Mục đích:
* Về kiến thức:
+ HS hiểu kỹ khái niệm mệnh đề, phân biệt được câu phát biểu thông thường và mệnh đề.
+ HS hiểu các khái niệm: mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo.
+ HS phân biệt được điều kiện cần và điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.
* Về kỹ năng:
+ HS cho được ví dụ về mệnh đề, biết phủ định một mệnh đề, biết xác định tính đúng sai của một mệnh đề đơn giản.
+ HS biết nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo.
4 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: Mệnh đề (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 03 / 09 / 2007.
Tên bài dạy: Mệnh đề.
Tiết: 1.
Mục đích:
* Về kiến thức:
+ HS hiểu kỹ khái niệm mệnh đề, phân biệt được câu phát biểu thông thường và mệnh đề.
+ HS hiểu các khái niệm: mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo.
+ HS phân biệt được điều kiện cần và điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.
* Về kỹ năng:
+ HS cho được ví dụ về mệnh đề, biết phủ định một mệnh đề, biết xác định tính đúng sai của một mệnh đề đơn giản.
+ HS biết nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo.
Chuẩn bị:
* Giáo viên:
+ Bảng phụ.
+ Thước kẻ, phấn màu.
* Học sinh: Đọc trước bài học ở nhà.
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở.
Tiến trình lên lớp:
* Ổn định lớp.
* Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới:
1. Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến
1.1. Mệnh đề
(i). Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai.
(ii). Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm mệnh đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Xét tính đúng sai của các phát biểu sau đây:
(1). Chợ Vàm là một thị trấn của huyện Phú Tân.
(2). Chợ Vàm là một thị trấn của huyện Tân Châu.
(3). Mấy giờ rồi ?
GV giới thiệu (1), (2) là các mệnh đề. Phát biểu (3) không phải là mệnh đề.
Một phát biểu như thế nào mới là mệnh đề ?
Phát biểu (1) đúng.
Phát biểu (2) sai.
Phát biểu (3) không xác định được tính đúng sai.
Từ những ví dụ, HS tự rút ra (i) và (ii).
Hoạt động 2: Củng cố khái niệm mệnh đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hãy nêu ví dụ về mệnh đề và ví dụ không là mệnh đề ?
GV nhận xét các ví dụ của HS.
HS nêu ví dụ.
1.2. Mệnh đề chứa biến
Ví dụ: Phát biểu: “” là mệnh đề chứa biến vì nó sẽ là mệnh đề khi x nhận một giá trị thực nào đó.
Hoạt động 3: Tiếp cận khái niệm mệnh đề chứa biến.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hãy nhận xét tính đúng sai của phát biểu: “” ?
Phát biểu trên có phải là mệnh đề không ?
Nếu ta cho x nhận một giá trị thực cụ thể nào đó thì phát biểu trên có là mệnh đề không ?
GV giới thiệu khái niệm mệnh đề chứa biến.
Chưa xác định được tính đúng sai của phát biểu.
Không phải là mệnh đề.
HS cho giá trị cụ thể và rút ra kết luận.
Hoạt động 4: Củng cố khái niệm mệnh đề chứa biến.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hãy cho ví dụ về mệnh đề chứa biến ?
GV nhận xét ví dụ.
Hãy tìm một giá trị cụ thể của biến để mệnh đề chứa biến vừa nêu nhận giá trị đúng ?
Hãy tìm một giá trị cụ thể của biến để mệnh đề chứa biến vừa nêu nhận giá trị sai ?
GV nhận xét ví dụ.
HS cho ví dụ.
HS tìm giá trị cụ thể.
HS tìm giá trị cụ thể.
2. Phủ định của một mệnh đề
(i). Để phủ định một mệnh đề, ta thêm (hoặc bớt) từ “không” (hoặc “không phải”) vào trước vị ngữ của mệnh đề đó.
(ii). Ký hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là .
(iii). đúng khi P sai.
sai khi P đúng.
Hoạt động 5: Tiếp cận mệnh đề phủ định của một mệnh đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Xét mệnh đề P: “Chợ Vàm là một thị trấn của huyện Phú Tân”. Mệnh đề P đúng hay sai?
Hãy phủ định mệnh đề P ?
GV nhận xét phát biểu của HS và giới thiệu ký hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là .
Muốn phủ định một mệnh đề cho trước ta thực hiện thế nào ?
Hãy so sánh giá trị của P và ? Đổi vai trò của P và , so sánh giá trị của chúng trong trường hợp này ?
Mệnh đề P đúng.
HS phát biểu mệnh đề phủ định.
HS rút ra kết luận (i).
HS so sánh và rút ra kết luận (iii).
Hoạt động 6: Củng cố mệnh đề phủ định của một mệnh đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hãy cho một ví dụ về mệnh đề (không có từ “không”) và phủ định mệnh đề vừa nêu ?
Hãy cho một ví dụ về mệnh đề (có từ “không”) và phủ định mệnh đề vừa nêu ?
GV nhận xét các phát biểu của HS.
HS thực hiện.
HS thực hiện.
3. Mệnh đề kéo theo
(i).Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo. Ký hiệu: .
(ii). Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai.
(iii). Các định lý toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng . Khi đó ta nói P là giả thiết, Q là kết luận của định lý, hoặc P là điều kiện đủ để có Q, hoặc Q là điều kiện cần để có P.
Hoạt động 7: Tiếp cận mệnh đề kéo theo.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho hai mệnh đề sau:
P: “Tam giác ABC có hai góc bằng 60 0 ”.
Q: “ABC là một tam giác đều”.
Hãy liên kết P và Q bằng liên từ “Nếu . . . thì . . .” ?
GV nhận xét và giới thiệu mệnh đề kéo theo, ký hiệu mệnh đề kéo theo.
Mệnh đề vừa nêu đúng hay sai ? Vì sao ?
Nếu thay Q: “ABC làmột tam giác vuông” thì mệnh đề đúng hay sai ? Vì sao ?
Mệnh đề sai khi nào ?
Hãy phát biểu một định lý có dạng “Nếu . . . thì . . .” ?
GV nhận xét và giới thiệu (iii).
HS thực hiện.
Đúng vì P đúng và Q đúng.
Sai vì P đúng và Q sai.
HS rút ra kết luận (ii).
HS phát biểu.
Hoạt động 8: Củng cố mệnh đề kéo theo.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Xét mệnh đề dạng sau đây: “Nếu ABC là một tam giác đều thì ABC là một tam giác cân”.
Hãy chỉ ra các mệnh đề P và Q ? Mệnh đề nào là giả thiết, mệnh đề nào là kết luận ? Mệnh đề nào là điều kiện cần, mệnh đề nào là điều kiện đủ ?
GV nhận xét.
HS phân tích và trả lời.
* Củng cố:
+ Hãy phát biểu một mệnh đề và phủ định mệnh đề đó ? Chỉ ra giá trị của các mệnh đề vừa nêu ?
+ Hãy phát biểu một mệnh đề dạng ? Chỉ ra giá trị của mệnh đề vừa nêu và cho biết mệnh đề nào là giả thiết, mệnh đề nào là kết luận, mệnh đề nào là điều kiện cần, mệnh đề nào là điều kiện đủ ?
* Dặn dò: Xem tiếp phần IV và V trong SGK trang 7 – 8 và trả lời các câu hỏi sau đây:
+ Cho mệnh đề dạng sau đây: “Nếu trời mưa thì đường ướt”. Hãy phát biểu mệnh đề ? Trong hai mệnh đề và mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai ?
+ Cho mệnh đề dạng sau đây: “Nếu tam giác ABC cân và có một góc bằng 60 0 thì tam giác ABC đều”. Hãy phát biểu mệnh đề ? Trong hai mệnh đề và mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai ?
+ Ý nghĩa của hai ký hiệu và ?
+ Phát biểu các mệnh đề có các ký hiệu , ? Phủ định các mệnh đề vừa nêu ?
File đính kèm:
- giao an dai so 10 tiet 1.doc