Bài giảng Tiết: 01. bài 01: mở đầu môn hoá học tuần I

1. Kiến thức: HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.

 2. Kĩ năng: HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để có thể học tốt môn Hoá học.

 3. Hành vi – Thái độ: Bước đầu học sinh biết rằng: Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

 

doc103 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết: 01. bài 01: mở đầu môn hoá học tuần I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01. Ngày 10 tháng 09 năm 2007 Tiết: 01. Bài 01: MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích. 2. Kĩ năng: HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để có thể học tốt môn Hoá học. 3. Hành vi – Thái độ: Bước đầu học sinh biết rằng: Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị máy chiếu qua đầu (nếu có) để chiếu các thao tác thí nghiệm và cac kết luận của bài học. Giấy trong, bút dạ, bảng nhóm. - Chuần bị thực hiện các thí nghiệm chứng minh làm rõ Hoá học là gì. 2 Học sinh: C. Hoạt động Dạy – Học: I. Ổn định: II. Kiểm tra: III. Bài giảng: 1. Hoạt động 1: Hoá học là gì ? . a. Yêu cầu: Học sinh nắm được Hoá học là giø thông qua các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. b. Cách tiến hành: Học sinh quan sát thí nghiệm biếu diễn và thảo luận theo nhóm Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - Giới thiệu qua về bộ môn Hoá học và cấu trúc chương trình bộ môn Hoá ở trường THCS - Nêu mục tiêu của bài học và chiếu lên màn hình. - ? Em hiểu hoá học là gì? - Để hiểu hoá học là gì chúng ta cùng tiến hành một thí nghiệm đơn giản như sau: GV tiến hành làm thí nghiệm biểu diễn NaOH tác dụng vơí CuSO4, Fe tác dụng với HCl và CuSO4, yêu cầu học sinh quan sát và ghi chép hiện tượng xãy ra. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nêu nhận xét và rút ra kết luận. Trình bày, các nhóm nhận xét và bổ sung. - Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi: A B C Giấm Nhôm Nước Nướcvôi -? Người ta dùng cốc nhôm để đựng: a. Giấm. b. Nước. c. Nước vôi. Theo em cách nào đúng, sai? Vì sao ? - Hướng dẫn các em thảo luận trả lời. Thông báo cho HS nguyên nhân tại sao HS không trả lời được “ vì sao” vì các em chưa có kiến thức về hoá học. Thông báo hóc học là gì. 1. Thí nghiệm: - Học sinh quan sát hiện tượng xãy ra trong thí nghiệm, ghi và rút nhận xét. - Thảo luận theo nhóm và đại diện nhóm nêu kết luận. - Kết luận: Có sự biến đổi về chất trong các thí nghiệm. - HS quan sát tranh vẽ và thảo thảo luận trả lời câu hỏi. - HS đọc lại kết luận hoá học là gì: “ Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng” c. Kết luận: Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng. 2. Hoạt động 2: Hoá học có vai trò như thế nào? a.Yêu cầu: HS nắm được vai trò của môn Hoá học trong thực tế đời sống hàng ngày và trong sản xuất. b. Cách tiến hành: HS tiến hành thảo luận theo nhóm và tự hoạt động độc lập. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - Qua phần trên các em thấy Hoá học có vai trò như thế nào? - Yêu cầu HS thảo luận tì m những lĩnh vực hoá học có liên quan trong đời sống và sản xuất. - HS thảo luận tìm những lĩnh vực trong đời sống và sản xuất mà hóc học có liên quan và rút ra tầm quan trọng của Hoá học. c. Kết luận: Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất. 3. Hoạt động 3: Làm gì để học tốùt môn Hoá học. a. Yêu cầu: HS nắm được những yêu cầu cơ bản để học tốt môn hoá học. b. Cách tiến hành: Học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi “ Để học tốt môn Hoá học cần phải làm gì? ” - Hướng dẫn học sinh đi và trọng tâm của câu hỏi. - Nhận xét và bổ sung câu trả lời của học sinh. - Thảo luận trả lời câu hỏi. Rút kết luận để học tốt môn Hoá học cần phải làm gì? - Đại diện trình bày, các nhóm bổ sung góp ý. c. Kết luận: - Các hoạt cần chú ý khi học môn Hoá học: a. Thu thập tìm kiếm thông tin. b. Xử lí thông tin: Nhận xét hoặc rút ra kết luận cần thiết … c. vận dung: Đem những kết luận rút ra từ bài học vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học , đồng thời tự kiểm tra trình độ. d. Ghi nhớ; Học thuộc và nắm vững những nội dung quan trọng. - Phương pháp học môn Hoá học: a. Biết làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng trong thí nghiêm, trong thiên nhiên cũng như trong cuộc sống hàng ngày. b. Có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo. c. Biết ghi nhớ một cách chon lọc thông minh. d. Tự tìm hiểu, tham khảo qua sách báo và các tài liệu khác. IV. Củng cố luyện tập: Yêu cầu học sinh giải các bài tập trong SGK. V. Hướng dẫn – dặn :Yêu cầu HS xem trước và chuẩn bị bài 1 “ Chất ” D. Rút kinh nghiệm: Tuần: 01+02. Ngày 14, 17 tháng 09 năm 2007 Tiết: 02+ 03. Bài 02: CHẤT. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh phân biệt được vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.Vật liệu tạo nên vật thể là chất. Và ngược lại các chất cấâu tạo nên mọi vật thể. - HS biết được tính chất của chất để nhận biết được chất, biết cách sử dụng chất và ứng dụng chất vào trong cuộc sống và sản xuất. - HS nắm được chất tinh khiết và chất hỗn hợp - Biết dựa vào tính chất vật lí để tách các chất ra khỏi hỗn hợp 2. Kĩ năng: - Biết cách quan sát , dùng dụng cụ thí nghiệm, làm thí nghiệm để nhận biết tính chất của chất. - Biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp. - Làm quen với các thao tác thí nghiệm đơn giản. 3. Hành vi – Thái độ: - Bước đầu rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ chu đáo trong thí nghiệm. Rèn luyện tính suy luận lo gic cho học sinh. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bộ thí nghiệm đồng bộ. - Bảng phụ, tranh vẽ liên quan. 2 Học sinh: - Học và xem trước bài mới. C. Hoạt động Dạy – Học: I. Ổn định: II. Kiểm tra: III. Bài giảng: (Tiết 1) 1. Hoạt động 1: Chất có ở đâu ? a. Yêu cầu: HS nắm được chất có ở đâu, vật thể chia thành những loại nào…. b. Cách tiến hành: Học sinh hoạt động đọc lập và tiến hành thảo luận theo nhóm. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh -? Yêu cầu HS nêu một số ví dụ về vật thể. -? Vật thể được tạo thành từ đâu? -? Vậy vật thể chia thành mấy loại? -? Vật thể được cấu tạo như thế nào? - Yêu cầu HS thảo luận làm bài tập sau: TT Tên gọi thông thường Vật thể Chất cấu tạo nên vật thể 1 Không khí 2 Aám nước 3 Hộp bút 4 Sách vở 5 Cây mía -? Vậy chất có ở đâu? - Nêu ví dụ về vật thể. Cấu tạo từ đâu.Và chia thành mấy loại. - Vật thể cấu tạo như thế nào. Thảo luận trả lời câu hỏi và làm bài tập. Vật thể Nhân tạo Tự nhiên - Cử đại diện trình bày, các nhóm góp ý bổ sung. - Trả lời cấu hỏi chất có ở đâu. c. Kết luận: - Vật thể chia thành hai dạng: Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẳn trong tự nhiên và vật thể nhân tạo do con người tạo ra. - Chất là vật liệu ban đầu cấu tạo nên vật thể. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất. 2. Hoạt động 2: Tính chất của chất. a. Yêu cầu: HS nắm được mỗi chất có những tính chất nhất định riêng biệt khác nhau đó là tính chất lí học và tính chất hoá học. Biết cách làm thế nào để biết tính chất của chất. b. Cách tiến hành: HS nghe thuyết trình, làm thí nghiệm và thảo luận theo nhóm. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV thông báo thuyết trình: mỗi chất đều có những tính chất nhất định khác nhau, đó là tính chất vật lí và tính chất hoá học. - GV thuyết trình: Vậy làm thế nào để biết tính chất của chất. - Yêu cầu HS tiến hành các thí nghiệm đơn giản và thảo luận để nắêm tính chất của muối ăn và sắt. Chất Cách thức tiến hành TN Tính chất của chất Sắt Quan sát Cho vào nước Cân đong đo thể tích Muối ăn Quan sát Cho vào nước Đốt - Yêu cầu HS trình bày và từ đó rút kết luận về tính chất của chất - Lắng nghe thuyết trình và ghi vào vở. - Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV để biết được tính chất của muối ăn và sắt, làm rõ mỗi chất có những tính chất nhất định khác nhau. - Thảo luận và rút ra kết luận về sự khác nhau về tính chất của các chất khác nhau. - Cử đại diện trính bày, các nhóm góp ý bổ sung. c. Kết luận: 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định a) Tính chất vật lí gồm: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính đãn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng … b) Tính chất hoá học: Chính là khả năng biến đổi từ chất này thành chất khác: ví dụ khả năng bị phân huỷ, tính cháy được… 2. Để biết được tính chất của chất : Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm… 3. Hoạt động 3: Việc hiểu biết T/c kcủa chất có lợi gì? a. Yêu cầu: HS năm được khi biết t/c của chất sẽ có những lợi ích gì. b. Cách tiến hành: Thảo luận theo nhóm. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - Tại sao chúng ta phải hiểu biết tính chất của chất. - Yêu cầu HS làm thí nghiệm phân biệt nước và cồn. - Hướng dẫn HS từng bước làm thí nghiệm: * So sánh về tính chất vật lí đã biết giữa cồn và nước. * So sánh tính cháy được của cồn và nước * Aùp dụng voà thí nghiệm - Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi. - Hs tiến hành làm TN theo hướng dẫn của GV làm rõ tại sao phải nắm tính chất của chất c. Kết luận: Việc nắm tính chất của chất giúp chúng ta: - Phân biệt chất này với chất kihác (nhận biết các chất). - Biết cách sử dụng chất. - biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất (Tiết 2) 4. Hoạt động 4: Chất tinh khiết là gì? a. Yêu cầu: HS năm được thế nào là hỗn hợp, thế nào là chất tinh khiết. b. Cách tiến hành: Hoạt đông theo nhóm thông qua thí nghiệm Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - Hướng dẫn HS quan sát chai nước khoáng, nước cất, nước tự nhiên. Yêu cầu HS đọc nhãn chai nước khoáng xem thành phần của nướp - Hướng dẫn HS tiến hành thực hành: Cô cạn các mẫu nước trên mặt kính đồng hồ trên ngọn lửa đèn cồn thu kết quả và giải thích hiện tượng thu được - A B C A: nước cất, B: nước khoáng, C: nước tự nhiên - Yêu cầu HS thảo luận về kết quả thí nghiệm. - GV thông báo nước cất là chất tinh khiết còn nước khoáng và nước tự nhiên là chất hỗn hợp. - Quan sát các mẫu nước, đọc thành phần của nước khoáng. - Tiến hành thí nghiệm. Thu kết quả và giải thích tại sao: * Đĩa A không có vết cặn. * Đĩa B có vết mờ. * Đĩa C có viết cặn nhiều - Vì nước cất không có lẫn các chất khác, còn nước klhoáng và nước tự nhiên thì có. Thảo luận chất tinh khiết và hỗn hợp là gì? - Cử đại diện trình bày, các nhóm góùp ý và bổ sung. c. Kết luận: Chất tinh khiết là chất không có lẫn các chất khác, có tính chất vật lí và hoá học nhất định. Còn chất hỗn hợp là chất có lẫn các chất khác, có tính chất thay đổi ( phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp). 5. Hoạt động 5: Làm thế nào tách chất ra khỏi hỗn hợp. a. Yêu cầu: HS nắm được muốn tách chất ra khỏi hỗn hợp phải dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất có trong hỗn hợp. b. Cách tiến hành: Thí nghiệm chứng minh và thảo luận theo nhóm. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - Nêu vấn đề tách muối ăn ra khỏi nước biển như thế nào? -? Để tách muối ăn ra khỏi nước chúng ta dựa vào đâu? -? Tính chất của muối khác nước ở những t/c nào? - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. -? Vậy để tách các chất ra khỏi hỗn hợp phải dựa vào đâu? - Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi. - Rút kết luận. - HS thảo luận về t/c của các chất có giống nhau hay không? - Tiến hành làm thí nghiệm. - Thảo luận cử đại diện trình bày, các nhóm góp ý bổ sung. c. Kết luận: Để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp, ta có thể dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của chúng. IV. Củng cố luyện tập: Yêu cầu học sinh giải các bài tập trong SGK. V. Hướng dẫn – dặn :Yêu cầu HS xem trước và chuẩn bị bài 2 “ Thực hành ” D. Rút kinh nghiệm: Tuần: 02. Ngày 21 tháng 09 năm 2007 Tiết: 04. Bài 03: THỰC HÀNH 01. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Qua thực hành khắc sâu các kiến thức đã học. 2. Kĩ năng: - Biết được các thao tác thí nghiệm đơn giản. - Nắm được các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. - Biết cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp. 3. Hành vi – Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận trong khi tiến hành thí nghiệm. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị bộ thí nghiệm đồng bộ, tranh ảnh. - Chuẩn bị cho học sinh làm quen với một psố đồ thí nghiệm đơn giản. 2 Học sinh: - Xem trước bài thí nghiệm. C. Hoạt động Thực hành: I. Ổn định: II. Kiểm tra: III. Bài giảng: 1. Hoạt động 1:Kiểm tra tình hình chuẩn bị của học sinh. a. Yêu cầu: HS nắm được mục tiêu của bài thực hành. b. Cách tiến hành: HS tiến hành tự kiểm tra. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Chuẩn bị nước, hỗn hợp muối ăn và cát) - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm và hoá chất cho từng thí nghiệm. c. Kết luận: 2. Hoạt động 2: Hướng đẫn các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. a. Yêu cầu: HS nắm được các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản. b. Cách tiến hành: Hoạt động thảo luận theo nhóm. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - Nêu mục tiêu của bài thực hành. Nêu các nguyên tắc làm thí nghiệm và yêu cầu HS giải thích các mnguyeen tắc làm việc trong phòng thí nghiệm. - Treo tranh giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản. Và các bước tiến hành một thí nghiệm hóa học - Yêu câu HS đọc và thảo luận các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. Cách sử dụng hóa chất. - Nghe và ghi các mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm vào vở. - Thảo luận về các nguyên tắc an toàn khi làm thí nghiệm. - Ghi cách sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm. c. Kết luận: Các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. - Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất. - Không đổ hóa chất này vào hóa chất khác (ngoài chỉ dẫn của GV) - Không đổ hóa chất còn thừa trở lại lọ, bình chứa ban đầu. - Không dùng hóa chất khi không biết rõ hóa chất đó là hóa chất gì. - Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất. 2. Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm. a. Yêu cầu: HS nắm được các thao tác làm thí nghiệm và tiến hành thành công các thí nghiệm. b. Cách tiến hành: Hoạt động theo nhóm. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - Hướng dẫn HS sinh các thao tác khi tiến hành thí nghiệm: * Đặt ống nghiệ chứa lưu huỳnh và parafin vào cống nước 250ml rồi đung sôi. * Đặt nhiệt kế vào và đo độ nóng chảy của lưu huỳnh và parafin rồi so sánh rút kết luận về độ nóng chảy của các chất khác nhau. * Khi nước sôi lưu huỳnh đã nóng chảy chưa ? - Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm 2. * Cho muối ăn và cát vào cốc thủy tinh và rót nước vào rồi quấy đều. * Gấp giấy lọc vào tiến hành lọc hỗn hợp nước muối và cát qua phễu thủy tinh. Nhận xét quá trình lọc dung dịch. * Sau đó cô cạn dung dịch muối ăn để thi muối kết tinh. * Tiến hành so sánh kết quả thu được với các chất ban đầu. 1. Thí nghiệm 1: Đo nhiệt nóng chảy của lưu huỳnh và Parafin. - Theo dõi thí nghiệm, ghi lại các hiện tượng quan sát được và giải thích hiện tượng xả ra. - Thảo luận về nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau. 2. Thí nghiệm 2: Tiến hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp. - Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra. - So sánh các hcaats thu được sau thí nghiệm và hỗn hợp ban đầu c. Kết luận: - Các chất khác nhau có tính chất vật lí và hóa học khác nhau, mỗi chất có tính chất riêng biệt nhất định. - Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học khác nhau của mỗi chất mà ta có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp. 3. Hoạt động 3: Bảng tường trình. a. Yêu cầu: Học sinh tiến hành làm bảng tường trình những thí nghiệm đã thực hiện theo mẫu. b. Cách tiến hành: Học sinh hoạt động độc lập. TT Mục đích thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Giải thích hiện tượng Kết quả thí nghiệm IV. Củng cố luyện tập: Yêu cầu học sinh giải các bài tập trong SGK. V. Hướng dẫn – dặn :Yêu cầu HS xem trước và chuẩn bị bài 4 “ Nguyên tử ” D. Rút kinh nghiệm: Tuần: 03. Ngày 24 tháng 09 năm 2007 Tiết: 05. Bài 04: NGUYÊN TỬ. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện, là nguyên liệu tạo ra mọi chất. Biết được sơ đồ cấu tạo nguyên tử. Biết được đặc điểm của electron. - HS biết hạt nhân được tạo bởi hạt proton, hạt nơtron và đặc điểm các loại hạt trên. Biết các nguyên tử cùng loại là các nguyên tử có cùng số proton. - HS biết trong nguyên tử số hạt electron bằng số hạt proton. Electron luôn chuyển động và xếp thành từng lớp, nhò đó mà các nguyên tử liên kết được với nhau. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vé cấu tạo nguyên tử, đọc số electron trong nguyên tử… 3. Hành vi – Thái độ: - Thấy rõ được tầm quan trong của hoá học trong đời sống và thêm yêu thích môn hoá học B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Máy chiếu, phim trong, bút dạ. Vẽ các tranh ảnh có liên quan. Phiếu học tập. 2 Học sinh: - Đọc trước bài mới, học bài cũ. C. Hoạt động Dạy – Học: I. Ổn định: II. Kiểm tra: III. Bài giảng: 1. Hoạt động 1:Nguyên tử là gì ? a. Yêu cầu: HS nắm được nguyên tử là gì? b. Cách tiến hành: Hoạt động độc lậïp và thảo luận theo nhóm. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - ? Nếu lấy mảnh sắt cứ cắt nhỏ, có khi nào không cắt nhỏ được không ? Lúc này có nhìn thấy được nữa không? - ? Lúc mà vật chất không bị chia nhỏ hơn được nữa gọi là hạt nguyên tử. Vậy hạt nguyên tử có đặc điểm gì đầu tiên? - Thuyết trình về nguyên tử. - ? Vậy nguyên tử là gì? Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi. - Thông báo đặc điểm của nguyên tử, của electron. - Hoạt động độc lập, suy nghĩ trả lời. - Thảo luận trả lời câu hỏi nguyên tử là gì. - Cử đại diện trình bày, các nhóm góùp ý bổ sung. c. Kết luận: - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện, đại diện cho nguyên tố hoá học và không bị chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học. - Nguyên tử gồm 1 hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm. - Hạt electron kí hiệu: e. Điện tích: -1. Khối lượng vô cùng nhỏ: 9,1095 .10-28gam. 2. Hoạt động 2: cấu tạo hạt nhân nguyên tử. a. Yêu cầu: HS nắm được hạt nhân nguyên tử có cấu tạo như thế nào. b. Cách thực hiện: Thuyết trình và hoạt động theo nhóm. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - Thuyết trình: hạt nhân nguyên tử được tạo bởi 2 loại hạt cơ bản đó là prôton và nơtron. - Hạt proton: kí hiệu: p. mang điện tích dương: +1. Khối lượng: 1,6726.10-24g. - Hạt nơtron: kí hiệu: n. Không mang điện có khối lượng: 1,6748.10-24g. - Giới thiệu khái niệm nguyên tử cùng loại. - ? Em có nhận xét gì về số e và n trong nguyên tử? - ? Nguyên tử trung hoà về điện nghĩa là gì? - ? So sánh khối lượng của p, n, và e. Khối lượng của nguyên tử tập trung tại đâu? - Khối lượng của e nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của n và p vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử. - Nghe thuyết trình và tự ghi bài: * Hạt proton: kí hiệu: p. mang điện tích dương: +1. Khối lượng: 1,6726.10-24g. * Hạt nơtron: kí hiệu: n. Không mang điện có khối lượng: 1,6748.10-24g. - Thảo luận về p số n và e trong nguyên tử. Khối lượng của nguyên tử. Cử đại diện trình bày. Các nhóm góp ý bổ sung. c. Kết luận: Cấu tạo của hạt nhân: gồm hạt cơ bản prôton và nơtron. * Hạt proton: kí hiệu: p. mang điện tích dương: +1. Khối lượng: 1,6726.10-24g. * Hạt nơtron: kí hiệu: n.Không mang điện có khối lượng:1,6748.10-24g. * Các nguyên tử có cùng psố prôton trong hạt nhân gọi là các nguyên tử cùng loại. * Vì nguyên htử luôn trung hoà về điện nên: số prôton = số electron. * Vì khối lượng của e nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của n và p vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử. mnguyên tử ≈ mhạt nhân. c. Hoạt động 3: Lớp vỏ electron. a. Yêu cầu: HS nắm được đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ electron. b. Cách tiến hành: Thuyết trình và hoạt động theo nhóm. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - Thuyết trình về lớp vỏ electron. Các electron di chuyển và chúng di chuyển như thế nào? Có theo trật tự nhất định không? - Lớp vỏ electron chia thành nhiều lớp, mỗi lớp có số electron nhất định. Nhờ đó mà các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Giới thiệu cấu hình electron 1s22s22p63s23p63de104s24p64d104f145s25p65d105f14…. 1s22s22p63s23p64s23d104p65s24d105p66s25d104f146p67s26d105f147p6 - Giới thiệu sơ đồ cấu tạo nguyên tử ôxi và cho HS làm một số bài tập cơ bản. Nguyên tử Số p Số e Số lớp e Số e lớp ngoài Hiđrô Magiê Nitơ Canxi - Nghe thuyết trình và ghi bài vào vở. - Nghe giới thiệu và thảo luận làm các bài tập cơ bản. IV. Củng cố luyện tập: Yêu cầu học sinh giải các bài tập trong SGK. V. Hướng dẫn – dặn :Yêu cầu HS xem trước và chuẩn bị bài 5 “ Nguyên tố hoá học ” D. Rút kinh nghiệm: Tuần: 03 + 04. Ngày 27 tháng 09 năm 2007 Ngày 01 tháng 10 năm 2007 Tiết: 06 +07. Bài 05: NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC . A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm được “Nguyên tố Hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số Proton trong hạt nhân”. - Biết được kí hệu hóa học là những chữ cái biễu diễm nguyên tố hóa học, mỗi kí hiệu chỉ một nguyên tử của nguyên tố. - Biết cách ghi và nhớ kí hiệu của một số nguyên tố hóa học thường gặp. - Biết về tỉ lệ thành phần trăm khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất. - Nguyên tử khối gì. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hoá học các nguyên tố. Tính nguyên tử khối các nguyên tố, khối lượng thật của các nguyên tử. 3. Hành vi – Thái độ: B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Máy chiếu, phim trong, bút dạ, tranh vẽ... 2 Học sinh: - Học kĩ bài nguyên tử. C. Hoạt động Dạy – Học: I. Ổn định:

File đính kèm:

  • docHOA HOC 8(1).doc
Giáo án liên quan