Bài giảng Tiết 1 nguyên tử

1. Kiến thức

 Học sinh củng cố kiến thức về Nguyên tử

2. Kỹ năng

 Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ

 Tích cực yêu thích môn học.

II - Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của thầy

Giáo án, Sách giáo khoa.

 

doc16 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 15/8/2011 Tiết 1 Nguyên tử I - Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh củng cố kiến thức về Nguyên tử 2. Kỹ năng Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ Tích cực yêu thích môn học. II - Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của thầy Giáo án, Sách giáo khoa. 2. Chuẩn bị của trò Xem trước nội dung của bài. III - Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Không 3. Bài mới a) Mở bài(1 phút) Để giúp các em củng cố kiến thức về Nguyên tử, chúng ta cùng học bài hôm nay. b) Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Lí thuyết(15 phút) GV: ? Nguyên tử là gì. ? Cấu tạo của nguyên tử. ? Cấu tạo của hạt nhân ? Cấu tạo của lớp vỏ HS: Trả lời -Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện. -Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm. -Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi 2 loại hạt là hạt proton và hạt nơtron. a. Hạt proton. - Kí hiệu: p - Điện tích: +1 - Khối lượng: 1,6726.10-24gam b. Hat nơtron. - Kí hiệu: n - Điện tích: Không mang điện - Khối lượng: 1,6748.10-24gam -Trong nguyên tử electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Một lớp có một số electron nhất định. -Nhờ có electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết. Hoạt động 2: Bài tập(27 phút) GV: Yêu cầu HS làm bài tập 4.1 SBT GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức GV: Yêu cầu HS làm bài tập 4.2 SBT GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức GV: Yêu cầu HS làm bài tập 4.3 SBT GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời ( HS trả lời theo từng Nguyên tử) GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức Bài tập 4.1 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn HS: a) proton ...nơtron..... b) proton...nơtron ... electron.... c) .... proton... d) ....electron... Bài tập 4.2 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn A HS: Vô cùng nhỏ Bài tập 4.3 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn Nguyên tử Số P Số e Số lớp e Số e lớp ngoài cùng Nitơ 7 7 2 5 Neon 10 10 2 8 Silic 14 14 3 4 kali 19 19 4 1 4. Dặn dò(1 phút) Làm bài tập 4.4 SBT/5 Đọc lại bài “ Nguyên tố hóa học” Ngày 25/8/2011 Tiết 2 Nguyên tố hóa học(Tiết 1) I - Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh củng cố kiến thức về Nguyên tố hóa học 2. Kỹ năng Học sinh được rèn luyện kĩ năng về cách viết kí hiệu của các nguyên tố hoá học. 3. Thái độ Tích cực yêu thích môn học. II - Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của thầy Giáo án, Sách giáo khoa, Sách bài tập 2. Chuẩn bị của trò Xem trước nội dung của bài. III - Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Nguyên tử là gì, Cấu tạo của nguyên tử. 3. Bài mới a) Mở bài (1 phút) Để giúp các em củng cố kiến thức về Nguyên tố hóa học, chúng ta cùng học bài hôm nay. b) Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Lí thuyết(15 phút) GV: ? Nguyên tố hóa học là gì ? kí hiệu hóa học là gì. HS: Trả lời - Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số Proton trong hạt nhân. - Mỗi Nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái..., trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa, gọi là kí hiệu hóa học. Hoạt động 2: Bài tập(22 phút) GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK/20 GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức GV: Yêu cầu HS làm bài tập3 SGK GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức GV: Yêu cầu HS làm bài tập 5.3 SBT GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời ( HS trả lời theo từng sơ đồ Nguyên tử) GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức Bài tập 1 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn HS: a) Nguyên tử ... Nguyên tử..... Nguyên tố...... Nguyên tố... b) proton...nơtron ... electron.... c) .... proton... d) ....electron... Bài tập 3 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn HS: a. 2C: có nghĩa chỉ 2 nguyên tử Cácbon b. 5O: có nghĩa chỉ 5 nguyên tử Oxi c. 3Ca: có nghĩa chỉ 3 nguyên tử Canxi Bài tập 5.3 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn điện tích hạt nhân Tên nguyên tố Kí hiệu + 3 Liti Li + 4 Beri Be + 5 Bo B + 6 Cacbon C 4. Dặn dò(1 phút) Làm bài tập 5.5 SBT/6 Đọc lại bài “ Nguyên tố hóa học” Ngày soạn: 05/09/2009 Ngày giảng: 06/10/2009 (8A2) – 08/09/2009 (8A1) Tiết 3 Nguyên tố hóa học(Tiết 2) I - Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh củng cố kiến thức về Nguyên tố hóa học 2. Kỹ năng Học sinh được rèn luyện kĩ năng về cách viết kí hiệu của các nguyên tố hoá học. 3. Thái độ Tích cực yêu thích môn học. II - Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của thầy Giáo án, Sách giáo khoa, Sách bài tập 2. Chuẩn bị của trò Xem trước nội dung của bài. III - Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Nguyên tố hóa học là gì 3. Bài mới a) Mở bài(1 phút) Để giúp các em củng cố kiến thức về Nguyên tố hóa học, Nguyên tử khối, chúng ta cùng học bài hôm nay. b) Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Lí thuyết(15 phút) GV: ? Thế nào là đơn vị cacbon ? Nguyên tử khối là gì HS: Trả lời - đơn vị cacbon là đơn vị tính theo khối lượng của nguyên tử cacbon, 1 đơn vị cacbon có giá trị bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon. - Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Hoạt động 2: Bài tập(22 phút) GV: Yêu cầu HS làm bài tập 5 SGK/20 GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức GV: Yêu cầu HS làm bài tập 6 SGK/20 GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức GV: Yêu cầu HS làm bài tập 7/20/SGK GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức Bài tập 5 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn HS: a) nguyên tử Magie nặng hơn Nguyên tử cacbon 24/12= 2 lần b) nguyên tử lưu huỳnh nặng hơn Nguyên tử Magie 32/24 = 1,3333 lần c) nguyên tử nhôm nặng hơn Nguyên tử Magie 27/24 = 1,125 lần Bài tập 6/20 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn HS: Ta có Nguyên tử khối của nitơ là 14 ị nguyên tử khối của X là: 14x2 = 28 ị X là Silic, kí hiệu là: Si Bài tập 7/20 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn a.1 đvC có khối lượng là: = 0,6605.12-23 g C b. 4. Dặn dò(1 phút) Làm bài tập 8/20 SGK Đọc lại bài “ Đơn chất và hợp chất-phân tử” Ngày soạn: 07/09/2009 Ngày giảng: 08/10/2009 (8A2) – 10/09/2009 (8A1) Tiết 4 đơn chất và hợp chất-phân tử( tiết 1) I - Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh củng cố kiến thức về đơn chất và hợp chất-phân tử 2. Kỹ năng - Khả năng phân biệt các loại chất - Học sinh rèn luyện về cách viết kí hiệu của nguyên tố hoá học 3. Thái độ Tích cực yêu thích môn học. II - Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của thầy Giáo án, Sách giáo khoa, Sách bài tập 2. Chuẩn bị của trò Xem trước nội dung của bài. III - Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Thế nào là đơn vị cacbon ? Nguyên tử khối là gì 3. Bài mới a) Mở bài (1 phút) Để giúp các em củng cố kiến thức về đơn chất và hợp chất-phân tử chúng ta cùng học bài hôm nay. b) Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Lí thuyết(15 phút) GV: ? Đơn chất là gì, Đặc điểm cấu tạo. ? Hợp chất là gì, Đặc điểm cấu tạo. HS: Trả lời - Đơn chất là chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học. + Đặc điểm cấu tạo. SGK/22 - Hợp chất là chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. + Đặc điểm cấu tạo. SGK/23 Hoạt động 2: Bài tập(22 phút) GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK/25 GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK/25 GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3/26/SGK GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời ( HS trả lời theo từng câu ) GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức Bài tập 1/25 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn HS: +) … Đơn chất….. hợp chât….nguyên tố….. hợp chât…. +) … kim loai … Phi kim …. Phi kim… +) … vô cơ … hữu cơ … Bài tập 2/25 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn HS: a, Kl Đồng tạo từ nguyên tố Đồng Kl Sắt tạo từ nguyên tố Sắt Sự sắp xếp nguyên tử: Các nguyên tử sắp xếp khít vào nhau và theo một trật tự xác định. b, khí nitơ tạo từ nguyên tố Nitơ khí Clo tạo từ nguyên tố Clo Vì các nguyên tử của phi kim thường liên kết với nhau theo 1 số nhất đinh ( thường là 2) ị tương tự Hiđrô và Ôxi, khí nitơ khí Clo các nguyên tử cũng liên kết với nhau ( 2 nguyên tử một) Bài tập 3/26 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn Đơn chất: a, b, f. Hợp chất: c, d, e. 4. Dặn dò(1 phút) Làm bài tập 5, 6, 7,8 /26 SGK Đọc lại bài “ Đơn chất và hợp chất-phân tử” Ngày soạn: 12/09/2009 Ngày giảng: 13/10/2009 (8A2) – 15/09/2009 (8A1) Tiết 5 đơn chất và hợp chất-phân tử( tiết 2) I - Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh củng cố kiến thức về đơn chất và hợp chất-phân tử 2. Kỹ năng - Khả năng phân biệt các loại chất - Học sinh rèn luyện về cách viết kí hiệu của nguyên tố hoá học 3. Thái độ Tích cực yêu thích môn học. II - Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của thầy Giáo án, Sách giáo khoa, Sách bài tập 2. Chuẩn bị của trò Xem trước nội dung của bài. III - Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Đơn chất là gì, Đặc điểm cấu tạo. ? Hợp chất là gì, Đặc điểm cấu tạo. 3. Bài mới a) Mở bài(1 phút) Để giúp các em củng cố kiến thức về đơn chất và hợp chất-phân tử chúng ta cùng học bài hôm nay. b) Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Lí thuyết(15 phút) GV: ? Phân tử là gì, ?thế nào phân tử khối. ? Chất có những trạng thái nào. lấy ví dụ trong thực tế HS: Trả lời Phân tử: SGK/24 phân tử khối: SGK/24 + Chất có 3 trạng thái: Rắn, lỏng, khí VD: Sắt- rắn Nước-Lỏng Ôxi - khí Hoạt động 2: Bài tập(22 phút) GV: Yêu cầu HS làm bài tập 5 SGK/25 GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức GV: Yêu cầu HS làm bài tập 6 SGK/25 GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức GV: Yêu cầu HS làm bài tập 7/26/SGK GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời ( HS trả lời theo từng cặp chất một) GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức Bài tập 5/25 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn HS: “ … Nguyên tử… nguyên tố … 1:3 … gấp khúc … đường thẳng ” Bài tập 6/25 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn HS: a, Phân tử khối của: Cacbon đioxit (1C và 2 O): 1.12 + 2.16 = 44 đvC b, Phân tử khối của: metan 1.12 + 4.1 = 16 đvC c, Phân tử khối của: axit nitric 1.1+ 1.14 + 3.16 = 65 đvC d, Phân tử khối của: thuốc tím 1.39 + 1.55 + 4.16 = 158 đvC Bài tập 7/26 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn + Ôxi và Nước: Ta có phân tử nước gồm 1 O và 2H ị phân tử khối của nước là: 18 đvC Phân tử Ôxi gồm 2O ị phân tử khối của ôxi là: 32 đvC ị Phân tử ôxi nặng hơn phân tử nước là: = 1,78 lần (Tương tự với các phân tử chất khác) 4. Dặn dò(1 phút) Làm bài tập 8 /26 SGK Đọc lại bài “ Công thức hóa học” Ngày soạn: 14/09/2009 Ngày giảng: 15/10/2009 (8A2) – 17/09/2009 (8A1) Tiết 6 công thức hóa học I - Mục tiêu 1. Kiến thức -Học sinh củng cố kiến thức về công thức hóa học 2. Kỹ năng - Khả năng phân biệt các loại chất - Học sinh rèn luyện về cách viết kí hiệu của nguyên tố hoá học 3. Thái độ Tích cực yêu thích môn học. II - Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của thầy Giáo án, Sách giáo khoa, Sách bài tập 2. Chuẩn bị của trò Xem trước nội dung của bài. III - Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Phân tử là gì, ?thế nào phân tử khối. 3. Bài mới a) Mở bài (1 phút) Để giúp các em củng cố kiến thức về đơn chất và hợp chất-phân tử chúng ta cùng học bài hôm nay. b) Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Lí thuyết(15 phút) GV: ? Nêu công thức hóa học chung của đơn chất ? Nêu công thức hóa học chung của hợp chất ? nêu ý nghĩa của CTHH HS: Trả lời Hoạt động 2: Bài tập(22 phút) GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK/33 GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK/33 GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3/34/SGK GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời ( HS trả lời theo từng câu một) GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức Bài tập 1/33 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn HS: … Nguyên tố… kí hiệu … hợp chất… nguyên tố … kí hiệu. …. Nguyên tử … công thức hóa học … Bài tập 2/33 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn HS: a, Khí Clo (Cl2): do nguyên tố clo tạo nên, phân tử clo do 2 nguyên tử clo tạo thành nên CTHH của khí clo là Cl2 Phân tử khối là: 71 đvC b, Khí metan tạo bởi từ 2 nguyên tố hóa học là C và H, CTHH của metan gồm 1 nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử Hiđrô Phân tử khối là: 16 đvC (c, d: Tương tự câu b) Bài tập 3/34 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn a. CaO Phân tử khối: 56 đvC b. NH3 Phân tử khối: 17 đvC c. CuSO4 Phân tử khối: 160 đvC 4. Dặn dò(1 phút) Làm bài tập 4 /34 SGK Đọc lại bài “ Hóa trị” Ngày soạn: 19/09/2009 Ngày giảng: 20/10/2009 (8A2) – 22/09/2009 (8A1) Tiết 7 Hóa trị I - Mục tiêu 1. Kiến thức -Học sinh củng cố kiến thức về Hóa trị 2. Kỹ năng -Tính hóa trị và lập công thức khi biết hóa trị 3. Thái độ - Tích cực yêu thích môn học. II - Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của thầy Giáo án, Sách giáo khoa, Sách bài tập 2. Chuẩn bị của trò Xem trước nội dung của bài. III - Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? nêu ý nghĩa của CTHH 3. Bài mới a) Mở bài (1 phút) Để giúp các em củng cố kiến thức về Hóa trị chúng ta cùng học bài hôm nay. b) Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Lí thuyết(15 phút) GV: ? Nêu qui tắc hóa trị, Viết biểu thức của qui tắc ? Nêu ý nghĩa của qui tắc Hóa trị HS: Trả lời - Qui tắc: Trong công thức hóa học tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. - ý nghĩa: Vận dụng để tính + Tính hóa trị của nguyên tố + Lập công thức hóa trị của hợp chất theo hóa trị Hoạt động 2: Bài tập (22 phút) GV: Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK/38 GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức GV: Yêu cầu HS làm bài tập 5 SGK/38 GV: Nêu chú ý cho học sinh. + đối với nhóm nguyên tử thì trong khi tính toán thì ta coi nhóm như là 1 nguyên tử. GV: Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét GV: Chuẩn kiến thức Bài tập 4/38 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn HS: áp dụng qui tắc hóa trị x.a = y.b a. Gọi hóa trị của Zn là a ta có: 1.a = 2.1 ị a = 2 vậy hóa trị của Zn là II b. Tương tự: Cu hóa trị I c. Al hóa trị III Bài tập 5/38 HS: Thảo luận và làm bài HS: trả lời và nhận xét bài làm của bạn HS: a, áp dụng qui tắc hóa trị: x.a = y.b hay: Ta có: + P và H: ị x =1 , y = 3 ị CTHH : PH3 Tương tự ta có: CS2 ; Fe2O3 b, NaOH CuSO4 Ca(NO3)2 4. Dặn dò(1 phút) Làm bài tập còn lại trong SGK/38 Đọc lại các kiến thức đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết Ngày soạn: 21/09/2009 Ngày giảng: 22/10/2009 (8A2) – 24/09/2009 (8A1) Tiết: 8 Kiểm tra 1 tiết I - Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh ôn lại các kiến thức đã học trong chuyên đề 2. Kỹ năng - Tính hóa trị và lập CTHH 3. Thái độ Tích cực, yêu thích môn học. Nghiêm túc trong giờ kiểm tra. II - Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của thầy Đề bài , đáp án- biểu điểm. 2. Chuẩn bị của trò ôn lại các kiến thức đã học III - Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số 2. Phát đề(1 phút) A: Đề bài Phần 1: Trắc nghiệm. Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống(...) trong các câu sau để được câu hoàn chỉnh. a. Nguyên tử là ... vô cùng nhỏ và ... về điện. b. Đơn chất là những ... tạo nên từ ... hóa học. Câu 2: Ghép đúng tên (Cột A) và kí hiệu hóa học (Cột B)của các nguyên tố sau: A 1.Sắt 2.Kẽm 3.Ôxi 4.Nhôm B a. Zn b. O c. N d. Fe e. Al Phần 2: Tự luận. Câu 1: Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau: a. Canxi oxit biết trong phân tử có 1 Ca và 1 O b. Amoniac biết trong phân tử có 1 N và 3 H c. Đồng Sunfat biết trong phân tử có 1 Cu, 1 S và 4 O Câu 2: Lập công thức hóa học của các họp chất tạo bởi: Al hóa trị III và nhóm SO4 hóa trị II H hóa trị I và Cl hóa trị I A: Đáp án . Biểu điểm Câu 1: (2 đ’) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống(...) trong các câu sau để được câu hoàn chỉnh. a. …. Hạt…. Trung hòa…. . b. ….Chất …. một ... ( Điền đúng mỗi ý được 0,5 đ’) Câu 2: (2 đ’) Ghép đúng tên (Cột A) và kí hiệu hóa học (Cột B)của các nguyên tố sau: 1-d 2-a 3-b 4-e Phần 2: Tự luận. Câu 1: (3 đ’) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau: a. CaO Phân tử khối 80 đvC (1 đ’) b. NH3 Phân tử khối 17 đvC (1 đ’) c. CuSO4 Phân tử khối 160 đvC (1 đ’) Câu 2: (1,5 đ’)Lập công thức hóa học của các họp chất tạo bởi: Giả sử công thức của họp chất là: Alx(SO4)y (0,25) áp dụng qui tắc hóa trị ta có: x. III = y.II (0,5) Chuyển thành tỷ lệ ị x=2, y=3 (0,5) Công thức hóa học của hợp chất là: Al2(SO4)3 (0,25) Tương tự câu a (1,5 đ’) 3. Thu bài, kiểm tra sĩ số bài, nhận xét ý thức làm bài của học sinh. (1 phút) 4. Dặn dò(1 phút) Về học lại toàn bộ kiến thức đã học

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 8(6).doc
Giáo án liên quan