năm 1968 ) - Bắt đầu sáng tác vào khoảng giữa những năm 60 TK XX ở thể loại thơ : Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Rất nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích như: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu.... Ông còn là tác giả của nhiều truyện ngắn mang đậm phong cách riêng. Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm  Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về  Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm  Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.  Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng  Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya  Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng  Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.  Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa  Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi  Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ  Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.  ( Tiếng Việt - Mây trắng của đời tôi năm 1989 ) - Ông chỉ thực sự được biết đến từ những năm 80 – khi ông chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu với nhiều vở kịch nổi tiếng và gây được những tiếng vang lớn trong dư luận : + Sống mãi tuổi 17 + Nàng Xi-ta + Lời thề thứ 9 + Tôi và chúng ta… + Hồn Trương Ba, da hàng thịt,… Sống mãi tuổi 17-vở kịch đầu tiên của Lưu Quang Vũ được dàn dựng tại Nhà hát Tuổi trẻ. Hoa Phượng trong vai nàng Xi-ta phần cuối Hoàng Nhất và Trúc Ly vai vua Ra-ma và Xi-ta  ảnh trong đoạn vua Ra-ma thuyết phục Xi-ta về kinh thành để nối lại tình xưa Cái chết oan nghiệt của nàng Xi-ta Vở “Lời thề thứ 9” trên sàn tập Nhà hát Tuổi Trẻ. Tờ gấp vở kịch "Tôi và chúng ta" tham gia hội diễn nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 1985  Trương Ba - Minh Trí và tiên cờ Đế Thích - Thành Lộc   Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành hiện tượng đặc biệt của sâu kịch những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. - Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, 29/8/1988  Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.  Lưu Quang Vũ đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuạt năm 2000 . Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,… nhưng thành công nhất là kịch. * Đánh giá chung  * Đánh giá chung - Là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. - Đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ,có ý nghĩa triết lí và nhân văn sâu sắc. Tác phẩm có sức hấp dẫn, thu hút mạnh mẽ đối với khán giả và được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước - Vở kịch đã đạt huy chương vàng tại Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1990 Là vở kịch nói đầu tiên mang ra nước ngoài công diễn ở nhiều nước: Anh,Mĩ,Nga,Ca Na Đa…và đã được dựng thành phim - Trên thế giới mô típ truyện như trên cũng đã có ở nhiều nước như Nga, Nhật Bản,Trung Quốc… Bìa cuốn tiểu thuyết Tsubakiyama Kacho no Nanokakan của nhà văn Jiro Asada Tsubakiyama là một viên chức bình thường ở độ tuổi trung niên  đột ngột qua đời  gia đình người thân bối rối vì còn rất nhiều việc dang dở ông đang ấp ủ cần thực hiện cùng họ. Và rồi như một sự chiếu cố với người đàn ông trung niên này, chúa trời đã cho phép ông trở lại trần gian trong vài ngày để giải quyết mọi chuyện… nhưng trong hình dạng một cô gái trẻ trung xinh đẹp Trong năm 2006, cuốn tiểu thuyết đã từng được dựng thành phim điện ảnh  sau khi ra mắt trong tháng 11 năm 2006, bộ phim đã gặt hái được rất nhiều thành công nhờ kịch bản phim mới lạ  Trong năm 2009, cuốn tiểu thuyết này sẽ tiếp tục được dựng thành một phiên bản phim truyền hình đặc biệt Thể loại: kịch - Nội dung : Phản ánh cuộc sống bằng việc khám phá, phát hiện những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống, rồi biểu hiện qua hành động, ngôn ngữ của các vai diễn, trong các cảnh, các lớp tiêu biểu... Lưu Quang Vũ đã từng phát biểu : “ Trong quan niệm của tôi, thơ và kịch rất gần nhau. Đó là hai thể loại lớn của văn học, là cuộc sống và thế giới tinh thần của con người được biểu hiện ở dạng tinh chất nhất, mạnh mẽ nhất, tuy ngôn ngữ nghệ thuật của chúng có những điểm khác biệt… - Ngôn ngữ : chủ yếu là những lời thoại, thể hiện tính cách và hành động của nhân vật, gián tiếp bộc lộ quan điểm của nhà văn. - Không gian, thời gian : bị hạn chế nên kịch phải chia hồi,cảnh,lớp - Quá trình vận động : gồm 4 giai đoạn Thắt nútPhát triểnCao tràoMở nút Động lực xui giục tôi viết kịch cũng là những động lực khiến tôi làm thơ, đó là khát vọng muốn được bày tỏ, muốn được thể hiện tâm hồn mình và thế giới xung quanh, muốn được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gửi và dâng hiến. ” (Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ, tình yêu và sự nghiệp, NXB Hội nhà văn, 1994) b. Hoàn cảnh sáng tác - Sáng tác năm 1981, đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Công cuộc đổi mới của Đảng phát động nhằm giải phóng sức sản xuất , phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong đó có người cầm bút.Số phận cá nhân, con người cá nhân, vấn đề tiêu cực cần được khám phá.  Cái mới bắt đầu manh nha, cái cũ vẫn còn tồn tại trong mọi lĩnh vực kể cả văn học nghệ thuật - Vở kịch mượn cốt truyện dân gian cùng tên gồm có 7 cảnh c. Mục đích: Phê phán biểu hiện tiêu cực của lối sống lúc bấy giờ : - Chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất chỉ muốn hưởng thụ để trở nên phàm phu, thô thiển. - Cuộc sống ít chú tâm tới đời sống vật chất , không phấn đấu cho hạnh phúc vẹn toàn. - Tình trạng con người sống giả không thực với bản thân mình  Cuộc sống con người chỉ thực sự hạnh phúc, chỉ có gía trị khi được sống đúng mình, được sống tự nhiên trong một thể thống nhất d. Đoạn trích:Từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch. Đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Trương Ba bắt đầu thay đổi tâm tính khiến mọi người trong gia đình, bạn bè, xa lánh chán ghét, bản thân vô cùng đau khổ. Quyết định giải thoát chấp nhận cái chết, hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây cỏ. Do Nam Tào cẩu thả nên đã gạch nhầm tên người chết là Trương Ba Trương Ba - một cao cờ dưới hạ giới đã kết thân với Đế Thích –người đánh cờ rất giỏi trên thiên đình Bị thể xác xui khiến, Trương ba định xuôi theo ở lại với vợ hàng thịt Lý trưởng sách nhiễu. Trương Ba phải ở nhà hàng thịt đến đêm mới được về nhà Xác hàng thịt đòi về nhà Trương Ba. Mọi người ngỡ ngàng song đành phải chấp nhận Nam Tào sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt để sống lại Tóm Tắt  Trương Ba Trú nhờ thể các dung tục của hàng thịt Nhân hậu, trong sạch, ngay thẳng Thú vui tao nhã, trí tuệ, chơi cờ với nước đi khoáng hoạt Thô lỗ, phũ phàng Uống rượu nhiều, ham bán thịt, không mặn mà với chơi cờ Trương Ba ý thức được điều đó nhưng không thể giải quyết  Bố cục Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt Man đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích Màn kết  Hồn Trương Ba , da hàng thịt - Tâm hồn - Thanh cao - Thể xác - Phàm tục  Tình cảnh trớ trêu, mâu thuẫn,đau khổ của nhân vật Trương Ba  Đặt ra vấn đề: con người phải được sống là mình với những phẩm chất tốt đẹp, sống trong sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Ý nghĩa nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ * Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt Phủ định sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt, coi xác thịt chỉ là cái vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa. Khẳng định linh hồn vẫn có đời sống riêng : nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn. Khẳng định sự âm u, đui mù của thể xác có sức mạnh ghê gớm, có khả năng điều khiển, làm át đi linh hồn cao khiết, dồn hồn Tr.Ba vào thế đuối lí, phải thỏa hiệp, quy phục. Ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn chân tay, thân thể, bịt tai lại  Uất ức, tức giận, bất lực. Lắc đầu  Tỏ vẻ thương hại. Mày – ta  Khinh bỉ, xem thường. Ông – tôi  Ngang hàng, thách thức. Giận dữ, khinh bỉ, mắng mỏ, ngậm ngùi, thấm thía, tuyệt vọng. Khi ngạo nghễ thách thức, khi buồn rầu thì thầm ranh mãnh, an ủi. Bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lí  thua cuộc, chấp nhận trở lại xác hàng thịt. Đặt nhiều câu hỏi phản biện  thắng thế, buộc được hồn T.Ba quy phục. - “ Mày không có tiếng nói,mà chỉ là xác thịt âm u đui mù …Mày chỉ là cái vỏ bề ngoài,không có ý nghĩa gì hết,không có tư tưởng,không có cảm xúc… ” - “ …Ta vẫn có một đời sống riêng : nguyên vẹn,trong sạch,thẳng thắn!.. ” - “ ..ta bắt đầu sợ mi,ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc.. ” - Đó là : “ Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi,tay chân rung rẩy,hơi thở nóng nực,cổ nghẹn lại ….Đêm đó suýt nữa thì … ” Đó là cảm giác “ xao xuyến ” trước những món ăn: “ tiết canh,cổ hủ ,khấu đuôi… ” - Đó là cái lần ông tát thằng con “ toé máu mồm máu mũi ” - Trong khi rất muốn tách ra khỏi thân xác kềnh càng, thô lỗ của anh hàng thịt thì xác lại cứ muốn tồn tại mãi tình trạng này .  Với sự giễu cợt của xác, hồn càng đau khổ và bế tắc. Nhận xét Hồn cao khiết nhưng vô dụng, xác đui mù nhưng có sức mạnh ghê gớm + lí lẽ ti tiện nhưng hết sức thực tế  Khiến hồn không có cơ sở bác bỏ. Sự chống đối ngày càng yếu dần và phải đầu hàng trong tuyệt vọng. Ý nghĩa Là ẩn dụ về cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thể xác trong một con người.Thể xác của con người có tiếng nói riêng của nó, đó là tiếng nói của bản năng và có tác dụng mạnh vào tâm hồn.  Linh hồn phải luôn luôn đấu tranh để vượt lên những đòi hỏi không chính đáng của thể xác. Hồi chuông cảnh báo : khi con người sống chung với dung tục, sẽ bị dung tục lấn át, thắng thế, ngự trị, tàn phá những gì tốt đẹp, cao quý trong con người  Đấu tranh * Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân : Buồn bã, đau khổ, muốn chết, bỏ đi, định nhường chồng cho cô hàng thịt Nhận thấy sự thay đổi của chồng và đau khổ trước cảnh chồng chung Ông bây giờ còn biết đến ai nữa !...đi biệt… để ông được thảnh thơi…với cô hàng thịt… Ông đâu còn là ông nữa ? Thông cảm và xót thương Thấu hiểu nhưng đau lòng nhận thấy bố ngày một khác Con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy…mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa… Quyết liệt và dữ dội Tâm hồn tuổi thơ trong sạch, không chấp nhận sự dung tục Ông nội tôi chết rồi. Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông...lúc ông chiết cây cam, bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm ! Ông nội tôi đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy ! Vẻ mặt : thẩn thờ, lặng ngắt như tảng đá. Cử chỉ : tay ôm đầu. Giọng điệu : nhẫn nhục, cầu cứu  Vô cùng đau đớn, bế tắc. Hiểu những gì mình đã, đang và sẽ làm cho người thân là rất tệ hại mặc dù không hề muốn. - “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. "Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ…” - “Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác?” Tất cả mọi người trong gia đình, dù đã cố chịu đựng và thích nghi với hoàn cảnh mới nhưng càng không thể chấp nhận sự thật quái gở trong nhà mình. - Đối thoại với 3 người thân yêu của mình làm cho hồn Trương Ba càng thêm đau khổ, tuyệt vọng vì hoàn cảnh trớ trêu mà mình đã dấn thân vào NX So sánh với tâm trạng và thái độ của Trương Ba ở phần đối thọai với xác hàng thịt ? Màn đối thọai với xác hàng thịt Màn đối thọai với người thân Đau khổ, bất lực,tuyệt vọng khi bản thân phải chịu sự điều khiển  Chấp nhận chung sống với xác thịt dung tục. Đau khổ tột cùng khi thấy những người thân cũng chịu sự đau khổ và bị đảo lộn cuộc sống,thậm chí họ còn đau khổ hơn lúc chôn ông xuống đất.  Bi kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm, buộc nhân vật phải đứng trước sự lưa chọn .Hồn Trương Ba đã tự chọn một hướng giải thoát : “ Nhưng lẽ nào…mang lại! Không cần ! ”  Kiên quyết,dứt khóat không sống chung với xác thịt dung tục.  Nhân vật không thỏa hiệp mà đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt  Vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người lao động trong cuộc đấu tranh với cái dung tục để tự hòan thiện nhân cách.  Quyết định + Yêu cầu Đế Thích dùng phép làm cho cu Tị sống lại. + Sẵn sàng chết vĩnh viễn, không muốn và không thể nhập vào thân xác của bất kì ai nữa. * Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích : Hồn Trương Ba không chấp nhận cảnh sống bên ngoài một đàng, bên trong một nẻo. Ông muốn được sống theo đúng bản chất của mình: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.  Đây là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí, cho thấy Trương Ba là người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.  Lời thoại mang triết lí sâu sắc : Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. - Đế Thích ngạc nhiên  Khuyên hồn Trương Ba chấp nhận Trương Ba Đế Thích Không chấp nhận cảnh sống “bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo”, muốn được là mình “toàn vẹn”.  Điều không tưởng vì thân xác ông đã mục nát trong lòng đất. Khuyên Trương Ba chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn, “ dưới đất, trên trời đều thế cả”.  Cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống Điều mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì thông qua sự khác nhau trong quan niệm giữa Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống ? Ý nghĩa sâu sắc về lẽ sống : + Con người là một thể thống nhất giữa hồn và xác hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục, tội lỗi. + Sống thực là mình, trung thực thật khó khăn. Sống nhờ, sống gửi, giả dối…thì dù có sung sướng về vất chất đến đâu, cuộc sống ấy vẫn đầy day dứt, đau khổ và vô nghĩa.  Hồn Trương Ba quyết định ngay và dứt khoát việc chết đi để cu Tị được sống lại vì cu Tị vừa mới qua đời, xác chưa bị phân hủy, dẫn đến tính hợp lí của câu chuyện.  * Màn kết : - Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hóa thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình  Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật muôn đời. Cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực đã chiến thắng.  Cái Gái lấy những hạt na vùi xuống đất “ cho nó mọc thành cây mới…Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi… ”.  Niềm tin vào tương lai, niềm tin vào sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực.  Ngôn ngữ nhân vật nhẹ nhàng, sâu lắng giàu chất trữ tình, đằm thắm bay bổng. "Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực." ( Ng.Kiều Tõm ) Qua đoạn trích vở kịch,Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: + Được sống làm người quý gía thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. + Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. Nội Dung - Sáng tạo lại cốt truyện dân gian Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm  Thể hiện rõ tính cách nhân vật và quan niệm về lẽ sống đúng đắn. Nghệ thuật Cách diễn tả hành động, ngôn từ nhân vật - yếu tố trọng yếu để phát triển xung đột, xây dựng tình huống, thể hiện tính cách trong nghệ thuật viết kịch. + Hành động kịch Phù hợp với hoàn cảnh, theo đúng logic phát triển của tình huống kịch. + Ngôn ngữ Sinh động, gắn với trạng thái,tình huống cụ thể Giọng điệu nhân vật : biến hóa đa dạng, có sự kết hợp giữa giọng hướng ngoại và hướng nội - độc thoại nội tâm (đoạn đối thoại Hồn Trương Ba – Đế Thích). -Nghệ thuật tạo xung đột kịch: liên hoàn và tăng cấp Hồn Trương Ba tự nhận thấy không thể sống “hồn này xác nọ” Hồn và Xác đối thoại  Hồn đau khổ, bế tắc Mọi người trong gia đình xa lánh  HồnTrương Ba tuyệt vọng Hồn Trương Ba gặp gỡ Đế Thích  Đấu tranh để lựa chọn cách sống.  1) Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, tác giả Lưu Quang Vũ đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được”. Anh chị suy nghĩ như thế nào về quan niệm trên? a.Giải thích ý nghĩa câu nói: - Bên trong: Là thế giới nội tâm của con người (gồm nhận thức, tư tưởng, khát vọng). Đây là phần làm nên ý thức, chất người cao quý trong con người. Nếu thế giới bên trong đạt được sự toàn vẹn, hoàn thiện, con người sẽ có được những phẩm chất tốt đẹp, quý giá, sống một đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Đây là phần mà người ta không nhìn thấy được chủ có thể cảm nhận qua tiếp xúc, tìm hiểu và gắn bó. - Bên ngoài: là cái có thể quan sát, nhận biết bằng thị giác (gồm hình thức, hành vi, lời nói, việc làm). - Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: Thường là quan hệ thống nhất – cái bên ngoài là biểu hiện cụ thể của cái bên trong và ngược lại, cái bên ngoài cũng được cái bên trong quy định, chi phối. - Bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo: Không có sự hài hòa, thống nhất của bên ngoài và bên trong, tức là lời nói, việc làm không thống nhất với suy nghĩ, tình cảm, nhận thức. Sự không thống nhất này khiến con người rơi vào tình trạng sống giả tạo, trở nên lệch lạc, mất thăng bằng. Dù ở trường hợp nào cũng đều là bi kịch. - Ý nghĩa câu nói của Trương Ba: Thể hiện một quan niệm sống đúng đắn: Cần phấn đấu để đạt sự hài hòa, cân bằng giữa nhận thức, hành vi, giữa cái bên trong với cái bên ngoài. Mỗi người hãy sống là mình, luôn làm chủ bản thân cả về thể xác lẫn tìn thần. Đó là cách sống để con người đạt được sự thanh thản. b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói: * Thực tế cuộc sống của Trương Ba: - Bên trong: Gắn liền với phần hồn Trương Ba- một người làm vườn chăm chỉ, cần cù, tinh tế đã nâng niu chăm sóc vườn cây, một con người mẫu mực, sống đạo đức và giàu tình nghĩa với vợ con, với cháu nội, với láng giềng xung quanh. Đó là những phẩm chất quý giá khiến Trương Ba được mọi người nể trọng, quý mến. Bên ngoài: Gắn liền với xác hàng thịt – một con người thô bạo, tham lam, coi trọng sự hưởng thụ vật chất. - Vì một sự nhầm lẫn nên cả hai con người này đã bị đẩy vào một tình huống éo le: hồn Trương Ba phải sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Vấn đề là ở chỗ: hồn Trương Ba vẫn có những nhu cầu về tinh thần song lại không thể điều khiển xác anh hàng thịt- tuy chỉ là xác thịt âm u đui mù song vẫn có tiếng nói riêng, vẫn đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu về vật chất. Cả nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần đều tự nhiên, chính đáng song trong trường hợp này lại trở nên mâu thuẫn, không thể tồn tại. - Kết quả: Trong sự xung đột, nhu cầu thể xác lại có phần thắng thế và cái thể xác phàm tục kia lại có thể lên tiếng nhạo báng nhu cầu cao quý của linh hồn. Đây là một điều phi lí và đau lòng bởi phần xác đã xúc phạm, đã làm tổn thương đến phần hồn. * Trong cuộc sống con người hiện nay: Ở một số người có sự hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài. Đó là khi cái bên trong – đời sống tinh thần – thật sự mạnh mẽ để tạo thành một bản lĩnh sống, bản lĩnh văn hóa để có thể chi phối, điều khiển lời nói, việc làm để cái bên ngoài thật sự là sự biểu hiện của cái bên trong. Khi ấy, con người được sống là mình, con người khẳng định được cái tôi của bản thân, đồng thời cũng tạo cho mình một khả năng để chinh phục, thu hút người khác, tức là không chỉ sống tốt mà còn được mọi người yêu mến. - Có một bộ phận không nhỏ những người không tạo được sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong: + Bên trong tốt đẹp, có nhân tính, có lương tâm, có khả năng nhận thức, hiểu biết nhưng không thắng được hoàn cảnh, bị hoàn cảnh xô đẩy đến chỗ có những hành vi trái với lương tâm, trái với chuẩn mực đạo đức. Đó là trường hợp con người phải sống kệch lạc, mất thăng bằng. + Bên trong kém cỏi, tầm thường song ở vào vị trí buộc mình phải tỏ ra có đạo đức, có hiểu biết, có tình cảm cao thượng. Đó là trường hợp con người phải sống giả tạo. 2) Phân tích đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong trích đoạn Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Giới thiệu tác giả, tác phẩm Lưu Quang Vũ là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch Việt Nam trong những năm tám mươi của thế kỷ XX. Ông được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông toát lên một ý vị triết lí và nhân sinh về đời người, kiếp người. - Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đồng thời là vở diễn kinh điển của nền kịch nói Việt Nam. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và da hàng thịt đã tập trung thể hiện tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm về sự đấu tranh giữa hình thức và nội dung, giữa nhu cầu vật chất và tinh thần; về cái chết và sự sống của con người. 2. Đối thoại Đây là biện pháp thể hiện nghệ thụât không thể thiếu trong tác phẩm kịch thông qua ngôn ngữ kịch, người đọc nắm bắt được tâm lí, tính cách nhân vật. Bức xúc vì phải sống nhờ trong thân xác người hàng thịt, hồn Trương Ba đòi thoát ra khỏi vỏ bọc của mình, Trương Ba quyết định trả lại xác hàng thịt và chấp nhận cái chết. Đó là nguyên nhân của cuộc đối thoại gay gắt, quyết liệt giữa hồn và xác. Hồn Trương Ba đòi thoát ra khỏi xác anh hàng thịt " kềnh càng thô lỗ" và muốn có "hình thù riêng", chỗ ở riêng. 3. Hồn Trương Ba đòi tự do Hồn Trương Ba đòi ra khỏi vỏ bọc không phải của mình nhưng xác hàng thịt cho rằng linh hồn mờ nhạt của Trương Ba không thoát khỏi thân xác mình được vì bị tiếng nói của mình sai khiến, có khi lấn át cả linh hồn. Hồn Trương Ba lại cho rằng xác là cái "không có tiếng nói", "âm u đui mù", "chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc", hoặc nếu có thì "chỉ là những thứ thấp kém" chứ không thể có được sự "cao khiết" như tâm hồn được. 4. Lí lẽ của xác hàng thịt - Xác hàng thịt đưa ra lí lẽ: "Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi" nếu hồn muốn tồn tại thì cần có một hình hài, và phải biết "chiều" theo những đòi hỏi của thân xác. Vì vậy không có cách nào chối bỏ được thân xác, "là cái hoàn cảnh" buộc hồn phải quy phục, "là cái bình để chứa đựng linh hồn". Và việc đầu tiên là hồn phải "công bằng hơn" đảm bảo cho xác một đời sống vật chất no đủ, phải "làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát" của xác thịt. - Xác thuyết phục hồn trở về với hình hài của mình vì hồn và xác "tuy hai mà một", xác chấp nhận "trò chơi tâm hồn" nghĩa là hồn cứ việc nghĩ mình thánh thiện, nếu làm điều gì xấu xa thì cứ đổ lỗi cho xác, xác là cái người ta đày đoạ, còn hồn thì cứ việc thanh thản làm theo những đòi hỏi của xác. Hồn cho rằng đó là những lí lẽ "ti tiện" không thể chấp nhận được. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác ngày càng trở lên gay gắt. 5. Sự chuyển biến Trong cuộc đối thoại này, hồn từ chỗ căm ghét xác, muốn đấu tranh vứt bỏ hình hài gớm ghiếc không phải của mình, rồi sau đó hồn bị xác tìm mọi lí lẽ thuyết phục. Còn xác biết rất rõ vị thế của mình nên đã "lái" hồn đi theo nhu cầu của mình.  Xác đã chứng tỏ được sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với sự tồn tại của linh hồn bé nhỏ kia. Mâu thuẫn kịch lúc này lắng xuống, những ngộ nhận của hồn về việc sau bao nhiêu bất hoà xảy ra trong cuộc sống là do xác gây nên tạm thời được giải quyết, hồn đành chấp nhận trở về trú ngụ trong thân xác cũ. Hồn và xác là hai yếu tố không thể thiếu của con người. Không thể tồn tại hồn mà không có xác cũng không thể vì thế mà bắt hồn phải sống trong thân xác của người khác. 6. Tổng kết Trong đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu giá trị triết lí: Sống phải là chính mình, không thể sống thay người khác. Mỗi người có một nhu cầu, ham muốn riêng, không thể bắt con người theo những điều giả dối. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người có sự hài hoà giữa đời sống thể xác và đời sống tinh thần. Để sống có ý nghĩa, con người cần biết đấu tranh với cái dung tục, tầm thường, giả dối, vươn lên cái thật, cái đẹp của cuộc đời. 3 ) Chị ( Anh) hãy phân tích nhân vật “ Hồn Trương ba “ trong đoạn trích “ Hồn Trương Ba , Da hàng thịt ” của Lưu Quang Vũ (ĐTT ĐH L6 – 2009 ) 1. Giới thiệu ngắn gọn về Lưu quang Vũ, về tác phẩm ‘’ Hồn Trương ba , da hàng thịt ” , về đoạn trích . 2. Phân tích nhân vật “ Hồn trương ba ” trong đoạn trích - Mâu thuẫn gay gắt giữa hồn trương ba với những người thân trong gia đình và

File đính kèm:

  • pptmit nik.ppt
Giáo án liên quan