Bài giảng Thực hành bài IV điều chế và thử tính chất của oxi

1.Kiến thức:

 - HS nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong PTN, tính chất vật lý ( khí ít tan trong nước, nặng hơn không khí ) và tính chất hóa học của oxi ( có tính oxi hóa mạnh )

2.Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế, thu khí oxi vào ống nghiệm, nhận ra khí oxi và bước đầu tiến hành vài thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất các chất.

 

doc9 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thực hành bài IV điều chế và thử tính chất của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 ND:…../……. THỰC HÀNH BÀI 4 ĐIỀU CHẾ VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - HS nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong PTN, tính chất vật lý ( khí ít tan trong nước, nặng hơn không khí ) và tính chất hóa học của oxi ( có tính oxi hóa mạnh ) 2.Kĩ năng: - Rèn kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế, thu khí oxi vào ống nghiệm, nhận ra khí oxi và bước đầu tiến hành vài thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất các chất. 3.Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. II.Chuẩn bị: Dụng cụ cho mỗi nhóm HS Hóa chất - 3 ống nghiệm - KMnO4 - Giá sắt - Lưu huỳnh - Giá ống nghiệm - Nút cao su có ống dẫn khí, - Đèn cồn - Chậu thủy tinh chứa nước - Thìa đốt hóa chất, thìa lấy hóa chất - Bình nước,bông gòn III. Phương pháp dạy học: - Trực quan - Thảo luận nhóm - Đàm thoại gợi mở IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, sắp xếp vị trí cho các nhóm thực hành 8A1: 8A2: 8A3: 2. Kiểm tra bài cũ: a/ Hãy kể nguyên liệu điều chế oxi trong PTN? b/ Cách thu khí oxi? ( HS: KMnO4; KclO3 ) ( 2 cách bằng cách đẩy nước, đẩy không khí ) 3. Bài mơiù: HOẠT ĐỘNG THẦY, TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1: Tiến hành TN -Thí nghiệm 1: GV hướng dẫn HS thực hiện các bước: (1) Lấy 1 ống nghiệm, dùng nút cao su có ống dẫn khí thử xem có vừa miệng ống nghiệm không sau đó cho KMnO4 váo đáy ống nghiệm, cho một ít bông gòn vào rồi đậy nút cao su có ống dẫn khí ) (2) Đổ nước vào đầy 2 lọ thu khí úp xuống chậu thủy tinh chứa nước (3) Lắp hệ thống thu khí dưới nước, chú ý đáy ống hơi cao hơn miệng ống nghiệm. Sau đó tập trung ngọn lửa ở phần có KMnO4 (4) Thu khí oxi vào 2 lọ bằng cách cho oxi đầy nước Lấy lọ đầy khí oxi ra khỏi nước, đậy nắp lọ lấy ống dẫn khí ra (5) Lấy đèn cồn ra (6) Mở nắp lọ oxi, đưa que đóm còn tàn để vào quan sát TN2: GV hướng dẫn HS thực hiện các bước: (1) Cho ít bột lưu huỳnh vào thìa đốt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát, sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ đựng khí oxi. Quan sát ngọn lửa cháy trong khí oxi (2) Tắt đèn cồn * Hoạt động 2: Thảo luận GV phát phiếu thực hành 1. Tại sao phải để bông gòn ở gần miệng ống nghiệm và miệng ống nghiệm lại thấp hơn đáy ống? 2. Viết PTHH điều chế oxi từ KClO3? 3. Quan sát hiện tượng xảy ra khi nhận biết khí bay ra bằng tàn đóm đỏ và khí đó là khí gì ở TN 1? 4. Ngọn lửa lưu huỳnh cháy trong không khí, cháy trong oxi? 5. Có chất gì tạo thành trong lọ? Tên chất đó? Viết PTHH tạo ra chất đó? - HS: Thảo luận nhóm. I. Tiến hành thí nghiệm Thí nghiệm 1: Nhiệt phân kali permanganat thu khí oxi bằng cách đẩy nước. t0 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 Tàn đóm đỏ bùng cháy chứng tỏ bình đã đầy oxi Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưuhuỳnh trong không khí và trong oxi t0 S + O2 SO2 (r ) (k) (k) II. Trả lời câu hỏi + Để tránh hiện tượng khi làm thí nghiệm, hơi nước thoát ra từ thuốc tím sẽ tụ lại trên thành ống và chảy xuống đáy ống đang nóng làm vỡ ống. t0 + PTHH: 2KClO3 2KCl + 3O2 + Tàn đóm bốc cháy, do khí sinh ra là khí oxi. +Lưu huỳnh cháy trong oxi mảnh liệt hơn cháy trong không khí. t0 + Khí sinh ra là khí sunfurơ. PTHH: S + O2 SO2 4. Củng cố và luyện tập: - Hoàn chỉnh bảng tường trình thí nghiệm theo mẫu: Tên TN Cách tiến hành Hiện tượng - Giải thích PTHH Kết luận về tính chất của Oxi. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Thu dọn phòng thí nghiệm, xếp lại hóa chất, dụng cụ. - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết: Nội dung: Kiến thức chương III: Oxi, Oxít, sự oxi hoá. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 46 ND: …../……… KIỂM TRA VIẾT Xây dựng ma trận kiểm tra CHỦ ĐỀ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TỔNG TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Định nghĩa phản ứng hóa hợp, ứng dụng của oxi 3 2,5đ 3 2,5đ Xác định CTHH 1 0,5đ 1 0,5đ Lập PTHH và cho biết loại phản ứng 4 4đ 4đ Tính chất hóa học của oxi, tính theo PTHH 1 1đ 2 2đ 3 3đ Tổng 3 1 5 2 11 Tổng số điểm 2,5đ 0,5đ 5đ 2đ 10đ II. Nội dung đề A. Phần trắc nghiệm: ( 3đ ) Câu 1: Dùng từ, cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống các câu sau: Một chất mới; sự oxi hóa; đốt nhiên liệu; sự hô hấp; chất ban đầu, chất sản phẩm Sự tác dụng của oxi với một chất là ……………………………………………………. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có ............................. chất được tạo thành từ hai hay nhiều ................................................... Khí oxi cần cho....................................... của ngươiø, động vật và cần để..........................trong đời sống và sản xuất Câu 2: Một oxit đồng có tỉ lệ khối lượng giữa Cu và O là 4 : 1. Công thức đơn giản của oxit đồng là công thức nào sau đây? ( Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng: A, B, C hoặc D ) A. CuO B. Cu2O C. Cu2O2 D. CuO2 B. Phần tự luận: ( 7đ ) t0 Câu 3: Lập PTHH của các phản ứng sau đây và cho biết loại phản ứng? a. Cu + O2 CuO t0 b. H2O + P2O5 H3PO4 t0 c. KClO3 KCl + O2 d. NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam sắt trong bình chứa không khí Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng ( biết VO2 = VKK ) Tính khối lượng sản phẩm thu được III/ Hướng dẫn chấm: CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: I. Phần trắc nghiệm Sự oxi hóa Một chất mới Chất ban đầu Sự hô hấp Sự đốt nhiên liệu A II. Phần tự luận t0 Lập PTHH a. 2Cu + O2 2CuO ( phản ứng hóa hợp ) t0 b. 3H2O + P2O5 2H3PO4 ( phản ứng hóa hợp ) t0 c. 2KClO3 2KCl + 3O2 ( phản ứng phân hủy ) d. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O ( phản ứng phân hủy ) a. Số mol Fe: nFe = = 0,3 (mol) 3Fe + 2O2 t0 Fe3O4 3mol 2mol 1mol 0,3mol 0,2mol 0,1mol Thể tích O2 cần dùng (đktc): VO2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 (l) Thể tích không khí cần dùng (đktc): VKK = 5 . VO2 = 5 . 4,48 = 22,4 (l) b. Khối lượng Fe3O4 thu được: mFe3O4 = 0,1 . 232 = 23,2 (g) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 1 1 0,5 1 0,5 0,5 0,5 IV/ Kết quả kiểm tra Lớp TSHS G K Tb Y K SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 8a1 8a2 8a3 TC V. Rút kinh nghiệm: Nguyên nhân yếu kém: Hướng khắc phục: Tuần 5/Tiết 46 ND:20/02/2008 KIỂM TRA VIẾT I .Mục tiêu: 1.Kiến thức: Nội dung kiến thức chương III về oxi, oxit, sự oxi hóa, các bài tập về tính theo CTHH, PTHH. 2.kĩ năng: Rèn kỹ năng giải toán theo CTHH, PTHH 3.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, trung thực khi làm bài II. Chuẩn bị: -GV: Đề kiểm tra -HS: Ôn tập III. Phương pháp dạy hoc: - Taí hiện kiến thức IV. Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức: Xếp vị trí ngồi cho HS 8A1 8A2 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: GV phát đề cho HS * Nội dung đề ra: I. Phần trắc nghiệm: ( 3đ ) Em hãy khoanh tròn ở đầu những câu phát biểu đúng: Câu 1: Oxít là hợp chất của oxi với: A_ Một nguyên tố kim loại B_ Một nguyên tố phi kim khác. C_ Các nguyên tố kim loại. D_ Một nguyên tố hoá học khác. Câu 2: Thành phần của không khí gồm: A_ 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm…) B_ 21% khí khác, 78% khí oxi, 1% các khí nitơ. C_ 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm…) D_ 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác. Câu 3: A_ Oxít được chia làm 2 loại chính là: Oxít axít và oxít bazơ B_ Tất cả các oxít đều là oxít axít. C_ Tất cả các oxít đều là oxít bazơ. D_ Oxít axít thường là oxít của phi kim và tương ứng với một axít. E_ Oxít axít là oxít của phi kim. G_ Oxít bazơ thường là oxít của kim loại và tương ứng với một bazơ. Câu 4: Chất được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là: A_ H2O B_ KMnO4 C_ Không khí D_ Fe2O3 II. Phần tự luận: ( 7đ ) t0 Câu 5: Lập PTHH của các phản ứng sau đây và cho biết loại phản ứng? a. Cu + O2 CuO t0 b. H2O + P2O5 H3PO4 t0 c. KClO3 KCl + O2 d. NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam sắt trong bình chứa không khí Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng ( biết VO2 = VKK ) Tính khối lượng sản phẩm (Fe3O4) thu được. * ĐÁP ÁN: ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: A, D, G Câu 4: B II. Phần tự luận t0 Câu 5: Lập PTHH a. 2Cu + O2 2CuO ( phản ứng hóa hợp ) t0 b. 3H2O + P2O5 2H3PO4 ( phản ứng hóa hợp ) t0 c. 2KClO3 2KCl + 3O2 ( phản ứng phân hủy ) d. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O ( phản ứng phân hủy ) Câu 6: a. Số mol Fe: nFe = = 0,3 (mol) 3Fe + 2O2 t0 Fe3O4 3mol 2mol 1mol 0,3mol 0,2mol 0,1mol Thể tích O2 cần dùng (đktc): VO2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 (l) Thể tích không khí cần dùng (đktc): VKK = 5 . VO2 = 5 . 4,48 = 22,4 (l) b. Khối lượng Fe3O4 thu được: mFe3O4 = 0,1 . 232 = 23,2 (g) 0,5 0,5 0,5x3=1,5 0,5 1 1 1 1 0,25 1 0,25 0,5 0,5 0,5 4. Củng cố và luyện tập Thu bài HS 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Chuẩn bị chương V: “ Hidro và nước . Bài tính chất, ứng dung của hidro “ V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTIET 45+46 (2).doc
Giáo án liên quan