Bài giảng Tỉ khối của chất khí

1. Kiến thức: Giúp HS biết

- Cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B.

- Cách xác định tỉ khối của một chất khí đối với chất khí.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tỉ khối của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết PPCT : 29 TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ Ngày dạy: 12 / 12 / 06 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS biết - Cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B. - Cách xác định tỉ khối của một chất khí đối với chất khí. 2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng - Vận dụng công thức tính tỉ khối để làm các bài toán hoá học có liên quan đến tỉ khối của chất khí. - Củng cố các khái niệm về mol và cách tính khối lượng mol. 3. Thái độ: Rèn tính siêng năng, biết vận dụng bài học vào thực tế. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Giáo án - bảng phụ 2. Học sinh : Bảng nhóm, ĐDHT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại, gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 8A1: .................................................... ; 8A2: .......................................................... 8A3: .................................................... ; 8A4: .......................................................... 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15’ * HS nộp tập * GV treo bảng phụ bài tập Đề bài Câu 1: (1đ) Có những từ sau: Nguyên tử, phân tử, lượng chất, gam, khối lượng, số trị. Em hãy chọn những từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chỗ …… những câu sau: a/ Mol là …… có chứa N (6.1023) …… hoặc phân tử của chất đó. b/ khối lượng mol của một chất là …… của N nguyên tử hoặc ptử của chất đó tính bằng gam có …… bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối . Câu 2: (2đ) Nối các số ở cột trái với các chữ ở ô cột phải sao cho mỗi thể tích(đktc) đúng với mỗi lượng chất. Lượng các chất Thể tích (đktc) 1. 0,25 mol ptử N2 2. 0,5 mol ptử O2 3. 0,75 mol ptử Cl2 4. 0,2 mol ptử H2 a. 22,4 lít b. 5,6 lít c. 11,2 lít d. 0,56 lít g. 44,8 lít h. 16,8 lít Câu3: (3đ) a) Viết công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất (số mol) ? b) Viết công thức chuyển đổi giữa thể tích và lượng chất (số mol) ở đktc? Câu4: Vận dụng các công thức trên. Hãy tính : Khối lượng của 0,01 mol khí CO2? Thể tích của 0,25 mol khí CH4 ? Đáp án Câu 1: (1đ) Điền đúng mỗi từ đạt ( 0,25đ) a/ (1) lượng chất ; (2) nguyên tử . b/ (3) khối lượng ; (4) số trị. Câu 2: (2đ) Nối đúng mỗi ô ở cột trái với một ô ở cột phải đạt (0,5đ) 1 - b 2 - c 3 - h 4 - g Câu 3: (3đ) Viết đúng mỗi công thức đạt (1,5đ) a/ m = n x m (g) b/ V = n x 22,4 (l) Câu 4: Tính đúng mỗi câu đạt ( 2đ) a/ = 44g = 0,01 x 44 = 0,44 (g) b/ = n x 22,4 = 0,25 x 22,4 = 5,6 (l) Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,5đ 1,5đ 2đ 2đ 3. Bài mới : * Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Tỉ khối của chất khí” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Bằng cách nào để biết được khí A nặng hơn khí B. ? Người ta bơm khí nào vào bóng để bóng có thể bay được ? ( Khí hiđrô) ? Nếu bơm khí oxi hoặc khí CO2 thì bóng có thể bay được không? Vì sao? (bóng không bay lên được vì khí oxi và khí CO2 nặng hơn không khí) - GV: Để biết được khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia bao nhiêu lần ta dùng đến tỉ khối của chất khí.   HS tìm hiểu thông tin SGK / 68 ? Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần ta cần so sánh điều gì? (Khối lượng mol khí A với klượng mol khí B) - GV nêu Vdụ: Biết = 2g ,= 32g. Khí hiđrô nặng hay nhẹ hơn khí oxi và bằng bao nhiêu lần? +lần + Khí H2 nhẹ hơn khí O2 lần - GV: Gọi: là tỉ khối của khí A đối với khí B A là khí hiđrô B là khí oxi   HS hoạt động nhóm rút ra công thức và giải thích các kí hiệu - GV cho HS làm bài tập vận dụng   HS hoạt động nhóm đôi giài bài tập. * Hoạt động 3: Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ? Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần ta làm sao ? ( ta so sánh khối lượng mol của khí A với khối lượng mol của không khí) - GV thông báo khối lượng mol của không khí là khối lượng của 0,8 mol khí nitơ (N2)+ khối lượng của 0,2 mol khí oxi(O2) - GV: Gọi 1 HS tính khối lượng mol của không khí (Mkk) ?   Mkk= (28g x 0,8) + ( 32 x 0,2 ) 29g - Tương tự công thức (1) GV yêu cầu HS rút ra công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí. - Gọi HS giải thích các kí hiệu - Từ công thức (2)GV yêu cầu HS rút ra biểu thức tính khối lượng mol của khí A khi biết tỉ khối của khí A đối với không khí. - GV cho HS làm BT vận dụng   HS hoạt động nhóm thi đua đính bảng nhóm   HS các nhóm nhận xét bài làm lẫn nhau - GV nhận xét chung phê điểm I. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhe ïhơn khí B. (1) : Tỉ khối của khí A đối với khí B MA: Khối lượng mol của A MB: Khối lượng mol của B Bài tập: Cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí hiđrô bao nhiêu lần? Giải = 44g = 2g lần Khí cacbonic nặng hơn khí hiđrô 22lần II. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí. (2) : Tỉ khối của khí A đối với không khí. (2) Bài tập: Cho biết khí oxi(O2) nặng hay nhẹ hơn không khí ? bao nhiêu lần ? Giải = 32g lần Tỉ khối của khí O2 nặng hơn không khí 0,103 lần 4. Củng cố và luyện tập : - Tìm khối lượng mol của khí A. Biết khí A có tỉ khối so với khíoxi là 1,375 HS nêu miệng kết quả : MA= 1,375 x 32 = 44g 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Đọc mục “Em có biết” - Làm BT 1, 2, 3, SGK/69 - Chuẩn bị: Đọc trước bài “ Tính theo công thức hoá học” + Đọc và soạn các bước tiến hành tính toán theo mục 1 và 2 SGK/70 + Ôn tập chuẩn bị thi học kì I. V. RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung : - Phương pháp : - Hình thức tổ chức :

File đính kèm:

  • docT29.doc