Bài giảng Tiết 1. bài 1: tác phong của người Hà Nội

Giúp học sinh hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh.

- Rèn luyện tác phong thanh lịch văn minh trong sinh hoạt, giáo tiếp, học tập và trong lao động.

- Luôn có ‎ thức rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình, ngoài xã hội.

- Văn minh thanh lịch với thầy cô, bạn bè.

 

doc13 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5391 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1. bài 1: tác phong của người Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03.9.13 Ngày giảng: 06.9.13 Tiết 1. Bài 1: TÁC PHONG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI I.Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh. - Rèn luyện tác phong thanh lịch văn minh trong sinh hoạt, giáo tiếp, học tập và trong lao động. - Luôn có ‏‎ thức rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình, ngoài xã hội. - Văn minh thanh lịch với thầy cô, bạn bè. II.Phương tiện thực hiện: + Gv: SGK, SGV, TLTK, giáo án, tranh ảnh minh họa. + Hs: SGK, vở ghi. III.Cách thức tiến hành: Thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận. IV.Tiến trình bài dạy: A.Tổ chức: 8D B.Kiểm tra bài cũ: Không C.Bài mới: GV vào bài Hoạt động G&Hs Nội dung - GV đưa ra 1 bức tranh thể hiện hành vi có văn hóa ( hai học sinh nhặt rác bỏ vào thùng rác….) H. Nhận xét hành vi trong tranh. - GV thuyết trình: + Thế nào là tác phong thanh lịch văn minh + Tác phong thanh lịch văn minh của người Hà nội. - GV lấy ví dụ: Trong giao tiếp: Hai học sinh khi đi trên cầu thang, nhìn thấy thầy cô, các em đứng lại, cúi đầu lễ phếp chào thầy , rồi tránh sang 1 bên mời thầy cô đi. Ứng xử với thiên nhiên, môi trường: Một nhóm học sinh đang đi chơi trong công viên, bỗng các em nhìn thấy một vài bạn trai đang đùa nhau gần vườn hoa, một bạn trai chạy vào hái bông hoa ném bạn. Các bạn liền lại gần và nhắc nhở. H. Thế nào là tác phong thanh lịch văn minh? - GV kể những câu chuyện về con người HN vừa hiểu biết, hài hòa, vừa ân cần, tế nhị nhưng lại rất khiêm nhường và ham học hỏi,… VD: Bạn lớp trưởng lớp 9A, 8A…. - GV treo tranh về việc ngăn nắp trong học tập của HS,một căn phòng luộm thuộm, chăn không gấp, bàn học vứt sách vở bừa bãi. - NX tranh. H.Qua những bức tranh trên em rút ra bài học gì cho bản thân? - GV đưa ra lời khuyên: “ Trong sinh hoạt cá nhân, giữ nề nếp là một thói quen tốt. Chẳng hạn, đồ đạc dùng xong bao giờ cũng để vào đúng nơi quy định” - GV đưa tình huống: Đã đến giờ đi học mà bạn An vẫn chưa tìm thấy cuốn vở bài tập của mình đâu H. Em có nhận xét gì việc làm của bạn An? - HS đưa ra nhận xét - Nên làm như thế nào? Gv đưa ra tình huống: Thảo luận nhóm: N1,3,5 tình huống 1. N 2,4,6 tình huống 2 H. Nhóm em rút ra bài học gì qua tình huống trên? Ghi nội dung đã thảo luận ra nháp -> Nhóm trưởng báo cáo -> nhóm khác đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GVKL. TH1: Khi đến giờ trống tập trung xếp hàng, hết hồi trống, các bạn hs đã nhanh chóng tập trung thành hàng ngay ngắn trước sân trường , chỉ còn một nhóm bạn vừa ăn quà vừa lững thững đi phía sau, gây sự chú ‎ ý của rất nhiều bạn khác và đã bị bạn sao đỏ nhắc nhở. TH2: Trong giờ kiểm tra 15’ Toán, bạn Nam chưa đọc kĩ yêu cầu của bài, chưa đến 10’ bạn đã hãnh diện mang bài lên nộp mà không cần soát lại. Các bạn nhìn Nam đầy vẻ khâm phục. Nhưng kết quả không như bạn tưởng, bạn chỉ nhận được một con “Năm” to tướng. - GV hướng dẫn các em cách sắp xếp thời gian biểu sao cho hợp lí, khoa học.( trong ngày, trong tuần ….) - GV xác định cho hs hiểu rõ mục đích của việc học => phải biết coi trọng việc học và coi trọng thực học. Học hành phải chăm chỉ, sáng tạo, tự giác, nghiêm túc và tích cực - GV: “Hai bạn gái vừa đi xe đạp, vừa nói chuyện to, cười đùa ầm ĩ, nhiều người đi qua đều quay lại nhìn họ”. H.Em có nhận xét gì về tình huống trên? GVchốt: Cần chú trọng lời ăn tiếng nói, thái độ của bản thân khi giao tiếp, ứng xử, không nói to, cười to, biết tôn trọng, lắng nghe chia sẻ… . D.Củng cố: - GV khái quát bài học. - Thế nào là tác phong thanh lich,văn minh? - Tìm và liệt kê những biểu hiện nghiêm túc, tích cực trong học tập. E.HDHT ở nhà: - Học bài theo nội dung bài học vận dụng trong cuộc hàng ngày. - Đọc trước bài 2: Giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội. I.Tác phong thanh lịch, văn minh – nét đẹp của người Hà Nội: 1.Tác phong thanh lịch , văn minh: - Tác phong thanh lịch , văn minh: Là tác phong của con người có hành vi văn hóa, biết cách giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn, gây được thiện cảm với người khác. 2.Tác phong thanh lịch , văn minh của người Hà Nội: II. Rèn tác phong thanh lịch văn minh: 1.Trong sinh hoạt: gọn gàng, ngăn nắp Trong sinh hoạt cá nhân, giữ nề nếp là một thói quen tốt. Chẳng hạn, đồ đạc dùng xong bao giờ cũng để vào đúng nơi quy định 2.Trong đi đứng, hoạt động: nhanh nhẹn, tháo vát: - Người thanh lịch văn minh có tác phong nhanh nhẹ tháo vát trong việc đi lại và giải quyết công việc. Tất nhiên không phải là vội vàng hấp tấp, mà vẫn phải cẩn trọng. 3. Trong lao động: Khoa học, sáng tạo - Trong lao động, người thanh lịch văn minh thể hiện vừa nhanh nhạy, sáng tạo vừa chắc chắn hợp lí cho những việc khác nhau. 4.Trong học tập: Nghiêm túc, tích cực 5.Trong giao tiếp, ứng xử: cởi mở, lịch sự Tuần: 14 Ngày soạn: 07.11.12 Tiết: 2 Ngày giảng: 14.11.12 Bµi 2: GIAO TIẾP, ỨNG XỬ NGOÀI XÃ HỘI ( T1 ) I.Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh hiểu sự cần thiết của giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội - Rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử ngoài XH của HS - GD ý thức giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong cuộc sống. II.Phương tiện thực hiện: + Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. + Trò: SGK, vở ghi. III.Cách thức tiến hành: Thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại. IV.Tiến trình bài dạy: A.Tổ chức: 8D B.Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là tác phong thanh lich,văn minh? - Tìm và liệt kê những biểu hiện nghiêm túc, tích cực trong học tập?Trong học tập tác phong thanh lịch được thể hiện như thế nào? C.Bài mới: GV vào bài H.Giao tiếp, ứng xử có ý nghĩa như thế nào trong đời sống? H.Khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội cần chú ý điều gì? H.Cần rèn luyện những thói quen như thế nào khi giao tiếp ngoài xã hội? I. Sự cần thiết của giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội 1.Ý nghĩa của ứng xử, giao tiếp trong đời sống xã hội -Văn hóa giao tiếp thể hiện sự hiểu biết và năng lực của mỗi người - Rèn luyện thói quen giao tiếp tạo cho bản thân mỗi người sự linh hoạt, thích ứng trong thời đại mới 2. Một số yêu cầu cơ bản khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội - Trang phục chỉnh tề, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp - Tác phong đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, tế nhị, khiêm nhường - Thái độ, cử chỉ phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ 3. Rèn luyện một số thói quen khi giao tiếp ứng xử ngoài xã hội - Biết chào hỏi: theo tuổi tác, địa vị xã hội kết hợp với hình thức chào hỏi phù hợp. - Biết tự trọng và tôn trọng người khác - Biết lắng nghe, bày tỏ quan điểm - Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi - Biết thích ứng trong các hoàn cảnh khác nhau. D.Củng cố: - GV khái quát bài học. - Cần rèn luyện những thói quen như thế nào khi giao tiếp ngoài xã hội? E.HDHT ở nhà: - Nắm vững kiến thức đã học vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. - Học bài theo nội dung đã học. - Giờ sau học tiếp bài bài 2: Giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội. ************************************ Tuần: 15 Ngày soạn: 17.11.12 Tiết: 3 Ngày giảng: 21.11.12 Bµi 2: GIAO TIẾP, ỨNG XỬ NGOÀI XÃ HỘI ( T2 ) I.Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh hiểu sự cần thiết của giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội - Rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử ngoài XH của HS - GD ý thức giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong cuộc sống. II.Phương tiện thực hiện: + Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. + Trò: SGK, vở ghi. III.Cách thức tiến hành: Thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại. IV.Tiến trình bài dạy: A.Tổ chức: 8D B.Kiểm tra bài cũ: - Cần rèn luyện những thói quen như thế nào khi giao tiếp ngoài xã hội? C.Bài mới: GV vào bài H.Khi đến những nơi biểu diễn, rạp chiếu phim cần ứng xử như thế nào? H. Khi đến thư viện cần ứng xử như thế nào? H. Khi tham gia các hoạt động tập thể cần ứng xử như thế nào? H. Khi tham quan, dã ngoại cần ứng xử như thế nào? H. Khi đến công viên, vườn hoa cần ứng xử như thế nào? H. Khi đến siêu thị, cửa hàng cần ứng xử như thế nào? H. Khi đi dự tiệc, sinh nhật cần ứng xử như thế nào? H.? Khi đi dự đám cưới cần ứng xử như thế nào? H. Khi đi dự đám tang cần ứng xử như thế nào? H. Khi đến bệnh viện thăm người ốm cần ứng xử như thế nào? II. Giao tiếp, ứng xử thanh lịch văn minh ngoài xã hội 1. Giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động văn hóa a. Khi đến những nơi biểu diễn, rạp chiếu phim - Sử dụng trang phục chỉnh tề - Đến sớm hơn giờ khai mạc - Tôn trọng nội qui nơi đến - Khi xem, nên tập trung, không làm việc khác - Từ tốn, lịch sự khi xin chữ kí của diễn viên, có thái độ bình thản khi không hài lòng về buổi biểu diễn b. Đến thư viện - Trang phục gọn gàng, kín đáo, trật tự - Tuân thủ nghiêm túc nội qui - Xưng hô đúng mực với người quản lí thư viện - Bảo quản tài liện cẩn thận 2. Giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động tập thể a. Khi tham gia các hoạt động tập thể - Cần tham gia với tinh thần tự giác, ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân -Có tác phong nghiêm túc, đúng giờ, có sự sáng tạo b. Khi tham quan, dã ngoại - Tích cực tìm hiểu để mở rộng tri thức - Trang phục gọn gàng, sạch sẽ - Tư thế, tác phong thân mật - Biết giữ vệ sinh 3. Giao tiếp, ứng xử khi đến công viên, vườn hoa - Tôn trọng nội qui - Không xúc phạm, trêu ghẹo người khác - Không có hành vi thiểu văn hóa -Không vứt rác bừa bãi, bẻ cây… 4. Giao tiếp, ứng xử khi đến siêu thị, cửa hàng - Tuân thủ các qui định - Tôn trọng ngơpì bán hàng, lịch sự khi mua hàng - Không chen lấn, xô đẩy khi đông người - Không nặng lời, quăng quật, nói trống không khi trả giá 5. Giao tiếp, ứng xử trong một số hoàn cảnh đặc biệt a. Khi đi dự tiệc, sinh nhật - Ăn mặc phù hợp, đến đúng giờ - Thái độ vui vẻ, gần gũi trong bữ tiệc - Cảm ơn chủ nhà trước khi về b. Khi đi dự đám cưới - Trang phục phù hợp, thái độ vui tươi - Tránh sử dụng rượu, bia c. Khi đi dự đám tang - Chọn trang phục màu tối - Có cử chỉ nhẹ nhàng, nói năng từ tốn, không to tiếng - Khi vào viếng cần nghiêm trang, có thể giúp việc cho gia chủ d. Khi đến bệnh viện thăm người ốm - Chọn trang phục phù hợp - Không ở lại quá lâu, không đến vào giờ nghỉ trưa, quá khuya, nên chào hỏi người bệnh trong phòng. D.Củng cố: - Đọc tư liệu tham khảo “Sao phải cảm ơn” - GV khái quát bài học. E.HDHT ở nhà: - Nắm vững kiến thức đã học vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. - Học bài theo nội dung đã học. - Giờ sau học tiếp bài bài 3: Ứng xử với môi trường tự nhiên. ************************************ Tuần: 16 Ngày soạn: 22.11.12 Tiết: 4 Ngày giảng: 28.11.12 Bài 3: ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN I.Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh biết cách giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên của Hà Nội - Rèn kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên . - GD ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống. II.Phương tiện thực hiện: + Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. + Trò: SGK, vở ghi. III.Cách thức tiến hành: Thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại. IV.Tiến trình bài dạy: A.Tổ chức: 8D B.Kiểm tra bài cũ: - Khi tham gia các hoạt động tập thể cần ứng xử như thế nào? C.Bài mới: GV vào bài H. Môi trường tự nhiên có vai trò đối với cuộc sống của con người ntn? H.Thực trạng ô nhiễm do chất thải rắn ở Hà Nội ntn? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? H.Thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ntn? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? H.Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội ntn? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? H.Cần phải làm gì để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn? H.Cần phải làm gì để giữ gìn và bảo vệ môi trường không khí? H.Cần phải làm gì để giữ gìn và bảo vệ nguồn nước? H.Cần phải làm gì để xây dựng Hà Nội xanh- sạch- đẹp? I. Môi trường tự nhiên của Hà Nội 1. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của con người - Tạo không gian sống cho con người - Đem đến cho người dân đời sống văn hóa tinh thần, du lịch… 2. Thực trạng môi trường tự nhiên ở Hà Nội a. Ô nhiễm do chất thải rắn - Thực trạng: mỗi ngày có hàng ngàn tấn chất thải, trong đó chỉ thu gom được 85-90%, xử lí được 60% - Nguyên nhân: người dân thiếu ý thức, xử lí rác chưa triệt để. b. Ô nhiễm không khí - Thực trạng: nồng độ bụi,khí độc ngày càng tăng. -Nguyên nhân: do khí thải, âm thanh, bụi bẩn… c. Ô nhiễm nguồn nước - Môi trường nước mặt, nguồn nước ngầm ô nhiễm nặng nề do áen, chì, kim loại nặng. - Nguyên nhân: nước thải xả ra sông không qua xử lí, các chất hữu cơ,vô cơ… hòa trong nước II. Giữ gìn bảo vệ môi trường tự nhiên của Hà Nội 1. Giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên a. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn - Cần thu gom, phân loại, xử lí rác hợp lí - Giảm sử dụng bao bì ni lông b. Để giữ gìn và bảo vệ môi trường không khí - Có ý thức bảo vệ, tăng diện tích trồng cây xanh - Sử dụng phương tiện giao thông công cộng c. Để giữ gìn và bảo vệ nguồn nước - Không lấn chiếm lòng sông - Tiết kiệm nước 2. Xây dựng Hà Nội xanh- sạch- đẹp a. Để Hà Nội xanh hơn - Bảo vệ không gian xanh của thành phố - Làm xanh hóa không gian sống - Ngăn cấm các biểu hiện tàn phá cây xanh b. Để Hà Nội sạch hơn - Sống ngăn nắp, đổ rác đúng lúc, đúng chỗ -Bảo vệ môi trường nước, không khí - Phê phán nếp sống tùy tiện c. Để Hà Nội đẹp hơn - Cần có tình yêu với thủ đô - Biết làm đẹp cảnh quan, tuyên truyền cách bảo vệ môi trường D.Củng cố: - Đọc tư liêu tham khảo “ Hồ Gươm – “viên ngọc” lục thủy giữa lòng Hà Nội” - GV khái quát bài học. E.HDHT ở nhà: - Nắm vững kiến thức đã học vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. - Học bài theo nội dung đã học. - Giờ sau học tiếp bài bài 4: Ứng xử kkhi tham gia giao thông. Tuần: 17 Ngày soạn: 01.12.12 Tiết: 5 Ngày giảng: 05.12.12 Bài 4: ỨNG XỬ KHI THAM GIA GIAO THÔNG I.Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh hiểu và thực hiện văn hóa giao thông của thủ đô Hà Nội - Rèn kĩ năng tìm hiểu về văn hóa giao thông. - GD ý thức thực hiện văn hóa giao thông trong cuộc sống. II.Phương tiện thực hiện: + Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. + Trò: SGK, vở ghi. III.Cách thức tiến hành: Thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại. IV.Tiến trình bài dạy: A.Tổ chức: 8D B.Kiểm tra bài cũ: - Bản thân em đã làm gì để bảo vệ môi trường sống tại xóm , làng, và trường học? - Cần phải làm gì để xây dựng Hà Nội xanh- sạch- đẹp? C.Bài mới: GV vào bài - HS đọc phần I H.Để nâng cao nhận thức khi tham gia giao thông ta phải làm ntn? H.Khi đi bộ ta phải ứng xử như thế nào? H. Khi điều khiển, khi ngồi trên xe đạp ta phải ứng xử như thế nào? H. Trên phương tiện công cộng ta phải ứng xử như thế nào? H. Khi gặp tình huống đặc biệt ta phải ứng xử như thế nào? I. Văn hóa giao thông của thủ đô Hà Nội - Mạng lưới giao thông ở Hà Nội đa dạng, phong phú - Bên cạnh đa số người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh luật thì còn một số người thiếu ý thức, thiếu văn hóa II. Thực hiện văn hóa giao thông 1. Nâng cao nhận thức khi tham gia giao thông - Học để hiểu biết về các qui định về pháp luật - Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng - Có ý thức tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt qui định của pháp luật 2. Ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông a. Khi đi bộ - Đi bộ trên vỉa hè, đi sát mép đường bên tay phải - Tuân thủ đèn giao thông và các chỉ dẫn - Không vượt dải phân cách, sang đường ở nơi có vạch ngang dành cho người đi bộ - Không cởi trần, mặc quần đùi, mặc áo may ô ra đường… b. Khi điều khiển, khi ngồi trên xe đạp - Đi đúng phần đường của mình - Không đi dàn ngang, không buông cả hai tay… - Không phóng nhanh, vượt ẩu, hò hét, đuổi nhau.. - Không trở hàng hóa cồng kềnh - Không sử dụng còi, đèn tự chế gây mất trật tự giao thông c. Trên phương tiện công cộng - Tuân thủ các qui định ở bến tàu xe - Tự giác nhường ghế cho người già, tre em, phụ nữ mang thai… - Không xả rác bừa bãi, không gây ồn ào trên xe d. Khi gặp tình huống đặc biệt * Gặp trường hợp ùn tắc - Đi đúng làn đường, tuân thủ đèn giao thông… - Tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn của người tham gia giao thông - Bình tĩnh, kiên nhẫn, không nói lời thô tục *Gặp tai nạn giao thông - Giữ nguyên hiện trường - Giúp đỡ người bị nạn - Không túm lại vì hiếu kì D.Củng cố: - Đọc tư liệu tham khảo “Học sinh thể hiện “phong cách ứng xử đẹp” với giao thông” - GV khái quát bài học. E.HDHT ở nhà: - Nắm vững kiến thức đã học vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. - Học bài theo nội dung đã học. - Giờ sau học tiếp bài bài 5: Ứng xử với các di tích, danh thắng. ************************************ Tuần: 18 Ngày soạn: 08.12.12 Tiết: 6 Ngày giảng: 12.12.12 Bài 5: ỨNG XỬ VỚI CÁC DI TÍCH, DANH THẮNG I.Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của các di tích thắng cảnh ở Hà Nội và cách ứng xử với chúng - Rèn kĩ năng ứng xử thanh lịch văn minh với các di tích, danh thắng - GD ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa và các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. II.Phương tiện thực hiện: + Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. + Trò: SGK, vở ghi. III.Cách thức tiến hành: Thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại. IV.Tiến trình bài dạy: A.Tổ chức: 8D B.Kiểm tra bài cũ: - Bản thân em đã làm gì để bảo vệ môi trường sống tại xóm , làng, và trường học? - Cần phải làm gì để xây dựng Hà Nội xanh- sạch- đẹp? C.Bài mới: GV vào bài H.Di tích lịch sử là gì, ở Hà Nội có các loại di tích lịch sử nào? H. Các danh thắng là gì, ở Hà Nội có các danh thắng có nguồn gốc từ đâu? H. Di tích, danh thắng có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của con người H. Tìm hiểu giá trị của các di tích, danh thắng bằng những cách nào? H.Cần trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các di tích, danh thắng ntn? I. Các di tích, danh thắng và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của người Hà Nội 1. Các di tích lịch sử - Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm, các di vật…thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Hà Nội là nơi có mật độ các di tích lớn, có di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa 2. Các danh thắng - Danh thắng là cảnh quan thiên nhiên hay vùng đất có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học - Ra đời bởi những điều kiện tự nhiên đặc trưng gắn với những câu chuyện huyền thoại. 3. Di tích, danh thắng trong đời sống tinh thần của con người - Những di tích, danh thắng góp phần làm phong phú đời sống tinh thần người dân đất kinh kì - Di tích, danh thắng là nơi người dân thể hiện lòng tôn kính với các vị thần thánh - Thể hiện bề dày văn hóa đa dạng, độc đáo II. Ứng xử thanh lịch văn minh với các di tích, danh thắng 1. Có ý thức tìm hiểu giá trị của các di tích, danh thắng - Tìm hiểu trong những giờ học lịch sử, địa lí… - Tìm hiểu thông qua các hoạt động giao tiếp với những nhân chứng lịch sử - Tham quan, học tập ở các bảo tàng, di tích, thắng cảnh, mua tài liệu để đọc… - Xem hoặc tham gia những sân chơi để tìm hiểu về truyền thống lịch sử 2. Trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các di tích, danh thắng - Trang phục kín đáo, phù hợp - Nói năng nhẹ nhàng, có văn hóa - Không xâm hại đến di tích, thắng cảnh - Tránh những thói quen không tốt, mê tín - Cần biết quảng bá, giới thiệu cho mọi người biết ý nghĩa lịch sử của những danh lam thắng cảnh của địa phương mình. D.Củng cố: - Đọc tư liệu tham khảo “ Chùa Hương – Nam thiên đệ nhất động” - GV khái quát bài học. E.HDHT ở nhà: - Nắm vững kiến thức đã học vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. - Học bài theo nội dung đã học.

File đính kèm:

  • docGD nep song thanh lich van minh lop 8.doc
Giáo án liên quan