1. Kiến thức
- Hiểu sâu hơn và nắm lại toàn bộ những kiến thức về PTHH, các bước cân bằng PT.
- Nêu được công thức tính nồng độ mol (CM) và biến đổi các đại lượng liên quan.
- Nắm vững cách tính số mol dựa vào nồng độ mol.
26 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: nồng độ mol - Tính theo phương trình hoá học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRÁNG VIỆT
CHƯƠNG TRèNH DẠY BUỔI 2 MễN HểA HỌC 9
TIẾT
NỘI DUNG
GHI CHÚ
1
Nồng độ mol - TíNH THEO PTHH
2
Nồng độ phần trăm - TíNH THEO PTHH
3
Luyện tập: aXIT
4
Luyện tập: Dạng bài tập xác định sản phẩm tạo thành dựa vào tỉ lệ số mol các chất tham gia
5
Luyện tập tính chất hoá học của bazơ
6
luyện tập TíNH CHấT HOá HọC CủA MUốI
7
lUYệN TậP Về PHảN ứNG TRAO ĐổI
8
Tìm công thức hoá học của đơn chất và hợp chất vô cơ
9
KIỂM TRA
Người thực hiện
Nguyễn Thanh Long
Tiết 1 : Nồng độ mol - TíNH THEO PHƯƠNG TRìNH HOá HọC
I- Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu sâu hơn và nắm lại toàn bộ những kiến thức về PTHH, các bước cân bằng PT.
- Nêu được công thức tính nồng độ mol (CM) và biến đổi các đại lượng liên quan.
- Nắm vững cách tính số mol dựa vào nồng độ mol..
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức về nồng độ mol, viết PTHH, kĩ năng tính toán và hoạt động theo nhóm nhỏ.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, ham học hỏi nghiên cứu biết cách pha chế dung dịch thông thường.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Hệ thống bài tập, câu hỏi.
- HS: Ôn lại các kiến thức đã học về nồng độ mol, PTHH, công thức tính số mol.
III. Tiến trình tiết giảng
A. ổn định lớp
GV qui định vở ghi, SGK, hướng dẫn cách học bộ môn.
B. Kiểm tra bài cũ
?1. Nêu công thức tính nồng độ mol, giải thích ý nghĩa các đại lượng?
?2. Tính số mol của HCl có trong:
a) 200ml dung dịch 2M.
b) 400 cm3 dung dịch 1M.
C. Bài mới
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Công thức nồng độ mol
- GV sử dụng phần kiểm tra bài cũ để nhấn mạnh kiến thức về công thức nồng độ mol.
- Từ (1) Hãy cho biết :
n= ?
V = ?
- GV yêu cầu HS nắm vững các công thức chuyển đổi.
- HS dựa vào phần kiểm tra bài cũ.
- Nghe, ghi nhớ và rút ra kiến thức :
* HS rút ra kiến thức :
(1)
(1) à n = CM.V (2)
(1) à V = n/CM (3)
Hoạt động 2 : Vận dụng công thức nồng độ mol vaog tính toán
- GV chia bài tập theo nhóm :
- Các nhóm 1,2,3 làm bài tập theo thứ tự 1,2,3.
Bài 1 : Tính nồng độ mol của các dung dịch sau ?
a) 400 ml dung dịch NaOH 0,2mol .
b) 200 ml dd có 7,3 (g) HCl
c) 800 ml dd KOH có 5,6 (g) KOH.
Bài 2 :
Tính số mol của các chất có trong dung dịch sau ?
a) 400 ml dung dịch NaOH 0,2M .
b) 200 cm3 dd HCl 0,5M
c) 800 ml dd KOH 0,1M.
Bài 3 :
Tính số thể tích các chất có trong dung dịch sau ?
a) Dung dịch có 20 (g) NaOH 0,2M.
b) Dung dịch có 11,2 (g) KOH 0,4M
c) Dung dịch có 9,8 (g) H2SO4 0,2M
- GV gợi ý giúp đỡ nhóm yếu.
- Kiểm tra kiến thức nhóm.
- Chốt lại kiến thức :
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức :
Bài 1 :
a) CM ( NaOH) = 0,2/0,4 = 0,5 M
b) CM ( HCl ) = 0,2/0,2= 1 M
c) CM ( KOH) = 0,1/0,8= 0,125 M
Bài 2 :
a)nNaOH = 0,2. 0,4 = 0,08 mol
b) nHCl = 0,2. 0,5 = 0,1 mol
c) nKOH = 0,1. 0,8 = 0,08 mol
Bài 3 :
a) V(NaOH) = 0,5/0,2 = 2,5(l)
b) V(KOH) = 0,5/0,4 = 1,25(l)
c) V(H2SO4) = 0,1/0,2 = 0,5(l)
Hoạt động 3. Tính theo PTHH
Bài tập mẫu : Cho a(g) CuO tác dụng hết với 200 ml dd HCl 1 M.
a) Viết PTHH
b) Tính a = ?
c) Tính khối lượng muối tạo thành ?
- Yêu cầu HS đề xuất cách giải ?
GV gợi ý :
n(CuO)ò n(HCl)
- Dựa vào công thức nồng độ mol.
- Chốt lại kiến thức
- HS đứng tại chố đề xuất cách giải.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đứng tại chỗ trình bày .
* HS rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên.
a) CuO + 2HCl à CuCl2 + H2O (1)
b) Ta có nHCl = 0,2.1 = 0,2 mol
Theo (1) nCuO = nHCl = 0,2 mol
à a = mCuO = 0,2.80 = 16(g)
c) Theo (1) nCuCl2 = nCuO = 0,2(mol)
à mCuCl2 = 0,2.135 = 27(g)
D. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- Nồng độ mol là gì ? nêu công thức và giải thích các đại lượng ?
- Nêu các bước giải bài tập mẫu.
Bài 1 : Cho x(g) Al tác dụng hết với 300ml dd HCl 1M tạo nhôm clorua và khí H2.
a) Viết PTHH
b) Tính x = ?
c) Tính V(H2) = ? ở ĐKTC
- Gợi ý :
+ Dựa vào bài tập mẫu.
+ Chú ý hệ số mol của các chất.
- Chốt lại kiến thức.
- Trả lời nội dung chính của bài.
- Nghe, ghi nhớ, rút ra kiến thức.
- Nêu các bước giải bài tập mẫu.
Bài 1 :
- HS thảo luận nhóm.
- Thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
* HS rút ra kiến thức :
a)
2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2 (1)
b) Ta có nHCl = 0,3.1 = 0,3(mol)
- Theo (1) ta có nAl = 1/3.nHCl = 1/3.0,3 = 0,1 mol
à x = mAl = 0,1.27 = 2,7(g)
c) Theo (1) nH2 = 1/2nHCl = 0.5.0,3 = 0,15 mol.
à V(H2) = 0,15.22,4 = 3,36 (l)
E. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn lại nội dung bài.
- Xem lại cách giải bài tập mẫu và bài tập 1.
- BTVN :
+ Cho 4 (g) MgO tác dụng hết với 300 ml dung dịch H2SO4 1M.
a) Viết PTHH.
b) Sau phản ứng chất nào dư có khối lượng bâo nhiêu>
c) Tính khối lượng muối tạo thành.
+ Hướng dẫn :
- Tính số mol MgO và H2SO4.
- Tìm số mol chất hết, chất dư và tính theo chất hết (MgO hết, H2SO4 dư).
Tiết 2 : Nồng độ phần trăm của dung dịch -
TíNH THEO PHƯƠNG TRìNH HOá HọC
I- Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu sâu hơn và nắm lại toàn bộ những kiến thức về PTHH, các bước cân bằng PT.
- Nêu được công thức tính nồng độ phần trăm (C%) và biến đổi các đại lượng liên quan.
- Nắm vững cách tính số mol dựa vào nồng độ phần trăm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức về nồng độ phần trăm, viết PTHH, kĩ năng tính toán và hoạt động theo nhóm nhỏ.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, ham học hỏi nghiên cứu biết cách pha chế dung dịch thông thường.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Hệ thống bài tập, câu hỏi.
- HS: Ôn lại các kiến thức đã học về nồng độ phần trăm, PTHH, công thức tính số mol.
III. Tiến trình tiết giảng
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
?1. Nồng độ phần trăm của dung dịch là gì? Nêu công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch, giải thích ý nghĩa các đại lượng?
?2. Tính số gam chất tan có trong dung dịch sau:
a) 200 (g) dd H2SO4 nồng độ 10%.
b) 400 (g) dd NaOH nồng độ 5%.
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung kiến thức.
- GV chốt lại kiến thức.
* HS1 trình bày:
C% = mct.100%/mdd (1)
+ C%: nồng độ %
+ mct: khối lượng chất tan.
+ mdd: khối lượng dung dịch.
*HS2 trình bày:
a) mct = maxit = 200.10/100 = 20(g)
b) mct = mNaOH = 400.5/100 = 20(g)
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu công thức tính nồng độ %
- GV sử dụng phần kiểm tra bài cũ để củng cố kiến thức.
- Từ (1) hãy cho biết:
+ mct = ?
+ mdd = ?
- GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức.
- HS nhớ lại kiến thức.
- Nêu cách tính.
- HS khác bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
+ mct = C%.mdd/100% (2)
+ mdd = mct.100%/C% (3)
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
- GV chia bài tập theo nhóm:
Nhóm 1: Bài 1.
- Tính nồng độ % của các chất có trong dd sau:
a) 200 (g) dd KOH có chứa 10 (g) KOH.
b) 400 (g) dd NaOH có chứa 5(g) NaOH.
c) 500 (g) dd NaCl có chứa 10 (g) NaCl.
Nhóm 2: Bài 2:
- Tính khối lượng của chất tan trong mỗi dd sau:
a) 150 (g) dd HCl có nồng độ 5%.
b) 200 (g) dd HNO3 có nồng độ 4%.
c) 300 (g) dd KCl có nồn độ 6%.
Nhóm 3: Bài 3:
- Tính khối lượng dd của mỗi chất trong mỗi trường hợp sau:
a) Dd có 0,2 mol KOH nồng độ 2%.
b) Dd có 10 (g) HCl có nồng độ 5%.
c) Dd có 5(g) NaCl có nồng độ 2%.
- GV giúp đỡ nhóm hoạt động còn yếu.
- Gợi ý: Bài 1, bài 2, bài 3 lần lượt áp dụng công thức 1, 2, 3.
- GV kiểm tra kiến thức.
- Chốt lại kiến thức.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
Bài 1:
a) C%(KOH) = 10.100/200 = 10%
b) C%(NaOH) = 5.100/400 = 1,25%.
c) C%(NaCl) = 10.100/500 = 2%.
Bài 2:
a) mHCl = 150.5/100 = 7,5(g)
b) mHNO3 = 200.4/100 = 8(g)
c) mKCl = 300.6/100 = 18(g)
Bài 3:
a) mdd (KOH) = 0,2.56.100/2 = 560 (g)
b) mdd (HCl) = 10.100/5 = 200(g)
c) mdd (NaCl) = 5.100/2 = 250(g)
4. Củng cố
- Bài tập 1: Cho a(g) Mg tác dụng hết với 200 (g) dd HCl 3,65%.
a) Viết PTHH.
b) Tính a = ?
c) Tính V(H2) = ? ở đktc.
- GV yêu cầu HS trình bày cách làm.
- Gợi ý:
n(HCl)ò m(HCl) = mct
- Chốt lại kiến thức.
Bài tập 2:
- Cho 10 (g) hỗn hợp bột gồm Cu và Mg tác dụng vừa đủ với 200 (g) dd HCl 3,65%.
a) Viết PTPƯ.
b) Tính % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.
- GV gợi ý:
+ Xác định có mấy chất pư?
+ Tính số mol của axit?
- Gợi ý, giúp đỡ các nhóm yếu.
- HS đứng tại chỗ trình bày cách làm.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên.
* HS tự rút ra kiến thức:
a)
Mg + 2HCl à MgCl2 + H2
b)
Ta có mHCl = 200.3,65/100 = 7,3(g)
-> nHCl = 7,3: 36,5 = 0,2 mol
Theo (1) nMg = 0,5nHCl = 0,5.0,2 = 0,1 mol
à mMg = a = 0,1.24 = 2,4 (g)
c) Theo (1) VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 (l)
- HS thảo luận theo nhóm tìm hiểu cách làm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác BS.
* HS tự rút ra kiến thức:
a) Chỉ có Mg phản ứng, Cu không phản ứng.
Mg + 2HCl à MgCl2 + H2
b)
maxit = 200.3,65/100 = 7,3 (g)
à naxit = 7,3: 36,5 = 0,2 mol
Theo PT nMg = 0,5naxit = 0,5.0,2 = 0,1 mol
à mMg = 0,1.24 = 2,4 g
%mMg = 2,4.100%/10 = 24%
à %mCu = 100% - 24% = 76%
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại nội dung bài SGK.
- Tìm hiểu dạng bài tập tính theo nồng độ % của dung dịch.
- Bài tập về nhà:
Cho 20 (g) hỗn hợp Cu và Al tác dụng vừa đủ với 200 (g) dd H2SO4 loãng 4,9%.
a) Viết PTHH
b) Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Tiết 3. Luyện tập: aXIT
I- Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu sâu hơn và củng cố lại tính chất hoá học của axit, viết được phương trình phản ứng minh hoạ cho mỗi tính chất.
- Viết được các phương trình minh hoạ cho tính chất hoá học riêng của axit H2SO4 đặc, nóng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức, phán đoán khả năng xảy ra phản ứng giữa các chất, kĩ năng tính toán và hoạt động theo nhóm nhỏ.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, ham học hỏi nghiên cứu biết cách pha chế dung dịch axit.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Hệ thống bài tập, câu hỏi.
- HS: Ôn lại các kiến thức đã học về axit, PTHH, cách pha chế axit.
III. Tiến trình tiết giảng
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- ?1. Nêu TCHH của axit? Minh hoạ bằng PTHH?
- ?2. Nêu TCHH riêng của H2SO4 đặc, minh hoạ bằng PTHH?
- GV yêu cầu hs nhận xét, bổ sung kiến thức.
- Cho điểm HS làm bài và chốt lại kiến thức.
- HS1 Trình bày:
+ Làm đổi màu chất chỉ thị màu.
Quỳ tím à đỏ
+ Tác dụng với kim loại à M' + H2
2HCl + Fe à FeCl2 + H2
+ Tác dụng với oxit bazơ.
2HCl + MgO -> MgCl2 + H2O
+ Tác dụng với bazơ.
H2SO4 + 2NaOH à Na2SO4 + 2H2O
- HS2 Trình bày
+ Tính háo nước.
(H2SO4 đặc)
C12H22O11 -------------> 12C + 11H2O
+ Tác dụng với kim loại
2H2SO4 (đặc) + Cu à CuSO4 + SO2 + 2H2O
3. Bài Mới
Hoạt động 1. Tính chất hoá học của axit
- GV sử dụng phần kiểm tra bài cũ củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS về tính chất hoá học của axit và tính chất hoá học riêng của H2SO4 đặc.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thành bài tập 1.
- HS nghe, ghi nhớ kiến thức.
- Chú ý axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại không giải phóng khí H2.
- Thảo luận theo nhóm làm bài tập 1.
Bài 1.
(1) (2) (3) (4) CuSO4
FeS2 -> SO2 -> SO3 ->H2SO4 (7)
(5) CaSO3 (6) Na2SO4 -> BaSO4
- GV gợi ý, giúp đỡ nhóm yếu.
- Kiểm tra kiến thức của nhóm.
- Yêu cầu HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV lưu ý cho HS điều kiện để xảy ra phản ứng.
- Dựa vào phần nhận biết muối sunfat và axit sufuric để làm phản ứng 5, 6, 7.
- Kiểm tra kiến thức của nhóm.
- Chốt lại kiến thức.
Bài 2. Cho các oxit sau: Cu, SO2, Al2O3, P2O5, MgO. Chất nào tác dụng được với:
a) Nước
b) Axit H2SO4 (loãng)
c) NaOH.
- Hãy viết PTHH
+ GV gợi ý: Hãy dựa vào tính chất hoá học của oxit “ phần kiểm tra bài cũ”
+ Giúp đỡ HS nhóm hoạt động còn yếu.
+ Chú ý CuO không tác dụng với oxit axit.
- Chú ý: P2O5 tác dụng với H2O, NaOH sẽ xuất hiện gốc PO4(III).
- Al2O3 là oxit lưỡng tính.
- Chốt lại kiến thức:
- HS thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
* HS tự rút ra kiến thức:
1) 4FeS2 + 11O2 -> 8SO2 + 2Fe2O3
Xt, t
2) 2SO2 + O2 -> 2SO3
3) SO3 + H2O -> H2SO4
4) 2H2SO4 đ + Cu -> CuSO4 + SO2 + 2H2O
5) SO2 + CaO -> CaSO3
6) H2SO3 + Na2O -> Na2SO3 + H2O
7) Na2SO4 + BaCl2 ->BaSO4 + 2NaCl
- HS tiếp tục thảo luận theo nhóm.
- Thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* HS rút ra kiến thức:
a) Nước
SO2 + H2O -> H2SO3
P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4
b) H2SO4
MgO + H2SO4 -> MgSO4 + H2O
Al2O3 + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2O
c) NaOH
SO2 + 2NaOH -> Na2SO3 + H2O
P2O5 + 6NaOH -> 2Na3PO4 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH à 2NaAlO2 + H2O
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 2/ SGK T12
- GV gọi HS đọc đề bài, tóm tắt số liệu.
- GV yêu cầu HS đề xuất cách giải.
- Hướng dẫn:
+ mMgO = 4 (g) --> nMgO =?
+ mH2SO4 = ? --> nH2SO4 = ?
- Hãy so sánh xem sau phản ứng chất nào hết, chất nào dư?
- Yêu cầu HS phải lưu ý khi tính khối lượng dung dịch.
- Khối lượng dung dịch:
mdd = mdm + mct = 100 + 4 = 104 g
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập.
- Chốt lại kiến thức
- Bài tập 2 SGK – T6.
Có những chất sau: H2O, H2SO4 (loãng), K2O, Cu, SO3
Hãy cho biết chất nào phản ứng với nhau từng đôi một, viết PTHH.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trong 3’.
- Đứng tại chỗ trình bày.
- 1 HS đọc và tóm tắt đề bài.
- Đề xuất cách giải.
- HS khác bổ sung.
- HS đứng tại chỗ trình bày.
* HS tự rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên:
a)
Ta có: nMgO = 4: 40 = 0,1 mol
mH2SO4 = 29,4.100/100 = 29,4 g
--> nH2SO4 = 29,4: 98 = 0,3 mol
MgO + H2SO4 -> MgSO4 + H2O
b)
Theo PT nH2SO4 = nMgO = 0,1 mol
Theo bài nH2SO4 = 0,3 mol
Suy ra axit dư:
mH2SO4 = 29,4 – 98.0,1 = 19,6 g
Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:
mdd = 100 + 4 = 104 (g)
--> C%(MgSO4) = 0,1 .120.100%/104 = 11,5%
--> C%(H2SO4) = 19,6.100%/104 = 18,85%
- Hoạt động cá nhân.
- Đứng tại chỗ chỉ ra được các cặp phản ứng với nhau.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* HS tự rút ra kiến thức:
- Tự viết PT vào vở.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nêu TCHH của axit?
- Axit H2SO4 đặc có tính chất hoá học nào riêng?
- GV chú ý cho HS xác định dạng bài tập chất hết, chất dư sau phản ứng.
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại nội dung bài học.
- Ôn lại tính chất hoá học của oxit - axit.
- Bài tập về nhà:
Cho 100 (g) dd NaOH 4% tác dụng vừa hết với x (g) dd HCl 3,65%.
a) Viết PTHH.
b) Tính x = ?
c) Tính C% các chất sau phản ứng.
+ HD tính số mol NaOH và HCl xác định số mol HCl đã phản ứng theo PT.
Tiết 4: Dạng bài tập xác định sản phẩm tạo thành dựa vào tỉ lệ số mol các chất tham gia
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS củng cố lại tính chất hoá học của bazơ, đặc biệt là một số bazơ quan trọng như NaOH Và Ca(OH)2 viết được phản ứng minh hoạ cho mỗi tính chất.
- Biết cách xác định sản phẩm tạo thành dựa vào tỉ lệ số mol các chất tham gia, đặc biệt là khi cho dd bazơ tác dụng với SO2 hoặc CO2.
2. Kĩ năng
- HS rèn kĩ năng viết PTHH, tái hiện kiến thức; giải bài tập tự luận.
3. Thái đọ
- GD ý thức sử dụng một số bazơ khử chua đất trồng trọt hiệu quả.
II. Chuẩn bị
1. GV
- Bài tập, bảng phụ.
2. hs
- Ôn lại bài 8 ở nhà
III. Tiến trình tiết giảng
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- ?1: Viết PTHH khi cho khí CO2 tác dụng với dung dịch NaOH?
?2: Viết PTHH khi cho khí SO2 tác dụng với dd KOH?
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung kiến thức.
- Chốt lại kiến thức.
- HS 1 trình bày:
2NaOH + CO2 à Na2CO3 + H2O
NaOH + CO2 à NaHCO3
- HS 2 trình bày
2KOH + CO2 à K2CO3 + H2O
KOH + CO2 à KHCO3
3. Bài mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách xác định sản phẩm tạo thành
- GV sử dụng phần kiểm tra bài cũ nhấn mạnh kiến thức.
- Ta thường nói dd bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước có hoàn toàn đúng hay không?
- Hãy quan sát kiến thức phần kiểm tra bài cũ?
- Rút ra nhận xét, vì sao sản phẩm tạo thành có sự khác nhau?
- GV nhấn mạnh sản phẩm phụ thuộc vào tỉ lệ số mol các chất tham gia.
- GV hướng dẫn học cách xác định sản phẩm.
+ PT (1) xác định nNaOH: nCO2 = ?
+ PT (2) xác định nNaOH : nCO2 = ?
+ Nếu 1 < nNaOH < 2
nCO2
Sản phẩm sẽ tạo thành muối gì?
- Chú ý khi làm dạng bài tập này nên xác định tỉ lệ số mol chất tham gia rồi mới viết PT.
- Tương tự khi cho SO2 với KOH.
- Chốt lại kiến thức:
- HS quan sát kiến thức phần KTBC.
- Nhận xét, giải thích.
- HS khác bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức:
* Tự rút ra kiến thức:
1. Ví dụ
2NaOH + CO2 à Na2CO3 + H2O (1)
NaOH + CO2 à NaHCO3 (2)
2. Cách xác định sản phẩm.
- HS tự xác định tỉ lệ.
- Rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của GV.
* HS rút ra kiến thức:
- Nếu nNaOH ≤ 1 SP tạo muối axit (2)
nCO2
- Nếu nNaOH ≥ 2 SP tạo muối TH (1)
nCO2
- Nếu 1 < nNaOH < 2
nCO2
SP tạo thành là 2 muối viết cả 2 PT (1; 2)
Hoạt động 2: Luyện tập
- Bài 1: Cho 2,24 (l) khí CO2 (đktc) tác dụng với 100 ml dd NaOH 1M.
Sau phản ứng thu được muối gì có khối lượng bao nhiêu?
Bài 2: Cho 2,24 (l) khí SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch có chứa 12 (g) NaOH. Hỏi sau phản ứng thu được muối gì có khối lượng bao nhiêu?
- GV chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy làm 1 bài tập, mỗi bàn là 1 nhóm nhỏ.
- GV giúp đỡ nhóm hoạt động còn yếu.
- Gợi ý dựa vào phần 2 cách xác định sản phẩm.
- GV kiểm tra kiến thức.
- Yêu cầu các nhóm bổ sung kiến thức cho nhau.
- Chốt lại kiến thức.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
Bài 1:
Ta có nCO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
nNaOH = 0,1.1 = 0,1 mol
- Xét nNaOH = 1 SP tạo muối axit
nCO2
NaOH + CO2 à NaHCO3
Vậy nNaHCO3 = nCO2 = 0,1 mol
--> mNaHCO3 = 0,1.84 = 8,4 g
Bài 2:
Ta có nSO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
nNaOH = 12/40 = 0,3 mol
- Xét nNaOH = 3 SP tạo muối TH
nCO2
2NaOH + SO2 à Na2SO3 + H2O
Vậy nNa2 SO3 = nSO2 = 0,1 mol
--> m Na2 SO3 = 0,1.126 = 12,6 g
4. Củng cố
Bài 3:
Cho 4,48 (l) CO2 (đktc) tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M.
Sau phản ứng thu được muối gì có khối lượng bao nhiêu?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Đề xuất cách giải.
- GV gọi HS tính số mol của CO2 và NaOH.
- Xét tỉ lệ số mol
Xét nNaOH = ?
nCO2
- Vậy sản phẩm tạo thành là muối gì?
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nêu cách xác định sản phẩm dựa vào tỉ lệ số mol của chất tham gia.
- GV nhấn mạnh chon hệ số là tỉ lệ số mol các chất phản ứng ở dạng phân số tối giản. - Chốt lại kiến thức.
- Ghi đề bài.
- Tái hiện lại kiến thức.
- Đề xuất cách giải.
- HS khác bổ sung.
* HS rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên.
Bài 3:
Ta có nCO2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol
nNaOH = 0,3.1 = 0,3 mol
- Xét nNaOH = 0,3 SP tạo 2 muối
nCO2 0,2
Chọn hệ số mol của NaOH là 3, hệ số mol của CO2 là 2 ta có PT.
3NaOH + 2CO2 à Na2CO3 + NaHCO3+ H2O
Theo PT ta có
nNa2CO3 = nNaHCO3 = 0,5nCO2 =
= 0,5. 0,2 = 0,1 mol
--> mNa2CO3 = 0,1.106 = 10,6 g
--> mNaHCO3 = 0,1.84 = 8,4 g
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại nội dung bài.
- Đọc trước bài " Tính chất hoá học của muối".
- Bài tập về nhà:
(1) (2) (3)
CaCO3 -------> CaO --------> Ca(OH)2 ---------> CaSO4
(4) (5)
Ca(NO3)2 Ca(HCO3)2
Tiết 5: Luyện tập tính chất hoá học của bazơ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS củng cố lại tính chất hoá học của bazơ, viết được phản ứng minh hoạ cho mỗi tính chất.
- Nêu được phương pháp điều chế và ứng dụng của một số bazơ quan trọng.
2. Kĩ năng
- HS rèn kĩ năng viết PTHH, giải bài tập tự luận và làm việc theo nhóm nhỏ.
3. Thái độ
- GD ý thức sử dụng một số bazơ tiếc kiệm và an toàn.
II. Chuẩn bị
1. GV
- Bài tập, tranh ảnh liên quan đến sản xuất NaOH.
2. hs
- Ôn lại bài 7 ở nhà
III. Tiến trình tiết giảng
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- ?1. Nêu tính chất hoá học của bazơ, viết PTHH?
?2 Bài 2: SGK T25.
a, b
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung kiến thức.
- Chốt lại kiến thức.
- HS 1 trình bày:
a) Làm đổi màu chất chỉ thị màu
Quỳ tím -----> Xanh
Dd phenolphtalein không màu --> màu đỏ
b) Tác dụng của dd bazơ với oxit axit.
NaOH + CO2 à NaHCO3
c) Tác dụng của bazơ với axit
NaOH + HCl à NaCl + H2O
d) Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ
Cu(OH)2 à CuO + H2O
- HS 2 trình bày
a) Với dd HCl
Cu(OH)2 + 2HCl à CuCl2 + 2H2O
NaOH + HCl à NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl à BaCl2 + 2H2O
b)
Cu(OH)2 à CuO + H2O
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tính chất hoá học của bazơ
- GV sử dụng phần kiểm tra bài cũ khắc sâu kiến thức.
+ Nêu TCHH của bazơ?
+ Nêu ứng dụng của NaOH và Ca(OH)2 trong đời sống và sản xuất?
- Yêu cầu 2 HS đứng tại chỗ trính bày ý c. d Bài 2 SGK T25.
- HS dựa vào phần KT bài cũ.
- Nêu ứng dụng của 2 bazơ quan trọng.
* Tự rút ra kiến thức:
c)
NaOH + CO2 -> NaHCO3
Ba(OH)2 + CO2 -> BaCO3 + H2O
d)
NaOH và Ba(OH)2 làm quỳ tím trở thành màu xanh.
Hoạt động 2: Luyện tập
- Bài 3 SGK T25.
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm để tìm ra kiến thức.
- Hướng dẫn giúp đỡ HS nhóm yếu.
- Chú ý câu b.
Cho muối tác dụng với dd bazơ.
- Kiểm tra kiến thức.
- Chốt lại kiến thức.
- Bài 4: SGK T25
- Yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm hoàn thành nội dung bài.
- GV gợi ý: chỉ được dùng quỳ tím không được sử dụng thêm hoá chất khác thì ta làm như thế nào?
- Có được sử dụng hoá chất đã tìm được hay không?
- GV nhấn mạnh trong quá trình tìm ra hoá chất mới ta được quyền sử dụng.
- Kiểm tra kiến thức.
- Chốt lại kiến thức.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS tự rút ra kiến thức:
a)
Na2O + H2O à 2NaOH
CaO + H2O à Ca(OH)2
b)
CuCl2 + 2NaOH à Cu(OH)2 + 2NaCl
FeCl3 + 3NaOH à Fe(OH)3 + 3NaCl
- HS tiếp tục thảo luận theo nhóm.
- Thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
* HS tự rút ra kiên thức:
- Lấy mỗi chất 1 ít đựng vào ống nghiệm riêng biêt.
- Nhúng quỳt tím vào 4 ồng nghiệm chia làm 2 nhóm.
- Nhóm 1. Làm xanh quỳ tím gồm 2 chất NaOH và Ba(OH)2
- Nhóm 2. Không làm quỳ tím đổi màu gồm 2 chất NaCl và Na2SO4.
- Lấy chất ở nhóm 1 cho tác dụng với chất ở nhóm 2 nếu có kết tủa trắng ta sẽ phát hiện ra Ba(OH)2 ở nhóm 1 và Na2SO4 ở nhóm 2.
Ba(OH)2 + Na2SO4 à BaSO4 + 2NaOH
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- Nêu TCHH của bazơ, tính chất nào là tính chất riêng, tính chất nào là tính chất chung?
Bài 5 SGK T25.
- GV gợi ý cho HS hướng làm và cách giải.
nNa2O = ?
mdd = d.V
--> V = ?
- Yêu cầu HS thay số tìm các dữ kiện cần thiết.
- Chú ý công thức:
d = mdd/V
-> V = mdd/d
Ta phải tìm khối lượng chất tan H2SO4.
- Chốt lại kiến thức.
- Tái hiện kiến thức trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề bài.
- Tóm týăt và đề xuất cách giải.
- HS khác bổ sung.
* HS rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên.
a)
Na2O + H2O à 2NaOH (1)
nNa2O = 15,5: 62 = 0,25 mol
Theo (1) nNaOH = 2nNa2O = 2.0,25 = 0,5 mol
CM (NaOH) = 0,5:0,5 = 1 M
b)
H2SO4 + 2NaOH -> Na2SO4 + 2H2O (2)
Theo (2) nH2SO4 = 0,5.nNaOH = 0,5.0,5 = 0,25 mol
-> mH2SO4 = 0,25.98 = 24,5 g
--> mdd (H2SO4) = 24,5.100/20 = 122,5 g
VH2SO4 = 122,5: 1,14 = 107,5 ml
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại nội dung bài.
- Làm bài tập 2,3,4,5 SGK T27.
- Đoc trước bài phân bón hoá học
Tiết 6 : luyện tập TíNH CHấT HOá HọC CủA MUốI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS củng cố lại tính chất hoá học của muối, đặc biệt là muối tan viết được phản ứng minh hoạ cho mỗi tính chất.
- Biết cách xác định sản phẩm tạo thành, điều kiện để xảy ra phản ứng.
- Hiểu được phản ứng trao đổi là gì, điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi.
2. Kĩ năng
- HS rèn kĩ năng viết PTHH, tái hiện kiến thức; giải bài tập về chuỗi phản ứng.
3. Thái đọ
- GD ý thức sử dụng một số muối hợp lí và tiếc kiệm.
II. Chuẩn bị
1. GV
- Bài tập, bảng phụ.
2. hs
- Ôn lại bài 9 ở nhà
III. Tiến trình tiết giảng
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- ?1: Nêu tính chất hoá học của muối, minh hoạ bằng PTHH?
?2: Hoàn thành bài tập sau:
(1) (2) (3)
CaCO3 ---> CaO ------> Ca(OH)2 ---> CaSO4
(4) (5)
Ca(NO3)2 Ca(HCO3)2
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung kiến thức.
- Cho điểm HS làm bài tốt.
- Chốt lại kiến thức.
- HS 1 trình bày:
a) Tác dụng với kim loại.
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
b) Tác dụng với bazơ.
CuCl2 + 2NaOH -> Cu(OH)2 (r) + 2NaCl
c) Tác dụng với axit.
AgNO3 + HCl -> A
File đính kèm:
- Day them hao 9.doc