Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
- Nhận thức được những nét lớn của nền VHVN về 3 phương diện các bộ phận , Thành phần , các thời kỳ pt và một số nét đặc sắc truyền thống của VHDT
- Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về VHVN
B.Phương tiện thực hiên.
- SGV,SGK.
- thiết kế bài học.
-Tài liệu tham khảo.
C.Cách thức tiến hành .
117 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 3446 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Văn tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết1- Văn Tổng quan nền Văn học Việt Nam
Qua các thời kỳ lịch sử (T1)
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
- Nhận thức được những nét lớn của nền VHVN về 3 phương diện các bộ phận , Thành phần , các thời kỳ pt và một số nét đặc sắc truyền thống của VHDT
- Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về VHVN
B.Phương tiện thực hiên.
- SGV,SGK.
- thiết kế bài học.
-Tài liệu tham khảo.
C.Cách thức tiến hành .
Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi
D.Tiến trình dạy học.
1.ổnđịnh .
Lớp
10
10
Ngày Dạy
Sĩ số
2.Kiểm tra:SGK,vở soạn,vở ghi.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Hướng dẫn học sinh đọc SGK trang 5 ?
Cho biết ND phần vừa đọc
HS: Thảo Luận trả lời
GV: VHVN Gồm những bộ phận nào
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu hs nêu đặc điểm từng bộ phận vh. đánh giá vị trí của mỗi bộ phận trong quá trình pt VHDT
HS: Thảo luận nhóm
GV: Giữa VHDG- VH viết có mối quan hệ ra sao
HS: Phân tích - giải thích
GV: HD hs đọc SGK theo từng thời kỳ lịch sử
HS: Đọc sgk- Nêu ngắn gọn đặc điểm từng thời kỳ
GV: VH từ 1945-> XX có đặc điểm gì? Chia thành mấy giai đọan?
HS: HS Theo dõi sgk- thảo luận trả lời
A. Tìm hiểu chung
+ Đây là phần mở đầu , phần đặt vấn đề cho bài tổng quan nền VH
+ Tác giả SGK nhấn mạnh sức sống bền bỉ mãnh liệt của nền VHDT
Hình thành khá sớm, trải qua nhiều thử thách ác liệt của lịch sử chống ngoại xâm
Văn học phát triển không ngừng -> xứng đáng là nền văn học tiên phong chống đế quốc
Dân tộc nào trên ĐN cũng có nền VH riêng -> tạo nền văn học đa sắc màu , song lấy sáng tác của người kinh làm bộ phận chủ đạo
I. Cấu tạo của nền văn học
Nền VHVN gồm 2 bộ phận văn học phát triển song song và ảnh hưởng qua lại sâu sắc: VHDG - VH Viết
1. Văn học dân gian.
+ Ra đời từ xa xưa , do người lao động (người bình dân) sáng tác, phổ biến theo lối truyền miệng
+ Khi chưa có chữ viết : VHDG góp phần mài dũa , gìn giữ , phát triển ngôn ngữ DT, nuôi dưỡng tâm hồn ND có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và pt văn học viết
2. Văn học viết .
+ Ra đời khoảng TK X, do tầng lớp trí thưc sáng tạo nên tạo bước nhảy vọt của tiến trình LSVHDT
+ Các thành phần của VH viết :
VH viết bằng chữ Hán ( VH Hán) . Chịu ảnh hưởng nặng nền VH Hán , căn bản vẫn đậm đà tính DT ( diễn tả hiện thực tâm hồn con người VN..)
VH viết bằng chữ Nôm ( VH nôm ) Ra đời muộn ( TK XIII) Nó trưởng thành nhanh chóng có nhiều TG- TP lớn đặc biệt là thơ ca
VH viết bằng chữ quốc ngữ : Xuất hiện đầu TK XX. Người sáng tác và đội ngũ thưởng thức ngày càng tăng-> Góp phần tích cực cho sự phát triển VHDT
3. Mối quan hệ giữa 2 bộ phận VH
- VHDG - VH viết có tác dụng qua lại với nhau
- Khi tinh hoa của 2 bộ phận kết tinh ở cá tính sáng tạo trong điều kiện lịch sử nhất định thì xuất hiện thiên tài với những áng văn bất hủ
II. Các thời kỳ phát triển của nền văn học( 3 thời kỳ lớn)
1. Thời kỳ từ TK X đến hết TK XIX
+ VHVN phát triển dưới các triều đại PK . Gồm 2 bộ phận VHDG và VHViết ( Hán - Nôm)
Văn học viết bằng chữ Hán giữ vai trò chính thống
Văn học viết = chữ Nôm ngày càng phát triển , có vị trí quan trọng
+ VH việt nam gắn liền với đấu tranh giữ nước , chịu ảnh hưởng thi pháp VH trung đại ( Nho giáo, phật giáo, đạo giáo) đặc biệt VH Trung hoa
2.Thời kỳ văn học đầu XX - T8/1945
+ Đời sống xã hội , văn hoá có nhiều thay đổi -> VHVN bước vào thời kỳ hiện đại với nhiều cuộc cách tân sâu sắc về hình thức và thể loại
+ Tình hình VH nói chung phức tạp (nhiều trường phái, xu hướng khác nhau ...) để lại nhiều thành tựu xuất sắc
3. Thời kỳ VH từ sau 1945- > hết TK XX
+ VH thống nhất về tư tưởng , phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng
+ Chia thành 2 giai đoạn
a, Từ 1945- 1975
- Văn học phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh giải phóng dân tộc -> Đặt nhiệm vụ phục vụ chính trị , cổ vũ chiến đấu lên hàng đầu
b, Từ 1975 -> hết TK XX
- Văn học thực sự chuyển mình sau ĐH Đảng ( 1986)
- Văn học có nhiều đổi mới và đến nay đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận trên mọi thể loại
4.Củng cố.
- Nắm chắc các bộ phận , thành phần VHVN
- Chọn 1 số TP VH đã học THCS thuộc các thời kỳ VH sắp sếp theo trình tự thời gian?
5.Hướng dẫn.
Chuẩn bị tiết 2
E.Tài liệu tham khảo.
Lịch sử VHVN Tập 1 - NXBKHXH, HN 1980
Ngày soạn:
Tiết 2 . Văn tổng quan nền văn học việt nam
qua các thời kỳ lịch sử (T2)
A.Mục tiêu cần đạt:
Như tiết 1
B.Phương tiện thực hiên.
- SGV,SGK.
- thiết kế bài học.
-Tài liệu tham khảo : Lịch sử VHVN
C.Cách thức tiến hành .
Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi
D.Tiến trình dạy học.
1.ổnđịnh .
Lớp
10
10
Ngày Dạy
Sĩ số
2.Kiểm tra:
Kể tên Thời kỳ văn học lớn ? Đặc điểm từng thời kỳ ?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Đời sống tâm hồn con người VN được biểu hiện ở những khía cạnh nào - Lý giải?
HS: Đọc sách giáo khoa , chỉ ra các biểu hiện đời sống Tâm hồn
( Lấy ví dụ những tác phẩm ở chương trình cơ sở )
GV: HS lấy ví dụ CM tình cảm thẩm mỹ của con người VN nghiêng về cái đẹp nhỏ nhắn, xinh xắn
HS: Đưa ra được VD
GV: Sức sống dẻo dai mãnh liệt của dân tộc được biểu hiện ntn?
HS: Thảo luận, trả lời
GV: HD hs đọc sgk(13) Tóm tắt ý chính
HS: Đọc sgk - Trả lời
GV: HS làm bài tập 1- SGK?
III. Một số nét đặc sắc truyền thống của VHVN.
1. VHVN thể hiện một cách sâu sắc tâm hồn con người Việt Nam
+ Lòng yêu nước , niềm tự hào dân tộc: Biểu hiện ở nhiều dạng thức khác nhau
Tình quê hương đất nước , gắn bó với thiên nhiên , con người VN
Gắn bó với phong tục cổ truyền
Tự hào về truyền thống DT
+ Yêu nước gắn liền với lòng nhân ái . Thơ văn nói nhiều đến nhân nghĩa , tình yêu, thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ
+ Con người VN luôn yêu đời , tin vào chính nghĩa , cái thiện ( không phải lạc quan dễ dãi ) Tiếng cười nhiều cung bậc và không mấy khi dứt hẳn.
+ Tình cảm thẩm mỹ của con người VN nghiêng về cái đẹp nhỏ nhắn , xinh xắn hơn là cái đẹp hoành tráng đồ sộ
2.VHVN có nhiều thể loại đặc sắc
- Thơ ca có truyền thống lâu đời
_ Văn xuôi TV ra đời muộn nhưng tốc độ PT mau lẹ với các thể loại có thể sánh với nền VHTG
3.VHVN sẵn sàng tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhân loại -> Nền VH Đông- Tây , Kim- Cổ vẫn giữ bản sắc dân tộc
4.Nền VH có sức sống dẻo dai mãnh liệt
Trải qua nhiều thiên tai , dịch hoạ triền miên , CĐ phong kiến kéo dài âm mưu đồng hoá chiến tranh... VHVN không bị tiêu diệt mà trái lại ngày càng phát triển phong phú hơn, càng đậm đà bản sắc DT
B.Kết luận
- VHVN luôn gắn bó chặt chẽ với vận mệnh DT , vận mệnh ND và thân phận con người
- Trong quá trình phát triển không ngừng hiện đại hoá song vẫn giữ gìn , phát huy bản sắc DT
C. Bài tập
Bài tập 1 Phân tích 1 số TP Làm nổi bật 1 số nét đặc sắc của VHVN
1 “ Đại cáo bình ngô” ( Nguyễn Trãi )
- Thể hiện Tinh thần nhân nghĩa: yêu nước , thương dân
- Thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng , sức mạnh của chiến tranh nhân dân, cách cư xử nhân nghĩa với kẻ thù
2. “ Truyện Kiều “ (ND)
Là kiệt tác về chủ nghĩa nhân đạo: đồng cảm chia sẻ với nỗi bất hạnh của con người , đồng tình khát vọng gp
Khẳng định giá trị tốt đẹp của con người
Lên án những hành động vô nhân đạo của XHPK
Bài tập2 ( BT nâng cao SGK 14)
1 Mặt sao đầy gío dạn sương (gió sương dày dạn)
2. Thân sao bướm chán ong chường bấy thân (Ong bướm chán chường)
3.Dạ đài cách mặt khuất lời ( cách mặt khuất lời)
4.Củng cố.
Nét đặc sắc truyền thống VHVN?
5.Hướng dẫn.
Nắm được 4 nét đặc sắc của VHVN? Triển khai tiếp bài tập 4 (14)
Chuẩn bị văn bản
E.Tài liệu tham khảo: LSVHVN Tập 1- NXBKHXH, 1980
Ngày soạn :
Tiết 3- TV Văn bản
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
+ Hiểu KQ về văn bản và đặc điểm văn bản
+Vận dụng sự hiểu biết về VB vào việc đọc - hiểu VB làm văn
Cụ Thể - Biết dựa vào tên vb để hình dung KQ về ND VB Từ đó vận dụng vào việc đọc vb, việc mua sách báo
- Hình thành thói quen xác định mục đích , tìm hiểu kỹ về người nhận VB để lựa chọn ND , cách viết văn bản phù hợp thông qua việc trả lời các câu hỏi trước khi viết văn
B.Phương tiện thực hiên.
- SGV,SGK.
- thiết kế bài học.
-Tài liệu tham khảo.
C.Cách thức tiến hành .
Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi
D.Tiến trình dạy học.
1.ổnđịnh .
Lớp
10
10
Ngày Dạy
Sĩ số
2.Kiểm tra:SGK,vở soạn,vở ghi.
Kiểm tra các văn bản , học sinh chuẩn bị cho giờ học
3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
GV: HS đọc sgk, cho biết thế nào là văn bản
HS: Trình bày KN
GV: Đưa ra 1số văn bản: Thư của CT Nguyễn Minh Triết..Khẩu hiệu , bức điện thông báo để HS đưa ra lời nhận xét về hình thức thể loại
HS: Quan sát màu, Nxét
GV: Đưa văn bản"Nội qui HS" hướng dẫn học sinh cấu tạo văn bản; văn bản viết cho ai ? viết cái gì? viết để làm gì? NTN?
HS: Thảo luận trả lời và
Rút ra kết luận
GV: nhờ đâu mà chúng ta ngày nay biết được suy nghĩ của ông cha ta ngày trước ? biết được cuộc sống của người viết xưa?
GV: Yêu cầu HS đọc lại "Nội qui HS" Thấy được sự thống nhất của văn bản?
HS: Thấy được mục đích, tư tưởng, tình cảm, của người viết văn bản.
GV: Lưu ý HS tuỳ hoạt động giao tiếp mà nói (viết) phải khác nhau (Chuyện chàng ngốc)
HS: Tự đọc sgk- tự tóm tắt
I Khái quát văn bản
1. Khái niệm
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói phải thành lời , viết thành bài .Lời nói , bài viết đó là văn bản.
VB thường do nhiều câu kết hợp tạo thành . có thể rất ngắn ( Tục ngữ , khẩu hiệu ) có thể rất dài ( Truyện kiều )
VB có nhiều loại ( đa dạng ) :Thư, điện báo , giấy mời , Thơ... -> Văn bản hiện diện khắp nơi trong cuộc sống có độ dài ngắn khác nhau nhưng phải thống nhất và hoàn chỉnh
2. Yêu cầu khi tạo lập văn bản
Người viết văn bản cần xác định rõ
+ Mục đích của văn bản
+ Đối tượng tiếp nhận văn bản
+ Nội dung thông tin mà người viết cần biểu đạt
+ Thể thức cấu tạo và qui tắc được vận dụng
3. Vai trò của văn bản đối với sự phát triển văn hoá dân tộc
- Nhờ có văn bản in, khắc , viết -> Mà các thành tựu văn hoá DT được lưu giữ và phát triển
- Sự phong phú , đa dạng của 1 nền văn hoá phụ thuộc nhiều vào số lượng văn bản còn lưu giữ được -> phải đọc để tăng hiểu biết , làm giàu thêm vốn văn hoá của bản thân
II. Đặc điểm của văn bản
1 văn bản có tính thống nhất về đề tài, về tư tưởng, tình cảm, mục đích
- VB nào cũng có 1 đề tài cụ thể ( sự việc , hiện tượng , con người p/c trong cuộc sống ) Các từ ngữ câu văn đều phải bám sát đề tài , làm nổi rõ NDVB
- VB còn thể hiện tư tưởng , tình cảm của người tạo lập với đối tượng được đề cập
- VB nào cũng có một mục đích tác động vào người đọc , nghe để đạt được yêu cầu xác định trước
2.Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức
+ VB thường có bố cục 3 phần: MB ,TB, KL( hoặc theo một thể thức được qui định chặt chẽ )
+ Các câu trong từng đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
+ Các đoạn văn được nối tiếp nhau và hộ ứng nhau có phương tiện liên kết thích hợp
+ Dùng từ chính xác , sắp xếp từ ngữ hợp lí gợi cảm
3.Văn bản có tác giả
- VB thuộc các loại đều phải có tên tác giả
- Xác định và hiểu tác giả có tác dụng lớn để hiểu vă bản, đặc biệt văn bản NT ( văn chương ) vì loại vă bản này mang đậm dấu ấn Tácgiả
4.Củng cố. Hướng dẫn hs làm BT 4 (tr 17)
5.Hướng dẫn. Về nhà btập 5 (17) Sưu tầm văn bản hành chính.
E.Tài liệu tham khảo. Mẫu văn bản
Ngày soạn :
Tiết 4 Làm văn Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu đặc điểm cơ bản của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học ở THCS để nhận diện , phân tích và tạo lập được các kiểu VB này
- Thấy được sự đan xen , xâm nhập lẫn nhau giữa các phương thức biểu đạt trong 1 kiểu VB, nhưng cũng thấy được phương thức chủ đạo của VB.
- Có ý thức vận dụng các hiểu biết về kiểu VB và các phương thức biểu đạt vào đọc văn và làm văn một cách phù hợp
B.Phương tiện thực hiên.
- SGV,SGK.
- thiết kế bài học.
-Tài liệu tham khảo: Sách ngữ văn 9
C.Cách thức tiến hành .
Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi
D.Tiến trình dạy học.
1.ổnđịnh .
Lớp
10
10
Ngày Dạy
Sĩ số
2.Kiểm tra: Nêu đặc điểm của VB? Lấy VD minh hoạ ?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
GV: ở THCS đã học những kiểu văn bản nào?
HS: HS nhớ lại kiến thưc, trình bày
GV: yêu cầu HS đọc SGK(18) chỉ ra kiểu văn bản tương ứng?
HS: Theo dõi SGK- Thảo luận trả lời.
GV: HD hs đọc kỹ đoạn văn, phân tích chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng
HS: Đọc đoạn văn - thảo luận, trả lời
GV: Giả sử không có đọan văn miêu tả khuôn mặt Lão Hạc thì việc kể chuyện bán chó của lão sẽ ảnh hưởng ntn?
GV: ở đoạn 2 p thức biểu đạt nào được dùng là chủ yếu ?
HS: Trao đổi , phát biểu
GV: HD hs đọc 2 văn bản (1920) Mỗi vb viết theo phương thức nào?
HS: Theo dõi sgk - Trả lời
GV: Hãy nhận xét về điểm giống và khác nhau giữa 2 văn bản?
HS: Thảo luận- Trả lời
I Ôn lại nội dung TLV ở bậc THCS
1Kiểu văn bản::
6 kiểu : Miêu tả , Tự sự .
Biểu cảm, Điều hành,
Thuyết minh, Lập luận
2.Xác định phương thức biểu đạt cho từng kiểu vb
kiểu VB
Đặc điểm phương thức biểu đạt
Miêu tả
Dùng các chi tiết , hình ảnh .. trước mắt người đọc
Tự sự
Trình bày một chuỗi ..... Thái độ khen chê
Biểu cảm
Trực tiếp hoặc gián tiếp...
Điều hành
Trình bày VB theo 1 số mục đích .. để giải quyết
Thuyết minh
Trình bày VB , giới thiệu , giải thích..
lập luận
Dùng lí lẽ ...Tư tưởng quan điểm
II Bài tập
1 Bài tập 2 SGK Tr 18
a, Đoạn 1: - NC kết hợp giữa 2 phương thức biểu đạt là tự và miêu tả . Trong đó Tự sự là chính vì đoạn văn chủ yếu kể lại sự việc .
Nếu không có đoạn miêu tả khuôn mặt đau khổ của Lão Hạc-> Việc bán cho chỉ là bất đắc dĩ .
b, Đoạn 2
- Mai Văn Tạo đã kết hợp 3 phương thức biểu đạt trong đoạn văn : Thuyết minh , miêu tả và biểu cảm
- Phương thức biểu đạt chính : Thuyết minh ,tác giả giới thiệu về 1 loại cây trái quí hiếm ở Nam Bộ -> Đặc điểm cơ bản của cây sầu riêng ( Quả , Hoa, Hình dáng ... )
2. Bài tập3 (19)
* VB1 Bánh trôi nước
- Viết theo phương thức thuyết minh : Giới thiệu cách làm bánh trôi
- Xen vào đó miêu tả chiếc bánh : Tròn , trắng , mịn , chìm nổi...
* VB2 Bánh trôi nước (HXH)
- Viết theo phương thức biểu cảm kết hợp miêu tả , song biểu cảm là chính.
* Điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 văn bản
+ Giống nhau
Cùng viết về một đối tượng : Chiếc bánh trôi
Hiểu theo nghĩa đen ta thấy cả 2 văn bản đều miêu tả chiếc bánh hình tròn , có màu sắc trắng , được đun sôi trong nước, khi nổi khi chìm
+ Khác nhau :
Chiếc bánh (VB1) hoàn toàn hiểu theo nghĩa đen -> miêu tả khách quan
Chiếc bánh (VB2) chỉ là cái cớ tác giả mượn để thể hiện phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
=>Điểm qua một số nét tiêu biểu của sự vật để nhân đó mà phát biểu suy nghĩ , Thể hiện tình cảm của người viết .
Kết luận;
VB 1 Là kiểu văn bản Thuyết minh
VB 2 Là kiểu văn bản biểu cảm kết hợp với miêu tả
4.Củng cố. - 6 kiểu văn bản.
- Đặc điểm phương thức biểu đạt của từng kiểu.
5.Hướng dẫn.
- Nắm đ đ p thức biểu đạt từng kiểu vb
- Soạn “ Khái quát VHDG”
E.Tài liệu tham khảo. Sách Ngữ văn THCS (6-9)
Ngày soạn
Tiết 5: Văn khái quát văn học dân gian ( Tiết 1 )
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Nhận thức được VHDGVN là bộ phận có vị trí và vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành và pt của VHDT
- Nắm được 1 số đặc trưng cơ bản và nhớ được những định nghĩa ngắn gọn về các thể loại chính của VHDGVN
- Biết vận dụng những tri thức trên để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về bộ phận văn học này
B.Phương tiện thực hiên.
- SGV,SGK.
- thiết kế bài học.
-Tài liệu tham khảo:VHDGVN- NXBGD ,1997
C.Cách thức tiến hành .
Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi
D.Tiến trình dạy học.
1.ổnđịnh .
Lớp
10
10
Ngày Dạy
Sĩ số
2.Kiểm tra:
Câu 1 : Nội dung nào là quan trọng nhất trong tiến trình LSVHVN
(A) CN yêu nước C T T Lạc quan
B. Giá trị nhân đạo D T T phản kháng
Câu 2: Truyện Kiều của ND chịu ảnh hưởng nhất của TLVHDG nào?
A . Thần thoại C. Truyền thuyết
B. Ngụ ngôn (D). Ca dao
Câu 3: Bằng 1 tác phẩm VH viết ở THCS , chứng minh rằng VHVN có sự tiếp thu văn hoá nước ngoài?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
GV: KNVHDG nói lên đặc trưng nào cơ bản nhất của bộ phận văn học này?
GV: HD h/s đọc sgk - Vì sao VHDG Là văn học VN của quần chúng Lao Động
HS: HDHS đọc phần2 (21) vì sao VHDG là văn học của người dân tộc?
HS: Đọc phần 2- Trao đổi - Phát biểu
GV: HD h/s đọc phần 3(22)
Giải thích khái niệm: VHDG được đánh giá như"SGKvề cuộc sống "?
HS: Đọc SGK- Thảo luận- Trả lời
GV: Tại sao VHDG lại có phương thức sáng tác và Lưu truyện là truyền miệng?
GV: Yêu cầu HS đọc SGK (24) Tóm tắt ND chính
HS: Đọc - Tóm tắt
GV: Yêu cầu HS đọc SGK nhận xét ngôn ngữ và nghệ thuật của VHDG với VH viết
HS: Đọc SGK (25)- Thảo luận
I Văn học dân gian trong tiến trình VHDT
VHDG Là VH lưu truyền của dân tộc - tầng lớp tạo thành nền tảng XH
KNVH bình dân nhấn mạnh tầng lớp thấp của XH có phân hoá giai cấp
1. Văn học DG là VH của quần chúng LĐ
- Là những sáng tác VH do quần chúng LĐ tạo ra Thể hiện sự gắn bó với đ/s tư tưởng , t/c của q/c Lao động đông đảo của XH . Thể hiện ý thức cộng đồng của các tầng lớp dân chúng
2. VHDGVN là văn học của DT
Các DT anh em trên đất nước ( 54 DT) DT nào cũng có VHDG mang bản sắc riêng đóng góp vào kho tàng VHDG-> sự phong phú , đa dạng VHDG cả nước
Người kinh : Truyền thuyết , ca dao , dân ca
Mường : Sử thi “ Đẻ đất đẻ nước”
E đê, Ba na ( T Nguyên ) có sử thi
Thái , Tày , Nùng : Truyện thơ
3.Một số gía trị cơ bản của VHDGVN
VHDG Là “ SGK về c/s “ Sách dạy Làm người , Tiếp nhận VHDG Là tiếp nhận bài học dạy làm người từ c/ sống
Cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên và xã hội góp phần q trọng vào sự hình thành nhân cách con người VN
Bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp Yêu Nước , trong nhân nghĩa, hướng thiện
Chứa đựng kho tàng truyền thống N thuật DT
II. Một số đặc trưng cơ bản của VHDGVN
1. Tính truyền miệng và tính tập thể của VHDG
a, Truyền miệng:
+ Do hoàn cảnh xã hội - Ra đời khi chưa có chữ viết
khi có chữ viết , đa số ND không được học hành không biết chữ
+ Do nhu cầu văn hoá : VH viết không thể hiện được đầy đủ tư tưởng tình cảm .. Thị hiếu và thói quen sinh hoạt NT của ND ( gián tiếp , trực tiếp) -> Tính truyền miệng khiến cho TPVHDG Thường ngắn , có nhiều dị bản
b, Tập thể
+ VHDG lúc đầu do cá nhân sáng tác . Sau đó tập thể nhớ lưu truyền qua nhiều người khác nhau -> TPVHDG có thể tiếp thu những yếu tố sáng tác mới -> Sở hữu tập thể
+ Đặc điểm
Hình thức tồn tại : TPVHDG có nhiều dị bản
Nội dung : VHDG chỉ quan tâm đến những gì chung cho cả 1 cộng đồng người -> Tiếng nói chung của cộng đồng
2. Về ngôn ngữ NT của VHDG
a, Về ngôn ngữ : Giản dị , giữ lại nhiều đặc điểm của người nói ( Lời nói - tục ngữ; Lời hát - Ca dao Lời kể - Truyện dân gian)
b, Về cách nhận thức và phản ánh hiện thực 1 cách kỳ ảo . Nghĩa là mô tả những sự kiện chỉ có trong tưởng tượng
4.Củng cố. Học sinh cần nắm chắc các đặc trưng của VHDG
5.Hướng dẫn. Về nhà đọc lại bài KQ (SGK) Soạn tiết 2
E.Tài liệu tham khảo.
VHDGVN NXB GD 1997
Những đặc điểm thi pháp của TL VHDG- 2001 NXBGD
Ngày soạn:
Tiết 6 văn Khái quát văn học dân gian việt nam T2
A.Mục tiêu cần đạt: Như tiết 5
B.Phương tiện thực hiên.
- SGV,SGK.
- thiết kế bài học.
-Tài liệu tham khảo.
C.Cách thức tiến hành .
Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi
D.Tiến trình dạy học.
1.ổnđịnh .
Lớp
10
10
Ngày Dạy
Sĩ số
2.Kiểm tra:SGK,vở soạn,vở ghi.
Câu1 VHDG Là:
A.những sáng tác cổ xưa, lưu truyền
B. Những sáng tác tập thể , truyền miệng
C. Những sáng tác hội hè đình đám
Câu 2 Phương thức truyền miệng tạo ra đặc điểm nào của VHDG
A. Tính nguyên hợp C. Tính dị bản
B. Tính đa nghĩa D. Tính phi nghĩa
Câu 3 Vì sao VHDG được gọi Là “SGK về c/sống “?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Yêu cầu h/s nhắc lại khái niệm từng thể loại. mỗi thể loại lấy 1 ví dụ
HS: Theo dõi SGK, nhắc lại KN, Lấy ví dụ minh hoạ
GV: Em hãy kể lại 1 câu chuyện cười DG mà em biết
HS: Kể theo trí nhớ
GV: Ycầu mỗi h/s tìm 1->2 câu tục ngữ
HS: Đọc các câu tìm được
GV: Y/c học sinh đọc bài tập (27) Thảo luận theo yêu câu
HS: Đọc - Thảo luận trình bày
III. Những thể loại chính của VHDG Việt Nam
1. Thần thoại : Tự sự = văn xuôi
Kể lại sự tích vị thần sáng tạo thế giới tự nhiện và văn hoá , p/a nhận thức , cách hình dung của thời cổ về nguồn gốc của TG và đ./ sống con người
VD: Thần mặt trời
2. sử thi
Tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần . Kể Lại những sự kiện lớn , ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng.
VD: Đam san
3. Truyền thuyết : Tự sự = văn xuôi
Thường kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan với LS địa phương DT , dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hoá các sự kiện và nhân vật được kể, thể hiện ý thức LS của ND
VD: Thánh gióng, AD và Mỵ Châu- Trọng Thuỷ
4. Cổ tích : Tự sự = văn xuôi
Kể về số phận NV bất hạnh , người thông minh tài giỏi nguồn gốc-> Thể hiện quan niệm đạo đức , mơ ước ND về c/s công bằng , hp
VD: Tấm Cám, Chàng Ngốc
5. Truyện cười : Tự sự bằng văn xuôi
Kể lại các hiện tượng gây cười nhằm giải trí, pp cái đáng cười trong XH
VD: Tam đại con gà
6. Truyện ngụ ngôn
Kể lại những câu chuyện trong đó n/v chủ yếu là động vật, đồ vật, ngu ý nêu lên kinh nghiệm sống , bài học luân lí , triết lí nhân sinh.
VD: Kéo cây lúa lên
7. Tục ngữ : Lời nói có tính nghệ thuật , đúc kết KN của Nd về TG tự nhiên và đời sống con người
VD ; ở bầu thì tròn , ở ống thì dài
8. Câu đố : Lời nói có tính NT- Lời nói ám chỉ-> rèn kỹ năng suy đoán
VD : Bằng cái lá đa
Đi xa đi gần (Là cái gì)?
9. Ca dao, dân ca : Thể loại trữ tình bằng văn vần , diễn tả đ/s nội tâm của con người
Dân ca kết hợp lời- giai điệu nhạc
10. Vè: Văn vần Kể lại về những sự kiện có tính chất thời sự hoặc sự kiện LS đương thời
VD : Vè chàng trai
11. Truyện thơ : Văn vần kết hợp phương thức tự sự với trữ tình , phản ánh số phận người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu , hạnh phúc đôi lứa ,công lí XH
VD : Tiến dặn người yêu
12. Các thể loại sân khấu dân gian
Chèo , Tuồng đồ, một số trò diễn
IV. Bài tập nâng cao
+ Do nhu cầu về VHNT
Người bình dân không có điều kiện tiếp thu thành tựu VH viết
Có nhu cầu sáng tác= truyền miệng
+Mối quan hệ VHDG và VH viết: VHDG đóng vai trò quan trọng vào sự hình thành và phát triển của VH viết. Đến ngày nay , VH viết vẫn khai thác giá trị ND và phương tiện NT của VHDG ( Cách biểu hiện tình cảm ở ca dao , xây dựng cốt truyện->VHDG ra đời sớm , sau đó vẫn tồn tại và phát triển cùng văn học viết
4.Củng cố. -Sự ra đời , phát triển của VHDG
-Đặc trưng thể loại , vị trí VHDG trong nền VHDT
5.Hướng dẫn. Về nhà mỗi loại lấy từ 1đến 2 ví dụ minh hoạ cho KN (VHDG là SGK về cuộc sống )
E.Tài liệu tham khảo. “ Văn hoá DG” NXB KHXH”
Ngày soạn:
Tiết7 TV phân loại văn bản theo phong cách
chức năng ngôn ngữ
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
+ Nắm được cách phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ
+ Vận dụng sự hiểu biết nói trên vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn . Cụ thể:
- Trước hết khi đọc văn bản phải biết văn bản đó dùng để gián tiếp trong lĩnh vực nào , Mục đích gì?
- Vận dụng những hiểu biết về PCCN ngôn ngữ để viết các văn bản thuộc mỗi loại khác nhau
B.Phương tiện thực hiên.
- SGV,SGK.
- thiết kế bài học.
-Tài liệu tham khảo: VB hành chính
C.Cách thức tiến hành .
Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi
D.Tiến trình dạy học.
1.ổnđịnh .
Lớp
10
10
Ngày Dạy
Sĩ số
2.Kiểm tra:
Câu 1: Văn bản lập luận có mục đích chính là ?
A . Làm rõ đặc điểm đối tác giả C Biểu thị 1 tình cảm
(B )Làm sáng tỏ vấn đề D. Giúp hình dung ra đối tượng
Câu 2. Mỗi văn bản có thể có bao nhiêu phương thức biểu đạt ?
A . Một C. Ba
B . Hai ( D) Nhiều
Câu 2 Nêu các đặc điểm của văn bản ?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Vì sao phải phân loại văn bản?
HS: Theo dõi SGK- Trả lời
GV: Thế nào là PCCN NN ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Theo PCCN ngôn ngữ,, văn bản được chia Làm mấy loại?
HS: Kể ra 6 loại văn bản
GV: - VBSH dùng khi nào?
Nêu ví dụ
- VBHC dùng khi nào? Cho ví dụ
HS: Trả lời
GV: Y/c học sinh xem các văn bản hành chính đã sưu tầm. Nhận xét cấu tạo chung?
HS: Đối chiếu, Nhận xét
GV: HD h/s viết đơn đề nghị với nhà trường về 1 vấn đề nào đó
HS: Viết- đọc đơn của mình
GV: Nhận xét , sửa chữa
A. Tìm hiểu chung
1. Sự phân loại văn bản
+ Văn bản hết sức đa dạng . Mỗi loại VB có đặc điểm riêng -> phải phân loại
+ Tiêu chí phân loại
Theo phương thức biểu đạt
Theo thể thức cấu tạo
Theo độ phức tạp về hình thức và nội dung
Theo phong cách chức năng ngôn ngữ
2. Phân loại văn bản theo PC chức năng ngôn ngữ
+ Phong cách chức năng ngôn ngữ : Khi giao tiếp , để thích ứng với mỗi lĩnh vực và mục đích giao tiếp , ngôn ngữ tồn tại theo 1 kiểu nhất định . Mỗi kiểu diễn
File đính kèm:
- Giao an ngu van 10 nang cao.doc