MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Thông qua cái nhìn sơ lược về nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cần thiết cho việc tìm hiểu sự định hình và phát triển của nền văn học dân gian và viết Việt Nam.
- Nắm được khái niệm cũng như thành tựu của hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết.
- Yêu cầu học sinh nắm vững bài học để phục vụ tốt cho những bài học sau.
265 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 2784 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1, 2: Đọc văn tổng quan các nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 04/ 9/ 2007
Tiết 1+2: Đọc văn
TỔNG QUAN CÁC NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Thông qua cái nhìn sơ lược về nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cần thiết cho việc tìm hiểu sự định hình và phát triển của nền văn học dân gian và viết Việt Nam.
- Nắm được khái niệm cũng như thành tựu của hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết.
- Yêu cầu học sinh nắm vững bài học để phục vụ tốt cho những bài học sau.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Giới thiệu bài mới:
Việt Nam với hàng ngàn năm văn hiến là một nước có sự phát triển mạnh và thu được nhiều thành tựu ở mọi mặt, đặc biệt ở lĩnh vực văn hoá, mà nòng cốt là văn học giữ một vai trò quan trọng song hành với lịch sử phát triển của đất nước. Quá trình phát triển đó đã gặt hái được những tinh hoa gì, hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các em rõ hơn.
BÀI GIẢNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc phần mở đầu Sgk
- Em cho biết nội dung phần vừa đọc?
- HS đọc phần I sgk
- Nền văn học Việt Nam bao gồm những bộ phận nào? Hãy trình bày những nét lớn của VHDG?
- Hãy trình bày khái quát những nội dung sgk đề cập?
- HS có thể lấy ví dụ chứng minh.
- Lịch sử văn học Việt Nam phát triển qua ba thời kì, hãy chứng minh bằng các tác phẩm đã học cho mỗi thời kì ấy?
- Ở giai đoạn này, xét về phương diện lịch sử có sự kiện gì đáng chú ý? Nó có tác động đến nền văn học không?
- HS đọc sgk.
- Em hãy nêu khái quát những nét đặc sắc ấy?
Tìm trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng năm trường hợp thành ngữ hay tục ngữ một cách tài tình?
A. Tìm hiểu chung
- Nền văn học dân tộc có sức sống bền bỉ và mãnh liệt.
- Nền văn học hình thành sớm, trải qua nhiều thử thách của lịch sử chống ngoại xâm.
- Văn học phát triển không ngừng.
- Nền văn học đa dân tộcphong phú, sáng tác của dân tộc Kinh tiêu biểu hơn cả.
I. Các bộ phận, thành phần của nền văn học Việt Nam
1.Văn học dân gian:
- Khái niệm: VHDG thuộc tổng thể văn hoá dân gian ra đời từ thời kì sơ khai và phát triển mạnh mẽ ở thời kì cận hiện đại bao gồm nhiều thể loại như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca thường do người bình dân sáng tác tập thể và truyền lại theo lối truyền miệng. Ở VN, nền văn học này có vị trí và vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc và chính nó đã có sự tác động to lớn tới sự hình thành và phát triển của văn học viết.
- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tập thể và thực hành.
2. Văn học viết:
- Chủ yếu do đội ngũ tri thức sáng tạo trong khoảng thế kỉ X (ghi bằng chữ Hán, sau này là chữ Nôm), đóng vai trò chủ đạo và thể hiện được những nét chính của diện mạo nền văn học dân tộc.
- Có hai thành phần văn học viết cùng tồn tại và phát triển song song với nhau là:
+ Văn học chữ Hán ra đời ngay từ khi có chữ viết (có văn học viết). Mặc dù được viết bằng chữ Hán nhưng nó là văn học của người Việt, vẫn đậm đà tính dân tộc (tuy vẫn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Hoa)
+ Văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn khi ý thức dân tộc và tinh thần nhân dân đã phát triển cao hơn ở tầng lớp tri thức. Nó trưởng thành nhanh chóng và gặt hái được nhiều thành công lớn.
+ Đến đầu thế kỉ XX, nền văn học VN chuyển dần sang sáng tác bằng Tiếng Việt và ghi lại bằng chữ cái La tinh (thường gọi là chữ Quốc ngữ).
+ Hệ thống thể loại: Từ TK X - TK XIX về văn học chữ Hán có văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi), thơ (cổ phong, Đường luật), văn biền ngẫu (phú, cáo, văn tế). Về văn học chữ Nôm có thơ (thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói), văn biền ngẫu.
3. Hai bộ phận VHDG và VH viết luôn có sự tác động qua lại.
II. Các thời kì phát triển của nền văn học
1. Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Văn học gắn với đấu tranh dựng nước và giữ nước.
- Chịu ảnh hưởng của hệ thống thi pháp trung đại, đặc biệt là từ văn học Trung Quốc.
- Tác giả, tác phẩm: Nam quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi, Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Thơ văn chữ Nôm phát triển mạnh: Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi, Bạch Vân quốc ngữ thi - Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Truyện Kiều - Nguyễn Du, Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu
2. Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945
- Thực dân Pháp khai thác thuộc địa ðsự thay đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội, đời sống văn hoá.
- Nhiều tầng lớp mới ra đời với nhu cầu mới về văn hoá, văn nghệ.
- Aûnh hưởng tư tưởng phương Tây.
- Nghề in, nghề xuất bản, báo chí, chữ quốc ngữ phổ biến.
- Hoạt động sáng tác, phê bình chuyên nghiệp.
ð Tạo điều kiện đưa nền văn học vào thời kì hiện đại.
3. Thời kì từ CMT8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX
¬ Từ 1945 – 1975
- Dân tộc phải đương đầu với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ ðvăn học làm nhiệm vụ ïtuyên truyền chiến đấu, giáo dục chính trị, ca ngợi người anh hùng trên mặt trận.
- Tác giả: Tố Hữu, Minh Huệ, Phạm Tiến Duật, Giang Nam, Nguyễn Trung Thành, Kim Lân
¬ Từ 1975 đến hết thế kỉ XX
- Sau đại hội VI (1986) văn học mở rộng đề tài: chống tiêu cực và quan niệm về con người toàn diện (công dân, đời tư, xã hội, tự nhiên, tinh thần)
- Văn học đổi mới về nội dung, nghệ thuật phản ánh quá trình đất nước đi lên con đường CNH, HĐH
III. Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam
1. Lòng yêu nước, tự hào dân tộc
- Yêu quê hương
- Gắn bó với phong tục cổ truyền
- Nét đẹp tính cách
- Tự hào về truyền thống dân tộc
- Yêu nước gắn với lòng nhân ái
- Yêu thiên nhiên
2. Người Việt Nam lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.
3. Tình cảm thẩm mĩ: hướng về những cái đẹp nhỏ. nhắn, xinh xắn, giản dị nhưng tinh tế, tài hoa.
4. Sẵn sàng tiếp thu tinh hoa nhân loại (có chọn lọc).
5. Nền văn học Việt Nam có sức dẻo dai, bền bỉ mãnh liệt.
6. Thể loại: phong phú, đa dạng.
B. Bài tập nâng cao
- Biết bao bướm lả ong lơi (ong bướm lả lơi)
- Mặt sao dày gió dạn sương (dạn dày gió sương)
- Thân sao bướm chán ong chường bấy thân (ong bướm chán chường)
E. DẶN DÒ – CỦNG CỐ
- Nắm vững bài học cũng như các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam.
- Tiết sau: Văn bản.
*********************************************************************
Ngày 8/ 9/ 2007
Tiết 3: Làm văn
VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nắm được khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- Nâng cao năng lực phân tích và tạo lập văn bản.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Khi tham gia vào hoạt động giao tiếp cần phải chú ý đến những yếu tố nào?
- Giới thiệu bài mới:
Đọc một bài thơ, có người cho đó là tác phẩm, có người cho đó là văn bản. Cuộc trò chuyện giữa hai người hoặc một người đọc báo cáo trước tập thể cũng được gọi là văn bản Vậy, văn bản là gì và nó có đặc điểm gì, chúng ta sẽ đọc- hiểu qua tiết học này.
BÀI GIẢNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc sgk
- Thế nào là văn bản?
- Muốn tạo ra văn bản người viết phải làm gì?
- GV cho HS thêm một số ví dụ về văn bản trong đời sống: văn bản trên bia đá, hoành phi, câu đối, bài thơ, tập thơ
- HS đọc sgk
- Văn bản có đặc điểm gì?
- Đặc điểm hoàn chỉnh về hình thức được biểu hiện như thế nào?
- Hãy trình bày đặc điểm này?
Tóm tắt văn bản Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử bằng dàn ý.
- GV hướng dẫn và nhận xét
I. Khái quát về văn bản
- Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, nói phải thành lời, viết phải thành bài, lời nói và bài viết đó là văn bản.
+ Văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm.
+ Do nhiều câu cấu tạo thành.
+ Độ dài ngắn khác nhau.
- Muốn tạo văn bản cần xác định:
+ Mục đích tạo văn bản.
+ Đối tượng tiếp nhận văn bản.
+ Nội dung thông tin.
+ Nói và viết như thế nào.
II. Đặc điểm của văn bản
1. Văn bản có tính thống nhất về đề tài, tư tưởng, tình cảm và mục đích
- Văn bản nào cũng nói và viết về một đề tài cụ thể. Các từ ngữ, câu văn, đoạn văn phải bám sát đề tài văn bản từ đầu đến cuối, liên kết chặt chẽ với nhau để làm rõ nội dung, tình cảm, mục đích của người thực hiện văn bản.
- Tư tưởng, tình cảm trong văn bản đã qui định cách chọn lựa từ ngữ, đặt câu làm cho văn bản có tính thống nhất.
- Văn bản nào cũng có tính mục đích, tác động vào người nghe, người đọc để đạt được yêu cầu đã xác định trước.
2. Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức
- Văn bản có bố cục rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài.
- Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Các đoạn văn được nối tiếp và hô ứng với nhau, có phương tiện liên kết phù hợp.
- Đòi hỏi dùng từ chính xác, sắp xếp các từ ngữ có nhịp điệu
3. Văn bản có tác giả
- Lá đơn, lời nói phải của một người cụ thể, bản báo cáo cũng phải có chức danh.
- Tác phẩm văn chương phải có tên tác giả, mang đậm dấu ấn của tác giả.
¬ Luyện tập
Đặt vấn đề
Giải quyết vấn đề
Kết thúc vấn đề
E. DẶN DÒ- CỦNG CỐ
- Nắm vững cách hiểu về văn bản, các đặc điểm, sự phân loại.
- Tiếât sau: Đọc văn Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)
*********************************************************************
Ngày 10/ 9/ 2007
Tiết 4: Đọc văn
PHÂN LOẠI VĂN BẢN THEO PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học ở THCS để nhận diện, phân tích và tạo lập các kiểu văn bản này.
- Thấy được sự kết hợp đan xen lẫn nhau giữa chúng trong một văn bản.
- Biết vận dụng những kiến thức về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt vào việc đọc văn và làm văn.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Ở THCS, các em dã học các kiểu văn bản và phương thức biể đạt nào?
Cho ví dụ cụ thể vài kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính trong văn bản đó
- Giới thiệu bài mới: Để phân loại văn bản, có nhiều tiêu chí để phân loại, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các cách phân loại ấy trong chương trình lớp 10. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt.
BÀI GIẢNG
HOẠT ĐÔÏNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bài 1 – Sgk 17, 18
- Câu a – Sgk 17
- Câu b – Sgk 18
Bài 2 – Sgk 18
- HS đọc đoạn 1 & 2, lần lượt trả lời câu hỏi.
Bài tập 3 – Sgk 19
- HS đọc và trả lời
I. Đọc - hiểu
1. Oân lại nội dung Tập làm văn ở THCS
- Miêu tả, tự sự, biểu cảm, điều hành, thuyết minh, lập luận.
Kiểu văn bản
Đặc điểm phuơng thức biểu đạt
Miêu tả
Tự sự
Biểu cảm
Điều hành
Thuyết minh
Lập luận
- Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh, làm cho những đối tượng được nói đến như hiện ra trước mắt người đọc.
- Trình bày một chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
- Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối ượng được nói tới.
- Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm truyền đạt lại những nội dung và yêu cầu của cẩp trên hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
- Trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm làm ró đặc điểm cơ bản của một số đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm.
2.
- Đoạn 1: kết hợp miêu tả và tự sự. Tự sự là chính nhưng nếu thiếu đoạn miêu tả khuôn mặt khắc khổ của lão Hạc thì đoạn sẽ thiếu sinh khí.
- Đoạn 2: kết hợp nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, giới thiệu, biểu cảm). Thuyết minh là chủ yếu, giới thiệu đặc sản hoa trái Nam bộ.
3. Văn bản 1: viết theo phương thức thuyết minh: giới thiệu cách thức làm bánh trôi nước, nguyên vật liệu, hình dáng.
- Văn bản 2: phương thức biểu cảm và miêu tả, biểu cảm là chủ yếu.
* So sánh:
- Giống nhau:
+ Cùng miêu tả một đối tượng: bánh trôi.
+ Miêu tả thực đối tượng.
* Khác nhau:
- Bánh trôi 1: nghĩa đen (nghĩa gốc)
- Bánh trôi: cái cớ để giãi bày phẩm chất của người phụ nữ (trắng trong, thơm thảo, tấm lòng son không phai nhạt dù trong hoàn cảnh thử thách)
E. DẶN DÒ- CỦNG CỐ
- Thực hành lại các bài tập.
- Tiết sau: Khái quát về văn học dân gian Việt Nam
**********************************************************************
Ngày 10/ 9/ 2007
Tiết 5+6:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản và khái niệm về các thể loại của VHDG.
- Hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của VHDG trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc.
- Biết vận dụng những tri thức trên để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về bộ phận văn học này.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
Nêu những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam? Cho những dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm ấy?
- Giới thiệu bài mới:
Tuổi thơ của mỗi chúng ta đã từng tắm mình trong những làn điệu dân ca, ca dao ngọt ngào; từng mơ màng trong thế giới kì diệu của truyện cổ tích Đó đều là những thể loại của văn học dân gian. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: Khái quát về văn học dân gian Việt Nam.
BÀI GIẢNG:
HOẠT ĐỌÂNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc sgk
- Phần 1 sgk trình bày nội dung gì?
- Tại sao nói VHDG là văn học của nhiều dân tộc?
- Nêu những giá trị cơ bản của VHDG?
- HS đọc sgk và trả lời
- HS đọc sgk phần 1 & 2
- VHDG còn gọi là văn học bình dân, văn học truyền miệng, cách gọi nào nêu được đặc trưng cơ bản nhất của bộ phận văn học này?
- GV chứng minh luận điểm này.
- HS đọc
- VHDG có những thể loại chính nào? (tên gọi, định nghĩa, ví dụ)
Quả bầu mẹ, Thần trụ trời
Đăm Săn, Khinh Dú, Đẻ đất đẻ nước
Thánh Gióng, Sơn Tinh- Thuỷ Tinh,Mị Châu- Trọng Thuỷ
Sọ Dừa, Tấm Cám
Thầy bói xem voi, Eách ngồi đáy giếng,
Thằng Bờm, Ba Giai- Tú Xuất
Trùng trục mà đứng giữa nhà
Đến khi đụng đến nó oà khóc lên
Vè con dao
LVT – KNNga, Truyện Kiều
Quan Aâm thị Kính, Lưu Bình – Dương Lễ, Kim Nham
Bài tập nâng cao – Sgk 27
I. VHDG trong tiến trình văn học dân tộc
1. VHDG là văn học của quần chúng lao động
- VHDG: là những sáng tác tập thể, truyền miệng, lưu truyền trong nhân dân. Tác giả là người lao động.
- Nội dung: VHDG gắn bó với đời sống, tư tưởng, tình cảm của quần chúng lao động đông đảo trong xã hội, là hình thức nghệ thuật tập thể thể hiện ý thức cộng đồng của các tầng lớp dân chúng.
2. VHDG là văn học của nhiều dân tộc
- Các dân tộc (54) đều có nền VHDG mang bản sắc riêng góp vào kho tàng VHDG chung.
+ Người Kinh: truyền thuyết, dân ca, ca dao,
+ Người Mường, Ê-đê: sử thi
+ Người Thái, Tày, H’Mông: truyện thơ
3. Một số giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam
- VHDG là cuốn “sách giáo khoa về cuộc sống”
+ Cuộc sống, lí tưởng xã hội, đạo đức.
+ Tri thức tự nhiên, xã hội.
- Góp phần hình thành nhân cách, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp.
- VHDG chứa đựng một kho tàng ngôn từ, những hình thức nghệ thuật, phương pháp xây dựng nhân vật, cốt truyện.
II. Một số đặc điểm cơ bản của VHDG Việt Nam
1. Tính truyền miệng và tính tập thể của VHDG
a. Truyền miệng
- Là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian.
- VHDG ra đời khi chưa có chữ viết.
- Khi có chữ viết, VHDG vẫn phát triển do:
+ Đại đa số nhân dân không cõ điều kiện học hành
+ Văn học viết không tái hiện được đầy đủ tư tưởng, tình cảm, thị hiếu, nguyện vọng của nhân dân.
+ Văn học viết không đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn học một cách trực tiếp.
b. Tập thể
- Có tác phẩm VHDG là công trình của tập thể.
- Có tác phẩm VHDG là sáng tác cá nhân à lưu truyềnà khó giữu được nguyên vẹnà tiếp nhận những yếu tố mới và thành sở hữu của tập thể.
* Do lưu truyền có tính tập thể và truyền miệng nên:
- Về phương diện hình thức: có nhiều dị bản.
- Về phương diện nội dung: quan tâm đến những gì là chung nhất cho cả cộng đồng, tiếng nói chung (hiện tượng môtip lặp đi lặp lại)
2. Về ngôn ngữ và nghệ thuật của VHDG
a. Ngôn ngữ của VHDG giản dị và mang nhiều đặc điểm của ngôn ngữ nói.
b. Cách nhận thức và phản ánh hiện thực một cách kì ảo.
III. Những thể loại chính của VHDG Việt Nam
* Thần thoại: Mang tính hoang đường, nhân vật thường là các vị thần, anh hùng phản ánh nhận thức và hình dung của con người về nguồn gốc thế giới và đời sống.
* Sử thi dân gian: Mang nội dung kể lại những sự kiện quan trọng trong cộng đồng thông qua lối văn tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, có hai thể loại chính là sử thi thần thoại và anh hùng.
* Truyền thuyết: Mang tính tưởng tượng, nội dung kể về các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử mang yếu tố không có thực, có 02 loại truyền thuyết là truyền thuyết lịch sử và tôn giáo.
* Cổ tích: Mang nội dung là những câu chuyện tưởng tượng mà nhân vật là các dũng sỹ, nhân vật bất hạnh, chàng ngốc có 03 loại truyện cổ tích là cổ tích về loại vật, thần kì và sinh hoạt.
* Ngụ ngôn: Mang nội dung nêu ên những bài học kinh nghiệm sống hoặc những bài học luận lí - triết lí có tính chất tưởng tượng, nhân vật chủ yếu là loài vật hoặc đồ vật.
* Truyện cười dân gian: Có dung lượng nhỏ, mang nội dung gây cười về các hiện tượng tiêu cực trong cuộc.
* Tục ngữ: Ngắn gọn, ghi lại những điều quan sát về thiên nhiên, con người, xã hội, kinh nghiệm sống, lời khuyên răn mang tính chất triết lí.
* Câu đố: Ngắn gọn, mang tính chất miêu tả sự vật bằng lời nói chệch đi.
* Ca dao - dân ca: Mang lời thơ và giai điệu nhạc, nội dung miêu tả tâm trạng, tư tưởng và tình cảm con người. Ca dao cũng có thể là lời nói xen vào.
* Vè: Bằng văn vần, nội dung bình luận những sự kiện có tính chất thời sự, lịch sử.
* Truyện thơ: Kể bằng thơ, có cốt truyện, tình tiết, nhân vật, có dung lượng lớn và sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình.
* Các thể loại sân khấu: Chèo, tuồng, cải lương là sự kết hợp kịch bản văn học với nghệ thuật diễn xuất của diễn viên.
* Bài tập nâng cao
- Nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật.
- Văn học tiếp tục khai thác giá trị nội dung và nghệ thuât của VHDG.
E. DẶN DÒ- CỦNG CỐ
- Nắm vững nội dung cơ bản của VHDG về vị trí, đặc điểm, thể loại.
- Tiết sau: Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
**********************************************************************
Ngày 15/ 9/ 2007
Tiếât 7: Làm văn
PHÂN LOẠI VĂN BẢN
THEO PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS: Nắm được cách phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ để vận dụng vào đọc – hiểu văn bản và làm văn.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
Trình bày những đặc điểm phương thức diễn đạt của kiểu văn bản miêu tả, tự sự, thuyết minh? Cho ví dụ cụ thể mỗi loại văn bản?
- Giới thiệu bài mới: Để phân loại văn bản, có nhiều tiêu chí để phân loại, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các cách phân loại ấy trong chương trình lớp 10. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu cách phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
BÀI GIẢNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc phần I sgk
- Phần I trình bày nội dung gì?
- Em hiểu thế nào là phong cách chức năng ngôn ngữ?
- Theo phong cách chức năng ngôn ngữ, văn bản chia làm mấy loại?
Bài tập 1 – sgk 29
- GV hướng dẫn, HS tự làm vào vở (phần ví dụ đã có trong phần bài học).
Bài tập 2 – sgk 29
Bài tập 3 – sgk 29
- GV yêu cầu HS viết và đọc đơn của mình.
Bài tập 4 – sgk 29
I. Tìm hiểu chung
1. Đặc điểm của văn bản
- Do mục đích, nội dung và nhân vật giao tiếp khác nhau nên văn bản đa dạng. Mỗi loại văn bản có đặc điểm riêng.
- Có nhiều cách phân loại văn bản theo những tiêu chí khác nhau: theo phương thức biểu đạt, thể thức cấu tạo, mức độ phức tạp về nội dung và hình thức, phong cách chức năng ngôn ngữ.
2. Thế nào là phong cách chức năng ngôn ngữ?
- Giao tiếp là chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ . Thích ứng với mỗi lĩnh vực và mục đích giao tiếp, ngôn ngữ tồn tại theo kiểu diễn đạt nhất định. Mỗi kiểu diễn đạt đó gọi là phong cách chức năng ngôn ngữ.
Theo phong cách chức năng ngôn ngữ, văn bản chia làm 6 loại:
- Văn bản theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt gọi là văn bản sinh hoạt (thư, nhật kí)
- Văn bản theo phong cách ngôn ngữ hành chính gọi là văn bản
- Văn bản theo phong cách ngôn ngữ gọi là văn bản hành chính (quyết định, biên bản)
- Văn bản theo phong cách ngôn ngữ khoa học gọi là văn bản khoa học (luận văn, sgk, giáo trình)
- Văn bản theo phong cách ngôn ngữ báo chí gọi là văn bản báo chí (bản tin, phóng sự)
-Văn bản theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật gọi là văn bản nghệ thuật (thơ, truyện)
II. Luyện tập
1.
Loại văn bản
Hoàn cảnh sử dụng
Ví dụ
2. - Sưu tầm văn bản
- Cấu tạo một văn bản hành chính, bắt buộc có:
+ Tiêu ngữ, quố
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 10 Nang cao tron bo.doc