1/ Về kiến thức :
- Nắm được định nghĩa tích của một vectơ với 1 số . Khi cho 1 số k và 1 vectơ cụ thể , HS phải hình dung ra được vectơ k như thế nào ( phương, hướng và độ dài của vectơ đó )
- Hiểu được các tính chất của phép nhân vectơ với số và áp dụng trong các phép tính
- Nắm được ý nghĩa hình học của phép nhân vectơ với 1 số : hai vectơ và cùng phương ( ) khi và chỉ khi có số k sao cho . Từ đó suy ra điều kiện để 3 điểm thẳng hàng
8 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tích của vectơ với một số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6,7,8,9 : Đ4. tích của vectơ với một số
I/ Mục tiêu :
1/ Về kiến thức :
- Nắm được định nghĩa tích của một vectơ với 1 số . Khi cho 1 số k và 1 vectơ cụ thể , HS phải hình dung ra được vectơ k như thế nào ( phương, hướng và độ dài của vectơ đó )
- Hiểu được các tính chất của phép nhân vectơ với số và áp dụng trong các phép tính
- Nắm được ý nghĩa hình học của phép nhân vectơ với 1 số : hai vectơ và cùng phương ( ) khi và chỉ khi có số k sao cho . Từ đó suy ra điều kiện để 3 điểm thẳng hàng
2/ Về kỹ năng :
- HS biết xác định vectơ nhân với 1 số và nhận biết từ hình vẽ vectơ này bằng bao nhiêu vectơ kia
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân vectơ với 1 số
- Biết vận dụng điều kiện của 2 vectơ cùng phương và ba điểm thẳng hàng
- Biết biểu thị 1 vectơ qua 2 vectơ không cùng phương
3/ Về tư duy và thái độ :
- Rèn luyện tính chính xác , cẩn thận
- Hiểu thêm về ứng dụng của vectơ trong thực tế và giải toán
- Biết quy lạ về quen .
II/ Chuẩn bị phương tiện dạy học :
HS : Đọc trước bài ở nhà
GV : Chuẩn bị giáo án
III/ Phương pháp :
Cơ bản dùng PP gợi mở vấn đáp thông qua các HĐ điều khiển tư duy
IV/ Tiến trình bài giảng :
Tiết 6 :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu khái niệm hai vectơ bằng nhau , hai vectơ cùng phương, cùng hướng, và độ dài của vectơ
- Cách dựng vectơ tổng , vectơ hiệu của hai vectơ
- Các quy tắc
2/ Bài mới :
Hoạt động 1: Định nghĩa tích của vec tơ với một số:
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Nghe và thực hiện nhiệm vụ
- Hoạt động nhóm : thảo luận để tìm ra kết quả bài toán .
- Đại diện nhóm trình bày
-Đại diện nhómnhận xét kết quả của nhóm bạn
- Phát hiện sai lầm và sửa chữa , khớp đáp số với GV
- Vẽ hình bình hành ABCD . Qua A vẽ đường thẳng song song với BC . Xác định điểm E sao cho hướng từ A đến E trùng với hướng từ B đến C và AE = 2BC
- Trên đường thẳng qua AC lấy điểm F khác phía với C sao cho CA = 2 AF
- Đại diện HS lên bảng làm
- Nhớ lại khái niệm vectơ và các yếu tố của nó .
- Đại diện HS trả lời câu hỏi
- Độc lập tiến hành giải và đại diện lên bảng giải
- Cho HS đọc mục 1 SGK và trả lời các câu hỏi :
+ Cho ΔABC có M, N, G lần lượt là trung điểm của AB, AC và trọng tâm của tam giác . Tìm các vectơ mà tích của nó với 1 số k nào đó bằng vectơ hoặc ?
+ Chia HS thành 4 nhóm thực hiện câu hỏi trên
+ Theo dõi hoạt động của từng nhóm , giúp đỡ khi cần thiết .
+ Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình bày và đại diện nhóm khác nhận xét lời giải của nhóm bạn
+ Sửa chữa sai lầm
+ Chính xác hoá kết quả và đưa kết quả từ bảng phụ cho HS theo dõi
- Cho HS thực hiện hoạt động 1
- Gọi HS lên bảng làm
- Nhận xét và bổ sung
- Hỏi : Một vectơ được xác định khi biết những yếu tố nào ?
- Vectơ được xác định như thế nào ? ( phương , hướng , độ dài )
- Cho HS nêu khái niệm
- Chính xác khái niệm và cho HS ghi nhận
- Cho HS làm bài tập 21, 22 SGK
- Gọi HS lên bảng làm
- Nhận xét và bổ sung
Tiết 7 :
Hoạt động 2 : Các tính chất của phép nhân vectơ với 1 số
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Quan sát và nghe câu hỏi và gợi ý để đưa ra câu trả lời .
- Ghi nhận tính chất
- Nhận nhiệm vụ
- Vẽ tam giác
- Vận dụng định nghĩa để xác định các điểm A’ và C’ .và nhận xét hai vectơ
- Nhớ lại quy tắc 3 điểm và liên hệ với bài toán .
- Đại diện HS làm , HS khác nhận xét và bổ sung
- Ghi nhận chú ý .
- Đại diện HS lên bảng làm
- Đại diện HS lên bảng làm
- HS độc lập tiến hành giải , nhanh chóng tìm phương án giải và kết quả
- Nhớ lại quy tắc trung điểm và tính chất của trung điểm
- Nhớ lại tính chất trọng tâm tam giác và biểu thức vectơ của nó
- Đại diện HS lên bảng làm
- Ghi nhận các kết quả của các bài toán và một số tính chất khác của trọng tâm hay các biểu thức liên quan đến trọng tâm tam giác .
- Trình chiếu các hình vẽ minh hoạ để từ đó HS dễ dàng suy ra các tính chất , qua sự gợi ý của GV
- Nêu các tính chất của phép nhân vectơ với 1 số
- Cho HS thực hiện hoạt động 1 trong SGK
- Gợi ý để HS đưa ra kết quả
- Nhận xét và chính xác kết quả
- Nêu chú ý
- Gọi HS lên bảng làm bài toán 1 (SGK)
- Nhận xét và cho HS biết đây gọi là quy tắc trung điểm
- Gọi HS lên bảng làm bài toán 2 (SGK) thông qua
việc thực hiện hoạt động 3 trong SGK
- Nhận xét và cho HS biết đây là 1 trong những tính chất của trong tâm tam giác
- Cho HS làm các bài tập 23, 24, 26 trong SGK
- Gọi đại diện HS lên bảng làm
- Gọi HS khác nhận xét kết quả
- Chính xác kết quả và nêu các điểm cần lưu ý của bài toán đó
Tiết 8 :
Hoạt động 3 : 3/ Điều kiện để hai vectơ cùng phương
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hoạt động nhóm : thảo luận để tìm ra kết quả bài toán .
- Đại diện nhóm trình bày
-Đại diện nhómnhận xét kết quả của nhóm bạn
- Phát hiện sai lầm và sửa chữa , khớp đáp số với GV
- Nghe và ghi nhận kết quả
- Đặt vấn đề nếu = và có tồn tại k không ?
- Đưa ra phương án trả lời đúng
- Nhớ lại định nghĩa phép nhận vectơ với 1 số
- N hận xét :
- Đại diện HS trả lời
- Nghĩ đến phát biểu trên và khái niệm hai vectơ cùng phương .
- Đại diện HS trả lời
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Đại diện HS trả lời
- Ghi nhận điều kiện để 3 điểm thẳng hàng
- Đọc sách
- Nhận nhiệm vụ và tiến hành độc lập giải
- Đại diện lên bảng làm
- Vẽ hình
- Chứng minh tứ giác BHCD là hình bình hành
- Sử dụng quy tắc trung điểm
- Sử dụng điều kiện để 3 điểm thẳng hàng
- Cho HS làm câu hỏi 1 (SGK)
+ Chia HS thành 4 nhóm thực hiện giải
+ Theo dõi hoạt động của từng nhóm , giúp đỡ khi cần thiết .
+ Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình bày và đại diện nhóm khác nhận xét lời giải của nhóm bạn
+ Sửa chữa sai lầm
+ Chính xác hoá kết quả và đưa kết quả từ bảng phụ cho HS theo dõi
- Nêu kết quả tổng quát và cho HS ghi nhận
- Cho HS tìm hiểu câu hỏi 2 và trả lời
- Cho HS nêu cách xác định số k nói trên
Hỏi : Cho 3 điểm A, B, C phân biệt và thoả mãn . Hãy nhận xét về phương của hai vectơ đó và chúng có thẳng hàng không ? Tại sao ?
Hỏi : Nếu có 3 điểm A, B, C phân biệt và thẳng hàng thì có tồn tại k để không ?
- Cho HS phát biểu điều kiện để 3 điểm thẳng hàng
- Chính xác điều kiện và cho HS ghi nhận điều kiện để 3 điểm thẳng hàng
- Cho HS đọc chứng minh điều kiện để 3 điểm thẳng hàng ở SGK
- Cho HS làm bài toán 3
- Gọi đại diện HS lên bảng làm
- Theo dõi và gợi ý
- Nhận xét kết quả
Tiết 9 :
Hoạt động 4: 4/ Biểu thị một vectơ theo hai vectơ không cùng phương
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Nghe và nhận nhiệm vụ
- Đại diện HS lên bảng xác định cách vẽ
- Nghe và hiểu vấn đề đặt ra
- Ghi nhận định lí
- Theo dõi chứng minh định lí và trả lời các câu hỏi
- Vẽ hình
- Biểu diễn vectơ qua hai vectơ cùng hướng với hai vectơ còn lại
- Tìm mối liên quan giữa các vectơ đó
- Đại diện HS lên bảng làm
- Vẽ hai vectơ không cùng phương chung gốc và 1 vectơ chung gốc khác hai vectơ đó . Hãy biểu thị vectơ qua hai vectơ ( lấy hình dễ xác định )
- Từ trường hợp đó , GV dẫn đến nhiều trường hợp khác
- Phát biểu định lí
- Tiến hành chứng minh định lí
- Vẽ hình và cho HS nhận xét khi X nằm trên đường thẳng OA hoặc OB
- Nêu kết quả nhận xét
- Khi X nằm không nằm trên đường thẳng OA hoặc OB , cho HS tìm A’ trên OA và B’ trên OB sao cho OA’XB’ là hình bình hành . Lúc này , vectơ có thể biểu diễn qua 2 vectơ không ?
- Chứng minh cặp số m, n là duy nhất
- Nhấn mạnh ý nghĩa của định lí : Trong mặt phẳng , ta chỉ cần có 2 vectơ không cùng phương thì mọi vectơ khác đều có thể biểu diễn qua hai vectơ này . Chẳng hạn , trong mặt phẳng toạ độ ta đã học . Ta chỉ cần có 2 vectơ đơn vị đặt trên hai trục toạ độ .
VD : Cho Δ ABC , gọi H là trực tâm , I là tâm đường tròn nội tiếp . Chứng minh :
A
B
C
B’
B1
C1
A1
A’
I
a/ (với a =BC, b =AC, c =AB)
b/
- Gợi ý và cho HS lên bảng làm
- Nhận xét và chính xác kết quả
V/ Củng cố
Nhắc lại các nội dung đã học , lưu ý các vấn đề cần thiết
Làm bài còn lại ở SGK và trong sách bài tập
Tiết 10,11,12 : trục tọa độ và hệ trục tọa độ
I/ Mục tiêu :
1/ Về kiến thức :
HS xác định được tọa độ của vectơ , tọa độ của điểm đối với trục tọa độ và hệ trục tọa độ
HS hiểu và nhớ được biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ , điều kiện để 2 vectơ cùng phương . HS cũng cần hiểu và nhớ được điều kiện để 3 điểm thẳng hàng , tọa độ trung điểm đoạn thẳng và tọa độ trọng tâm của tam giác .
2/ Về kỹ năng :
- HS biết cách lựa chọn công thức thích hợp trong giải toán và tính toán chính xác .
3/ Về tư duy và thái độ :
- Rèn luyện tính chính xác , cẩn thận
- Biết quy lạ về quen .
II/ Chuẩn bị phương tiện dạy học :
HS : Đọc trước bài ở nhà
GV : Chuẩn bị giáo án
III/ Phương pháp :
Cơ bản dùng PP gợi mở vấn đáp thông qua các HĐ điều khiển tư duy
IV/ Tiến trình bài giảng :
Tiết 10:
HĐ1 : Kiểm tra bài cũ :
Nêu định lí về biểu thị 1 vectơ qua 2 vectơ không cùng phương ?
Hoạt động 2: Trục tọa độ :
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Nhớ lại khái niệm trục số và trả lời câu hỏi
- Ghi nhận khái niệm trục số và các khái niệm liên quan
- Nghe và tìm phương án trả lời . Rút ra biểu thức :
- Ghi nhận khái niệm
- Tiếp thu nhiệm vụ
Ta có : và ,
Gọi I là trung điểm của AB , ta có :
Vậy có tọa độ là (b-a)
có tọa độ là (a-b)
Điểm I có tọa độ là (a+b)/2
- Ghi nhận khái niệm
- Tìm mối liên hệ giữa độ dài đại số và độ dài của vectơ . Từ đó trả lời câu hỏi
- Ghi nhận các khẳng định và chứng minh khẳng định thứ 2
HĐTP1 : Khái niệm trục tọa độ
- Cho HS nêu khái niệm trục số đã học
- Nhận xét và phát biểu khái niệm trục tọa độ theo cách khác
- Cho HS ghi nhận các khái niệm : gốc tọa độ , vectơ đơn vị , cách kí hiệu trục số và các kí hiệu khác
HDTP 2 : Tọa độ của vectơ và của điểm trên trục
? Cho vectơ trên trục toạ độ , nhận xét về phương của hai vectơ và đó , từ đó em rút ra biều thức liên hệ giữa hai vectơ đó .
- Phát biểu khái niệm tọa độ của vectơ . Từ đó phát biểu tọa độ của điểm .
- Cho HS thực hiện hoạt động 1 ( SGK)
- Gợi ý : Biểu diễn hai vectơ đó qua các vectơ , Sử dụng định nghĩa để suy ra tọa độ
HĐTP 3 : Độ dài đại số của vectơ trên trục
- Nêu khái niệm
- Em hãy cho biết 2 vectơ bằng nhau thì độ dài đại số của chúng như thế nào với nhau
- Nêu 2 khẳng định trong SGK
- HD học sinh chứng minh khẳng định 2
Hoạt động 3: 2/ Hê trục tọa độ :
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Nhớ lại hệ trục tọa độ mà HS hay sử dụng và mô tả nó
- Ghi nhận khái niệm
- Cho HS nhớ lại hệ trục tọa độ mà HS hay sử dụng và mô tả nó
- Nêu khái niệm hệ tọa độ và các khái niệm có liên quan
- Nêu chú ý
Hoạt động 4: 3/ Tọa độ của vectơ đối với hê trục tọa độ :
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Nhớ lại định lí về sự biểu diễn 1 vectơ qua 2 vectơ không cùng phương , quy tắc 3 điểm và quy tắc đường chéo hình bình hành .
- Độc lập thực hiện hoạt động 2
- Suy nghĩ và nêu khái niệm tọa độ vectơ
- Ghi nhận khái niệm
TL : Biểu diễn vectơ đó qua hai vectơ đơn vị của 2 trục tọa độ
- TL : Hai vectơ đó có cùng biểu thức vectơ khi phân tích chúng qua 2 vectơ đơn vị trên 2 trục tọa độ . Hay chúng có tọa độ bằng nhau.
- Độc lập tiến hành giải bài tập
- Đại diện đứng dậy trả lời
Bài 29 : MĐ đúng : b, c, e và MĐ sai là :a, d
- Cho HS thực hiện hoạt động 2
- Khẳng định tọa độ của các vectơ
- Cho HS nêu khái niệm tọa độ vectơ
- Chính xác khái niệm và nêu các khái niệm liên quan như hoành độ , tung độ
- Như vậy , để biết tọa độ của 1 vectơ thì ta làm như thế nào ?
- Cho HS trả lời câu hỏi 1b/ SGK
- Nhận và chính xác kết quả . Kết luận : số đứng trước vectơ đơn vị của trục nào thì đó là tọa độ tương ứng .
- Em có nhận xét gì về tọa độ của hai vectơ bằng nhau trong cùng 1 mp tọa độ .
- Nêu nhận xét trong SGK
- Cho HS làm bài tập 29, 30 SGK
- Gọi đại diện HS trả lời
- Nhận và chính xác kết quả
Tiết 11 :
Hoạt động 5: 4/ Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ :
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Độc lập tiến hành làm
- Nhớ lại định nghĩa toạ độ của vectơ
- Thực hiện các phép toán ở câu b bằng cách nhóm các số hạng có cùng vectơ đơn vị và sử dụng tính chất của các phép toán về vectơ
TL : câu a, d là các cặp vectơ không cùng phương . Câu b, c có các cặp vectơ cùng phương
TL :
b) Ta có :
c) Ta có :
Suy ra : k = 4,4 và l = -0,6
Bài 32 : Hai vectơ đó cùng phương khi :
2k = 4/5 hay k = 2/3
- Cho HS thực hiện HĐ 3
- Nhận, chính xác kết quả và nêu 1 cách tổng quát các kết quả đó ( SGK).
- Cho HS trả lời câu hỏi 2
- Nhận xét kết quả
- Cho HS làm bài tập 31, SGK
- Nhận và chính xác kết quả
- Cho HS làm bài tập 32 SGK
- Nhận và chính xác kết quả
Hoạt động 6: 5/ Tọa độ của điểm :
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Ghi nhận khái niệm
TL : Khi vectơ đó có gốc là gốc của hệ trục tọa độ
TL : Biểu diễn vectơ xác định bởi gốc của hệ trục và điểm đó qua 2 vectơ đơn vị trên 2 trục hoặc tìm hình chiếu của điểm đó trên 2 trục , từ đó suy ra tọa độ của nó .
TL : a/ O(0 ;0) , A(-4 ; 0), B( 0 ;3), C(3 ;1), D( 4,-4)
c/
CM : Ta có :
TL : Các MĐ đúng là : a) , c) , e)
Các MĐ sai là : b) , d)
- Nêu khái niệm tọa độ của điểm và các khái niệm liên quan .
H : Em hãy phân biệt khi nào tọa độ của vectơ là toạ độ của điểm cuối của vectơ đó ?
- Vẽ hình và cho HS nắm được nhận xét của GSK
- Hỏi : Như vậy với 1 điểm nằm trên mp tọa độ làm thế nào để biết được tọa độ của nó ?
- Cho HS thực hiện HĐ 4 SGK
- Nhận, chính xác kết quả
Nêu kết quả tổng quát của câu c/ và chứng minh
- Cho HS làm bài tập 33 SGK
- Nhận và chính xác kết quả
Tiết 12 :
Hoạt động 7: 6/ Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng và tọa độ trọng tâm tam giác :
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Nhớ lại quy tắc trung điểm
- Đại diện HS lên bảng làm
Ta có :
Suy ra :
TL : Ta có
- Nhớ lại tính chất trọng tâm tam giác
- Đại diện HS lên bảng làm
- Độc lập tiến hành giải
Ta có :
a/ G ( 0 ; 1)
b/ D ( 8 ; -11)
c/ Tứ giác ABCE là hình bình hành E ( -4 ; -5)
- Độc lập tiến hành giải
- Đại diện HS lên bảng làm
TL : a/ Ta có : , 3 A, B, C thẳng hàng
b/ D ( -7 ; 7 )
c/ E ( x ; 0) và
hay .
Vậy E(7/3 ; 0 )
- Cho HS thực hiện HĐ 5 SGK
- Nhận, chính xác kết quả và nhấn mạnh kết quả này
- Cho HS thực hiện HĐ 6 SGK
- HD: Em hãy nhận xét vị trí của A so với M và M’
- Nhận, chính xác kết quả
- Cho HS thực hiện HĐ 7 SGK
- Nhận, chính xác kết quả
- Cho HS làmbài tập 36 SGK
- Gọi đại diện HS lên bảng làm
- Nhận và chính xác kết quả
- Cho HS làmbài tập 34 SGK
- Gọi đại diện HS lên bảng làm
Gợi ý :
Nêu điều kiện để 3 điểm thẳng hàng
Nhận xét dạng tọa độ điểm E
- Nhận và chính xác kết quả
V. Củng cố
- Nhắc lại kiến thức cơ bản đã học
- BTVN : bài tập trong sách bài tập
File đính kèm:
- Tiet 6,7,8,9 Tich cua vecto voi mot so.doc