Bài giảng Tên bài : mol

1. Kiến thức: HS biết được Mol là gì? Khối lượng mol là gì?

2. Kỹ năng:

• Rèn luyện tính tư duy, logic

• Vận dụng để xác định số mol của các chất.

3. Thái độ: Tạo niềm say mê học tập và nghiên cứu môn hóa học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tên bài : mol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 26 Ngày soạn: Tên bài : Mol Mục Tiêu: Kiến thức: HS biết được Mol là gì? Khối lượng mol là gì? Kỹ năng: Rèn luyện tính tư duy, logic… Vận dụng để xác định số mol của các chất. Thái độ: Tạo niềm say mê học tập và nghiên cứu môn hóa học. Phương Pháp: Đàm thoại – nêu vấn đề Chuẩn Bị: Tiến Trình Bài Dạy: Ổn định : Kiểm tra bài cũ: Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: các em đã biết kích thước và khối lượng của nguyên tử, phân tử là VCN, không thể cân đo được. Nhưng trong hoá học lại cần biết có bao nhiêu nguyên tử, phân tử và khối lượng, hay thể tích của chúng là bao nhiêu. Đáp ứng yêu cầu đó các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm: mol. Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Mol là gì ? GV: giới thiệu về khái niệm MOL GV: hướng dẫn và yêu cầu HS làm ví dụ 1: tính số hạt của các chất. HS: hoạt động nhóm GV: nhận xét và bổ sung. GV: hướng dẫn và yêu cầu HS làm ví dụ 2: tính số mol của các chất. HS: hoạt động nhóm GV: nhận xét và bổ sung GV: từ những ví dụ trên, yêu cầu thiết lập biểu thức nên mối quan hệ giữa số mol và số hạt. HS: hoạt động nhóm GV: nhận xét và bổ sung * Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Ví dụ 1: Tính số hạt của các chất. a) 1 mol nguyên tử O b) 2,5 mol phân tử CO c) 0,05 mol phân tử H2. Ví dụ 2: Tính số mol của các chất. a) 3.1023 phân tử O2. b) 1,5.1023 phân tử N2. c) 1,25.1023 nguyên tử Na. − Công thức tính số mol dựa theo số hạt: Hoạt động 2 Khối lượng mol (M) GV: yêu cầu HS nêu lại khái niệm nguyên tử khối và phân tử khối. HS: hoạt động cá nhân GV: hãy nêu khái niệm về khối lượng mol và từ đó đưa ra nhận xét về khối lượng mol với phân tử khối. HS: hoạt động cá nhân GV: nhận xét và bổ sung GV: hãy điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau. * Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử haowcj phân tử chất đó. − Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử có cùng giá trị với nguyên tử khối hay phân tử khối nhưng chỉ khác nhau về đơn vị. Ví dụ 3: Chất NTK hay PTK M Na 23 đ.v.C 23g O2 32 đ.v.C 32g CH4 16 đ.v.C 16g H2S 34 đ.v.C 34g C2H6O 46 đ.v.C 46g Hoạt động 3 Thể tích mol của chất khí GV: yêu cầu HS quan sát hinh vẽ trong SGK và cho nhận xét về khối lượng, thể tích của các chất khí khi có cùng số mol. HS: hoạt động cá nhân GV: nhận xét và bổ sung GV: hãy nêu khái niệm về thể tích mol. HS: hoạt động cá nhân GV: hướng dẫn và yêu cầu HS làm ví dụ 4: tính thể tích của các chất khí (ở đktc) khi biết số mol. HS: hoạt động nhóm GV: nhận xét và bổ sung GV: hướng dẫn và yêu cầu HS làm ví dụ 5: tính số mol của các chất khí (ở đktc) khi biết thể tích. HS: hoạt động nhóm GV: nhận xét và bổ sung * Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó. − Một mol của chất khí bất kì, trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất đều có những thể tích như nhau. − Ở đktc, 1 mol chất khí có thể tích là 22.4 lít. Ví dụ 4: Hãy tính thể tích của các chất khí sau (ở đktc) a) 1,5 mol khí O2. b) 0,25 mol khí CO2. Ví dụ 5: hãy tính số mol của các chất khí sau (ở đktc) a) 11,2 lít khí H2. b) 44,8 lít khí N2. Hoạt động 4 Luyện tập – củng cố GV: hướng dẫn HS làm BT 2 − tr. 65 SGK. HS: hoạt động cá nhân GV: nhận xét và bổ sung a) 35,5 g và 71g b) 64g và 80g c) 12g, 28g và 44g. d) 58,5g và 342g Dặn dò,hướng dẫn HS tự học tập ở nhà: làm BTVN trong SGK và SBT.

File đính kèm:

  • docGiao an Bai 18 Mol.doc
Giáo án liên quan