Bài giảng Tiết 01 bài 01: mở đầu môn hoá học 8

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.

- Hs biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuốc sống của chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

- Hs biết cần phải làm gì để học tốt môn hoá học, trước hết phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm tí nghiệm, ham đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.

 

doc29 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 01 bài 01: mở đầu môn hoá học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14/08/2009 Ngày dạy: 8D………………… 8E:……………… Tiết 1 Bài 1: Mở đầu môn hoá học I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích. - Hs biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuốc sống của chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống. - Hs biết cần phải làm gì để học tốt môn hoá học, trước hết phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm tí nghiệm, ham đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo. 2. Kĩ năng: - Quan sát các hiện tượng hoá hoạ trong tự nhiên và trong phòng thí nghiệm. 3. Thái độ: - HS có thái độ khoa học biện chứng về các hiện tượng hoá hoc. - Bước đầu có hứng thú nghiên cứu hoá học, học tập bộ môn sinh học. II. Chuẩn bị: - Hoá chất: Dung dịch: CuSO4, NaOH, HCl, quì tím. - Dụng cụ: Giấy thấm, ống nghiệm, ống hút. III. Hoạt động dạy - học: * Giới thiệu bài mới: Trong các bộ phim (các nhà ảo thuật)ta thấy các phù thuỷ có phép làm bốc khói, làm cháy, làm biến đổi màu sắc...đó có phải là phép thuật thực sự?Chúng ta sẽ làm sáng tỏ dần vấn đề này trong bài học hôm nay và các bài học tới. * Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu hoá học là gì ? * GV: - Em hãy quan sát trạng thái , màu sắc của các chất có trong ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4, NaOH, HCl .Sau đó ghi ra giấy nháp *HS : Quan sát , ghi ra giấy : - ống 1 :dd CuSO4 : dd trong suốt , màu xanh - ống 2 : dd NaOH : dd trong suốt , không màu - ống 3 : dd HCl : đ trong suố , không màu * GV :Biểu diễn các thí nghiệm : CuSO4 + NaOH;HCl + Fe, HCl và NaOH làm đổi màu dung dịch quì tím. * HS: - Quan sát, nhận xét hiện tượng * GV: ?- Theo em hoá học là gì ? * HS: - Nghiên cứu trả lời. I. Hoá học là gì ? - Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của hoá học * GV: - Yêu cầu hs trả lời câu hỏi phần 1 sgk. ? - Em có kết luận gì về vai trò của hoá học trong cuộc sống ? * HS: - Tìm hiểu sgk và vận dụng thực tế trả lời. * GV: - Tổng kết vai trò của hoá học. II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta ? - Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống, trong sinh hoạt, trong sản xuất,...vì vậy chúng ta cần hiểu biết về hoá học. Hoạt động 3:Tìm hiểu phương pháp học môn hoá học. *GV:- Cần chú ý hoạt động nào khi học tập môn hoá học ? *HS: - Đọc sgk trả lời. *GV: - thông báo các phương pháp học tập môn hoá học. *HS: - Nghe và ghi nhớ. III. Các em cần làm gì để có thể học tốt môn hoá học ? 1. Khi học tập môn hoá học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động sau: (sgk) 2. Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt ? (sgk) Hoạt động 4: Củng cố - HS trả lời các câu hỏi: + Hoá học là gì ? + Vai trò của học trong đời sống ? + Nêu các phương pháp để học tốt môn hoá học ? Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài (thuộc phần ghi nhớ) - Tìm hiểu: Chất có ở đâu, có những tính chất gì, khi nào người ta nói chất tinh khiết Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 2 Chương 1 Chất, nguyên tử, phân tử Bài 2: Chất I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - HS phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất(giới hạn ở những chất được giới thiệu). Biết được: + ở đâu có vật thể là ở đó có chất. + Các vật thể tự nhiên hình thành từ chất. + Các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu. + Vật liệu là chất hay tập hợp các chất. - HS biết cách (quan sát, làm thí nghiệm) để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định; Biết mỗi chất được sủ dụng làm gì là tuỳ theo tính chất của nó. Biết dựa vào tính chất để nhận biế, sử dụng hợp lí an toàn. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm. 3. Thái độ: - Giúp hs có hứng thú nghiên cứu hoá học. II. Chuẩn bị: - Chuẩn bị cho 3 nhóm, mỗi nhóm gồm: + Hoá chất: NaCl, Cu, Fe, nến + Dụng cụ: Nhiệt kế, bát sứ, đèn cồn, dụng cụ thử tính dẫn điện. III. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ?- Hoá học là gì ?Hoá học có vai trò như thế nào? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: em hãy phân nhóm các vật thể sau: xe đạp, con lợn, con bò, cái bút, cay cam, quả bòng?vì sao? * Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chất có ở đâu ? *GV: Thông báo thông tin sgk ?- Thảo luân nhóm lấy VD hoàn thành bảng sau: STT Tên gọi Vật thể Chất CT nên Tự nhiên Nhân tạo 1 2 3 ? - Vậy chất có ở dâu ? *HS:- Thảo luận hoàn thành bảng và trả lời câu hỏi I - Chất có ở đâu? Vật thể tự nhiên nhântạo gồm một số chất Làm từ vật liệu gồm chất hay hỗn hợp các chất => ở đâu có vật thể, ở đó có chất. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của chất *GV:- Phân tích các tính chất của chất - Nhắc lại CT D = m / V ? - Hãy nêu những tính chất của: đường, muối, sắt, nhựa,... mà em biết ? - Làm thế nào để biết tính chất của chất? - Bài tập 5 sgk ? *HS: Dựa vào hiểu biết thực tế, sgk thảo luận nhóm trả lời. - Bài 5: 1- một số t/c bề ngoài 2- nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng 3- làm thí nghiệm - Làm thí nghiệm tìm hiểu tính dẫn điện của kim loại *GV:- Dựa vào tính chất nào để phân biệt đường và muối ? - Muối, cao su có được SD giống nhau không vì sao ? - Tại sao không dùng nhựa làm dây dẫn điện mà lại dùng kim loại ? - Hiểu biết tính chất của chất có tác dụng gì ? *HS: - Thảo luận nhóm, đại diện trả lời các câu hỏi. II - Tính chất của chất 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định - Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lí và hoá học nhất định. 2. Việc hiểu tính chất của chất có lợi gì ? - Giúp phân biệt được chất này với chất khác, tức nhận biết được chất. - Biết cách sử dụng chất - Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. IV. Củng cố: Bài 1. Xác định đâu là vật thể, đâu là chất: - Chén bát được làm từ sillicat hoặc nhựa. - Đồng hồ treo tường có lớp ngoài bằng gỗ và bên trong máy làm bằng đồng và sắt. - Đập vỡ bóng đèn thuỷ tinh ta thấy bên trong có dây tóc làm bằng kim loại wofram. - Trong rau quả có nhiều vitamin A, B, C có lợi cho da và sức khoẻ con người. => - Vật thể: Chén bát, đồng hồ, bóng đèn, rau quả. - Chất: sillicat, nhựa, gỗ, đồng, sắt, thuỷ tinh, wonfram, vitamin A,B,C ? Nêu những kiến thức cần nhớ trong bài ? V. Dặn dò: - Học bài, làm các bài tập: 1,2....6 sgk, bài tập SBT - Đọc trước phần III sgk, thử làm bài tập 7,8 sgk. Ngày soạn: Ngày dạy:30/8/2008 Tiết 3 Bài 2: Chất I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Hiểu khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp. Thông qua các thí nghiệm HS biết được chất tinh khiết có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp không có tính chất nhất định. - HS biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp. 2. Kĩ năng: - HS làm quen với các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và tiếp tục rèn luyện một số thao tác thí nghiệm đơn giản. 3. Thái độ: - Giúp học sinh hình thành hứng thú nghiên cứu hoá học. II. Chuẩn bị: - Hoá chất: nước cất, muối ăn, nước tự nhiên, cát - Dụng cụ: đèn cồn, kiềng sắt, lưới amiăng, ống nghiệm, tầm kính, kẹp gỗ, giấy lọc, bát sứ III. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ?Bài tập 3 sgk ? - Giải: + Vật thể: cơ thể người, bút chì, dây điện, áo, xe đạp + Chất: nước, than chì, đồng, chất dẻo, sắt, nhôm, cao su ?-Chất có tính chất gì? Vì sao phải hiểu tính chất của chất? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới:Chúng ta đã tìm hiểu về tính chất của chât, hôm nay ta tiếp tục tìm hiểu chất tinh khiết, hỗn hợp và tính chất của chúng. * Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt dộng 1: Tìm hiểu hỗn hợp là gì, chất tinh khiết là gì ? *GV:- Yêu cầu HS quan sát nhận xét về tính chất của nước khoáng và nước cất? - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm bay hơi nước nước cất và nước TN nhận xét? *HS:- Quan sát, làm thí nghiệm và rút nhận xét. (Nước cất không lẫn chất khác, nước TN có lẫn chất khác) *GV:- Thông báo: nước cất là chất tinh khiết, nước TN là hỗn hợp ?- Em có nhận xét gì về thành phần của hỗn hợp và chất tinh khiết ? *HS tự nghiên cứu trả lời III - Chất tinh khiết 1. Hỗn hợp - Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. + Nước tự nhiên là hỗn hợp 2. Chất tinh khiết - Chất tinh khiết chỉ gồm một chất + Nước cất là chất tinh khiết - Chất tinh khiết mới có tính chất nhất định. *GV:- Mô tả thí nghiệm chưng cất nước -> nước cất là chất tinh khiết vì có những t/c riêng. ? - Chất tinh khiết có t/c ntn? *HS:- Nghe hiểu, trả lời câu hỏi. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở tách chất khỏi hỗn hợp *GV: - Biểu diễn thí nghiệm hoà muối ăn vào nước, làm bay hơi nước. - Dựa vào tính chất nào mà có thể tách muối khỏi dd muối ? ? - Hãy tách dầu ăn và nước khỏi hỗn hợp ? *HS: - Quan sát GV làm thí nghiệm - Thảo luận trả lời câu hỏi 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp - Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp. IV. Củng cố: Bài 7 sgk ? a) - Hai tính chất giống nhau: không màu, là chất lỏng - Hai tính chất khác nhau: nhiệt độ sôi, khối lượng riêng b) - nước khoáng uống tốt hơn ? - nêu những kiến thức cần nhớ trong bài? V. Dặn dò: - Học thuộc phần ghi nhớ, làm các bài tập 8sgk, bài tạp SBT, sách tham khảo - Chuẩn bị báo cáo thực hành Báo cáo thực hành Tính chất nóng chảy của chất, tách chất từ hỗn hợp Lớp:..............................Nhóm:............................ Họ tên:................................. Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng quan sát được Kết quả thí nghiệm (để trống) (để trống) Ngày soạn: Ngày dạy: 3/09/2008 Tiết 4 bài thực hành 1 Bài 3: tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. - Nắm được một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm - Thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Biết cách tách riêng từng chất từ hỗn hợp. 2. Kĩ năng: - Biết làm một số thí nghiệm đơn giản. - Biết quan sát, rút ra kết luận 3. Thái độ: - Có ý thức cẩn thận trong khi làm thí nghiệm, tạo hứng thú học tập bộ môn cho II. đồ dùng dạy - học: - 3 nhóm : + Hoá chất: Lưu huỳnh, nến (farafin), cát, muối ăn, nước + Dụng cụ: ống nghiệm, nhiệt kế, bát sứ, đèn cồn, kẹp gỗ, kiếng sắt III. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định lớp. *GV:- phân công các nhóm và nhóm trưởng. - giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng: quản lí và nhắc nhở các bạn trong nhóm; quản lí đồ thí nghiệm; phân công dọn dẹp. 2. Kiểm tra chuẩn bị thực hành (1’) - Kiểm tra chuẩn bị của HS. - Kiểm tra sự chuẩn bị của nhân viên phòng thí nghiệm. 3. Tiến trình bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm - GV: Giới thiệu cho HS 1 số dụng cụ thường được dùng trong PTN và thao tác trong thí nghiệm. - GV: Hướng dẫn cách làm thí nghiệm. - GV: lưu ý với HS cách sử dụng 1 số loại hóa chất gây hại và kí hiệu đặc biệt viết ngoài hoá chất. I. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm 1. Một số dụng cụ thường dùng trong phòng thí nghiệm và thao tác. 2. Một số lưu ý khi làm thí nghiệm. - SGK/154. 3. Một số lưu ý khi sử dụng hoá chất. - SGK/154. II. Quy trình thực hành 1. Giới thiệu cách tiến hành 1 tiết thực hành. + Phân nhóm: HS theo nhóm mình theo sự quản lí của nhóm trưởng. - GV: Giới thiệu cách tiến hành làm thực hành trong PTN. + Lắng nghe GV hướng dẫn. + Làm thí nghiệm theo nhóm. + Quan sát các thí nghiệm đã làm và ghi vào bảng trường trình. Hoạt động 2: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh. *GV: yêu cầu hs nêu các bước tiến hành thí nghiệm đã chuẩn bị trước. - chú ý cách làm và quan sát đảm bảo an toàn * HS: thực hành theo nhóm: cử một đại diện trực tiếp làm, một thư kí ghi kết qủa, các thành viên khác cùng trật tự quan sát. * GV: Theo dõi, hướng dẫn hs. *HS:Báo cáo kết quả theo nhóm, rút ra nhận xét 1 Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất farafin và lưu huỳnh. - Parafin có nhiệt độ nóng chảy ở 420C - Khi nước sôi thì lưu huỳnh chưa nóng chảy(1130C) => các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau Hoạt động 3: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp *GV: ? Muốn tách riêng muối, cát ra khỏi hỗn hợp ta làm thế nào, dựa vào tính chất nào? *HS: đưa ra dự đoán. - tiến hành thí nghiệm theo nhóm *GV: quan sát, hướng dẫn hs làm thí nghiệm an toàn ? Em có nhận xét gì sau khi làm thí nghiệm? *HS: báo cáo kết quả, đưa ra nhận xét. 2. Thí nghiệm 2: Tách chất từ hỗn hợp muối ăn và cát - Dựa vào tính chất khác nhau của mỗi chất mà có thể tách chất khỏi hỗn hợp. VI.Củng cố: - HS dọn vệ sinh đồ dùng và phòng thí nghiệm - Hoàn thành báo cáo thực hành - GV đánh giá sự hoạt động của các nhóm. V. Dặn dò: - Hoàn thành báo cáo - Đọc trước bài 4 cho biết: nguyên tử là gì, cấu tạo của nguyên tử? - Nêu cách tách nước và dầu hoả ra khởi hỗn hợp? Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 5 Bài 4: nguyên tử I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và từ đó tạo ra mọi chất. - Nguyên tử gồm : + Phần vỏ tạo bởi các electron(e) mang điện tích âm(-). + Hạt nhân mang điện tích dương.Hạt nhân gồm các hạt: . Prôton (p), mang điện tích(+) . notron (n), không mang điện. - Biết Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân - Biết khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. - Biết trong nguyên tử , số e bằng số p. e luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ e (đặc biệ là các e lớp ngoài cùng) mà nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc sơ đồ cấu tạo của các nguyên tử, kĩ năng so sánh, ghi nhớ. 3. Thái độ: - Thấy được sự lí thú khi nghe một vài mẩu chuyện về quá trình phát hiện ra nguyên tử, cấu tạo của nó, từ đó có sự ham thích nghiên cứu hoá học, yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy - học: *GV: -Tranh vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tử: hiđrô, oxi, natri, canxi, cacbon, kali, ... - Bảng phụ đặc điểm của các hạt e,p,n III. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cách tách dầu hoả và nước ra khỏi hỗn hợp?dựa vào tính chất nào mà làm được như vậy? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Chúng ta biết chất cấu tạo nên vật thể, vậy cái gì cấu tạo nên chất? Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này trong bài học hôm nay. * Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tử là gì? *GV: Kể nhưng câu chuyện về nguyên tử(học thuyết nguyên tủ của Dalton: ng tử là những hạt rất nhỏ , có nguyên tử lượng giống nhau và không thể chia cắt) ? Nguyên tử là gì? *HS: nghe GV giảng, nghiên cứu thông tin sgk trả lời *GV:? Giải thích cụm từ trung hoà về điện (vật lí)? *HS nhớ lại kiến thức, giải thích(tổng điện tích âm của các hạt e có trị tuyệt đối bằng điện tích dương hạt nhân) 1. Nguyên tử là gì? - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện - Nguyên tử gồm: *GV: giới thiệu cấu tạo nguyên tử. - d = 10-8cm(vd: 4 triệu ng tử Fe xếp liền nhau mới dài 1mm...) + Hạt nhân mang điện tích dương. + lớp vỏ electron tạo bởi một hay nhiều electron . kí hiệu(e) . mang điện tíc âm nhỏ nhất(-). . Khối lượng vô cùng nhỏ: 9,1095. 10-28g Hoạt động 2: Tìm hiểu hạt nhân nguyên tử *GV: yêu cầu hs đọc thông tin mục 2 sgk, thảo luận nhóm cho biết: ? Đặc điểm của hạt nhân nguyên tử? * HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời, nhận xét. *GV: Tổng kết, giới thiệu thêm một số đặc điểm của các thành phần của hạt nhân, cách ghi trên sơ đồ. *GV: Em có nhận xét gì về số e và p trong nguyên tử khi nói nguyên tử trung hoà về điện? ? Em có nhận xét gì về khối lượng của nguyên tử? *HS: quan sát bảng số liệu trả lời 2. Hạt nhân nguyên tử - Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và notron: ND Proton Notron kí hiệu p n điện tích +1 không mang điện khối lượng 1,6726.10-24g 1,6748.10-24g - Sốp = số e - khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. Hoạt động 3: Tìm hiểu lớp vỏ Electron * GV: yêu cầu hs làm bài tập 2 sgk?,gọi 3 hs trả lời * HS:Làm bài tập, chữa bài. * GV: giảng về cách sắp xếp các hạt e trên sơ đồ, về đặc điểm chuyển động của các e. 3. Lớp Electron. - e chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp - mỗi lớp có số e nhất định - Nhờ e mà các nguyên tử liên kết với nhau tạo thành chất(đặc biệt là các e lớp ngoài cùng) VI. Củng cố: Câu 1. Hãy nêu những kiến thức cần nhớ trong bài? (HS đọc kết luận) Câu 2. Hãy xác định thành phần các hạt của các nguyên tử: Lưu huỳnh Nitơ Canxi Kali Nguyên tử Số p Số e Số lớp electron Số e ngoài cùng Lưu huỳnh Nitơ Canxi kali Câu 3. Đánh dấu trước câu trả lời đúng nhất: 1.Trong một nguyên tử: A. Số hạt n bằng số hạt e. B. Số hạt n bằng số hạt p. C. Số hạt p bằng số hạt e. D. Tất cả đều sai. 2. e của nguyên tử mang điện tích? A. Dương nhỏ nhất. B. Không mang điện. C. Mang điện tích âm nhỏ nhất. D. Mang điện tích âm lớn nhất. V. Dặn dò: - Học bài(thuộc phần ghi nhớ), làm các bài tập 1,3,4,5 sgk , bài tập SBT. - Đọc phần em có biết - Đọc trứơc bài 5, tìm hiểu: +Nguyên tố hoá học là gì(định nghĩa, kí hiệu) +có bao nhiêu nguyên tố hoá học Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 6 Bài 5: nguyên tố hoá học I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Biết được nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân. - Biết được kí hiệu hoá học được dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố. - Biết cách ghi nhớ đựơc kí hiệu của một số nguyên tố thường gặp. - Biết được tỉ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ Trái Đất. Biết đến một số nguyên tố có nhiều nhất trong vở trái đất: Oxi, silic,... 2. Kĩ năng: - Luyện cách viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố hoá học, biết tên nguyên tố hoá học khi biết kí hiệu hoá học. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập, trong viết chính xác kí hiệu hoá học của nguyên tố. II. Đồ dùng dạy - học: *GV: hình 1.7,1.8 sgk - bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học đơn giản.(bảng một số nguyên tố hoá học tr 42) III. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Bài tập 5 sgk tr 16? ? Nguyên tử là gì? Nêu đặc điểm cấu tạo của nguyê tử? 3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: Yêu cầu hs nhắc lại thế nào là các nguyên tử cùng loại?làm thế nào để phân biệt các nguyên tử loại này với nguyên tử loại kia? * Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa nguyên tố hoá học *GV: Giới thiệu thông tin sgk ? Nguyên tố hoá học là gì? ? Em có nhận xét gì về số p của nguyên tố và tính chất của nguyên tố? *HS: nghiên cứu trả lời, nhận xét *GV: chuẩn kiến thức I. nguyên tố hoá học là gì? 1. Định nghĩa - Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân. + Số p là đặc trưng cho những nguyên tử cùng loại + Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học đều có tính chất hoá học như nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu về kí hiệu hoá học *GV: Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng kí hiệu hoá học. VD: Natri - Na Sắt - Fe Nitơ - N Đồng - Cu ? Em có nhận xét gì về cách viết kí hiệu của các nguyên tố trên? *HS: đưa ra nhận xét *GV: giới thiệu, KH hoá học được sử dụng trên toàn thế giới - KH hoá học chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó ? Cách viết: 2C, 3Na, 5 K có ý nghĩa gì? *HS: nghe, ghi chép, làm bài tâp: Cách viết trên chỉ 2 nguyên tử của nguyên tố C,... 2. Kí hiệu hoá học - Nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng kí hiệu hóa học. - Kí hiệu hoá học được ghi bằng một hay hai chữ cái(thường đứng đầu tên gọi), trong đó chữ cái đầu viết in hoa. Hoạt động 3: Tìm hiểu số luợng, tỷ lệ các nguyên tố hoá học? *GV: yêu cầu hs tìm hiểu thông tin sgk ? Em có nhận xét gì về các nguyên tố hoá học trong vỏ trái đất? * HS nghiên cứu thông tin, hình 1.7, 1.8 sgk trả lời. *GV: Giới thiệu, cơ thể nguòi và động vật có gần 60 nguyên tố có trong tự nhiên, trong đó 4 nguyênt ố quan trọng nhất là: O, H, C, N, - Các nguyên tố có thể tồn tại dưới dạng đơn chất hay hợp chất II. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học? - Các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ trái đất rất không đồng đều, oxi là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái đất. IV. Củng cố: Câu 1. Gọi tên các nguyên tố hoá học ứng với các KH sau: a) Na, K, Ba b) Fe, Al, Zn. C) Ca, H, O. d) N, C, Cu. Câu 2. Nguyên tố hoá học là: A. Những nguyên tử có cùng số n trong hạt nhân B. Những nguyên tử có cùng số e C. Tập hợp những nguyên tử có cùng p trong hạt nhân. D. Những phân tử cơ bản tạo nên vật chất. V. Dặn dò: Học bài, làm các bài tập 1,2,3,8 sgk, bài tập SBT. - Đọc phần em có biết - Tìm hiểu về nguyên tử khối. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 7 Bài 5: nguyên tố hoá học I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Hiểu nguyên tử khối là khối lượng của nguyênt ử tính bằng đơn vị C - Biết: + Mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tủ C + Mỗi nguyên tố hoá hốcc một nguyên tử khối riêng biệt. - Vận dụng : + Tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố và ngược lại. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng so sánh nguyên tử khối của các nguyên tố hoá học,tính khối lượng bằng g khi biết nguyên tử khối. 3. Thái độ: - Có thái độ học tập nghiêm túc. II. Chuẩn bị: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố (đơn giản). III. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Bài tập 3 + Ghi KH hoá học của một số nguyên tố: Natri, Sắt, Đồng, Kẽm, Clo, Nhôm,lưu huỳnh. ? Bài 8 sgk, giải thích, nêu nhận xét về các nguyên tố hoá học có trong vỏ trái đất? 3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: Khối lượng của nguyênb tố tính như thế nào? * Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên và hoạc sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tử khối GV: một nguyên tử rất nhỏ bé khối lượng của nó tính bằng gam cũng rất nhỏ VD khối lượng của nguyên tử cacbon. - Người ta nhận thấy hiđro là nguyên tử nhẹ nhất vì có ít hạt trong hạt nhân có khối lượng bằng khoảng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon .người ta qui ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng nguyên tử. ? Vậy nguyên tử khối là gì? ? đvC là gì, tính như thế nào? *HS: nghe hiểu , đọc thêm thông tin sgk, trả lời các câu hỏi. *GV: ? Hạt nhân nguyên tử có những đặc điểm gì? *HS: nhớ lại kiến thức trả lời(số p là đặc trưng cho mỗi nguyên tố) III. Nguyên tử khối - Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon(đvC) - 1 đvC = 1/12 mC *GV: ? Vậy em có nhận xét gì về nguyên tử khối của mỗi nguyên tố? *HS: suy luận trả lờ câu hỏi. -Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của nguyênt ử khối *GV: ? Em hãy nghiên cứu và cho biết nguên tử khối của nguyên tố cho ta biết những gì? *HS: Nghiên cứu sgk, thảo luận tả lời câu hỏi. *GV: Giới thiệu bảng hệ thống nguyên tố hoá học đơn giản. - Nguyên tử khối cho ta biếtựư nặng nhẹ giữa các nguyên tử của các nguyên tố. - Biêt nguyên tử khối ta có thẻ biết đó là nguyên tố nào và ngược lại. IV. Củng cố: Câu 1: Hãy đọc tên các nguyên tố hoá học có nguyên tử khối: 24, 108,32, 56, 20, 35,5. Câu 2. Tính khối lưóng tính bằng đơn vị cacbon lần lượt của: 2Mg; 6N; 3K; 5Cl. Câu 3. Điền các thông tin cần thiết vào bảng sau: Tên nguyên tố KH hóa học Tổng số hạt trong ng/tử Số n Sốp Số e NTK oxi 8 8 48 16 18 31 V. Dặn dò: - Làm các bài tập:4,5, 6, 7 sgk, bài tập SBT - đọc phần em có biết - Tìm hiểu Bài đơn chất và hợp chất - phân tử : ? Đơn chất có đặc điểm gì, hợp chất có đặc điểm gì? ? Phân biệt đơn chất và hợp chất ? Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 8 Bài 6: đơn chất và hợp chất - phân tử I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Hiểu : + Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học, + Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở nên. -Phân biệt được: + Đơn chất kim loại có tính dẫn điện và dẫn điện + Đơn chất phi kim không dẫn điệm và nhiệt. - Biết được trong hợp chất cũng như đơn chất cac nguyên tử không tách rời mà đều liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau. 2. Kĩ năng: - Quan sát, phân tích, so sánh để phân biệt đơn chất và hợp chất, phân biệt được đơn chất kim loại và phi kim. 3. Thái độ: - Có hứng thú nghiên cứu các loại

File đính kèm:

  • dochoa 8(20).doc