Bài giảng Tiết 1 : tên bài: một số quy tắc an toàn và cách sử dụng hoá chất – dụng cụ trong phòng thí nghiệm

I. Mục tiêu

- Học sinh biết được một số quy tắc an toàn trong khi làm thí nghiệm từ đó rèn tính cẩn thận.

- Học sinh biết cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm.

- Biết cách sử dụng hoá chất, lấy hoá chất và đun hoá chất khi làm thí nghiệm.

 II. Chuẩn bị

- GV: Quy tắc an toàn trong PTN

- Một số dụng cụ hoá chất

 

doc133 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1 : tên bài: một số quy tắc an toàn và cách sử dụng hoá chất – dụng cụ trong phòng thí nghiệm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 16 tháng 8năm 2011 Ngày dạy 22 tháng 8 năm 2011 Tiết 1 : Tên bài: Một số quy tắc an toàn và cách sử dụng hoá chất – dụng cụ trong pTN I. Mục tiêu Học sinh biết được một số quy tắc an toàn trong khi làm thí nghiệm từ đó rèn tính cẩn thận. Học sinh biết cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Biết cách sử dụng hoá chất, lấy hoá chất và đun hoá chất khi làm thí nghiệm. II. Chuẩn bị GV: Quy tắc an toàn trong PTN Một số dụng cụ hoá chất III. Tiến trình bài giảng 1/ ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới. GV: Giới thiệu bài Trong hoá học, ngoài những tiết trên lớp, các em sẽ được làm quen và sử dụng rất nhiều thí nghiệm để chứng minh một số tính chất của các chất. Vậy khi làm thí nghiệm các em sử dụng dụng cụ và hoá chất như thế nào để đạt kết quả cao mà đảm bảo an toàn. Đó là nội dung bài hôm nay. Hoạt động 1: I. Một số quy tác an toàn Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh GV Giới thiệu quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm. HS: nghe và ghi 1. Khi là thí nghiệm hoá học, phải tuyệt đối tuân theo các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và sự hướng dẫn của thầy cô giáo. 2. Khi làm TN0 cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện TN0 theo đúng trình tự quy định. 3. Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hoá chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa. 4. Sau khi làm TN0 thực hành phải rửa dụng cụ TN0 , vệ sinh PTN. Hoạt động 2:II. Cách sử dụng hoá chất GV : Hướng dẫn cách sử dụng hoá chất GV: Lấy VD về một số hoá chất gây nguy hiểm. HS: Nghe và ghi nhớ. 1. Hoá chất trong PTN thường đựng trọng lọ có nút đậy kín, phía ngoài có nhãn ghi tên hoá chất. Nếu hoá chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng. 2. Không dùng tay trực tiếp cầm hoá chất. Không đổ hoá chất này vào hoá chấy khác ( ngoài chỉ dẫn ) Hoá chất dùng xong nếu còn thừa, không dược đổ trở lại bình chứa. 3. Không dùng hoá chất trong những lọ không có nhãn ghi rõ tên hoá chất. Không được nếm, ngửi trực tiếp hoá chất. Hoạt động 3: III. Một số dụng cụ thí nghiệm GV cho Học sinh xem một số dụng cụ thí nghiệm. GV: Hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. HS: Quan sát, ghi nhớ. Thực hành nhận dang một số dụng cụ thí nghiệm Bình thuỷ tinh hình nón; ống nghiệm; ống nghiệm có nhánh; lọ đựng hoá chất; Giá thí nghiệm bằng sắt; đũa thuỷ tinh; Muỗng (thìa) khuấy hoá chất; bát sứ; đĩa thuỷ tinh; cốc thuỷ tinh; phễu lọc; ống đong hình trụ; phễu quả lê; kẹp ống nghiệm bằng gỗ; cối chày sứ; ống thuỷ tinh hình chữ U ; Các loại bình cầu; Bình cầu có nhánh; đèn cồn; bình kíp. 4/ Củng cố ? Nêu quy tắc an toàn trong PTN GV nhắc lại cách sử dụng hoá chất và dụng cụ 5/ Hướng dẫn về nhà : - Xem lại bài chất Ngày soạn 17 tháng 8 năm 2011 Ngày dạy 25 tháng 8 năm 2011 Chủ đề I : Chất. Nguyên tử. Phân tử Tiết 2 : Chất (Tiết 1) I. Mục tiêu - Học sinh phân biệt được vật thể và vật liệu. Biết được vật thể được tạo nên từ chất, vật thể nhân tạo được tạo nên từ vật liệu. Vật liệu tạo nên từ một chất hoặc nhiều chất - Học sinh biết cách quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất đều có tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định. Hiểu được tác dụng của việc nắm được tính chất của chất. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, làm thí nghiệm. - Giáo dục lòng ham mê môn học II. Chuẩn bị - GV chuẩn bị bài tập - Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà III. Tiến trình bài giảng 1/ ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Hoá học là gì, Vai trò của hoá học đối với đời sống con người 3/ Bài mới Hoạt động 1: I. Lý thuyết Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Gv nêu câu hỏi ? Chất có ở đâu ? ? Thế nào là tính chất vật lý ? Thế nào là tính chất hoá học ? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì. GV nhận xét, chốt đáp án Hs trả lời tại chỗ - Chất có mặt ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể, ở đó có chất - Mỗi chất đều có tính chất vật lí và tính chất hoá học. - Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì. Hoạt động 2: II. Bài tập Gv yêu cầu Hs làm bài tập 1 SGK/11 Gv yêu cầu Hs làm bài tập 2 SGK/11 Gv yêu cầu Hs làm bài tập 3 SGK/11 HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt đáp án Gv đưa đầu bài tập 4. Hãy cho VD về: Một vật thể được tạo ta bởi nhiều chất Một chất được dùng để tạo ra nhiều vật thể. GV n/xét, cho điểm những nhóm HS làm tốt. Hs lên bảng chữ bài tập Lớp theo dõi nhận xét Bài tập 1 SGK/11 a. - Vật thể tự nhiên: cây bàng, con bò, không khí, nước, ... - Vật thể nhân tạo: cái bút, quyển sách, cái bàn, .... b. Vì chất tạo nên các vật thể. Bài tập 2 SGK / 11 a. Nhôm: ấm nhôm, chậu nhôm, mâm nhôm. b. Thuỷ tinh : lọ hoa thuỷ tinh, bát thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh. c. Chất dẻo: Xô nhựa, ca nhựa, chậu nhựa. Bài tập 3 SGK/ 11 Vật thể Chất a Cơ thể người nước b Lõi bút chì than chì c Dây điện đồng, chất dẻo d áo may xenlulozơ, nilon e xe đạp sắt, nhôm, cao su Hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập -> đại diện nhóm lên chữa Lớp nhận xét, bổ sung Bài tập 4: Cái bút máy: ngòi bút bằng kim loại, ruột bút bằng cao su, nắp bút bằng kim loại. Thuỷ tinh: dùng làm chai lọ, kính, bóng đèn.... 4/ Củng cố Cú cỏc cõu sau: 1. Cuốc xẻng làm bằng sắt. 2. Đường ăn được sản xuất từ mớa, củ cải đường. 3. Xoong nồi làm bằng nhụm. 4. Cốc làm bằng thuỷ tinh dễ vỡ hơn làm bằng nhựa. Trong 4 cõu trờn số vật thể và số chất tương ứng là: A. 6 vật thể và 6 chất. B. 7 vật thể và 5 chất. C. 8 vật thể và 4 chất. D. 4 vật thể và 8 chất. ( 7 vật thể: cuốc, xẻng, xoong, nồi, cõy mớa, của cải đường; 5 chất: sắt, nhụm, đường ăn, thuỷ tinh, nhựa). 5/ Hướng dẫn về nhà - Đọc trước bài sau - Học bài, làm bt: 2;4;6 tự chọn một số bài tập trong sách BT Ngày soạn tháng năm 2011 Ngày dạy tháng năm 2011 Tiết 3 : Tên bài: Chất (Tiết 2) I. Mục tiêu - Học sinh phân biệt được chất và hỗn hợp. Chỉ có chất tinh khiết mới có tính chất nhất định, không đổi; hỗn hợp có tính chất thay đổi tuỳ thuộc vào chất thành phần. - Biết được nước tự nhiên là một hỗn hợp, nước chất là chất tinh khiết. Học sinh biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của chất để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, làm thí nghiệm. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Các bài tập - Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà III. Tiến trình bài giảng 1/ ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là chất. ? Chất có những tính chất nào. 3/ Bài mới: Hoạt động 1: III1-2. Chất tinh khiết và hỗn hợp Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Gv hỏi ? Thế nào là chất tinh khiết ? Hỗn hợp là gì ? Em có nhân xét gì về tính chất của chất tinh khiết. ? So sánh tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp ? Muốn tách chất ra khỏi hỗn hợp ta làm như thế nào Hs trả lời kiến thức cũ * Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau - Hỗn hợp có tính chất thay đổi tuỳ thuộc vào các chất thành phần * Chất tinh khiết là chất không lẫn chất khác. * Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp Dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất có thể tách riêng chúng ra khỏi hỗn hợp Hoạt động 2: II. Bài tập GV: đưa đề bài để HS làm bài tập. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và hoàn thành 1 câu Gọi đại diện nhóm lên chữa Gv nhận xét, chốt đáp án Bài tập 1: Biết khí cacbonic là một chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi thở của ta. Bài tập 2: Dựa vào tính chất nào của tinh bột khác với đường có thể tách riêng tinh bột ra khỏi hỗn hợp tinh bột và đường. Bài tập 3: Vì sao nói: Không khí nước đường là hỗn hợp? Có thể thay đổi độ ngọt của nước đường bằng cách nào? Bài tập 4: Không khí gồm 2 chất khí chính là oxi và nitơ. Biết oxi lỏng sôi ở t0 -183 0C, nitơ lỏng sôi ở t0 – 1960C . Làm thế nào để tách riêng được oxi và nitơ trong không khí. HS: Làm bài tập. GV quan sát, hướng dẫn HS HS lên bảng làm bài tập. HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, cho điểm. Hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập -> đại diện nhóm lên chữa Lớp nhận xét, bổ sung Bài tập 1 Thổi hơi thở qua ống dẫn xuống nước vôi trong, nếu nước vôi trong vẩn đục là trong hơi thở có khí cacbonic. Bài tập 2: - Có thể dựa vào tính khác nhau về tính tan của đường và không tan của tinh bột để tách riêng tinh bột ra khỏi hỗn hợp. - Cách làm: Đổ hỗn hợp tinh bột vào nước, lắc và khuấy cho đường tan hết, lọc qua phễu có giấy lọc. Tinh bột nằm lại trên giấy lọc. Làm khô sẽ thu được tinh bột không có lẫn đường. Bài tập 3: Không , nước đường là hỗn hợp vì: Không khí gồm khí oxi, khí nitơ, khí cacbonic, Nước đường gồm nước, đường. Muốn tăng độ ngọt của đường, ta thêm đường, ngược lại muốn giảm độ ngọt ta thêm nước. Bài tập 4: Tăng nhiệt độ của không khí lỏng: Khi đạt đến t0 – 196 0C ta thu được khí Nitơ. Khi đạt đến t0 – 183 0C ta thu được khí ôxi. Phương pháp này gọi là phương pháp chưng cất đoạn phân. 4/ Củng cố Chất tinh khiết là: A. Chất cú tớnh chất khụng đổi. B. Chất mà bằng kớnh hiển vi khụng phỏt hiện được những hạt khỏc nhau. C. Chất gồm những phần tử cựng dạng. D. Chất khụng lẫn tạp chất. (Chất tinh khiết là chất khụng lẫn chất khỏc: cú nhiệt độ sụi và nhiệt độ đụng đặc xỏc định) Cú 3 lọ đựng 3 chất bột màu trắng là muối tinh, đường ăn, bột mỡ (bị mất nhón). Phương phỏp đơn giản nhất để phõn biệt 3 chất trờn là: A. Hoà tan vào nước. B. Đốt trờn ngọn lửa. C. Vị của từng chất. D. Mựi của từng chất. 5/ Hướng dẫn về nhà - Đọc trước bài sau - Làm các bài tập còn lại SGK, SBT. Ngày soạn tháng năm 2011 Ngày dạy tháng năm 2011 Tiết 4 : nguyên tử I. Mục tiêu - Học sinh biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và từ đó tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm. Electron có điện tích âm nhỏ nhất ghi bằng dấu (-). - Nắm được hạt nhân tạo bởi proton mang điện tích dương và notron không mang điện. Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. - Học sinh biết được trong nguyên tử số e = số p. electron luôn chuyển động và xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, kĩ năng làm việc nhóm, thu thập xử lí thông tin II. Chuẩn bị - Giáo viên: bảng phụ, đinh sắt. Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà. III. Tiến trình bài giảng 1/ ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới ĐVĐ ? Vật thể được tạo nên từ đâu? ( Chất) ; Vậy chất được tạo nên từ đâu? câu hỏi này đã được con người đạt ra cách đây mấy nghìn năm rồi. ( Từ TK V trước CN), nhưng mãi đến ngày nay người ta mới có câu trả lời chính xác chất được tạo nên từ đâu. Các em sẽ biết được điều đó qua bài học hôm nay. Hoạt động 1: Lý thuyết ? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Gv hỏi ? Em hiểu thế bào là trung hoà về điện ? Vậy nguyên tử là gì. ? Hạt nhân nguyên tử gồm những loại hạt nào. ? Thế nào là nguyên tử cùng loại. Hs trả lời Nguyên tử là gì? Khái niệm: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, từ đó tạo nên mọi chất. Hạt nhân gồm có p mang điện tích dương và n không mang điện. Hoạt động 2: Bài tập GV yêu cầu HS làm bài tập SGK. Gv gọi hs lên bảng chữa BT Hs lên bảng chữ bài tập Lớp theo dõi nhận xét Bài tập 1 SGK / 15 Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện: từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm proton mang điện tích dương và vỏ tạo bởi elcetron Bài tập 2 SGK/ 15 a. Nguyên tử tạo thành từ 3 loại hạt là electron, proton, notron. b. +, electron ; e ; -1 +, protron ; p ; +1 c. Nguyên tử cùng loại là nguyên tử có cùng số p. Bài tập 3 SGK / 15 : Khối lượng của hạt nhân là khối lượng của hạt nhân nguyên tử vì : Prôtron và notron có cùng khối lượng và tạo nên hạt nhân nguyên tử, còn electron có khối lượng rất bé, không đáng kể so với khối lượng hạt nhân. ( mNT = mp + mn + me mp + mn ) Bài tập 4 SGK/ 15 : - Trong nguyên tử electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp từ gần đến xa hạt nhân, mỗi lớp có một số e nhất định. - Nhờ các electron mà nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Bài tập 5 SGK / 16 NT Số hạt nhân Số e trong NT Số lớp e Số e lớp ngoài Heli 2 2 1 2 Cacbon 6 6 2 4 Nhôm 13 13 3 3 Canxi 20 20 4 2 4/ Củng cố -Học sinh đọc kết luận chung SGK BT1: Nguyờn tử được tạo bởi: A. proton và nơtron. B. nơtron và electron. C. proton, nơtron và electron. D. Proton và electron. BT 2: Hạt nhõn nguyờn tử được tạo bởi: A. proton và electron. B. proton và nơtron. C. proton, nơtron và electron. D. nơtron và electron. 5/ Hướng dẫn về nhà Đọc trước bài sau Làm bt SGK SGK tr.15,16 các BT trong SBT Ngày soạn tháng năm 2011 Ngày dạy tháng năm 2011 Tiết 5 : Tên bài: nguyên tố hoá học (Tiết 1) I. Mục tiêu -Học sinh nắm được nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân. Biết được KHHH định để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố. Biết cách ghi và nhớ những nguyên tố đã học ở bài 4;5. Biết được thành phần KL các nguyên tố có trong vỏ trái đất, oxi là nguyên tố phổ biến nhất. -Rèn kĩ năng phân tích , so sánh. II. Chuẩn bị -Giáo viên: các bài tập - Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà. III. Tiến trình bài giảng 1/ ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nguyên tố hoá học là gì 3/ Bài mới Hoạt động 1: Lý thuyết Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Gv hỏi ? Vậy nguyên tố hoá học là gì. ? Nêu cách viết CTHH ? Có bao nhiêu nguyên tố hoá học Hs trả lời - Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. - Chữ cái đầu là chữ in hoa, chữ cái sau (nếu có) là chữ viết thường VD: H; Mg; Al… - Có trên 110 nguyên tố hoá học , 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là nguyên tố tổng hợp. Hoạt động 2: Bài tập GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2 SGK / 20. HS lên bảng chữa bài tập GV nhận xét, cho điểm. GV: Đưa bài tập sau: Yêu cầu hs thảo luận Bài tập 3: a. Hãy điền số thích hợp vào các ô trống ở bảng sau: Số p Số n số e Ng/ tử 1 19 20 Ng/ tử 2 20 20 Ng/ tử 3 19 21 Ng/ tử 4 17 18 Ng/ tử 5 17 20 Những cặp nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hoá học? vì sao? Bài tập 4: Hãy điền tên, KHHH và các số thích hợp vào những ô trống trong bảng: Tên N/tố KHHH Tổng số hạt trong N/tử Số p Số e Số n 34 12 15 16 18 6 16 16 GV nhận xét, chốt đáp án Hs lên bảng chữ bài tập Lớp theo dõi nhận xét Bài tập 1 SGK / 20 a . Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia, thì trong khoa học nói nguyên tố hoá học này, nguyên tố hoá học kia. b. Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều là những nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Bài tập 2 SGK / 20 - Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. - Chữ cái đầu là chữ in hoa, chữ cái sau (nếu có) là chữ viết thường VD: H; Mg; Al… Hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập -> đại diện nhóm lên chữa Lớp nhận xét, bổ sung Bài tập 3: a. Số p Số n số e Ng/ tử 1 19 20 19 Ng/ tử 2 20 20 20 Ng/ tử 3 19 21 19 Ng/ tử 4 17 18 17 Ng/ tử 5 17 20 17 b. – Ng/ tử 1,3 thuộc cùng một ng/ tố hoá học vì có cùng số p ( nguyên tử Kali ). – Ng/ tử 4,5 thuộc cùng một ng/ tố hoá học vì có cùng số p ( nguyên tử clo ). Bài tập 4: Tên N/tố KHHH Tổng số hạt trong N/tử Số p Số e Số n natri Na 34 11 11 12 phôt pho P 46 15 15 16 cacbon C 18 6 6 6 lưu huỳnh S 48 16 16 16 4/ Củng cố -Đọc phần đọc thêm SGK GV: Y/c HS làm bài tập: Nguyờn tố hoỏ học là: A. Những nguyờn tử cú cựng số nơtron trong hạt nhõn. B. Những phần tử cú cựng electron. C. Tập hợp những nguyờn tử cú cựng số proton trong hạt nhõn. D. Những phần tử cơ bản tạo nờn vật chất. 5/ Hướng dẫn về nhà Đọc trước phần sau Xem thêm các bài tập tham khảo trong SBT Học thuộc KHHH của một số nguyên tố hoá học thường gặp. Ngày soạn tháng năm 2011 Ngày dạy tháng năm 2011 Tiết 6 : Tên bài: nguyên tố hoá học (tiết 2) I. Mục tiêu -Học sinh hiểu được NTK là khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC Biết được mỗi đvC là 1/12 KL của nguyên tử C, mỗi nguyên tố có 1 NTK riêng biệt Biết dựa vào bảng 1 SGK /42 để: tìm kí hiệu, NTK khi biết tên nguyên tố và ngược lại. -Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Tranh vẽ cân tưởng tượng một số nguyên tử theo đvC. - Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà. III. Tiến trình bài giảng 1/ ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu định nghĩa nguyên tố hoá học ? Viết KHHH của nhôm, sắt, cacbon. 3/ Bài mới: III. Nguyên tử khối. ý nghĩa. Hoạt động 1: Lý thuyết Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Gv nêu câu hỏi ? NTK là gì Nêu ý nghĩa của KHHH GV nhận xét, chốt đáp án Hs trả lời - Quy ước: 1đvC = 1/12 Klượng của nguyên tử C ị H =1; O = 16 ; Ca = 40… Kết luận: NTK là khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC 2.ý nghĩa -Cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử. -Nguyên tử H nhẹ nhất -Nguyên tử X bất kì có NTK bằng bao nhiêu thì nặng gấp bấy nhiêu lần nguyên tử H. -So sánh được KL của 2 nguyên tử Hoạt động 2: Bài tập GV đưa các bài tập để HS thảo luận . Bài tập 1: a. Hãy cho biết ý nghĩa các cách viết sau: O ; Cl ; K ; 2Cu ; 6 S ; 2 N ; 3 O2 b. Hãy dùng chữ số và KHHH để diễn đạt các ý sau:năm ng/ tử oxi ; một ng/ tử cacbon ; ba ng/ tử sắt ; sáu ng/ tử nhôm ; năm phân tử hiđro . Bài tập 2: Căn cứ vào NTK , hãy so sánh xem ng/ tử cacbon nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần ng/tử hiđro, ng/ tử oxi, ng/tử magie . Bài tập 3: Biết ng/ tố X có NTK bằng ng/ tử oxi. X là ng/ tố nào? GV nhận xét, cho điểm. Hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập -> đại diện nhóm lên chữa Lớp nhận xét, bổ sung Bài tập 1: a. O : nguyên tố oxi, một ng/ tử oxi Cl : nguyên tố clo, một ng/ tử clo K : nguyên tố kali, một ng/ tử kali 2Cu : hai ng/ tử đồng 6S : sáu ng/ tử lưu huỳnh 2N : hai ng/ tử nitơ 3O2 : ba phân tử khí oxi b. 5O ; Ca ; 8C ; 3Fe ; 6Al ; 5H2 Bài tập 2: - NTK của C = 12 đvc, NTK của H = 1 đvc. Vậy ng/ tử cacbon nặng hơn ng/ tử hiđro. - Vì NTK của Mg = 24 nên ng/ tử cacbon nhẹ hơn ng/ tử magie: 24 : 12 = 2 lần Nguyên tử cacbon nhẹ hơn ng/ tử oxi: 16 : 12 = 1,3 lần Bài tập 3 : Vì NTK là đại lượng đặc trưng cho ng/ tố nên tính được NTK của X thì xác định được đó là nguyên tố nào. Vậy : NTK của X là : . 16 = 40 đ X là Ca ( canxi ) Bài tập 8 SGK / 20 Đáp án D 4/ Củng cố -Học sinh đọc kết luận chung SGK Trong cỏc dóy nguyờn tố hoỏ học sau, dóy nào được sắp xếp theo NTK tăng dần : A. H, Be, Fe, C, Ar, K B. H, Be, C, F, K, Ar C. H, F, Be, C, K, Ar D. H, Be, C, F, Ar, K 009: Trong cỏc nguyờn tố hoỏ học sau đõy, dóy nào được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về sự phổ biến của chỳng trong vỏ trỏi đất: A. H, Fe, Al, Si, O. B. Al, Fe, H, Si, O. C. Fe, H, Al, Si, O. D. H, Al, Fe, O, Si. 5/ Hướng dẫn về nhà Đọc trước bài sau, đọc thêm tr..21 Làm bt từ 4 - 8 SGK , làm thêm các BT trong SBT Ngày soạn tháng năm 2011 Ngày dạy tháng năm 2011 Tiết 7 : đơn chất và hợp chất - ( tiết 1) I. Mục tiêu -Học sinh hiểu được khái niệm đơn chất, hợp chất; phân loại được đơn chất, hợp chất. Biết được bất cứ chất nào cũng được tạo nên từ các nguyên tử không tách rời. -Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. II. Chuẩn bị Giáo viên: Các bài tập Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà. III. Tiến trình bài giảng 1/ ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu ý nghĩa của CTHH 3/ Bài mới Hoạt động 1: Lý thuyết Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Gv nêu câu hỏi ? Đơn chất là gì? ? Đơn chất được chia làm mấy loại. ? Nhận xét kĩ hơn về cách liên kết trong đơn chất KL ? Thế nào là hợp chất. GV nhận xét, chốt đáp án Hs trả lời - Đơn chất là những chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên VD: đơn chất đồng, đơn chất khí oxi - Đơn chất kim loại và đơn chất phi kim. - Đặc điểm cấu tạo *Đơn chất KL: các nguyên tử xếp khít nhau theo một trật tự nhất định *Đơn chất Phi kim: Các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định, thường là hai. - Hợp chất là những chất do 2 hay nhiều nguyên tố hoá học cấu tạo nên - Hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ -Trong hợp chất nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo tỉ lệ nhất định Hoạt động 2: Bài tập GV yêu cầu HS làm bài tập 2,3 SGK Gọi đại diện nhóm lên chữa Bài tập 1 : ( bài tập 3 SGK / 26 ) Bài tập 2: Bài tập 2 SGK / 25 GV đưa bài tập: Trong các chất sau: chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất. a. Khí clo do ng/ tố clo tạo nên. b. Canxi cacbonat do 3 nguyên tố oxi, cacbon, canxi cấu tạo nên. c. Khí hiđro gồm 2 ng/tử hiđrô. d. Khí sunfurơ gồm 1 ng/tử lưu huỳnh và 2 ng/tử hiđrô. e. Sắt có gồm một ng/tử sắt. GV nhận xét, chốt đáp án Hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập -> đại diện nhóm lên chữa Lớp nhận xét, bổ sung Bài tập 1 : ( bài tập 3 SGK / 26 ) Đơn chất: b, Phốt pho đỏ ( P ) f, Kim loại magie ( Mg ) Vì mỗi chất trên được tạo bởi một loại nguyên tử ( do một loại nguyên tố hoá học tạo nên ) - Hợp chất a, Khí amoniac c, axit clohiđric d, Canxi cacbonat e, Glucozơ Vì mỗi chất trên đều do hai hay nhiều nguyên tố hoá học tạo nên. Bài tập 2: Bài tập 2 SGK / 25 a,- Kim loại đồng được tạo nên từ ng/ tố đồng. - Kim loại sắt được tạo nên từ ng/ tố sắt. - Đơn chất KL: các nguyên tử xếp khít nhau theo một trật tự nhất định b, - Khí clo được tạo nên từ nguyên tố clo - Khí nitơ được tạo nên từ nguyên tố nitơ. - Đơn chất Phi kim: Các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định, thường là hai. Bài tập 3 : Đơn chất Hợp chất Hợp chất Hợp chất Đơn chất 4/ Củng cố GV khái quát lại nội dung của bài Chọn điều khẳng định sai trong cỏc điều khẳng định sau: A. Muối ăn là hợp chất gồm hai nguyờn tố hoỏ học. B. Trong phõn tử nước (H2O) cú một phõn tử hiđro. C. Khụng khớ là hỗn hợp gồm chủ yếu là nitơ và oxi. D. Khớ nitơ (N2) là một đơn chất phi kim. 5/ Hướng dẫn về nhà Đọc trước phần sau Làm các bài tập SGK và trong SBT vào vở Ngày soạn tháng năm 2011 Ngày dạy tháng năm 2011 Tiết 8 : đơn chất và hợp chất - phân tử ( tiết 2 ) I. Mục tiêu - Học sinh hiểu được : Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết vói nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. các phân tử của cùng một chất thì đồng nhất với nhau. hiểu được PTK và cách xác định PTK. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. II. Chuẩn bị Giáo viên: Các bài tập Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà. III. Tiến trình bài giảng 1/ ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: ? PTK là gì ? Tính PTK của Đồng sunfat có 1 ng/ tử đồng, 1 ng/tử lưu huỳnh, 4 ng/tử oxi cấu tạo nên. 3/ Bài mới Hoạt động 1: Lý thuyết Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh ? Vậy phân tử là gì. Gv giảng: Các hạt hợp thành một chất ( phân tử) giống nhau về hình dạng, thành phần, mang đầy đủ tính chất hoá học của chất. ? Vậy phân tử khối là gì. HS tự rút ra kết luận. ? Chất có thể tồn tại ở những trạng thái nào ? Sự chuyển động của nguyên tử, phân tử trong mỗi loại chất GV giảng thêm. Tuỳ điều kiện nhiệt độ, áp suất. Một chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí. - Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. - Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon. - Một chất có thể tồn tại ở 3 trạng thái khác nhau: rắn, lỏng, khí. Hoạt động 2: Bài tập GV yêu cầu HS làm bài tập 2,3 SGK HS làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV . GV nhận xét, cho điểm. GV đưa bài tập: Yêu cầu hs thảo luận Phân tử một chất A gồm 2 ng/ tử ng/tố X liên kết với một ng/tử oxi và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần. a. (A) là đơn chất hay hợp chất. b. Tính PTK của A. c. Tính NTK của X. Cho biết tên và KH của ng/tố. GV nhận xét, chốt đáp án Hs lên bảng chữ bài tập Lớp theo dõi nhận xét Bài tập 6 SGK / 26 PTK cacbon đioxit 12 + 2 . 16 = 44 đvc PTK mêtan 12 + 4.1 = 16 đvc c. PTK Axit nitric 1 + 14 + 3 . 16 = 63 đvc d. PTK thuốc tím ( Kali pemanganat ) 39 + 55 + 4 . 16 = 142 đvc Bài tập 7 SGK / 26 PTK của oxi : 2 . 16 = 32 đvc PTK của nước: 2 . 1 + 16 = 18 đvc PTK oxi nặng hơn PTK nước: lần PTK của muối ăn: 23 + 35,5 = 58,5 đvc PTK oxi nhẹ hơn PTK muối : lần PTK của khí mêtan: 4 . 1 + 12 = 16 đvc PTK oxi bằng PTK mêtan: lần Hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập -> đại diện nhóm lên chữa Lớp nhận xét, bổ sung Bài tập: a. A là hợp chất vì do 2 ng/tố là X và oxi tạo nên. b. PTK của hiđro: 2.1 = 2 đvc PTK của A : 31. 2 = 62 đvc c. Gọi x là NTK của X Ta có : PTK A =

File đính kèm:

  • doctchoa 8.doc