-Hs biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất ,sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.Hoá học là môn khoa học quan trọng và bổ ích.
-Biết hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống chúng ta,do đó cần phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
25 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: giới thiệu mở đầu môn hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đủ bộ giáo án hoá học 8 trọn bộ cả năm 3 cột liên hệ phạm văn tín mèo vạc –hà giang loại giáo án tiêu chuẩn
đt 01693172328 hoặc 0943926597
chú ý: bài này có một số tiết còn lại là phải có mật khẩu mới mở được
Ngày giảng : Tiết 1: Mở đầu môn hóa học
A.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Hs biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất ,sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.Hoá học là môn khoa học quan trọng và bổ ích.
-Biết hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống chúng ta,do đó cần phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng biết làm thí nghiệm ,biết quan sát .
- Chú ý rèn luyện phương pháp tư duy,óc suy luận sáng tạo.
_Làm việc tập thể.
3.Thái độ
- Giáo dục lòng say mê học tập,ham thích đọc sách.Ng.hiêm túc ghi chép các hiện tượng quan sát được và tự rút ra các kết luận.
B.Chuẩn bị:
GV
_*Dụng cụ.
Giá ống nghiệm (4chiếc). ống hút (4chiếc).
(-ống nghiệm(12 chiếc). Khay nhựa(4 chiếc).
_Kẹp ống nghiệm (4chiếc)
*Hoá chất :dd CuSO4;dd NaOH,dd HCl,Zn.
*Tranh vẽ:ứng dụng của Oxi,Hiđro.
HS:
Nghiên cứu nội dung của bài.
C.Phương pháp:
-Đàm thoại ;trực quan ;vấn đáp, thực hành.
D.Tiến trình dạy và học.
1.ổn định lớp:(2’).
_Kiểm tra sĩ số
-Gv đưa ra những quy định học bộ môn.Yêu cầu hs thực hiện.
2. KTBC (3’) :
- GV kiểm tra sách vở liên quan đến bộ môn.
- Phân nhóm.
3Bài mới.
Đvđ:GV giới thiệu về hiện tượng hoá học trong thực tế Tại sao Fe để lâu ngày bị han gỉ? Đá xanh biến thành vôi sống ntn? …Tất cả các hiện tượng đó các em sẽ được gt khi học môn hoá học.Vậy hoá học là gì?Hoá học có vai trò ntn trong cuộc sống của chúng ta?Nc bài hôm nay:
Hoạt động 1: Hoá học là gì?(22/)
Mục tiêu : HS biết hoá học là bộ môn nc về các chất , sự biến đổi các chất ,ứng dụng của chúng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
*Gv giới thiệu qua về bộ môn và cấu trúc c.trình bộ môn.
*Đvđ:Hoá học là gì?Để hiểu rõ khái niệm này chúng ta cùng tiến hành 1vài thí nghiệm đơn giản.
*Hs mở mục lục để làm quen với cấu trúc c.trình
bộ môn .
I.Hoá học là gì?
*Gv chia lớp thành 4 nhomHs.Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm theo 3 bước.
_Bước1:Quan sát trạng thái,màu sắc của các chất có trong bộ thí nghiệm của mỗi nhóm và ghi lại kết quả vào phiếu HT.
*Lớp chia thành 4 nhóm .các nhóm tiến hành làm từng thí nghiệm theo hướng dẫn của Gv.
*Hs quan sát và ghi lại hiện tượng :
_ống 1:Dd CuSO4 trong suốt , màu xanh.
_ống 2.Dd NaOH trong suốt ,không màu.
ống 3.Dd HCl trong suốt,không màu.
1.Thí nghiệm (SGK)
-Bước 2:Dùng ống hút nhỏ 5đ7 giọt dd màu xanh (CuSO4).ở ống nghiệm 1 sang ống nghiệm 2(dd NaOH).
_*Hs làm theo sự hướng
dẫn của Gv .
_Hs quan sát và nhận xét .
_Hs ghi vào phiếu học tập .
_ống nghiệm 2:Có chất mới màu xanh không tan tạo thành(dd không còn trong suốt nữa).
ống nghiệm 3:Có bọt khí xuất hiện.
2.Quan sát(SGK)
(?)Qua việc quan sát các hiện tượng thí nghiệm trên ,các em có thể rút ra kết luận gì?
*GV cho Hs quan sát hình vẽ.
(?)Người ta sử dụng cốc nhôm để đựng :
a.Nước.
b.Nước vôi.
c.Giấm ăn.
*Hs thảo luận nhóm,trả lời câu hỏi.
_Đều có sự biến đổi chất.
*Hs quan sát hình vẽ.
Theo các em :Cách sử dụng nào đúng?Vì sao?
*Gv chuẩn xác câu trả lời.
(?)Từ các thí nghiệm đx làm các em hãy sơ bộ nhận xét hoá học là gì?
*Gv yêu cầu Hs đọc phần kết luận SGK.
*Hs thảo luận nhóm 2/
Trả lời :Cách sd đúng là:a.Còn b.c sai.
*Hs đọc phần kết luận SGK.
3.Kết luậnt.:Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất ,sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
HĐ 2:Hoá học có vai trò như thé nào trong cuộc sống của chúng ta?(10 /)
Mục tiêu :Biết hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống do đó cần phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gv phân nhóm và yêu cầu thảo luận:
N1,3:Trả lời câu a:Nhiều vật dụng sinh hoạt và công cụ sản xuất được làm từ các chất Fe,Al,chất dẻo.Hãy kể ra 3 loại vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em.
N2,4:b,Hãy kể ra 3 loại sp
hoá học dược sd nhiềutrong sx NN hoặc tiểu thủ CN.
N5,6 c,Hãy kể ra những sp hoá học phục vụ trực tiếp cho việc học tập và bảo vệ sức khoẻ.
-Gv treo tranh:ứng dụng của Oxi,Hiđro minh hoạ.
?Em có nhận xét gì về hoá học trong đ.s chúng ta?
*Gv thông báo việc sx hay sd hoá chất như việc luyện gang thép,sx axit,phân bón,thuốc trừ sâu…gây ô nhiễm môi trường nếu ko làm đúng qui trình.
Hs thảo luận trả lời câu hỏi.Đại diện nhóm trình bày.
Nêu được:
a:Dao ,kéo cuốc ,xẻng…làm bằng Fe.Xoong,nồi,ấm đun,ca… làm bằng Al.Bàn,ghế…làm từ nhựa(chất dẻo)
b:Phân bón hoá học,thuốc trừ sâu,chất bảo quản thực vật…
c:Sách vở,bút,thước kẻ…Thuốc bổ,thuốc chữa bệnh…
Hs qs tranh.
Hs rút ra kết luận:
II.Hoá học có vai trò ntn trong cuộc sống chúng ta?
Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta,do đó cần phải có kiến thức về các chất và cách sd chúng.
Hoạt động 3:Các em cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?(10/)
Mục tiêu:Hs nắm được phương pháp học tập tốt môn hoá học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
*Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời cau hỏi :Muốn học tốt bộ môn hoá học ,các em phải làm gì?
*Gv gợi ý .
1.Các hoạt động cần chú ý khi học bộ môn?
2.Phương pháp học bộ môn ntn là tốt.
*Y.cầu các nhóm trình bày
*Gv gọi hs nhóm khác nhận xét,bổ sung.
(?)Vậy học thế nào thì được coi là học tốt môn hóa học?
*Hs thảo luận nhóm .Ghi lại ý kiến của nhóm mình vào phiếu HT.
*Các nhóm trình bày theo ND SGK.
III. Các em cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?
*Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn hoá học:
-Tự thu thập tìm kiếm kiến thức.
-Xử lý thông tin.
-Vận dụng.
-Ghi nhớ.
*PP học tập môn Hoá học ntn là tốt?(SGK)
4. Củng cố:2/
*Gv gọi hs nhắc lại những ND cơ bản của bài?
*Hs đọc phần kết luận SGK(trang5)
?Hoá học là gì?
?Vai trò của hóa học ?
?Cần làm gì để học tốt môn hóa?
5.Hướng dẫn về nhà : 2/
_Học bài ,trả lời câu hỏi SGK.
_Chuẩn bị giờ sau:Mỗi nhóm mang:Khúc mía,dây đồng,giấy bạc.li nhựa ,li thuỷ tinh.
E.Rút kinh nghiệm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: Chương I
Ngày giảng: Chất-nguyên tử-phân tử.
Tiết 2: Chất
I.Mục đích yêu cầu.
1.Kiến thức
-Củng cố khái niệm hoá học.
-Hs phân biệt được vật thể.(tự nhiên và nhân tạo ),vật liệu và chất .
-Biết được ở đâu có vật thể ,ở đó có chất.Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất ,còn các vật thể nhân tạo làm ra từ các vật liệu ,mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
-Biết mỗi chất đều có những tính chất nhất định.Biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết,sd những chất đó vào việc thích hợp trong đời sống ,sx và giữ an toàn khi dùng hoá chất .
2.Kĩ năng .
-Biết cách quan sát ,dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.
-Bước đầu sử dụng ngôn ngữ hoá học cho chính xác :Chất ,chất tinh khiết,hỗn hợp.
-Nhận biết,phân biệt,sd hoá chất,liên hệ thực tế.
3.Thái độ .
-Giữ an toàn,vệ sinh khi làm thí nghiệm.
-Bước đầu tạo cho Hs hứng thú học tập bộ môn,phát triển năng lực tư duy hoá học.
-Giáo dục ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống.
II.Chuẩn bị.
*Gv +Một số mẫu chất :S,Pđỏ,Al,Cu,muối tinh.
+Chai nước khoáng ,5 ống nước cất.
-Dụng cụ : +Cốc T.T có vạch (4).Giấy lọc,diêm.
+Kiềng đun (4c).Nhiệt kế(4c).Đũa T.T(4c).,Đế giá sứ (1c).
+Kẹp gỗ(4c),ống hút(8c),ống nghiệm.
III.Phương pháp:
-Sử dụng phương pháp trực quan,thực hành,đàm thoại.
IV.Hoạt động dạy - học.
1.ổn định lớp:1/
2.Kiểm tra bài cũ:4/
(?)Hoá học là gì? Hoá học có vai trò ntn trong cuộc sống chúng ta?
(?)Các em cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?
3Bài mới:
Đvđ:Các em đã biết Hoá học là môn học nc các chất ,sự biến đổi chất.Vậy chất có ở đâu?Có tính chất ntn?Hiểu biết tính chất có lợi gì?
Hoạt động 1:Chất có ở đâu?(17/)
Mục tiêu:Hs biết được chất có ở vật thể.Phân biệt được vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung.
?Các em hãy quan sát và kể tên những vật cụ thể quanh ta?
*Hs kđược:Bàn,ghế,sách vở,không khí…
Gv bổ sung:Tất cả những gì thấy được,kể cả bản thân cơ thể người…đều là vật thể.
*T.báo:Vật thể chia 2loại:
Tự nhiên và nhân tạo.
?Phân tích thành phần của một số VTTN:Thân cây mía,khí quyển,nướcbiển,
đá vôi.
Gv:Cho Hs quan sát các hình vẽ (SGKT7).
?Cho biết các vật thể trên được làm ra từ vật liệu nào?
?Chỉ ra đâu là chất ,đâu là hỗn hợp của 1 số chất.
Gv tổng kết thành sơ đồ:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:Chất có ở đâu? -Yêu cầu các nhóm đặt các mẫu vật đã chuẩn bị lên bàn quan sát.phân loại đâu là VT,
đâu là chất .
-Yêu cầu các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
-Gv chuẩn xác kiến thức:
-T.báo:Ngày naykhoa học
đã biết hàng chục triệu chất khác nhau.-
-Có những chất có sẵn trong tự nhiên-nhiều chất do con người điều chế được .
Vật thể
Tự nhiên Nhân tạo.
*Hs quan sát các hình vẽ SGK đThảo luận,trả lời câu hỏi:
-ấm đun làm từ chất nhôm.
-Bàn được làm từ chất gỗ.
-Bình đựoc làm từ chất dẻo,thuỷ tinh,thép.
*Hs chỉ được:Nhôm,chất dẻo,thuỷ tinh…là chất.
Gỗ :gồm có xenlulozơ là chính,thép gồm có sắt và 1 số chất khác…
*Các nhóm thảo luận;
*Các nhóm tiến hành quan sát các vật mẫu đã chuẩn bị ,chỉ ra được VT,chất.
-Nhóm khác bổ sung.
I.Chất có ở đâu?
Vật thể
Tự nhiên Nhân tạo.
ẵ ẵ
(Gồm có) (được làm ra)
¯
Một số chất Vật liệu .
¯
Mọi vật liệu đều là chất hay
hỗn hợp 1số chất
*Chất có trong mọi vật thể ở đâu có vật thể ở đó có chất.
Hoạt động 2:Tính chất của chất:15/
Mục tiêu:Hs nắm được mỗi chất có một tc nhất định(tc vật lí và tc hh).Biết làm thế nào để biết được tc của chất?Thấy được lợi ích của của việc hiểu biết tc của chất.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung.
*Gv hướng dẫn Hs tiến hành thí nghiệm.
1.Quan sát các mẫu chất trạng thái ,màu sắc?
2.Đun nóng chảy lưu huỳnh,đo nhiệt độ nóng chảy.
3.Thử tính dẫn điện của S và nhôm,đồng,phốt pho đỏ,
natriclorua.
*Hs các nhóm tiến hành thí nghiệm .Ghi lại kết quả trên
phiếu học tập.
1.Trạng thái các mẫu chất,
S:rắn ,vàng tươi.Prắn,màu đỏ.Al trắng bạc.
2.Đun S ,nhiệt nóng chảy =113t0.
3.S,Pđỏ:Không dẫn điện,
Cu,Al:Dẫn điện.
II.Tính chất của chất.
*Gv chuẩn xác kết quả thí nghiệm.
*Gv nhắc lại biểu thức tính khối lượng riêng.
D=
-Làm thế nào biết được tính chất của chất?
?QuacáchthứctiếnhànhTNtrên,rút ra kết luận gì về t.chất của chất?
?Tính chất vật lí gồm những biểu hiện nào?
*Gv cho hs tiến hành phân biệt 2chất lỏng bị mất nhãn:1lọ đựng nước cất,1lọ đựng cồn,
?Cồn có t.chất nào khác nước?
*Gv chuẩn xác thí nghiệm.
?Ts ko nên để xăng dầu gần ngọn lửa?
?Qua thí nghiệm 1,giúp ta hiểu được tính chất của chất có lợi gì?
*Gv liên hệ tính chất của a xit H2SO4đặc đKhông để axit này dây vào người,quần áo.
?Biết t.chất của chất còn có ý nghĩa nào?
?Ts không dùng dùng chậu nhôm để đựng vôi tôi?
?Fe,Cu,Al đều dẫn điện,nhiệt.Nhưng ts ko nên dùng xoong nồi bằng Fe.
?Vậy biết t.chất của chất còn có lợi gì?
Gv lấy thêm 1 số vd về tác hại của việc sd chất kođúng do ko
hiểu biết tc của chất .Gd Hs ý thức nghiêm túc,đảm bảo an toàn,vệ sinh khi làm TN.
*Hs thảo luận trả lời .
-Phải quan sát ,dùng dung cụ đo,làm thí nghiệm.:tính
tan trong nước;tính dẫn điện,tính dẫn nhiệt.
*Hs trả lời:
*Hs tiến hành TN phân biệt 2 chất lỏng bị mất nhãn.
*Hs :Cồn cháy được,
nước ko cháyđược.
-Xăng,dầu dễ bị cháy.
-Chậu nhôm bị vôi ăn mòn.
-Fe dẫn điện,nhiệt kém hơn
1.Mỗi chất có những
tính chất nhất định.
a.Tính chất vật lí.
Trạngthái,màusắc,
mùi,vị,tính tan,nhiệt nóng chảy,nhiệt độ sôi,khối lượng riêng,
tính dẫn nhiệt ,tính dẫn điện…
b.Tính chất hoá học:
Là k. năng biến đổi thành chất khác.
2.Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
a.Giúp nhận biết chất.
b.Biết cách sử dụng chất.
c.Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
4. Củng cố:5/
-Hs tóm tắt kiến thức cần nhớ trong bài.
-Làm BT 3 SGK trang 11:
Vật thể
Cơ thể người
Lõi bút chì
Dây điện
áo
Xe đạp
Chất
Nước
Than chì
Đồng,chất dẻo
Xenlulozơ,Nilon
Fe,Al,cao su.
5.HDVN:3/
-Học bài và làm BT:1,2,3,4(11)
-Đọc trước bài.Chuẩn bị 1 gói muối,1 gói đường.vỏ chai nước khoáng.
E.Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Duyeọt T3+4
Ngày soạn: Tuần 2
Ngày giảng: Tiết 3:Chất (tiếp)
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức.
*Hs phân biệt được chất và hỗn hợp .
-Biết được nước tự nhiên là một hỗn hợp và nước cất là chất tinh khiết.
-Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.
2.Kĩ năng .
- Quan sát,phân biệt.
- Sử dụng 1 số dụng cụ TN,rèn luyện 1 số thao tác TN đơn giản.
3. Thái độ.
- Giáo dục tính cẩn theo,yêu thích bộ môn.
B.Chuẩn bị.
-Gv:+Hoá chất:5 ống nước cất,chai nước khoáng, muối ăn, nước tự nhiên.
+Dcụ:Đèn cồn, kiềng sắt, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, kẹp gỗ tấm kính, ống hút, nhiệt kế.
-Hs: Đọc trước bài.Chuẩn bị 1 gói muối,1 gói đường.vỏ chai nước khoáng.
C. Phương pháp : thực hành,trực quan,đàm thoại.
D.Tiến trình dạy – học.
1. ổn định:1/
2.KTBC: 10/
?Làm thế nào để biết được tc của chất?Việc hiểu biết tc của chất có lợi gì?
-BT 2,3,4.
BT4:
Tính chất
Muối ăn
Đường
Than
Màu
Trắng
Trắng
Đen
Vị
Mặn
Ngọt
Tính tan
Tan nhiều trong nước
Tan nhiều trong nước
Ko tan trong nước
Tính cháy được
Ko cháy được
Cháy được
Cháy được
3.Bài mới.
Đvđ:Mỗi chất có những tc vật lý,tchh nhất định.Vậy chất tinh khiết khác hỗn hợp ntn?Dựa vào đâu có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp ?Nc bài hôm nay:
Hoạt động 1:Chất tinh khiết-Hỗn hợp.(15/)
Mục tiêu:Biết được nước tự nhiên là một hỗn hợp,nước cất là chất tinh khiêt.Phân biệt được chất tinh khiết với hỗn hợp.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung.
-Gv hướng dẫn Hs quan sát chai nước khoáng ,nước tự nhiênđHướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm (bảng phụ).
-*Yêu cầu các nhóm Hs quan sát các tấm kính và ghi lại hiện tượng:.
?Từ kết quả TN trên ,em nhận xét gì về thành phần của nước cất,nước khoáng,
nước tự nhiên?
*Người ta gọi nước tự nhiên là hỗn hợp.
?Vậy tại sao nước tự nhiên là hỗn hợp?
*Nước cất là chất tinh khiết.
?Chất nguyên chất khác hỗn hợp ntn?
-Cho hs quan sát TN chưng cất nước tự nhiên thành nước cất.
G.thiệu các t.tin về nhiệt độ,độ sôi,nhiệt độ hoá rắn.D của nước cất.
?Rút ra n.xét gì về sự khác nhau của chất tinh khiết và hỗn hợp?
*Hs quan sát chai nước khoáng ,nước cất và nước tự nhiên,làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của Gv.-Tấm kính1:Nhỏ1đ2 giọt nước cất.
-Tấm kính 2:1đgiọt nước tự nhiên.
-Tấm kính 3:1đ2 giọt nước khoáng.
đĐặt các tấm kính lên ngọn lửa đèn cồn.
*Hs ghi kq trên phiếu học tập.
-Tấm kính 1:Ko vết cặn.
-Tấm kính 2:Có vết cặn.
-Tấm kính 3:Có vết cặn mờ.
*Hs thảo luận trả lời:
-Nước cất:Không có lẫn chất nào khác.
-Nước khoáng và nước tự nhiên Có lẫn 1 số chất tan
*Hs trả lời câu hỏi:
*Hs trả lời:
-Chất tinh khiết có t.c nhất định không đổi
- Hỗn hợp :Có t.c thay đổi
*Vd:-Hỗn hợp:Nước muối,nước đường,nước hồ.
-Chất tinh khiết:Đường saccarozơ.
III.Chất tinh khiết.
1.Hỗn hợp.
Vd:Nước tự nhiên,nước khoáng.
-Gồm nhiều chất trộn lẫn.
2.Chất tinh khiết
(Nguyên chất)
-Không có lẫn chất nào khác.
-Chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định .
Vd:Nước cất
Hoạt động 2:Tách chất ra khỏi hỗn hợp.(18/)
Mục tiêu:Biết dựa vào tc vật lí khác nhau của các chất để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.
?Các em có biết người ta làm muối ntn không?
*G.thiệu:Tương tự để tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối phải làm ntn?
*Hướng dẫn Hs làm thí nghiệm :Tách muối ăn ra khỏi nước muối.
-Làm thế nào để tách đường kính ra khỏi hỗn hợp đường và cát.
*Yêu cầu Hs nêu cách tách riêng đường ra khỏi hỗn hợp?
?Cho biết nguyên tắc để tách riêng 1chất ra khỏi hỗn hợp?
Gv chốt lại kiến thức.
*Một vài hs nêu cách làm:
-Đưa nước biển vào các ruộng muối trong các ngày trời nắng.
-Nước bốc hơi thu được muối.
Hs:dựa vào tính chất vật lí khác nhau của nước và muối ăn:
-Nước có nhiệt độ sôi là 100oC.
-Muối ăn có nhiệt độ sôi cao hơn (1450oC).
-Đun nóng nước muối.nước sôi bay hơi hết,muối ăn kết tinh lại.
*Các nhóm tiến hành TNo:tách muối ra khỏi nước muối.
*Hs thảo luận nhóm,trả lời.
-Đường kính và cát có những t.chất khác nhau.
*Hs thảo luận nhóm ,trả lời.
-Đường kính và cát có những tính chất khác nhau:
+Đường :Tan được trong nước.
+Cát kotan trong nước.
Cho hỗn hợp vào nước khuấy đều để đường tan hết.
-Dùng giấy lọcbỏ phần ko tan(cát),ta được hỗn hợp nước đường;đun sôi nước bay hơI hết thu được đường.
*Hs phát biểu nêu được n. tắc tách:đưa vào nhiệt độ sôi,
nhiệt độ nóng chảy,khối lượng riêng…tức là tc vật lí.
3.Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
-Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp.
4.Củng cố:5/
(?)Chất tinh khiết và hỗn chất khác nhau ntn?
(?)Dựa vào đâu để tách riêng từng chất trong hỗn hợp?
BT:Có hỗn hợp bột Fe và bột S làm thế nào để tách riêng được từng chất.
(Dùng nam châm hút sắt)
5.HDVN:2/.
-Học bài,làm bài tập 6,7, 8(SGK).
Gợi ý BT8 Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp,ở -196oC thu được Nitơ,ở -183oC thu được Oxi.
-C.bị giờ sau:2 chậu nước,hỗn hợp cát và muối.
D.Rút kinh nghiệm.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: Tiết 4: Bài thực hành 1.
Ngày giảng: tính chất nóng chảy của chất.
tách chất từ hỗn hợp.
A.Mục tiêu
1.Kiến thức :
-Hs làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ phòng thí nghiệm
-Biết được một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản .
-Nắm được 1 số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm .
2.Kĩ năng .
-Rèn kĩ năng thực hành :Đo nhiệt độ nóng chảy của pafin ,của lưu huỳnh
Biết cách tách riêng các chất từ hỗn hợp .
3Thái độ.
-Giáo dục ý thức nghiêm túc,an toàn,đức tính cẩn thận,kiên trì khi làm thí nghiệm .
-Giữ vệ sinh trong phòng học.
B.Chuẩn bị .
GV:
*Dụng cụ :2 nhiệt kế -Đèn cồn
-Cốc thuỷ tinh. -Giấy lọc và phễu
-ống nghiệm
*Hoá chất :-Lưu huỳnh ,parafin,muối ăn.
HS:-Hỗn hợp muối ăn và cát,nước sạch,bảng tường trình theo mẫu:
STT
Tên thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Kết quả thí nghiệm
C.Phương pháp:Thực hành.
D.Tiến hành thí nghiệm .
1ổn định lớp :1/
2.Kiểm tra bài cũ:3/.
Chất tinh khiết khác với chất hỗn hợp về thành phần và tính chất như thế nào ?
Trả lời:Về thành phần -Chất tinh khiết :Chỉ gồm 1 chất :nước cất
-Hỗn hợp :Gồm nhièu chất trộn lẫn:nước tự nhiên.
Về tính chất : -Chất tinh khiết:Có tính chất nhất định không đổi .
-Hỗn hợp :Thay đổi .
3.Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu²Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và cách sd dụng cụ,hoá chất”.
Mục tiêu:Hs nắm được một số quy tắc an toàn và cách sử dụng dụng cụ , hoá chất trong thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung.
Gv nêu mục tiêu của bài thực hành,yêu cầu Hs đọc phụ lục 1 (154)
*Gv lựa chọn để giới thiệu với học sinh một số dụng cụ TN,công dụng của chúng.
*Giới thiệu với học sinh 1 số kí hiệu nhãn đặc biệt ghi trên các lọ hoá chất độc,dễ nổ,dễ cháy…
*Giới thiệu 1 số thao tác cơ bản như lấy hoá chất (lỏng,
bột,)châm,tắt đèn cồn,đun hoá chất lỏng trong ống No
?Hãy rút ra những điểm cần lưu ý khi sử dụng hoá chất?
Học sinh đọc phần phụ lục 1 trong SGK để nắm được 1 số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm .
HS quan sát ,ghi nhớ.
*HS lắng nghe,quan sát.ghi nhận.
*HS quan sát ghi nhận 1 số thao tác cơ bản khi lấy hoá chất …
*HS rút ra kết luận:
-Không dùng tay trực tiếp cầm hoá chất.
-Không đổ hoá chất dùng thừa trở lại lọ chứa ban đầu.
_Không dùng hoá chất khi ko biết rõ đó là loại hoá chất gì?
-Ko nếm hoặc ngửi trực tiếp hc.
I.Một số quy tắc an toàn.
(SGK-154)
2.Cách sử dụng hoá chất.
-Không dùng tay trực tiếp cầm hoá chất.
-Không đổ hoá chất dùng thừa trở lại lọ chứa ban đầu.
_Không dùng hoá chất khi ko biết rõ đó là loại hoá chất gì?
-Ko nếm hoặc ngửi trực tiếp hc.
Hoạt động 2:Tiến hành thí nghiệm:20/
Mục tiêu:Biết làm thí nghiệm:theo dõi sự nóng chảy của một số chất.Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. Ghi tường trình.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung.
*Hướng dẫn Hs thực hiện các thao tác theo thứ tự .
Yêu cầu Hs quan sát ,trả lời câu hỏi:
(?)Parafin nóng chảy khi nào?
(?)Khi nước sôi thì lưu huỳnh đã nóng chảy chưa?
(?)Qua thí nghiệm trên ,em rút ra nhận xét chung về nhiệt độ nóng chảy của các chất ?
*Gv:Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm.
Yêu cầu các nhóm quan sát các hiện tượng đGhi lại các hiện tượng vào bảng nhóm.
*Lưu ý Hs thao tác đun hợp chất. -Dùng kẹp gỗ kẹp vào gần ống no(Từ miệng ống)
(?)So sánh chất rắn thu
được ở đáy ống nghiệm với hỗn hợp ban đầu.
*HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
1,Dùng thìa lấy hoá chất lấy 1 ít S vào ống nghiệm .
2.Lấy 1 ít parafin vào ống no.
3.Cho cả 2 ống no vào cốc thuỷ tinh đựng nước(k’2cm nước).Cắm nhiệt kế vào cốc rồi đun nóng cốc.
Đọc to khi parafin nóng chảy.
đRút ra nhận xét:parafin
nóng chảy ở nhiệt độ 42o .
-Khi nước sôi (1000 C)S chưa nóng chảy.
ịS có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 100o c.
*Hs kết luận:
*Các nhóm tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của Gv :
-Cho vào cốc T.T k, 3gam hỗn hợp muối ăn và cát .
-Rót vào cốc gần 5 ml nước sạch đKhuấy đều.
–Gấp giấy lọc đặt vào phễu .
_Đặt phễu vào ống nghiệm và rót từ từ nước muối và cát vào phễu theo đũa thuỷ tinh.
-Đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn.
*Hs nêu nhận xét: Chất lỏng chảy xuống ống nghiệm là dung dịch trong suốt .
-Cát được giữ lại trên mặt
giấy lọc.
*Hs so sánh ,rút ra kết luận:
-Chất rắn thu được là muối ăn sạch (tinh khiết) ko còn lẫn cát.
1.Thí nghiệm 1:Theo dõi sự nóng chảy của các chất paraffin,lưu huỳnh
*Tiến hành:SGK.
*Nhận xét :
-Parafinnóng chảy ở nhiệt độ 420C.
-S có nhiệt độ nóng chảy 1130C.
*Kết luận :Các chất khác nhau có nhiệt nóng chảy khác nhau
2.Thí nghiệm 2:Tách riêng chất từ hỗn hợp cát và muối
*Tiến hành:SGK.
Hoạt động 3:Tường trình và vệ sinh:10/
-Gv yêu cầu Hs làm tường trình theo nhóm.Mỗi nhóm cử 1 đại diện làm vệ sinh,rửa dụng cụ cho nhóm.
-Bản tường trình (Hs cần trình bày như sau:)
TT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Giải thích kết quả thí nghiệm
1
Theo dõi sự nóng chảy của parain.
-Lấy1ít S và paraffin
Cho vào 2 ống no.
-Đặt đứng 2 ống no và nhiệt kế vào 1 cốc nước ,đun nóng.
-Parafin nóng chảy khi nước chưa sôi(k, 42oC).
-Nước sôi S chưa nóng chảy (tonc của S là 113oC).
Do paraffin,lưu huỳnh có tonc khác nhau.
2
Tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát.
Cho hỗn hợp muối ăn và cát vào nước khuấy đều.Lọc lấy nước muối rồi đun sôi cho nước bốc hơi.
-Cát giữ lại trên giấy.
-Nước bốc hơi ;chất còn lại trong ống nolà muối.
Do cát ko tan trong nước,muối tan,thu được dd muối .Nước bay hơi ở 100oC,
muối nóng chảy ở to cao(1450oC)
4.Củng cố:2/
Gv nhận xét giờ thực hành:+Ưu điểm.
+Nhược điểm.
5.HDVN: 2/
- Xem trước bài nguyên tử.
- Làm tường trình thực hành vào vở.
E .Rút kinh nghiêm.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- GA HOA 8 CO HINH ANH (2).doc