Bài giảng Tiết 1- Bài 1 tuần học mở đầu môn hoá học

a. Kiến thức

- Học sinh biết được hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chất .

b.Thái độ

- Thấy được vai trò quan trọng của môn hoá học , biết cách học bộ môn này để áp dụng tốt vào thực tiễn .

II. Chuẩn bị .

- 3 thí nghiệm gồm : 4 ống nghiệm , ống hút ,kẹp ,dd CuSO4 ,dd HCl ,Zn , NaOH

 

doc61 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1- Bài 1 tuần học mở đầu môn hoá học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1- Bài 1 Mở đầu môn hoá học Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 8A 8B I. Mục tiêu : a. Kiến thức - Học sinh biết được hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chất . b.Thái độ - Thấy được vai trò quan trọng của môn hoá học , biết cách học bộ môn này để áp dụng tốt vào thực tiễn . II. Chuẩn bị . - 3 thí nghiệm gồm : 4 ống nghiệm , ống hút ,kẹp ,dd CuSO4 ,dd HCl ,Zn , NaOH III. Hoạt động dạy học . Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức GV. Trình bày các TN , đồng thời giới thiệu dụng cụ hoá chất . HS theo dõi , ghi lại các hiện tượng trong các TN . H. Cho biết hiện tượng xảy ra ở mỗi TN ? HS . TN1 tạo chất mới không tan . TN2 tạo chất khí thoát lên . GV. Đặt vấn đề tại sao lại có các hiện tượng như vậy , liệu có biết trước được không ? Muốn vậy phải tìm hiểu và học tốt môn hoá học . H. Theo em hoá học là gì ? HS . Là môn học tìm hiểu về các chất . GV cho học sinh đọc , thảo luận và trả lời các câu hỏi theo từng nhóm . H. Hoá học có những vai trò quan trọng nào ? HS. Trả lời theo nhóm , giáo viên tổng hợp lại . HS. Tìm hiểu trong SGK . Sau đó trả lời , GV bổ sung . GV. Hướng dẫn HS thực hiện ntn để học tốt môn hoá học ? I. Hoá học là gì ? 1.Thí nghiệm . a.TN1. dd CuSO4 + dd NaOH b.TN2 . dd HCl + Zn 2.Quan sát . - Tạo chất mới không tan màu xanh - Có bọt khí thoát ra ,viên kẽm tan dần 3.Nhận xét . (SGK) II. Hoá học có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta ? 1.Trả lời câu hỏi 2.Nhận xét 3.Kết luận Hoá học có vai trò cực kì quan trọng trong thực tế . III. Các em cần làm gì để học tốt môn hoá học ? 1.Khi học môn hoá cần thực hiện các hoạt động sau . - Thu thập , tìm kiếm kiến thức . - Xử lí các thông tin . -Vận dụng các kiến thức vào thực tiễn . - Ghi nhớ nội dung cơ bản của bài học . 2.Phương pháp học môn hoá như thế nào - Biết làm TN , quan sát , giải thích - Say mê , yêu thích môn học . - Ghi nhớ chọn lọc kiến thức . - Đọc thêm tài liệu liên quan . 4. Củng cố - Hoá học là gì ? Làm thế nào để học tốt môn hoá học ? 5. Về nhà - Học nội dung ghi nhớ SGK . - Chuẩn bị một số đồ vật xung quanh để mang đến lớp tiết sau . ----------------------------------------------------------------- Chương I . Chất – Nguyên tử – Phân tử Tiết 2 - Bài 2 Chất Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 8A 8B I. Mục tiêu : a.Kiến thức - HS phân biệt được vật thể TN , NT . Vật liệu và các chất . - Biết các vật thể tạo ra từ chất , ở đâu có chất ở đó có vật thể . b.Kĩ năng - Bước đầu hình thành tư duy về các chất,mối liên hệ chất với các thành phần tạo nên chất. c.Thái độ: - Bước đầu hình thành quan điểm duy vật về vật chất xung quanh. II. Chuẩn bị . - Bảng phụ , nước , dd PP , dd NaOH , ống hút , khay , cốc . III. Hoạt động dạy học . 1. Kiểm tra bài cũ . + HH là gì ? Vai trò ? VD + Để học tốt môn hoá học em cần làm gì ? 2. Bài mới . ĐVĐ: Sau bài học trứơc các em đã thấy được vai trò và đối tượng của bộ môn hoá học đó chính là các chất . Tiết hôm nay chung ta sẽ đi tìm hiểu bước đầu về chất. Đó là nội dung chính của chương I Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức H. Hãy kể tên một số vật thể xung quanh em ? HS. Đưa ra một số vật thể . H. Những vật thể này có nguồn gốc từ đâu ? HS. Từ TN, NT H. Cho VD về một số vật thể tự nhiên , nhân tạo ? HS. Lấy VD sau đó các nhóm hoàn thành bảng sau : TT Tên thông dụng VTTN VTNT Chất tạo ra VT 1 Âm nước 2 Xẻng 3 Nước biển 4 Chuông đồng 5 Sách 6 Không khí H.Qua bảng cho biết , chất có ở đâu ? HS. Chất có trong vật thể . H.Các vật thể trong bảng có hoàn toàn giống nhau không ? Tại sao ? HS. Không hoàn toàn giống vì chúng được tạo nên từ các chất khác nhau . GV. Vật thể khác nhau là do chất tạo nên nó có các tính chất khác nhau . Vậy làm ntn để xác định được tính chất của chất -> II GV.Cho HS đọc từ “ Trạng thái -> t/c hoá học ’’. HS. Đọc nội dung trong SGK. H. Mỗi chất đều gồm có các t/c cơ bản nào ? HS. Gồm t/c vật lí và t/c hoá học . H. Những đặc điểm nào được coi là t/c vật lí , hoá học ? HS. Đưa ra các đấu hiệu , GV nhận xét H. Làm thế nào để xđ được các t/c đó ? HS. Biết quan sát , làm TN ... H. Việc tìm hiểu t/c của mỗi chất có td ntn ? GV. Dẫn dắt HS vào 3 vấn đề : Pbiệt chất Sdụng hợp lí các chất Ưng dụng I . Chất có ở đâu ? Chất có trong vật thể , ở đâu có vật thể ở đó có chất . II. Tính chất của chất . 1. Mỗi chất đều có tính chất riêng . + Mỗi chất có 2 t/c là t/c vật lí và t/c hoá học . * Cách xác định . Quan sát . Dùng dụng cụ đo . Làm thí nghiệm . 2.Việc tìm hiểu tính chất của chất có vai trò gì ? + Phân biệt được các chất . + Biết sử dụng hợp lí các chất . + Ưng dụng vào thực tiễn cho phù hợp . 4. Củng cố . Sau khi hoàn thành toàn bài: *Cho biết kết luận nào đúng,kết luận nào sai: 1.ở đâu có vật thể ở đó có chất và ngược lại Ê 2.Mọi chất đều có các tính chất giống nhau Ê 3.Không khí trong lành là một chất tinh khiết Ê 4.Để xác định các tính chất của chất thì chỉ cần tiến hành các thí nghiệmÊ 5.Con người là vật thể nhân tạoÊ 5. Về nhà . - Học thuộc các khái niệm đã học - Làm BT 1,2,3-> 8 ------------------------------------------------------------ Tiết3- CHấT (Tiếp) Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 8A 8B I. Mục tiêu: a.Kiến thức HS hiểu được chất tinh khiết và hh. Thông qua các TN tự làm, HS biết được chất tinh khiết có những t/c nhất định, còn hh thì ko có t/c nhất định b.Kĩ năng Biết dựa vào t/c khác nhau của các chất có trong hh để tách riêng mỗi chất ra khỏi hh c.Thái độ: HS tiếp tục được làm quen với một số dụng cụ TN và tiếp tục được rèn luyện một số thao tác TN đơn giản II. Chuẩn bị: - Muối ăn , nước cất, nước tự nhiên - Bộ d/cụ chưng cất nước tự nhiên , đèn cồn, kiềng sắt, cốc tt, nhiệt kế, tấm kính kep. gỗ, đũa tt, ống hút C. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ . - Làm thế nàp để biết được t/c của chất? Việc hiểu b iết t/c của chất có lợi gì ? 2. Bài mới . Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức HS làm TN cô cạn một giọt nước cất, nước tự nhiên, nước khoáng N/x hiện tượng GV giới thiệu cách chưng cất nước tự nhiênđ Nước cất HS lấy 5 VD hh và 1 VD chất tinh khiết III. Chất tinh khiết 1. Chất tinh khiết và hh Chất tinh khiết hỗn hợp - T/phần: Chỉ gồm một chất(Ko lẫn chất nào khác ) - T/chất: Có t/c vật lí và hh nhất định - Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau - Có t/c thay đổi(Phụ thuộc vào thành phần của hh GV ? Muốn tách được muối ra khỏi nước biển hoạc nước muối ta làm t/nào HS làm TN theo nhóm ? Làm t/n để tách được đường tinh khiết ra khỏi hh đường kính và cát => ? Hãy cho biết nguyên tắc để tách riêng một chất ra khỏi hh GV: Từ các ví dụ tách nước tinh khiết ra khỏi nước tự nhiên Tách sạn cát lẫn trong dd muối Tách nước, dầu ăn ra khỏi hỗn hợp Tách muối ăn ra khỏi nước biển => Giúp HS biết các phương pháp tách 2. Tách chất ra khỏi hh Để tách riêng một chất ra khỏi hh ta có thể dựa vào sự khác nhau về t/c vật lí Các phương pháp tách: + Chưng cất + Gạn lọc + Chiết + Cô cạn 3. Củng cố : 5p - HS nhắc lại trọng tâm của bài + Chất tinh khiết và hh có t/p và t/c khác nhau ntn? + Nguyên tắc để tách riêng một chất ra khỏi hh? 5. Bài tập : - Bài 7,8 SGK Chuẩn bị : Chậu nước, hh cát và muối ăn Xem trước nội dung bài thực hành, chuẩn bị bản tường trình thí nghiệm theo mẫu (Ghi trước nội dung cách tiến hành thí nghiệm vào bản tường trình) TT Mục đích thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng quan sát được Ghi chú Tiết 4- Bài 3 Bài thực hành số 1 Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 8A 8B I. Mục tiêu a.Kiến thức - HS khẳng định ,khắc sâu một số khái niệm đã học. b.Kĩ năng - Nắm được các qui tắc , an toàn trong TN ,sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm - So sánh t0 nc của một số chất từ đó định hướng trong việc tách chất . c.Thái độ - Có ý thức bảo vệ,sử dụng hợp lí các thiết bị,chất thí nghiệm,vệ sinh,an toàn trong và sau làm thí nghiệm. II. Chuẩn bị - Ông nghiệm , kẹp , phễu , đèn cồn , đũa TT , giấy lọc , nhiệt kế . - S , Farafin , muối , nước , cát . III. Nội dung Các bài truớc chúng ta đã tìm hiểu một số khái niệm về chất,cách tiến hành để tách các chất dựa vào tính chất vật lí.Bài hôm nay các em sẽ tiến hành các thí nghiệm để khẳng định lại một lần nữa việc tách các chất ra khỏi hỗn hợp là dựa vào các tính chất đặc trưng. Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức GV. Giới thiệu cho HS một số dụng cụ , td của nó trong TN - Cách sd an toàn . HS. Theo dõi , quan sát . GV. Biểu diễn TN . H. So sánh tonc của 2 chất ? HS. Khi Farafin nc thì S chưa thay đổi . GV. Treo bảng hướng dẫn TN. - Lưu ý một số thao tác - Các nhóm làm TN theo hướng dẫn . H .Giải thích từng công đoạn thực hiện thí nghiệm ? HS. - Lọc được cát là do cát không tan trong nước . - Tách được muối , nước là do chúng có tosôi khác nhau . H. Hãy giải thích bản chất của các giai đoạn làm muối ? HS. Dựa vào thí nghiệm vừa làm để giải thích . 1.Một số qui tắc an toàn trong PTN 2.Tiến hành thí nghiệm . Thí nghiệm 1. Theo dõi sự nóng chảy của S , Farafin . KL: tonc (S) > tonc (Farafin) Thí nghiệm 2. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp của nó với cát . 4. Củng cố - Nêu cách tách bột nhôm , sắt , gỗ ra khỏi hỗn hợp 3 chất ? -Tách đường , lưu huỳnh ra khỏi nhau . 5. Về nhà - Làm bản tường trình thực hành . - Trả lời 2 câu hỏi cuối bài . - Mẫu bản tường trình : Họ và tên:................................ Lớp ....... Bản tường trình thực hành Bài: ...................................................................... TT Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích hiện tượng Kết luận 1. 2. --------------------------------------------------------- Tiết 5 – Bài 4 Nguyên tử Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 8A 8B I. Mục tiêu a.Kiến thức - Biết được NT là gì ? Thấy rõ NT gồm hạt nhân mang điện (+) vỏ là e mang điện (- ) - Hạt nhân gồm p và n . Xác định lớp e , số e ngoài , p = e , hiểu được tại sao m nt mhạt nhân . - NT tạo nên chất b.Kĩ năng - HS biết xác định số e,p,n từ cấu tạo của một nguyên tử,phát hiện ra cấu tạo nào đúng ,sai. II. Chuẩn bị - Bảng phụ vẽ cấu tạo của một số nguyên tử. III. Hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ +Cho biết các chất có những tính chất cơ bản nào?Làm thế nào để xác định tính chất của chất? +Thế nào là chất tinh khiết,hỗn hợp?Nước khoáng thuộc loại chất tinh khiết hay hỗn hợp? 2.Bài mới Các vật thể là do các chất hoá học tạo nên.Vậy yếu tố nào tạo lên chất,đặc điểm cấu tạo của nó như thế nào?Để trả lời câu hỏi này chúng ta lần lượt đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức GV.Các chất đều tạo bởi những hạt vô cùng nhỏ , trung hoà điện . Người ta gọi đó là NT . H. NTử là gì ? GV. Khẳng định có vô số chất nhưng chỉ có 113 loại NT khác nhau - Cho HS làm bẳng sau : Mục tiêu n/c Đường kính NT Thành phần NT Nguyên tử HS sau khi hoàn thành bảng tự đưa ra cấu tạo NT. H. Nhận xét khối lượng e ? HS. Vô cùng nhỏ bé . H. Hạt nhân NT gồm những tp nào ? H. Kí hiệu , điện tích , khối lượng từng loại ? H. Theo ĐN nguyên tử thì số p, e quan hệ ntn ? HS. Do trung hoà điện nên p = e H. So sánh mp , me , mn ? GV.Vì me quá nhỏ nên KLNT có thể coi bằng KL hạt nhân . GV. Hướng dẫn HS vẽ cấu tạo NT . Từ đó tìm các giá trị p,n,e . H. Các e chuyển động và sắp xếp ntn? HS.Chuyển động quanh hạt nhân , thành từng lớp . 1.Nguyên tử là gì ? Là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện. *Cấu tạo : gồm 2phần Hạt nhân mang điện (+) Vỏ tạo bởi e mang điện (-) VD. nguyên tử Hiđrô. 1 ->Elêctron Hạt nhân Trong đó Electron : Kí hiệu e Điện tích (-) m e = 9.10- 28 gam 2.Hạt nhân nguyên tử . Gồm Prôton và Nơtơrôn . a.Prôton . - Kí hiệu p - Điện tích (+) - m p = 1,6.10- 24 gam b. Nơtoron - Kí hiệu n - Điện tích : Không mang điện - mn = 1,6.10 – 24 gam Số p = Số e và mNT m Hạt nhân 3.Lớp Electron . + Các e chuyển động quanh hạt nhân tạo ra các lớp e . Mỗi lớp có một số e nhất định . 4. Củng cố -Mỗi loại NT khác nhau có số p khác nhau . Nên p là đặc trưng cho mỗi loại NT. - GV cho HS tìm ra các lỗi sai trong một số sơ đồ cấu tạo NT . - Hoàn thành bảng sau : Tên NT Số p Số e Số lớp e Số e lớp ngoài 13 3 6 7 5. Về nhà - Làm BT cuối bài . Đọc bài nguyên tố . --------------------------------------------------------------------- Tiết 6 Bài 5 Nguyên tố hoá học Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 8A 8B I. Mục tiêu a.Kiến thức - Hiểu được thế nào là nguyên tố , p là đặc trưng cho mỗi nguyên tố . - Biết cách viết KHHH của N. Tố , biểu diễn số lượng ng.tử của ng.tố nào đó . b.Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng viết CTHH . Mỗi KHHH là chỉ một ng.tử của nguyên tố đó. II. Chuẩn bị - Bảng phụ . III. Hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ Thế nào là NT ? Cấu tạo của NT ? 2. Bài mới Bài học trước chúng ta đã biết chất là do các hạt vô cùng nhỏ bé tạo nên và hoá học gọi đó là các nguyên tử.Các nguyên tử được đặc trưng bởi số p.Để nói có vô số các nguyên tử cùng loại với nhau nhười ta đưa ra khái niệm về nguyên tố hoá học.Vậy nguyên tố hoá học được hiểu và biểu diến như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Tg Hoạt động của GV và HS . Nội dung kiến thức GV. Đưa ra VD . 1(g) H2O có 3 vạn tỉ N.tử O –> Ntố O ..//.....//........6....//.........//...H....//.......H - Để nói số ng.tử loại này , loại kia . Chỉ cần nói ng. tố này , nguyên tố kia. H.Theo em cách nói trên đã thuận tiện chưa?Cụ thể ? HS.Cách nói trên còn dài ,trình bày nhiều. GV.Khi muốn nói về vô số các nguyên tử loại này ,các nguyên tử loại kia người ta chỉ cần nói nguyên tố này ,nguyên tố kia. H. Em hiểu ng.tố là gì ? HS. Là tập hợp các ng. tử cùng loại có cùng số p . GV. Số p đặc trưng cho mỗi ng. tố . HS. Làm BT sau : H. Trong 5 ng.tử , ng.tử nào thuộc cùng một ng.tố ? Vì sao ? HS.Nguyên tử 1 và 3 cùng một nguyên tố vì chúng có cùng số p do p = e H.Tìm tên ng.tố ? H.Cho biết tên , KHHH các ng.tố có số p = 20 ; 11 ; 7; 1 ? HS. Dựa vào bảng trang 42 1. Nguyên tố là gì ? *Định nghĩa (SGK) Tên ng.tử Số p Số e Số n Tổng số hạt 1 8 24 2 20 3 8 9 4 19 20 5 14 40 2. Kí hiệu hoá học của nguyên tố . VD : Tên ng.tố KHHH Canxi Ca Natri Na Clo Cl Hiđrô H Cacbon C 4. Củng cố + Hoàn thành bảng sau : GV cho các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng theo thời gian qui định . Tên N.tố KHHH Tổng hạt Số p Số e Số n 34 11 15 16 6 6 48 16 - Qua bảng khẳng định số p là đặc trưng cho mỗi nguyên tố . Mỗi KHHH là chỉ một n.tử của n.tố đó , muốn biểu diễn số lượng n. tử chỉ cần thêm hệ số đằng trước KHHH . 5. Về nhà - Làm BT , học thuộc các giá trị p và KHHH trang 42 . ------------------------------------------------------- Tiết 7 - Nguyên tố hoá học ( Tiếp ) Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 8A 8B I. Mục tiêu a.Kiến thức - Hiểu được NTK là KL của NT được qui ước theo đvC . Biết cách qui đổi từ giá trị 1đvC = 1/12 mC = 1,66.10- 24 gam . - Tìm ng.tố từ p hay đvC . b.Kĩ năng - Rèn kĩ năng viết CTHH của các nguyên tố,xác định tên các nguyên tố từ p,đvC II. Chuẩn bị - Bảng phụ , biểu đồ % các ng.tố . III. Hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ + Thế nào là ng.tố ? Viết KHHH các ng.tố : Đồng , Sắt , Bạc , Cácbon , Clo , Kẽm . ? + Viết tên và KHHH các ng.tố có p = 19, 26, 14 , 20 ? 2. Bài mới . Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức GV. Ntử là hạt vô cùng nhỏ bé , nên khối lượng cũng rất nhỏ . - Đưa VD về mC là : 0,0000....................00019926 (g) H.Em có nhận xét gì về con số này ? HS. Qúa nhỏ , dài .... GV. Để thuận tiện cho việc biểu diễn ,tính toán khối lượng các chất sau này nếu dùng theo đơn vị g thì rất cồng kềnh và bất tiện. Và vì thế KLNT người ta qui ước như sau ; 1đvC = 1/12mC GV.Minh hoạ bằng hình vẽ : 1đvC mC GV.Ng.tử C được chia ra 12đơn vị khối lượng . Mỗi đơn vị là 1đvC . H.1đvC bằng bao nhiêu phần KLNT C? HS. 1/12 mC + Bằng tính toán các nhà hoá học đã tìm ra : mH = 1/12mC mO = 16/12mC ..... GV. Vì đvC chỉ là đơn vị qui ước để đơn giản trong biểu diễn và tính toán khối lượng của một nguyên tử đơn vị này người ta gọi đó là nguyên tử khối H. NTK là gì ? HS.Là klnt tính theo đơn vị Cácbon . - Hướng dẫn HS tìm NTK trang 42 . Từ nguyên tử khối tìm ra tên nguyên tử và ngược lại 3. Nguyên tử khối . Ví dụ : KL gam của một ng.tử C là : mC = 1,9926.10- 23 gam Qui ước : 1đvC = 1/12mC = 1,66.10- 24gam Vậy KL của 1ntử C = 12đvC viết gọn ; C = 12 đvC Vậy ; H = 1đvC O = 16 đvC ... 4.Có bao nhiêu nguyên tố ? (SGK) 4. Củng cố 1. Cho biết tên ng.tố , NTK , KHHH , ứng với các giá trị : 27 và 65 đvC ? + Ng.tử R có NTK gấp 16 lần ng.tử H . Tìm R ? + X có p = 19 . X là ng.tố nào ? Nặng gấp bao lần ng.tử H và O . 2. Hoàn thành bảng sau : Tên n.tố KHHH p e n Tổng số hạt NTK Tổng (p + n) 10 28 19 20 H.Em có nhận xét gì giá trị của tổng p + n với giá trị nguyên tử khối. 5. Về nhà + Học ghi nhớ , làm BT . + So sánh và giải thích 2 giá trị 1đvC và 1g. ----------------------------------------------------------------- Tiết 8 Bài 6 . Đơn chất - hợp chất - phân tử Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 8A 8B I. Mục tiêu a.Kiến thức - Phân biệt được đơn chất , hợp chất . Nắm được đặc điểm cấu tạo , phân loại đ/c , h/ c . Biết một số dạng thù hình của nguyên tố . b.Kĩ năng - Phân biệt đơn chất và hợp chất khác nhau ở điểm nào - Thấy rõ điểm chung giữa 3 kn đó là các chất do nguyên tử,phân tử tạo nên. II. Chuẩn bị:Tranh mẫu chất ; Đồng , NaCl , H2 , H2O , O2 . III. Hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ - Thế nào là nguyên tử khối của một nguyên tử?Tìm nguyên tử khối của Na,C? - Một nguyên tử A có tổng số hạt trong nguyên tử là 34 ,số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện âm là 1.Tìm tên và xác định nguyên tử khối của A? 2. Bài mới . Có vô số các chất xung quanh chúng ta,vậy các chất sẽ được phân loại như thế nào,hạt tạo nên các chất đó được hiểu như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức GV. Cho HS quan sát mẫu trên tranh . H. Mỗi chất đều do mấy loại ng.tử tạo nên ? HS. Do 1 loại ng.tử . H.Các nguyên tử này là cùng loại hay khác loại?Chúng có thuộc cùng một loại nguyên tố không? HS.Các nguyên tử này là cùng loại và thuộc một nguyên tố. GV. Chất đồng , khí oxi ... đều do một nguyên tố tạo nên và đều gọi là các đơn chất . H.Đơn chất là gì ? HS. Là các chất do một loại ng.tố tạo nên . H. Có mấy loại đơn chất ? HS.Tìm hiểu cấu tạo đơn chất trong SGK. H.So sánh đặc điểm cấu tạo của đơn chất ở thể rắn và thể khí? HS.Các đơn chất thể rắn thì khoảng cách giữa các nguyên tử xít nhau,thể khí xa nhau theo tỉ lệ và tỉ lệ đó thường là 2. HS. Quan sát mẫu muối , nước . H.Số lượng nguyên tố tạo nên các hợp chất này ? HS. Do 2 ng.tố tạo nên H.Các chất mà có thành phần các nguyên tố giống như muối,nước ... thì đều gọi đó là cấc đơn chất GV. Thậm trí có thể tạo nên từ 2 ng.tố trở lên . H.Theo em hợp chất là gì? HS.Là các chất do từ 2 nguyên tố hoá học tạo nên H.So sánh sự khác nhau giữa đơn chất vvà hợp chất? HS.Dựa vào hai khái niệm để so sánh. HS. Tìm hiểu cấu tạo trong SGK . GV.Yêu cầu học sinh tìm hiểu trong SGK để phân loại các hợp chất. I. Đơn chất . 1. Đơn chất là gì ? Là những chất do một loại ng.tố cấu tạo nên . VD. Chất đồng chỉ do ng.tố Cu tạo nên 2. Phân loại đơn chất . - Đơn chất kim loại ( Al , Fe , Ag ... ) - Đơn chất phi kim .( O2 , S, C ... ) 3.Cấu tạo đơn chất ( SGK) III. – Hợp chất . 1. Hợp chất là gì ? Là các chất do từ 2 ng.tố tạo nên . VD. Nước do O , H tạo nên . Rượu do C , H , O . 2. Phân loại . - Hợp chất vô cơ . - Hợp chất hữu cơ . 3. Cấu tạo hợp chất . (SGK) 4. Củng cố * Chọn đáp án đúng trong các câu sau: 1.Khí Cacbonic có thành phần gồm C,O vậy khí này loại: A.Đơn chất B.Hợp chất C.Đơn chất phi kim D.Đơn chất kim loại 2.Các chất Muối ăn(gồm Na và Cl),khí Oxi gồm 2 nguyên tử O,khí Sunfurơ gây mưa axit gồm (1S ,2O),kim loại đồng do Cu tạo nên,AxitCloHiđric trong dạ giày gồm (H,Cl).Số các hợp chất trong các chất trên gồm: A.1 B.2 C.3 D.4 5. Về nhà - Làm BT , Học ghi nhớ SGK. ------------------------------------------------------------- Tiết 9 Phân tử (Tiếp) Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 8A 8B I. Mục tiêu a.Kiến thức - Biết được thế nào là phân tử , tìm được PTK các chất - Hiểu được 3 trạng thái của chất , mỗi trạng thái phụ thuộc vào khoảng cách các phân tử . b.Kĩ năng - Thấy rõ các chất đều do các hạt nhỏ bé tạo nên là nguyên tử.Tìm phân tử khối các chất,xác định các nguyên tố dựa vào phân tử khối c.Thái độ - Thấy được trạng thái các chất là phụ thuộc vào khoảng cách các hạt. II. Chuẩn bị - Bảng phụ , mẫu Đồng , Khí Oxi ... III. Hoạt động dạy học 1. KTBC . - Thế nào là đơn chất , hợp chất ? VD ? - Phân loại đơn chất , hợp chất ? Cấu tạo từng loại ? 2. Bài mới . Các đơn chất hay hợp chất đều tạo nên từ các hạt nhỏ bé,các hạt đó có thể do 1 hay nhiều các nguyên tố cùng loại hay khác loại,và các hạt nhỏ bé đó được gọi là các phân tử.Vậy phân tử là gì,khối lượng được xác định như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức GV.Khi n/c mẫu nước thấy có vô số các hạt hợp thành do 2H , 1O tạo nên . H.Các hạt này có HD , KT ntn ? HS. Hoàn toàn giống nhau . GV. T/c của mỗi hạt cũng là t/c chất chung của nước. Và gọi các hạt này là phân tử. H. Phân tử là gì ? HS. Là các hạt vô cùng nhỏ do 1 hay nhiều loại ng.tử tạo nên . Đại diện cho chất và mang đầy đủ t/c của chất . GV.Cũng như các nguyên tử các phân tử cũng có khối lượng rất nhỏ bé và nếu tính theo đơn vị g có nhiều bất tiện và hoá học đã đề xuất ra các xác định khối lượng phân tử gọi và phân tử khối GV. Hướng dẫn HS tìm PTK . HS. Tìm PTK các chất còn lại , gv hướng dẫn các hợp chất phức tạp hơn . H. Các chất tồn tại ở những trạng thái nào ? HS. 3TT; Rắn , Lỏng , Khí . GV. Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK H. Khoảng cách các phân tử ở mỗi trạng thái ntn ? HS. - TT rắn các phân tử nằm xít nhau . - TT lỏng các phân tử nằm xa dần nhau. - TT khí các phân tử nằm cách rất xa nhau . GV. Nêu một số hiện tượng liên quan đến khoảng cách giữa các phân tử trong thực tế . III. Phân tử . 1.Định nghĩa (SGK) VD. - Nước có hạt hợp thành từ 2H, 1.O - Muối ăn ....//..........//........1Na, 1O 2. Phân tử khối . * Khái niệm (SGK) + Tìm PTK các chất sau : CuO , H2SO4 , O3 ... Ví dụ . PTKCuO = 1Cu + 1O = 64 + 16 = 80đvC Tương tự với các chất còn lại . PTK = 2Fe + 3(S + 4.O) = 342đvC IV- Trạng thái của chất. (SGK) 4. Củng cố *Trả lời các câu hỏi sau: - Phân tử Oxi , khí Hiđrô , nước gồm mấy loại ntử LK ? Số lượng mỗi loại ? - So sánh t/c của một phân tử oxi với mẫu khí oxi ? *Chọn đáp án đúng 1.58,8đvC là khối lượng của hợp chất nào? A.NaCl B.KCl C.CaCl2 D.AgCl 2.Chất nào sau đây có khoảng cách giữa các phân tử lớn nhất A.dd Axit B.Khí Nitơ C.Sắt D.Cả 3 3.Chất nào sau đây có phân tử khối nhỏ nhất A.O2 D.CO2 C.N2 D.H2 5. Về nhà - Làm BT 3-> 8 SGK .Học thuộc khái niệm trong bài. Tiết 10 - Bài 7 Bài thực hành 2 Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 8A 8B I. Mục tiêu a.Kiến thức - Biết cách làm TN về sự khuếch tán của chất . - Thấy được ý nghĩa của việc hiểu phân tử là hạt tạo ra chất . b.Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng viết tường trình , làm thí nghiệm .Quan sát các hiện tượng thí nghiệm để tìm ra bản chất của kiến thức. c.Thái độ - Có ý thức giữ gìn,bảo vệ,tiết kiệm các đồ dùng thí nghiệm,hoá chất.Tích cực tìm tòi khắc sâu kiến thức từ các thí nghiệm. II. Chuẩn bị - Tranh mẫu muối , khí Hiđrô , oxi , nước ,ddNH3,bông,ống nghiệm,nút cao su, III. Hoạt động dạy học Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng GV. Giới thiệu về khí NH3 có tính chất Bazơ , làm quì tím màu xanh . HS. Theo dõi làm TN theo hướng dẫn . - Lấy quì tẩm ướt - Mở nút lọ dd NH3 - Đặt quì lên miệng lọ . Theo dõi hiện tượng . H. Hiện tượng quan sát ở mỗi nhóm ? HS. Qùi -> xanh H.Tại sao quì thành mầu xanh ? HS. Vì

File đính kèm:

  • docGiao an hoa hoc 8 ki I.doc